I. MỤC TIÊU
Sau bài học HS cần:
1. Kiến thức
- Trình bày và giải thích được sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế chủ chốt của Nhật Bản.
- Trình bày và giải thích được sự phân bố 1 số ngành sx tại vùng kinh tế phát triển ở đảo Hôn-xu và Kiu-xiu.
- Ghi nhớ 1 số địa danh.
- Hiểu và giải thích được sự nhảy vọt thần kì của nền kinh tế Nhật Bản từ sau chiến tranh đến 1973, các chiến lược phát triển mới sau năm 1973. Đồng thời, biết được vị trí của CN Nhật Bản trong nền kinh tế đất nước và trên TG cùng với đặc điểm của 1 số ngành CN nổi tiếng.
2. kỹ năng
- SD bản đồ (lược đồ) để nhận xét và trình bày về sự phân bố của sự phân bố 1 số ngành kinh tế.
- Phân tích bảng, biểu, nêu các nhận xét.
- Xác định và nhận xét được trên bản đồ sự phân bố của các ngành CN. Biết khai thác và xử lí các nguồn thông tin từ các bảng số liệu, biểu đồ trong SGK, biết liên hệt thực tế.
5 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 682 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn môn Địa lý 11 - Tiết 22: Các ngành kinh tế và vùng kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 9
NHẬT BẢN (tiếp)
Tiết 22
Các ngành kinh tế và vùng kinh tế
Ngày soạn:
Ngày giảng:
I. MỤC TIÊU
Sau bài học HS cần:
1. Kiến thức
- Trình bày và giải thích được sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế chủ chốt của Nhật Bản.
- Trình bày và giải thích được sự phân bố 1 số ngành sx tại vùng kinh tế phát triển ở đảo Hôn-xu và Kiu-xiu.
- Ghi nhớ 1 số địa danh.
- Hiểu và giải thích được sự nhảy vọt thần kì của nền kinh tế Nhật Bản từ sau chiến tranh đến 1973, các chiến lược phát triển mới sau năm 1973. Đồng thời, biết được vị trí của CN Nhật Bản trong nền kinh tế đất nước và trên TG cùng với đặc điểm của 1 số ngành CN nổi tiếng.
2. kỹ năng
- SD bản đồ (lược đồ) để nhận xét và trình bày về sự phân bố của sự phân bố 1 số ngành kinh tế.
- Phân tích bảng, biểu, nêu các nhận xét.
- Xác định và nhận xét được trên bản đồ sự phân bố của các ngành CN. Biết khai thác và xử lí các nguồn thông tin từ các bảng số liệu, biểu đồ trong SGK, biết liên hệt thực tế.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
Bản đồ kinh tế chung Nhật Bản
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
? Phân tích những thuận lợi và khó khăn từ vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên của Nhật Bản đối với sự phát triển kinh tế?
? Chứng minh rằng: Dân số Nhật Bản đang có sự già hóa?
? Nêu vài nét về đặc điểm của nền kinh tế Nhật Bản?
3. Bài mới
HĐ1: Đọc mục I.1 SGK và xem bảng 9.4 (trang 79) và cho biết đặc điểm của nền công nghiệp Nhật Bản?
=> CN tính đến năm 2006
VD1:
- Chiếm 22 % SP’ công nghệ tin học TG
- Đứng đầu TG về sx vi mạch và chất bán dẫn
- Đứng thứ 2 TG về sx vật liệu truyền thông
- Chiếm 60 % tổng số rôbôt của TG và sử dụng rôbôt với tỉ lệ lớn trong các ngành kỹ thuật cao, dịch vụ.
VD2:
- SX khoảng 60 % lượng xe hơi (Xuất khẩu khoảng 50 % lượng sx ra). Các hãng xe nổi tiếng: Hon đa, Suzuki.
- SX khoảng 25 % sản lượng ô tô TG và xuất khẩu khoảng 45 % số sx ra. Các hãng nổi tiếng: Mitsubisi, TôyôtaCN xản xuất ô tô đứng thứ 2 ở Nhật Bản (chiếm 3 % lao động) => SX khoảng 8 -10 triệu ô tô/năm.
- Chiếm khoảng 41 % sản lượng xuất khẩu tàu biển của TG
VD3:
- XD các khu nhà ở, công trình công cộng (giao thông, đê biển) với kỹ thuật cao, như: Hầm nối Hô-cai-đô và Hôn-su dài 56,3 km; cầu nối Hôn-su và Xi-cô-cư dài 9,4 km
=> CN xây dựng chiếm khoảng 20 % giá trị thu nhập CN (đáp ứng nhu cầu dân cư, phù hợp với các đặc điểm tự nhiên)
=> Đây là ngành khởi nguồn của CN Nhật Bản ở thế kỉ XIX (đứng đầu về sản phẩm dựa trên nguồn nguyên liệu nhập khẩu)
* Về cơ cấu công nghiệp:
- Tỉ trọng các ngành khai thác tiếp tục giảm. Các ngành chế biến và lắp ráp, đặc biệt là ngành máy điện tử sẽ tăng dần lên.
- Nhật Bản là nước SD năng lượng có hiệu quả. So với TG Nhật Bản chỉ sử dụng 7 % nguồn năng lượng, nhưng sx ra tới 15 % sản lượng của ngành này (trong đó điện nguyên tử giữ vai trò quan trọng nhất)
? Quan sát hình 9.5, nhận xét về mức độ tập trung và đặc điểm phân bố công nghiệp của Nhật Bản?
Nhiều trung tâm công nghiệp lớn: Tôkiô, Iôcôhama, Caoaxaki, Côbê, Kiôtô, Ôxaca
? Nhận xét về đặc điểm ngành dịch vụ?
Dịch vụ là KV kinh tế quan trọng, trong đó 2 ngành quan trọng và có vai trò hết sức to lớn là thương mại và tài chính.
Thương mại của Nhật Bản hiện nay đứng thứ 4 TG (thời gian trước đứng thứ 3, sau đó bị Trung Quốc vượt qua)
* Về thương mại:
Năm 2004, xuất khẩu đạt 565,7 tỉ USD và nhập khẩu đạt 454,5 tỉ USD.
- Bạn hàng của Nhật Bản gồm cả các nước phát triển và đang phát triển ở khắp các châu lục. Trong đó, quan trọng nhất là Hoa Kì, Trung Quốc, EU, các nước Đông Nam Á, Ôxtrâylia
- Trước đây 40 % hàng hóa buôn bán là với Hoa Kì, sau đó với các nước Tây Âu (thời gian gần đây 2 KV này tỏ ra hạn chế - Do sự cạnh tranh của các nước khác) => Nhật Bản đã mở rộng thị trường buôn bán với các nước ở châu Á, Đông Nam Á (Trung Quốc là bạn hàng lớn nhất, sau đó đến các nước ở Đông Nam Á)
+ SP’ Xuất khẩu: Vốn tư bản (trên TG có 15 ngân hàng lớn thì 12 ngân hàng Nhật Bản có cổ phần trong đó), máy móc; Nhật Bản còn mua các bất động sản ở nước ngoài: Hầm mỏ, xí nghiệp, đất đai ở Hoa Kìxuất khẩu là “pháp lệnh”, là mục tiêu “xuất khẩu, xuất khẩu hơn nữa để làm giàu cho đất nước”
+ Nhập khẩu: Dầu lửa, lương thực, SP’ nông nghiệp khác (đỗ tương, thịt bò), đường
* Quan hệ ngoại thương Nhật Bản - Việt Nam
- Nhật Bản và Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao từ 1.9.1973. Chính phủ Nhật đã hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực xóa đói, giảm nghèo, y tế, môi trường, giáo dục...(với nguồn ODA)
- Ngoại thương luôn đạt giá trị cao
- Năm 2004, Việt Nam xuất sang Nhật Bản với giá trị 3,5 tỉ USD; nhập 2,7 tỉ USD (số dư ngoại thương là 800 triệu USD)
- Hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Nhật Bản ngày càng lớn: Nhật Bản là nước tài trợ ODA nhiều nhất cho Việt Nam. Từ 1992 – 2003 đạt khoảng 8,7 tỉ USD (trong đó không hoàn lại là 1,2 tỉ USD)
* GTVT biển phát triển, đứng thứ 3 sau Hồng Công và Xin-ga-po
- Là 1 cường quốc về kinh tế và hoạt động xuất-nhập khẩu nên GTVT biển đóng vai trò quan trọng trong giao lưu, trao đổi hàng hóa giữa Nhật Bản và TG
- Nhật Bản có 8 cảng biển cỡ lớn TG: Côbê, Chiba, Tôkiô, Iôcôhama, Ôxaca, Ise, Caoaxaki, Kitakiuxiu.
? Tại sao nói nông nghiệp Nhật Bản chỉ giữ vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản?
- Diện tích đất nông nghiệp nhỏ và ngày càng bị thu hẹp
- Bên cạnh nền CN quá phát triển, thì nông nghiệp chỉ chiếm 1 % GDP
- Diện tích đất nông nghiệp khoảng 5 triệu ha (14 % diện tích lãnh thổ) => NN thường phải canh tác trên những KV có độ dốc 150 (những nước khác thường < 80)
=> NN phát triển theo chiều sâu: Hướng thâm canh, ứng dụng nhanh các tiến bộ khoa học KT và công nghệ hiện đại để tăng năng suất cây trồng, vật nuôi và tăng chất lượng nông sản.
VD: Năng suất lúa từ những năm 70 của thế kỉ XX là 60 tạ/ha (Việt Nam năm 1990 mới là 43,3 tạ/ha)
Tuy nhiên, khả năng đáp ứng của NN đối với nhu cầu người dân ngày càng giảm, cho đến nay chưa đáp ứng được 50 % nhu cầu trong nước.
? Dựa vào SGK cho biết các SP’ nông nghiệp chính của Nhật Bản?
- Lúa gạo là cây trồng chủ yếu. Gần đây có diện tích giảm do chuyển sang trồng các loại cây khác.
- Sản lượng lúa năm 2004 đạt gần 12 triệu tấn.
- Tổng sản lượng ngũ cốc năm 2000 là 13 triệu tấn. Hàng năm phải nhập đến 50 % nhu cầu lương thực.
(Nhập nông phẩm năm 1990 chiếm 11,1 % tổng giá trị nhập khẩu)
=> Chăn nuôi theo phương pháp tiên tiến trong các trang trại (đáp ứng 60 -70 % nhu cầu trong nước về thịt, bơ, sữa)
* Lao động trong nông nghiệp năm 2000 là 5 %
* Nguyên nhân ngành hải sản rất phát triển
- Nhật Bản nằm kề các ngư trường lớn, làm chủ nhiều vùng biển rộng lớn.
- Cá là nguồn thực phẩm chủ yếu và quan trọng của người Nhật (sản lượng cá bình quân đầu người của Nhật Bản là 86 kg/năm)
Sản lượng đánh bắt cá có xu hướng giảm (cho HS xem bảng trang 83 – GĐ 1985 -2003)
* Do sự phân chia vùng biển quốc tế đã làm giảm 1 số ngư trường của Nhật Bản (mở rộng lãnh hải ra 200 hải lí).
Mặt khác, do công ước quốc tế về việc cấm đánh bắt cá voi
=> sản lượng giảm sút. Tuy nhiên so với TG sản lượng này vẫn cao, chỉ sau Trung Quốc, Hoa Kì, Inđônêxia, Pêru.
* Lao động trong ngư nghiệp năm 1990 chỉ còn 0,6 %
=> Nguồn cung cấp hải sản tương lai của Nhật Bản sẽ phụ thuộc chủ yếu vào nhập khẩu, vào việc đánh bắt ven bờ và nuôi trồng hải sản.
HĐ: Cho HS xác định vị trí 4 đảo lớn trong tổng số khoảng 3900 hòn đảo của Nhật Bản.
HĐ: HS xác định các trung tâm công nghiệp, các ngành CN của mỗi trung tâm (Theo bảng)
Tên trung tâm CN
Vị trí trên đảo
Các ngành CN của mỗi
trung tâm
Tô-ki-ô
Hôn-su
Cơ khí, sản xuất ô tô, dệt may, điện tử - viễn thông
I-ô-cô-ha-ma
Hôn-su
Đóng tàu biển, hóa dầu, thực phẩm, LK đen
Ô-xa-ca
Hôn-su
Cơ khí, chế tạo máy bay, hóa dầu, LK màu
Phu-cu-ô-ca
Kiu-xiu
Điện tử viễn thông, hóa dầu
Xap-pô-rô
Hô-cai-đô
Hóa chất, gỗ, giấy, đóng tàu biển
Cô-chi
Xi-cô-cư
Cơ khí, hóa chất
I. Các ngành kinh tế
1. Công nghiệp
- Nhật Bản có nền CN cao, đứng thứ 2 về giá trị sản lượng (sau Hoa Kì)
- Chiếm vị trí cao trên TG về nhiều ngành:
+ SX điện tử (ngành mũi nhọn)
+ CN chế tạo (chiếm 40 % giá trị hành CN xuất khẩu)
+ CN xây dựng phát triển mạnh
+ Các ngành CN truyền thống (đặc biệt là ngành dệt) vẫn được duy trì và phát triển
- Phân bố: Chủ yếu ở ven biển và lớn nhất ở đảo Hôn-su
2. Dịch vụ
- Chiếm 68 % GDP (2004)
- Ngành tài chính, ngân hàng có vai trò hết sức to lớn.
- Thương mại đứng thứ 4 TG. Nhật Bản chiếm 6,25 % tỉ trọng trong xuất khẩu của TG
- GTVT phát triển, đặc biệt là GTVT bằng đường biển (đứng thứ 3 TG)
3. Nông nghiệp
- Giữ vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản. SD 14 % diện tích lãnh thổ và đóng góp khoảng 10 % GDP
- Nền nông nghiệp phát triển theo chiều hướng thâm canh, trình độ cơ giới hóa và thủy lợi hóa cao
- SP’ nông nghiệp chính
+ Lúa gạo: chiếm 50 % diện tích canh tác
+ Dâu tằm: Sản lượng đứng hàng đầu TG
Ngoài ra, Nhật Bản còn trồng nhiều chè, thuốc lá.
+ Chăn nuôi khá phát triển: bò, lợn, gà
- Trong nông nghiệp nuôi trồng và đánh bắt hải sản có vai trò quan trọng. Năm 2003, đánh bắt 4596,2 nghìn tấn.
=> Tuy nhiên sản lượng đánh bắt có xu hướng giảm
- Nghề nuôi trồng hải sản được chú trọng phát triển
II. Bốn vùng kinh tế gắn với 4 đảo lớn
- Hô-cai-đô
- Hôn-su
- Xi-cô-cư
- Kiu-xiu
IV. CỦNG CỐ
1. CMR: Nhật Bản có nền CN phát triển cao?
2. Trình bày những đặc điểm nổi bật của nông nghiệp Nhật Bản. Tại sao diện tích trồng lúa gạo của Nhật Bản giảm?
3. Dựa vào bảng số liệu trang 83 SGK, hãy vẽ và nhận xét biểu đồ?
File đính kèm:
- Tiet 22 - Cac nganh kinh te va vung kinh te NB.doc