I. MỤC TIÊU
Sau bài học HS cần:
1. Kiến thức
- Hiểu và trình bày được các mục tiêu chính của ASEAN.
- Đánh giá được các thành tựu cũng như các thách thức đối với ASEAN.
- Đánh giá được các thuận lợi và khó khăn của Việt Nam trong quá trình hội nhập.
2. kỹ năng
- Lập đề cương và trình bày 1 báo cáo.
- Cách tổ chức 1 hội thảo khoa học
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Bản đồ kinh tế chung Đông Nam Á
- Phiếu học tập
- Tài liệu về ASEAN.
6 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 723 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn môn Địa lý 11 - Tiết 30: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 11
KHU VỰC ĐÔNG NAM Á (Tiếp)
Tiết 30
Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)
Ngày soạn:
Ngày giảng:
I. MỤC TIÊU
Sau bài học HS cần:
1. Kiến thức
- Hiểu và trình bày được các mục tiêu chính của ASEAN.
- Đánh giá được các thành tựu cũng như các thách thức đối với ASEAN.
- Đánh giá được các thuận lợi và khó khăn của Việt Nam trong quá trình hội nhập.
2. kỹ năng
- Lập đề cương và trình bày 1 báo cáo.
- Cách tổ chức 1 hội thảo khoa học
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Bản đồ kinh tế chung Đông Nam Á
- Phiếu học tập
- Tài liệu về ASEAN.
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
? Trình bày những nét chính về CN của Đông Nam Á?
? Trình bày sự phát triển về NN của KV Đông Nam Á?
3. Bài mới
Giới thiệu bài: Hiệp hội các nước ĐNÁ (ASEAN) là 1 tổ chức KT-XH đang có sự phát triển không ngừng và vị trí ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế. Để hiểu rõ hơn về tổ chức này, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài hôm nay.
?Dựa vào ND trong SGK, nêu khái quát quá trình ra đời và phát triển của ASEAN?
* Quá trình ra đời và phát triển
- Sau chiến tranh TG thứ 2, một số nước ở Đông Nam Á giành được độc lập. Để tăng cường quan hệ hợp tác phát triển kinh tế, KHKT, đồng thời hạn chế ảnh hưởng của các nước lớn. Ngày 8.8.1967, hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan)
- Khi mới thành lập ASEAN gồm 5 QG: Inđônêxia, Malaixia, Xigapo, Thái Lan và Philipin.
- Năm 1984, Brunây gia nhập trở thành thành viên thứ 6
- Ngày 28.7.1995, VN trở thành thành viên thứ 7
- Ngày 23.7.1997: Lào, Mianma trở thành thành viên thứ 8 và 9
- Ngày 30.4.1999: C-P-Chia là thành viên thứ 10
* Trụ sở chính của UB thường trực đặt tại Băng Cốc (Thái Lan); Trụ sở của ban thư kí đặt tại Gia-các-ta (Inđônêxia)
- Hiện nay 10/11 QG đã gia nhập ASEAN (trừ Đông Timo)
? Dựa vào sơ đồ trang 107- SGK nêu những mục tiêu chính của ASEAN?
HĐ: Phát phiếu học tập-chia lớp thành 2 nhóm (ứng với 2 dãy)
Nhóm I:
Mục tiêu 1
Mục tiêu 2
Mục tiêu 3
Mục tiêu tổng quát
? Tại sao mục tiêu ủa ASEAN lại nhấn mạnh đến sự ổn định?
Nhóm II:
? Em hiểu gì về cơ chế hợp tác của ASEAN? Hãy lấy VD cụ thể để minh hoạ 1 trong các cơ chế hợp tác để đạt được mục tiêu chung của ASEAN?
* Mục tiêu: Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, tiến bộ XH và phát triển văn hóa của các nước thành viên, XD hòa bình và ổn định ở Đông Nam Á.
- Trong GĐ đầu còn là 1 tổ chức non yếu, quan hệ hợp tác giữa các nước hầu như chưa có.
- Các nước ASEAN đã có nhiều hợp tác về kinh tế - VH-GD
- Hội nghị cấp cao tại Bali (Inđônêxia) tháng 2.1976 đã đề ra mục tiêu: XD quan hệ hòa bình, hữu nghị, cùng hợp tác giữa các nước trong KV, tạo nên 1 cộng đồng Đông Nam Á hùng mạnh, thiết lập KV hòa bình, tự do, trung lập
* Giải quyết những sự khác biệt về kinh tế (xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế), văn hóa (đẩy mạnh phát triển văn hóa - GD); XH (cùng nhau giải quyết các vấn đề XH như bệnh tật, các tệ nạn XH: ma túy, mại dâm,) và các vấn đề khác trên TG.
? Tại sao mục tiêu của ASEAN lại nhấn mạnh đến sự ổn định?
- Mỗi nước trong KV ở mức độ khác nhau đều chịu ảnh hưởng của sự bất ổn định mà nguyên nhân do vấn đề sắc tộc, tôn giáo hoặc do các thế lực thù địch nước ngoài gây nên. Do đó đã nhận thức đầy đủ, thống nhất cao về sự cần thiết phải ổn định để phát triển.
- Trong các vấn đề về biên giới, đảo, đặc quyền kinh tế. Do nhiều nguyên nhân và hoàn cảnh lịch sử tạo nên giữa các nước trong KV còn nhiều tranh chấp phức tạp đòi hỏi phải đối thoại và đàm phán giải quyết hòa bình => Sự ổn định sẽ không tạo cớ để thế lực bên ngoài can thiệp vào công cuộc nội bộ của KV
ASEAN có cơ chế hợp tác rất phong phú, đa dạng -> để đảm bảo thực hiện các mục tiêu của ASEAN.
VD minh họa cho 1 trong các cơ chế hợp tác để đạt được mục tiêu chung của ASEAN:
- ASEAN đã thành lập khu mậu dịch tự do thương mại (gọi tắt là AFTA). Đến 2000 thì > 90 % hàng hóa xuất-nhập khẩu trong KV sẽ chịu mức thuế ≤ 5%.
- Năm 1980, Hiệp định giữa EU và ASEAN được kí kết (KV tài trợ và KV nhận tài trợ) => tăng cường quan hệ giữa 2 khối thông qua Hội nghị cấp cao Á –Âu (ASEM)
- Tổ chức các hoạt động thể thao trong KV: Seagame, Para game
Chuyển ý: Ngày 8.8.2007, ASEAN đã kỉ niệm 40 năm thành lập. Từ khi thành lập cho đến nay ASEAN đã có những thành tựu đáng kể.
- Giá trị xuất khẩu đạt 552,5 tỉ USD
- Giá trị nhập khẩu đạt: 492 tỉ USD
(xuất siêu khoảng 60,5 tỉ USD)
Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế ASEAN đang có những bước phát triển tích cực và ổn định.
Mức tăng trưởng GDP trung bình khoảng 6 %; Một số nước có mức tăng cao hơn => Đây là KV có nền kinh tế năng động trên TG.
* Hầu hết các nước ASEAN trước kia là những nước nông nghiệp lạc hậu, nền kinh tế kém phát triển, chuyên cung cấp nguyên liệu, vật liệu và sức lao động cho các nước phát triển.
- Hiện nay, trình độ kinh tế đã khá phát triển và có sự chênh lệch giữa các QG. Nhiều đô thị của các nước thành viên: Xingapo, Jacacta, Băng Cốc, TP HCMđã tiến dần đến trình độ đô thị của các nước tiên tiến.
- Nền kinh tế nhiều nước phát triển mạnh như Xingapo, Malaixia, Thái Lan (đặc biệt Xingapo trở thành nước Nics)
- Trừ các QG như Thái Lan, Philipin hay Inđônêxia tình hình chính trị XH vẫn còn nhiều bất ổn: Cộng đồng người đòi li khai, tách thành các QG độc lập, tranh chấp về biên giới
VD: Tranh chấp ngôi đền Prin Vinhia - được UNESCO công nhận là di sản văn hóa TG (giữa Thái Lan và CPC) vào tháng 7.2008
* GDP:
- Có những QG mức GDP/đầu người rất cao. VD: Năm 2004 Xigapo (là 25207 USD)
- Ngược lại có những QG lại rất thấp như:
+ VN: 553 USD
+ Lào: 423 USD
+ CPC: 358 USD
+ Mianma: 166 USD
GV: Với sự phát triển chênh lệch về trình độ giữa các QG đã ảnh hưởng lớn đến mục tiêu phấn đấu của ASEAN
-> Đây là thực trạng chung của các QG trong ASEAN, mặc dù mức độ đói nghèo ở các QG là khác nhau.
? Tình trạng nghèo đói ở 1 bộ phận dân cư sẽ gây ra những trở ngại gì trong việc phát triển KT- XH của mỗi QG? Đảng và nhà nước ta có những chính sách gì để xoá đói giảm nghèo?
- Trước hết nhà nước phải tập trung để giải quyết nạn đói, phát triển VH – y tế - GD => Tốn kém
- Sự nghèo đói -> sự bất ổn XH
=> Đảng và nhà nước ta đã có nhiều chính sách để xóa đói, giảm nghèo: Tạo thêm việc làm cho lao động, triển khai các dự án 135, giao đất - rừng cho người nghèo
* Đô thị hóa tự phát
- Trong KV đã có nhiều thành phố triệu dân: Băng Cốc (Thái Lan)- 10 triệu; TP Hồ Chí Minh (6-7 triệu)
=> Dân số đông, tăng nhanh -> Tắc nghẽn GT, ô nhiễm, thiếu nhà ở, việc làm, chất lượng cuộc sống giảm sút
* Vấn đề SD tài nguyên
- Môi trường: Biển Đông Nam Á cung cấp 11 % hải sản TG hàng năm -> Hiện nay nhiều vùng đã cạn kiệt do khai thác quá mức và do ô nhiễm môi trường. Vùng rừng ngập mặn bị phá để nuôi tôm và cho mục đích khác.
- Các con sông ô nhiễm -> ô nhiễm biển (VD: Riêng Malaixia có 42 con sông “chết” bởi chất thải CN và sinh hoạt)
- Việc khai thác và vận chuyển dầu khí ở các QG gây nguy cơ ô nhiễm.
- Việc khai thác tài nguyên rừng, cháy rừng -> ô nhiễm không khí, mất tài nguyên (độ che phủ giảm dần: Inđônêxia < 60 %; Philippin < 37 %; Thái Lan 29 %, Việt Nam 30 %...
* Vấn đề dân tộc, tôn giáo
-> Đòi hỏi các QG của ASEAN cần phải nỗ lực giải quyết ở cấp QG và KV
GV: VN có nhiều hoạt động hợp tác về VH, GD, KH-công nghệ, trật tự an toàn XH. Đóng góp nhiều sáng kiến để củng cố, nâng cao vị thế của ASEAN trên trường quốc tế.
GV:
Khi tham gia vào ASEAN, Việt Nam có nhiều cơ hội cũng như thách thức
- Cơ hội: Tạo điều kiện cho VN hòa nhập vào cộng đồng KV, vào thị trường Đông Nam Á. Thu hút được vốn đầu tư, mở rộng giao lưu, học tập, tiếp thu trình độ KH công nghệ để phát triển
- Thách thức: Chịu sự cạnh tranh quyết liệt, nhất là về kinh tế -> Dễ bị tụt hậu về kinh tế và hòa tan về chính trị - VH – XH
I. Mục tiêu và cơ chế hợp tác của ASEAN
- Được thành lập ngày 8.8.1967 tại Băng Cốc (Thái Lan) với 5 nước thành viên ban đầu gồm: Inđônêxia, Malaixia, Xigapo, Thái Lan và Philipin.
- Hiện nay ASEAN gồm 10 QG: Năm 1984 thêm Brunây, 1995 là VN, 1997 Lào và Mianma, 1999 là CPC.
1. Các mục tiêu chính của ASEAN
* Mục tiêu 1: Thúc đẩy sự phát triển KTế - VH- GD và tiến bộ XH của các nước thành viên
* Mục tiêu 2: XD 1 KV hòa bình, ổn định, có nền Ktế - VH – XH phát triển
* Mục tiêu 3: Giải quyết những khác biệt nội bộ liên quan đến mối quan hệ giữa ASEAN với các nước, khối nước hoặc các tổ chức quốc tế khác.
* Mục tiêu tổng quát: Đoàn kết và hợp tác vì 1 ASEAN hòa bình và ổn định, cùng phát triển.
2. Cơ chế hợp tác của ASEAN
- Thông qua các diễn đàn, hiệp ước, tổ chức các hội nghị
- Thông qua các dự án, chương trình phát triển
- XD “KV thương mại tự do ASEAN”
- Thông qua các hoạt động văn hóa, thể thao của KV
II. Thành tựu của ASEAN
- Tăng trưởng kinh tế khá cao. GDP (2005) đạt 799,9 tỉ USD.
- Mở rộng các thành viên lên 10/11 QG.
- Đời sống nhân dân được cải thiện, bộ mặt các QG có sự thay đổi nhanh chóng, hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển theo hướng HĐH.
- Về an ninh XH: Tạo dựng được môi trường hòa bình, khá ổn định -> là cơ sở vững chắc cho sự phát triển KT- XH ở mỗi QG và toàn KV.
III. Thách thức đối với ASEAN
1. Trình độ phát triển còn chênh lệch
GDP/người có sự chênh lệch giữa các QG
VD: Năm 2004, GDP/người của các nước.
+ Xingapo: 25.207 USD
+ VN: 553 USD
+ Lào: 423 USD
+ Mianma: 166 USD
=> Ảnh hưởng đến mục tiêu: Giải quyết sự khác biệt trong nội bộ và mối quan hệ giữa ASEAN và các tổ chức quốc tế khác
2. Vẫn còn tình trạng nghèo đói
3. Các vấn đề XH khác
Có sự khác biệt ít nhiều về phong tục, tập quán; Tình trạng đô thị hóa tự phát; Mâu thuẫn tôn giáo, dân tộc; Vấn đề SD tài nguyên và bảo vệ môi trường
IV. Việt Nam trong quá trình hội nhập ASEAN
- Ngày 28.7.1995 Việt Nam gia nhập ASEAN
- Hợp tác về kinh tế:
+ Xuất khẩu gạo sang Inđônêxia, Philipin, Malaixia.
+ Nhập khẩu: Phân bón, thuốc trừ sâu, 1 số mặt hàng điện tử, hàng tiêu dùng.
+ Tham gia nhiều dự án phát triển kinh tế KV.
+ Buôn bán VN – ASEAN năm 2005 đạt 30% tổng giao dịch thương mại quốc tế của VN.
- Thách thức: Sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế, công nghệ, khác biệt về thể chế chính trị
IV. CỦNG CỐ
1. Nêu mục tiêu chính và tổng quát của ASEAN.
2. Nêu cơ chế hợp tác của ASEAN?
3. Nêu thành tựu và thách thức mà ASEAN gặp phải trong quá trình phát triển kinh tế
4. Nêu những nét chính về sự hợp tác giữa VN và ASEAN
File đính kèm:
- Tiet 30 - Hiep hoi cac nuoc Dong Nam A.doc