I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
- Biết được đặc điểm chung của địa hình VN: Đồi núi chiếm phần lớn diện tích đất liền của lãnh thổ nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.
- Hiểu sự phân hoá địa hình đồi núi ở VN, đặc điểm mỗi KV địa hình và sự khác nhau giữa các KV đồi núi.
2. Kỹ năng
Đọc và khai thác các kiến thức trong bản đồ.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Bản đồ tự nhiên VN.
- Atlat địa lí VN.
- Tranh ảnh về cảnh quan đồi núi ở nước ta.
- Phiếu học tập.
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 625 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn môn Địa lý 12 - Bài 6: Đất nước nhiều đồi núi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 6 Bài 6
đất nước nhiều đồi núi
Ngày soạn: 17/9/2010
Ngày giảng:19/9/2010
I. mục tiêu bài học
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
- Biết được đặc điểm chung của địa hình VN: Đồi núi chiếm phần lớn diện tích đất liền của lãnh thổ nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.
- Hiểu sự phân hoá địa hình đồi núi ở VN, đặc điểm mỗi KV địa hình và sự khác nhau giữa các KV đồi núi.
2. Kỹ năng
Đọc và khai thác các kiến thức trong bản đồ.
II. Phương tiện dạy học
- Bản đồ tự nhiên VN.
- Atlat địa lí VN.
- Tranh ảnh về cảnh quan đồi núi ở nước ta.
- Phiếu học tập.
III. Tiến trình bài giảng
1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
? Nêu đặc điểm của GĐ cổ kiến tạo trong lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ nước ta?
? Nêu đặc điểm của GĐ Tân kiến tạo trong lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ nước ta? Lấy VD khẳng định rằng GĐ tân kiến tạp vẫn còn đang tiếp diễn ở nước ta?
3. Bài mới
Giới thiệu bài: Thiên nhiên nước ta có 1 số đặc điểm chung là đất nước nhiều đồi núi, chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển, tính chất nhiệt đới gió mùa rõ nét và phân hoá đa dạng.
Trong bài hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu đặc điểm chung của địa hình và đặc điểm KV địa hình đồi núi ở nước ta.
Hoạt động của GV và HS
ND chính
? Quan sát bản đồ địa hình (H6) hoặc bản đồ ĐLTNVN hãy cho biết các dạng địa hình chủ yếu của nước ta? Cho biết dạng địa hình nào chiếm diện tích lớn nhất?
HS căn cứ vào bảng chú giải và phân tầng địa hình (qua màu sắc) để thấy rõ đặc điểm này.
-> Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn nhất (3/4 lãnh thổ) nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.
-> Đây là đặc điểm đầu tiên của địa hình VN.
GV: Chính đặc điểm này tạo nên diện mạo chung của thiên nhiên VN là "đất nước có nhiều đồi núi".
- Địa hình đồi núi chi phối sự phân bố nhiệt ẩm, sự hình thành thổ nhưỡng, phân bố động - thực vật và là nhân tố tạo nên sự phân hoá thiên nhiên nước ta -> Có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển KT-XH nước ta.
- Địa hình đồng bằng và đồi núi thấp dưới 1000m chiếm 85% diện tích cả nước.
? Quan sát bản đồ địa hình (Bản đồ TNVN) và ND trong SGK cho biết cấu trúc địa hình có đặc điểm như thế nào?
Biểu hiện: Địa hình đa dạng, được vận động Tân kiến tạo làm cho địa hình "trẻ lại" và có tính phân bậc rõ ràng.
GV: Sự phân bậc thể hiện khác nhau ở từng KV
- Miền Bắc: Nâng mạnh ở KV Tây Bắc, yếu hơn ở ĐB.
- Miền Trung: Nâng mạnh ở 2 đầu, yếu ở phần giữa.
- Miền NTB và Tây Nguyên: Các cao nguyên xếp tầng điển hình.
=> Có thể coi hướng TB-ĐN là hướng nghiêng chung của địa hình VN.
* Hướng TB-ĐN: Là hướng chính của các dãy núi vùng TB (HLS, Pu-đen-đinh, Pu Sam Sao); Bắc Trường Sơn (Hữu ngạn sông Hồng -> Bạch Mã): Tam Điệp, Hoành Sơn, Bạch Mã... và các hệ thống sông lớn: s.Hồng, s.Đà, s.Mã, s.Cả, s.Tiền, s.Hậu...
* Hướng vòng cung:
- Cánh cung sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều vùng ĐB.
- KV NTBộ, có thể coi hệ thống TS Nam là 1 cánh cung khổng lồ gần như ôm lấy Tây Nguyên.
? Dựa vào những hiểu biết của bản thân, nêu những biểu hiện của địa hình thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa?
- Địa hình bị xói mòn, cắt xẻ mạnh do lượng mưa lớn và tập trung theo mùa.
- Trên bề mặt địa hình, nơi có ít tác động của con người (Kthác rừng) -> Cây cối rậm rạp.
- Dưới rừng có lớp vỏ phong hoá dày, vụn bở được hình thành trong môi trường nóng ẩm, lượng mưa lớn.
? Hãy lấy VD để CM tác động của con người tới địa hình nước ta?
- Con người bằng những hoạt động kinh tế: Đường GT, khai thác đá... => phá huỷ địa hình.
- Tạo ra nhiều dạng địa hình nhân tạo: Đê, đập, hồ chứa nước, kênh rạch, công trình kiến trúc...
Chuyển ý:
Về mặt hình thể, địa hình nước ta có thể chia làm 2 KV địa hình chính là: Đồi núi và đồng bằng.
ở phần tiếp theo chúng ta sẽ nghiên cứu về đặc điểm của KV đồi núi nước ta.
HĐ: Phát phiếu học tập
Yêu cầu HS dựa vào ND trong SGK để hoàn thành các ND trong phiếu.
Chia lớp thành 5 nhóm:
- Nhóm I: Tìm hiểu về vùng ĐB.
- Nhóm II: Tây Bắc.
- Nhóm III: Bắc TS.
- Nhóm IV: Nam TS.
- Nhóm V: Địa hình bán bình nguyên và đồi trung du.
GV: Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày, các nhóm bổ sung, GV treo bảng chuẩn kiến thức, đối chiếu và nhận xét các nhóm.
1. Đặc điểm chung của địa hình.
a. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.
- Đồi núi chiếm 3/4 diện tích, đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích.
- Chủ yếu là đồi núi thấp dưới 1000 m.
- Núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1% diện tích.
b. Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng.
- Địa hình được vận động tân kiến tạo làm trẻ lại và có tính phân bậc rõ rệt.
- Địa hình thấp dần từ TB-ĐN.
- Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính:
+ Hướng TB-ĐN (Thể hiện rõ từ hữu ngạn sông S.Hồng -> D.Bạch Mã).
+ Hướng vòng cung (Thể hiện ở vùng núi ĐB, NTB và TS Nam).
c. Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm.
d. Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người.
2. Các KV địa hình
a. KV đồi núi
KV địa hình
Vị trí
Đặc điểm chính
Vùng núi
Đông bắc
Nằm ở tả ngạn sông Hồng
- Có 4 cánh cung lớn, chụm ở Tam Đảo, mở rộng về phía Bắc và Đông.
- Núi thấp chiếm phần lớn diện tích.
- Hướng địa hình: TB-ĐN
- Các sông có hướng vòng cung.
Tây Bắc
Nằm giữa s.Hồng và s.Cả
- Địa hình cao nhất nước với 3 dải theo hướng TB-ĐN:
+ Phía Đông là HLS.
+ Phía Tây: Núi trung bình từ Khoa La San -> s.Cả.
+ ở giữa là CN và SN (Mộc Châu, Sơn La...)
- Sông có hướng TB-ĐN.
Trường Sơn Bắc (BTB)
Nam s.Cả -> D.Bạch Mã.
- Núi song song và so le nhau hướng TB-ĐN.
- Địa hình thấp, hẹp ngang, được nâng cao ở 2 đầu, ở giữa trũng thấp.
Trường Sơn Nam
Bạch Mã -> Cực NTB
- Gồm các khối núi và cao nguyên.
- Phía Đông là các khối núi cao đồ sộ nằm liền kề với dải đồng bằng hẹp.
- Phía Tây là các cao nguyên ba dan bằng phẳng, cao TB 500-800-1000m và các bán bình nguyên xen đồi.
Địa hình bán bình nguyên và đồi trung du.
Chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng.
- Bậc thềm phù sa cổ ở độ cao 100m.
- Các bề mặt phủ badan ở độ cao 200m.
IV. Củng cố - dặn dò
1. Nêu đặc điểm chung của địa hình VN?
2. Điểm khác nhau về địa hình giữa 2 vùng núi TB và ĐB? Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam?
File đính kèm:
- Tiet 6 - Bai 6 - Dat nuoc nhieu doi nui.doc