Bài soạn môn Địa lý 10 - Bài 24: Phân bố dân cư, các loại hình quần cư và đô thị hoá

I. MỤC TIÊU

Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức

- Hiểu đặc điểm phân bố dân cư trên TG và các nhân tố ảnh hưởng tới sự phân bố dân cư.

- Phân biệt được các loại hình quần cư, đặc điểm và chức năng của chúng

- Hiểu được bản chất và đặc điểm của ĐTH

- Biết cách tính mật độ dân số

2. Kỹ năng

Nhận xét, phân tích biểu đồ, sơ đồ, lược đồ, bảng số liệu về tình hình phân bố dân cư, các hình thái quần cư và dân cư thành thị.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

Bản đồ phân bố dân cư và đô thị lớn trên TG

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ

? Trình bày cơ cấu dân số theo giới và theo tuổi? Tại sao nói trong cơ cấu dân số thì cơ cấu dân số theo giới và theo tuổi là 2 loại cơ cấu quan trọng nhất trong sự phát triển KT- XH của 1 QG?

? Có các kiểu tháp tuổi nào? Hãy mô tả các kiểu tháp tháp tuổi đó?

3. Bài mới

 

doc5 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 606 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn môn Địa lý 10 - Bài 24: Phân bố dân cư, các loại hình quần cư và đô thị hoá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TiÕt 27 Bµi 24 Ph©n bè d©n c­, c¸c lo¹i h×nh quÇn c­ vµ ®« thÞ ho¸ Ngày soạn: Ngày giảng: I. MỤC TIÊU Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức - Hiểu đặc điểm phân bố dân cư trên TG và các nhân tố ảnh hưởng tới sự phân bố dân cư. - Phân biệt được các loại hình quần cư, đặc điểm và chức năng của chúng - Hiểu được bản chất và đặc điểm của ĐTH - Biết cách tính mật độ dân số 2. Kỹ năng Nhận xét, phân tích biểu đồ, sơ đồ, lược đồ, bảng số liệu về tình hình phân bố dân cư, các hình thái quần cư và dân cư thành thị. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC Bản đồ phân bố dân cư và đô thị lớn trên TG III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ ? Trình bày cơ cấu dân số theo giới và theo tuổi? Tại sao nói trong cơ cấu dân số thì cơ cấu dân số theo giới và theo tuổi là 2 loại cơ cấu quan trọng nhất trong sự phát triển KT- XH của 1 QG? ? Có các kiểu tháp tuổi nào? Hãy mô tả các kiểu tháp tháp tuổi đó? 3. Bài mới Đặt vấn đề: Trên TG, có chỗ đông dân, có chỗ lại thưa thớt. Thoạt nhìn việc cư trú của con người là hoàn toàn tùy tiện. Nhưng thực ra, sự phân bố dân cư là 1 hiện tượng XH có tính quy luật. - Thủa mới ra đời, dân cư phân bố mang tính chất bản năng (tương tự việc di trú của 1 số loài chim). - Với sự phát triển của lực lượng sx, phân bố dân cư có ý thức và có QL. + Ở nhiều nước (đang phát triển), do quá trình CNH và ĐTH, dân cư ngày càng tập trung vào 1 số TP lớn. + Nhiều QG chú trọng hơn đến việc phân bố dân cư có kế hoạch. => Số dân thành thị tăng lên nhanh chóng nhưng phù hợp với phát triển CN. Bên cạnh đó, dân cư còn phân bố lại ở các vùng thưa dân nhưng giàu tiềm năng về tài nguyên. ? Phân bố dân cư là gì? ? Mật độ dân số là gì? Cách tính mật độ dân số? - Mật độ dân số: Là tiêu chí để đánh giá mức độ phân bố dân cư. - Công thức tình mật độ dân số: = Tổng số dân/Tổng diện tích GV: Trên thực tế, mật độ dân số giữa các KV và QG có sự khác nhau. VD: Mật độ dân số TG (2005) là 48 người/km2 + Mật độ cao: Mônacô 17054 người/km2, Xingapo 6956 người/km2 + Mật độ thấp: Ôxtrâylia, Mông cổ 2 người/km2; Aixơlen, Canađa 3 người/km2 + Mật độ dân số VN (2005) là 252 người/km2 ? Dựa vào bảng 24.1, nhận xét về tình hình phân bố dân cư trên TG? - Có sự phân bố không đều theo KV + Có những KV có mật độ dân số > 100 người/km2 + Có những KV có mật độ ≤ 17 người/km2 ? Dựa vào bảng 24.2, nhận xét về sự thay đổi tỉ trọng phân bố dân cư trên TG trong thời kì 1650-2005? + Tỉ trọng dân cư châu Á liên tục tăng từ 53,8 -> 60,6 % + Châu Âu: từ 21,5 -> 11,4 % + Châu Phi: từ 21,5 -> 13,8 % ? Sự phân bố dân cư chịu ảnh hưởng của các nhân tố nào? Trong các nhân tố đó, nhân tố nào đóng vai trò quyết định? * Tự nhiên - Khí hậu: Khí hậu ấm áp, ôn hòa thường thu hút đông dân cư; Khí hậu khắc nghiệt (nóng quá, lạnh quá, khô quá hay ẩm quá) ít hấp dẫn con người. Thực tế, dân cư tập trung đông nhất ở KV ôn đới, nhiệt đới, nóng ẩm hơn những KV khô hạn - Nước: Ở đâu có nước đều có người sinh sống. Các nền văn minh đều phát sinh ở lưu vực các con sông lớn (Babilon - Lưỡng Hà: Tigrơ và Ơphrat); Ai Cập (S.Nil); Ấn Độ (Ấn-Hằng) - Địa hình, đất đai: Vùng đất đai màu mỡ, có nguồn nướclà vùng đông dân nhất TG; Những vùng hoang mạc thưa dân, nơi bằng phẳng, dân cư đông đúc và ngược lại - Ngoài ra: Những nơi có nguồn khoáng sản * KT- XH - Trình độ phát triển của lực lượng sx: Chuyển từ săn bắt, hái lượm (thưa dân) -> nền NN định canh (tập trung lớn hơn) -> CN (dân cư tập trung đông đúc). Cùng với sự phát triển của trình độ KHCN, ngày nay con người hầu như có mặt ở tất cả mọi nơi - Tính chất của nền kinh tế: KV phát triển CN thường tập trung đông dân hơn so với các vùng NN. Kỹ thuật ngày càng cao. mức độ tập trung dân cư trong các khu CN có chiều hướng giảm. - Ngoài ra còn các nhân tố: lịch sử khai thác lãnh thổ, chuyển cư. => Trong các nhân tố trên thì nhân tố KT- XH là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới sự phân bố dân cư. ? Em hiểu KN quần cư là gì? Có 2 loại hình quần cư: Thành thị và nông thôn => Căn cứ vào: Chức năng, mức độ tập trung, vị trí, kiến trúc, quy hoạch GV: Cho HS so sánh về 1 số mặt + Mật độ dân số, nhà cửa + Các đơn vị quần cư (Làng, xã, phố, phường) + Nghề nghiệp chủ yếu + Xu hướng thay đổi (nhất là quần cư ở nông thôn) GV: Do ảnh hưởng của quá trình ĐTH mà quần cư nông thôn đang có sự thay đổi: - Tỉ lệ phi nông nghiệp ngày càng tăng (ngoài hoạt động NN còn xuất hiện thêm hoạt động chế biến SP’ NN, thủ CN, Lâm nghiệp, du lịch) - Cấu trúc quần cư ngày càng giống với thành thị (kiến trúc, lối sống, ăn mặc) ? Thế nào là đô thị hóa? ? Qua bảng 24.3, có nhận xét gì về tỉ lệ dân cư thành thị GĐ 1900-2005? - Hiện nay trên TG có > 270 thành phố từ 1 triệu dân trở lên, 50 thành phố có từ 5 triệu dân trở lên, có nhiều thành phố được gọi là siêu đô thị (> 8 triệu) VD: Mêhicô Xiti (Mêhicô-29,6 triệu); Xaopaolô (Braxin-26,1 triệu); Xơun (Hàn Quốc-22,4 triệu) * Đô thị hóa - Tỉ lệ phi NN tăng lên - Càng có nhiều người dân cư trú ở nông thôn ra thành phố làm việc => ảnh hưởng đến lối sống ở nông thôn. - Chuyển dịch các hoạt động từ KV I sang KV II và KV III, tăng quy mô ngành CN, dịch vụ - Phân bố lại dân cư phổ biến lối sống thành thị. - Lao động bỏ ra thành phố kiếm việc làm -> Thiếu hụt lao động ở nông thôn. - Do quá trình ĐTH 1 cách tự phát (nhất là ở các nước đang phát triển) không gắn với CNH => Tiêu cực về XH, môi trường sống (nhà ở, VL, chất lượng môi trường, các vấn đề XH nảy sinh) I. Phân bố dân cư 1. Khái niệm - Phân bố dân cư là sự sắp xếp dân số 1 cách tự phát hoặc tự giác trên 1 lãnh thổ nhất định, phù hợp với ĐK sống và các yêu cầu của XH. - Mật độ dân số là số dân sinh sống trên 1 đơn vị diện tích (đơn vị người/km2) 2. Đặc điểm a. Phân bố dân cư không đều trong không gian - Mật độ dân số TB trên TG là 48 người/km2 - Dân cư phân bố không đều + Các KV có mật độ cao như: Tây Âu, Caribê, Nam Á, Đông Nam Á, Nam Âu + Các KV có mật độ thấp: Châu Đại Dương, Bắc Mĩ, Trung Phi b. Phân bố dân cư trên TG có sự biến động theo thời gian So với dân cư trên toàn TG: - Tỉ trọng dân cư Châu Á tăng. - Tỉ trọng của dân cư Châu Âu, Châu Phi có xu hướng giảm. 3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phân bố dân cư - Các nhân tố tự nhiên: Địa hình, đất đai, khí hậu, nguồn nước - Các nhân tố KT- XH: Trình độ phát triển của lực lượng sx, tính chất của nền kinh tế II. Các loại hình quần cư 1. KN Quần cư là hình thức biểu hiện cụ thể của việc phân bố dân cư trên Trái đất, bao gồm mạng lưới các điểm dân cư tồn tại trên 1 lãnh thổ nhất định. 2. Phân loại và đặc điểm a. Phân loại - Quần cư thành thị - Quần cư nông thôn b. Đặc điểm - Quần cư nông thôn: Xuất hiện sớm, phân tán, chức năng sản xuất NN. - Quần cư thành thị: chức năng sx phi NN (CN và dịch vụ), quy mô dân số đông, mức độ tập trung cao. III. Đô thị hóa 1. Khái niệm ĐTH là quá trình KT- XH mà biểu hiện của nó là sự tăng nhanh về số lượng và quy mô của các điểm dân cư đô thị, sự tập trung dân cư trong các TP nhất là các TP lớn và phổ biến rộng rãi lối sống thành thị. 2. Đặc điểm a. Dân cư thành thị có xu hướng tăng nhanh - Năm 1990 là 13,6 % - Năm 2005 là 48 % b. Dân cư tập trung vào các TP lớn và cực lớn Các TP triệu dân xuất hiện ngày càng nhiều. c. Phổ biến rộng rãi lối sống thành thị Quá trình ĐTH làm cho lối sống của dân cư nông thôn nhích gần lối sống thành thị về nhiều mặt. 3. Ảnh hưởng của ĐTH đến phát triển KT- XH và môi trường a. Ảnh hưởng tích cực Góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, thay đổi lại phân bố dân cư. b. Tiêu cực - SX nông thôn bị đình trệ do thiếu lao động. - Nạn thiếu VL, nghèo nàn ở các TP ngày càng tăng, ô nhiễm môi trường, an ninh – XH IV. CỦNG CỐ 1. Nêu đặc điểm phân bố dân cư trên TG hiện nay? Những nhân tố ảnh hưởng đến dự phân bố đó? 2. Trình bày sự khác biệt giữa quần cư đô thị và nông thôn 3. Vẽ biểu đồ và nhận xét.

File đính kèm:

  • docTiet 27 - Phan bo dan cu. Cac loai hinh quan cu va DTH.doc