I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
- Hiểu vì sao cần có các phép chiếu hình bản đồ
- Hiểu rõ 1 số phép chiếu hình bản đồ cơ bản
2. Kỹ năng
- Phân biệt được 1 số dạng lưới kinh, vĩ tuyến đó thuộc phép chiếu hình bản đồ nào.
- Thông qua phép chiếu hình bản đồ, biết được KV nào là KV tương đối chính xác
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Bản đồ TG, bản đồ vùng cực Bắc, bản đồ Châu Âu, Châu Á.
- Tập bản đồ TG và các châu lục
- Quả địa cầu
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 601 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn môn Địa lý 10 - Bài 1: Các phép chiếu hình bản đồ cơ bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần một - Địa lí tự nhiên
Chương I – Bản đồ
Tiết 1 Bài 1
Các phép chiếu hình bản đồ cơ bản
Ngày soạn: 09/08/2009
Ngày giảng:10/08/2009
I. Mục tiêu bài học
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
- Hiểu vì sao cần có các phép chiếu hình bản đồ
- Hiểu rõ 1 số phép chiếu hình bản đồ cơ bản
2. Kỹ năng
- Phân biệt được 1 số dạng lưới kinh, vĩ tuyến đó thuộc phép chiếu hình bản đồ nào.
- Thông qua phép chiếu hình bản đồ, biết được KV nào là KV tương đối chính xác
II. Thiết bị dạy học
- Bản đồ TG, bản đồ vùng cực Bắc, bản đồ Châu Âu, Châu á.
- Tập bản đồ TG và các châu lục
- Quả địa cầu
III. Tiến trình bài giảng
1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Bài mới
Đặt vấn đề
Trong thực tế chúng ta gặp những bản đồ có các lưới chiếu kinh, vĩ tuyến khác nhau. ở bản đồ TG có các đường kinh tuyến, vĩ tuyến là đường thẳng; Trong khi đó bản đồ bán cầu chỉ có đường xích đạo và đường kinh tuyến ở chính giữa bản đồ là đường thẳng còn tất cả là đường cong. Vì sao lại có sự khác biệt như vậy? Chúng ta sẽ đi tìm hiểu trong bài hôm nay.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV dẫn dắt HS hiểu việc thành lập bản đồ rất quan trọng cho việc phát triển KT- XH nhất là trong hàng hải và hàng không.
Đưa ra những quan niệm về hình dạng Trái đất để từ đó dẫn tới các phát kiến vĩ đại.
* Do bề nặt Trái đất cong nên khi thể hiện lên mặt phẳng, các KV khác nhau trên bản đồ không thể hoàn toàn chính xác như nhau. Vì vậy, tuy thuộc vào yêu cầu SD bản đồ, từng KV thể hiện trên bản đồ mà SD các phép chiếu hình bản đồ khác nhau.
Mặt chiếu có thể tiếp xúc hoặc cắt bề mặt quả địa cầu.
GV: Trọng tâm cho HS phép chiếu phương vị đứng; 2 phép chiếu còn lại chỉ giải thích cho HS hiểu bản chất.
* Hoạt động: yêu cầu HS quan sát H-1.3a (SGK trang 5) và đưa ra nhận xét về cách chiếu và hệ thống kinh, vĩ tuyến.
GV: Tiến hành hướng dẫn HS
- Cho mặt phẳng tiếp xúc với quả địa cầu ở 2 cực Bắc hoặc Nam. Trục quả địa cầu vuông góc với mặt phẳng.
- Nguồn chiếu có thể ở tâm (chiếu tâm); ở vị trí đối diện với điểm tiếp xúc (chiếu nổi); ở vị trí cách quả địa cầu 1 quãng nhất định (chiếu ngoài) hoặc ở vô cực (Chiếu trực giao).
(GV có thể vẽ nhanh lên bảng phép chiếu phương vị đứng, sau đó SD điểm chiếu ở tâm và phép chiếu ngoài).
GV: đưa ra nhận xét
? Dựa vào H-1.3b, cho biết ở phép chiếu này, KV nào ở bản đồ là chính xác, KV nào kém chính xác?
GV: So sánh với nguồn chiếu bên ngoài => Rút ra nhận xét: Với nguồn chiếu như vậy sẽ vẽ được bản đồ Bán cầu.
? Quan sát H-1.4 và cho biết có mấy phép chiếu hình nón?
- Phép chiếu hình nón đứng
- Phép chiếu hình nón ngang
- Phép chiếu hình nón nghiêng
(Chỉ tìm hiểu phép chiếu hình nón đứng)
* Hoạt động: Cho HS quan sát H-1.5a và 1.5b (Nếu có thể vẽ lên bảng). Cho biết hệ thống lưới kinh, vĩ tuyến khi trải ra mặt phẳng.
? ở vĩ tuyến tiếp xúc có sai số không?
Lưu ý: Vĩ tuyến tiếp xúc với mặt phẳng khi trải ra mặt phẳng có chiều dài không đổi. Càng xa vĩ tuyến tiếp xúc sai số càng tăng không đảm bảo được hình dạng và diện tích.
GV: Đưa ra khái niệm cho HS. Sau đó yêu cầu HS quan sát H-1.6 (trang 7)
Tùy vị trí của trục hình trụ sẽ có các phép chiếu hình trụ khác nhau:
- Phép chiếu hình trụ đứng -> trọng tâm
- Phép chiếu hình trụ ngang
- Phép chiếu hình trụ nghiêng
(GV có thể vẽ hình và giải thích)
? Cho biết mạng lưới kinh, vĩ tuyến ở phép chiếu hình trụ được biểu diễn như thế nào? Nó có gì khác so với 2 phép chiếu trên?
Đường xích đạo giống như trong thực tế (Có chiều dài bằng chiều dài trên quả địa cầu).
GV: Giải thích tại sao sai số lại tăng dần về cực
? Việc SD phép chiếu này để vẽ các KV như thế nào?
Bài 1: Các phép chiếu hình bản đồ cơ bản
* Khái niệm
Phép chiếu bản đồ là cách biểu diễn mặt cong của Trái đất lên 1 mặt phẳng, để mỗi điểm trên mặt cong tương ứng với 1 điểm trên mặt phẳng.
1. Phép chiếu phương vị
Là phương pháp thể hiện mạng lưới kinh, vĩ tuyến của mặt cầu lên mặt phẳng.
Tùy theo vị trí tiếp xúc của mặt phẳng chiếu so với trục quả địa cầu sẽ có các phép chiếu phương vị khác nhau: Đứng, ngang, nghiêng.
* Phép chiếu phương vị đứng (Phép chiếu tâm)
- Đường kinh tuyến: Đường tỏa tâm (Đoạn thẳng đồng quy ở cực).
- Vĩ tuyến: Những vòng tròn đồng tâm ở cực. Càng xa cực khoảng cách giữa các vĩ tuyến càng xa dần.
+ KV chính xác: Trung tâm bản đồ (KV quanh cực)
+ KV kém chính xác: Càng xa cực càng kém chính xác.
=> Vẽ bản đồ quanh cực Bắc và Nam
2. Phép chiếu hình nón
Là phương pháp thể hiện mạng lưới kinh, vĩ tuyến trên quả địa cầu lên mặt chiếu là hình nón.
* Phép chiếu hình nón đứng
Trục của hình nón trùng với trục của quả địa cầu (Điểm chiếu tâm)
- Kinh tuyến: Những đoạn thẳng đồng quy cực.
- Vĩ tuyến: Những cung tròn đồng tâm.
=> Dùng để vẽ KV có vĩ độ trung bình và kéo dài dọc theo vĩ tuyến (Nga, Trung Quốc, Hoa Kì)
3. Phép chiếu hình trụ
Là cách thể hiện mạng lưới kinh, vĩ tuyến của địa cầu lên mặt chiếu là hình trụ.
* Phép chiếu hình trụ đứng
- Kinh tuyến: Là những đường thẳng song song cách đều nhau.
- Vĩ tuyến: Là những đường thẳng song song và vuông góc với các đường kinh tuyến.
Lưu ý: Trên đường xích đạo không có sai số; Sai số tăng dần về 2 phía (Từ xích đạo về cực).
=> Thường được dùng để vẽ bản đồ TG và các KV gần xích đạo.
IV. Củng cố
Làm BT số 1 trang 8 (hoàn thiện bảng)
Cho biết từng phép chiếu thường dùng để vẽ bản đồ KV nào?
File đính kèm:
- Tiet 1- Cac phep chieu hinh ban do co ban.doc