I. MỤC TIÊU
Sau bài học HS cần:
1. Kiến thức
- Trình bày và giải thích được tình hình phát triển kinh tế của Liên Bang Nga.
- Phân tích tình hình phát triển của 1 số ngành kinh tế chủ chốt và sự phân bố của CN Liên Bang Nga.
- Nêu đặc trưng của 1 số vùng kinh tế như: Vùng trung ương, vùng trung tâm đất đen, vùng Uran, vùng Viễn Đông.
- Hiểu quan hệ đa dạng giữa Việt Nam và Liên Bang Nga.
- Biết các giai đoạn chính của nền kinh tế Liên Bang Nga và những thành tựu đáng kể từ sau năm 2000 của nước này.
2. kỹ năng
- SD bản đồ (lược đồ) để nhận biết và phân tích đặc điểm của 1 số ngành kinh tế và vùng kinh tế của Liên Bang Nga.
- Phân tích bảng số liệu và lược đồ kinh tế của Liên Bang Nga.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Bản đồ kinh tế chung Liên Bang Nga.
- 1 số ảnh về hoạt động kinh tế của Liên Bang Nga.
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
5 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 632 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn môn Địa lý 11 - Tiết 19: Kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 8
LIÊN BANG NGA (tiếp)
Tiết 19
Kinh tế
Ngày soạn:
Ngày giảng:
I. MỤC TIÊU
Sau bài học HS cần:
1. Kiến thức
- Trình bày và giải thích được tình hình phát triển kinh tế của Liên Bang Nga.
- Phân tích tình hình phát triển của 1 số ngành kinh tế chủ chốt và sự phân bố của CN Liên Bang Nga.
- Nêu đặc trưng của 1 số vùng kinh tế như: Vùng trung ương, vùng trung tâm đất đen, vùng Uran, vùng Viễn Đông.
- Hiểu quan hệ đa dạng giữa Việt Nam và Liên Bang Nga.
- Biết các giai đoạn chính của nền kinh tế Liên Bang Nga và những thành tựu đáng kể từ sau năm 2000 của nước này.
2. kỹ năng
- SD bản đồ (lược đồ) để nhận biết và phân tích đặc điểm của 1 số ngành kinh tế và vùng kinh tế của Liên Bang Nga.
- Phân tích bảng số liệu và lược đồ kinh tế của Liên Bang Nga.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Bản đồ kinh tế chung Liên Bang Nga.
- 1 số ảnh về hoạt động kinh tế của Liên Bang Nga.
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Bài mới
? Dựa vào bảng 8.3, CM vai trò của Liên Bang Nga với Liên Xô trước đây?
* Liên Bang CHXHCN Xô Viết (Liên Xô) ra đời sau CM tháng 10 (1917) với 15 quốc gia.
* Từ khi thành lập cho đến khi tan rã, LB Xô viết đã trải qua 1 thời hoàng kim, đã từng là cường quốc kinh tế trong ngững năm đầu thập niên 70 của thế kỉ XX mà Liên Bang Nga đóng vai trò trụ cột
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (giai đoạn 1950-1970) là 10%
- Công nghiệp phát triển theo chiều rộng: Điện lực, luyện kim, máy công cụ, ô tôđược đầu tư XD, nhiều ngành công nghiệp phát triển.
=> Đời sống nhân dân được đảm bảo cơ bản, hàng hóa rẻ với giá bao cấp của nhà nước trong nhiều thập niên.
- Tuy nhiên, trong công nghiệp chỉ chú trọng phát triển công nghiệp nặng (chiếm ¾ trong tỉ trọng công nghiệp): Đòi hỏi vốn lớn, công nghệ cao, vốn quay vòng chậmchỉ chú trọng phát triển theo chiều rộng -> Nhược điểm
* Lưu ý: Liên Xô trước đây là chỗ dựa cho nhiều QG
GV: Tuy nhiên, từ sau những năm của thập niên 80, nền kinh tế Nga đã gặp phải đầy khó khăn -> Là tiền đề của sự tan rã 1 liên bang đã tồn tại trong hàng chục năm và cũng đánh dấu sự tan rã của hệ thống XHCN trên TG.
GV: Thập kỉ 90 của thế kỉ XX đánh dấu sự tan rã của Liên Xô, các nước cộng hòa đã tách thành các QG độc lập (SNG) vào năm 1991 (Gồm 10 quốc gia)
=> Thời kì này nền kinh tế Nga có nhiều biến động
? Những biểu hiện và nguyên nhân của nền kinh tế Nga trong thập niên 90 của thế kỉ XX ?
- Tốc độ tăng trưởng năm sau giảm đi so với năm trước, nhiều sản phẩm công nghiệp mất đi vị trí trên trường quốc tế
- Vấn đề nợ nước ngoài trở nên gay gắt, vào cuối năm 1991 lên tới 160 tỉ USD (Đứng thứ 21 trong tổng số các con nợ trên TG)
- Nông nghiệp: Phải nhập lương thực
- Hàng triệu người thất nghiệp
- Hàng hóa khan hiếm
=> Đời sống nhân dân giảm sút nghiêm trọng
GV: Giải thích thêm về nguyên nhân của sự biến động về kinh tế
- Tiến hành cuộc cải tổ kinh tế thiếu đồng bộ, thiếu triệt để, sự đổi mới chậm chạp thiếu kiên quyết, cơ chế kinh tế cũ hao phí, lỗi thời, tâm lí nhận bao cấp sống dựa vào nhà nước đã hình thành 70 năm trong nhiều thế hệ người lao động.
VD: Cả thập niên 90, trong khi các nước phát triển chuyển hướng phát triển kinh tế theo chiều sâu, tận dụng công nghệ để tiết kiệm nguyên, nhiên liệu, sx ra những sản phẩm chất lượng cao thì Nga vẫn giữ phương thức sx cũ (nền kinh tế không năng động, tiêu hao vốn lớn) => khủng hoảng kinh tế, chín trị
- Cuộc cải tổ kinh tế bị cản trở bởi những người bảo thủ, chính sách sai lầmVD: Trong công nghiệp vẫn ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, duy trì nền kinh tế tập trung.
GV: Cho HS đọc SGK để nắm ND của chiến lược kinh tế mới
Biện pháp
- Kiên quyết, triệt để cải tổ hệ thống kinh tế thị trường có điều tiết
- Hình thành nền kinh tế thị trường
- Cả tổ nền kinh tế quốc dân, chuyển sang nền kinh tế thị trường nhiều thành phần
=>Nhờ có chiến lược đúng đắn mà nền kinh tế của Nga được vực dậy nhanh chóng sau năm 2000
GV: Dựa vào biểu đồ 8.6 ta thấy Nga đã vượt qua thời kì sy giảm và đã đạt được mức tăng trưởng khá cao trong các năm gần đây (TB` khoảng 7 % năm)
- Không những trả nợ hết nước ngoài mà còn dự trữ ngoại tệ lên tới gần 100 tỉ USD
- Đứng trong hàng ngũ các nước công nghiệp phát triển G8 (Mĩ, Canađa, Pháp, Anh, Ý, Đức, Nhật, Nga)
? Theo em nguyên nhân chủ yếu nào giúp nền kinh tế Nga phát triển từ sau năm 2000?
- Thực hiện có hiệu quả chiến lược kinh tế
- Giá nhiên liệu tăng (đặc biệt là giá dầu mỏ => nguồn xuất khẩu thu ngoại tệ lớn)
GV: Tuy nhiên, nước Nga lại phải đối mặt với nhiều khó khăn khác như: Sự phân hóa giàu nghèo, nạn chảy máu chất xám.
* CN chiếm tỉ trọng 70 % GDP và 42 % lao động
- Nga chú trọng phát triển các ngành CN nặng (đã từng là ưu thế với ¾ tỉ trọng trong CN): Năng lượng, luyện kim, SX thiết bị điện, máy công cụ, máy nông nghiệp, may bay, hóa chất
- CN truyền thống: Năng lượng, chế tạo máy, luyện kim, khai thác vàng, kim cương, khai thác gỗ, sx giấy
- CN hiện đại: Điện tử, tin học, hàng không.
* Ngành dầu khí hàng năm mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước. Năm 2006, sản lượng đứng đầu TG với 500 triệu tấn dầu và 587 tỉ m3 khí tự nhiên.
? Dựa vào bảng 8.6 cho biết sản lượng 1 số sản phẩm CN chủ yếu có sự thay đổi ntn?
- Dầu mỏ: 350 -> 470 triệu tấn (tăng 154 %)
- Than: 270,8 -> 298,8 triệu tấn (tăng 110,2 %)
- Điện: 876 -> 925 tỉ kwh (108,8 %)
- Giấy: 4 -> 7,5 triệu tấn (187,5 %)
- Thép: 48 -> 66,3 triệu tấn (138,1 %)
? Dựa vào hình 8.8 nêu sự phân bố các trung tâm công nghiệp của Liên Bang Nga?
* Sản lượng lương thực của Liên Bang Nga đạt 78,2 triệu tấn, xuất khẩu trên 10 triệu tấn (năm 2005)
* Dịch vụ
- Đường sắt xuyên Xibia (9000 km) và đường sắt BAM (Baican - Amua) dài 3200 km
- Hệ thống xe điện ngầm ở Mat-xcơ-va (hiện đại nhất TG)
- Ngoại thương: luôn xuất siêu (Năm 2005 đạt 120 tỉ USD)
- Du lịch phát triển mạnh
GV: Yêu cầu HS đọc sgk
GV: Yêu cầu HS đọc sgk và rút ra những ý chính
Sự hợp tác kinh tế, chính trị, văn hóa – khoa học - kỹ thuật.
I. Quá trình phát triển kinh tế
1. Liên Bang Nga từng là trụ cột của Liên Bang Xô Viết
Nhiều sản phẩm công, nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao so với toàn Liên Xô
VD:
- Gỗ, giấy và Xenlulô chiếm 90 %
- Dầu mỏ: 87,2 %
- Thép: 60 %
- Khí tự nhiên: 83,1 %
- Lương thực: 51,4 %
2. Thời kì đầy khó khăn, biến động (thập niên 90 của thế kỉ XX)
* Biểu hiện:
- Tốc độ tăng trưởng GDP âm
- Sản lượng các ngành kinh tế giảm
=> Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, XH bất ổn, vị thế suy giảm
* Nguyên nhân:
- Cơ chế kinh tế cũ, lạc hậu, yếu kém
- Cải tổ kinh tế thiếu đồng bộ, sự đổi mới chậm chạp, thiếu kiên quyết
3. Nền kinh tế đang khôi phục lại vị trí cường quốc
a. Chiến lược kinh tế mới
Đưa nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng, tiếp tục XD kinh tế thị trường, mở rộng ngoại giao, nâng cao đời sống nhân dân, khôi phục lại vị trí siêu cường
b. Những thành tựu đạt được sau năm 2000
- Vượt qua khủng hoảng về kinh tế, ổn định về chính trị
- Sản lượng các ngành kinh tế tăng nhanh
- Dự trữ ngoại tệ lớn thứ 4 TG (năm 2005)
- Thanh toán được các khoản nợ nước ngoài
- Giá trị xuất siêu ngày càng tăng, đời sống nhân dân được cải thiện
- Vị thế của Liên Bang Nga ngày càng được nâng cao
II. Các ngành kinh tế
1. Công nghiệp
* Có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế
* Cơ cấu ngành đa dạng
- Ngành công nghiệp truyền thống
- Ngành công nghiệp hiện đại
- Chú trọng phát triển các ngành CN nặng
Trong CN ngành khai thác dầu khí là ngành mũi nhọn -> Mang lại nguồn ngoại tệ lớn .
- Liên Bang Nga còn là cương quốc về CN vũ trụ và CN quân sự
* Phân bố: Đồng bằng Đông Âu, Tây Xibia
2. Nông nghiệp
- Điều kiện thuận lợi: Quỹ đất lớn (> 200 triệu ha) -> khả năng phát triển nông nghiệp
- SP’ nông nghiệp: Lúa mì, khoai tây, cây CN (hướng dương, củ cải đường), Sp’ chăn nuôi
3. Dịch vụ
- Cơ sở hạ tầng, GTVT tương đối phát triển
- Tổng kim ngạch ngoại thương tăng
- Các ngành dịch vụ phát triển mạnh
III. một số vùng kinh tế quan trọng
IV. Quan hệ Nga - Việt trong bối cảnh quốc tế mới
- Tiếp nối quan hệ chiến lược Việt –Xô trước đây trong quan hệ Nga - Việt
- Nâng lên tầm cao mới của đối tác chiến lược vì lợi ích của 2 bên
- Đưa kim ngạch buôn bán 2 chiều Nga - Việt từ 1,1 tỉ USD (2005) -> 3 tỉ USD trong thời gian gần
- Hợp tác trên nhiều mặt, toàn diện
IV. CỦNG CỐ
1. Trình bày vai trò của Liên Bang Nga trong LB Xô Viết trước đây và những thành tựu mà Liên Bang Nga đạt được sau năm 2000?
2. Nêu đặc điểm các ngành kinh tế của Liên Bang Nga.
File đính kèm:
- Tiet 19 - Kinh te Lien Bang Nga.doc