I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
- Hiểu được các biểu hiện của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta.
- Hiểu được sự khác nhau về khí hậu giữa các KV.
2. Kỹ năng
- Đọc biểu đồ về khí hậu.
- Khai thác kiến thức từ bản đồ khí hậu, lược đồ gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ ở Châu Á.
- Phân tích mối quan hệ giữa các nhân tố hình thành và phân hoá khí hậu.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Bản đồ tự nhiên VN.
- Atlat địa lí VN.
- Lược đồ gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ ở ĐNA (SGK phóng to)
- Bản đồ khí hậu VN.
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 601 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn môn Địa lý 12 - Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 11 Bài 9
Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa.
Ngày soạn:18/10/2010
Ngày giảng: 201/20/2010
I. mục tiêu bài học
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
- Hiểu được các biểu hiện của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta.
- Hiểu được sự khác nhau về khí hậu giữa các KV.
2. Kỹ năng
- Đọc biểu đồ về khí hậu.
- Khai thác kiến thức từ bản đồ khí hậu, lược đồ gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ ở Châu á.
- Phân tích mối quan hệ giữa các nhân tố hình thành và phân hoá khí hậu.
II. Phương tiện dạy học
- Bản đồ tự nhiên VN.
- Atlat địa lí VN.
- Lược đồ gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ ở ĐNA (SGK phóng to)
- Bản đồ khí hậu VN.
III. Tiến trình bài giảng
1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Bài mới
Giới thiệu bài: ở những bài trước, chúng ta đã tìm hiểu về 2 đặc điểm của tự nhiên VN: Đất nước nhiều đồi núi và thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về đặc điểm thứ 3: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (2 tiết)
Hoạt động của GV và HS
ND chính
GV: Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa là đặc điểm cơ bản nhất của thiên nhiên VN, được biểu hiện trước hết ở thành phần khí hậu.
Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa chi phối đặc điểm nhiệt đới ẩm gió mùa của các thành phần tự nhiên khác và cảnh quan thiên nhiên.
? Dựa vào những kiến thức đã học, hãy cho biết vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
- Đặc điểm này quy định bởi vị trí địa lí của đất nước: Nằm trong vùng nội chí tuyến BBC -> khí hậu có tính chất nhiệt đới với nền nhiệt cao, bức xạ mặt trời lớn (2 lần mặt trời lên thiên đỉnh), nhiệt độ trung bình cao > 200C (trừ vùng núi cao), tổng số giờ nắng 1400-3000 giờ/năm.
- Nằm gần trung tâm gió mùa Châu á và chịu ảnh hưởng của gió mùa (nơi giao tranh của các khối khí hoạt động theo mùa)
- Giáp với biển Đông rộng lớn: Nguồn ẩm dồi dào.
GV: Như vậy, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa thể hiện ở 3 tính chất chính:
- Tính chất nhiệt đới.
- Lượng mưa, độ ẩm lớn.
- Gió mùa.
* Do mặt trời luôn đứng cao trên đường chân trời.
* Tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương, nhiệt độ TB > 200C, tổng số giờ nắng 1400-3000 giờ/năm.
GV: Do thuộc KV gió mùa Châu á và tiếp giáp với biển Đông nóng ẩm -> lượng mưa lớn, TB 1500 -2000 mm/năm.
=> Những KV sườn núi đón gió biển và các khối núi cao lượng mưa có thể đạt 3500-4000 mm/n.
GV: Lí giải về cơ chế hoạt động của gió Tín phong và gió mùa trên đất nước ta.
- Do vị trí nằm trong vùng nội chí tuyến BBC nên gió Tín phong hoạt động quanh năm ở nước ta.
+ Mùa Đông hướng ĐB.
+ Mùa hạ hướng ĐN.
Tuy nhiên: Do khí hậu nước ta chịu ảnh hưởng của các khối khí hoạt động theo mùa -> Tạo nên 2 mùa gió chính:
+ Gió mùa mùa Đông.
+ Gió mùa mùa Hạ.
=> Gió mùa đã lấn át Tín phong. Do đó, Tín phong hoạt động xen kẽ với gió mùa và chỉ mạnh lên rõ rệt vào các thời kì chuyển tiếp giữa 2 mùa gió.
* Về mùa đông: Tín phong hướng ĐB.
- ở miền Bắc, Tín phong bị khối khí lạnh phương Bắc lấn át.
- Miền Nam: Nơi khối khí lạnh ít xâm nhập Tín Phong mới mạnh lên.
* Mùa hạ: Tín phong hướng ĐN, đan xen với gió mùa TN (Bị gió TN chiếm ưu thế)
? Dựa vào ND trong SGK và sự hiểu biết của bản thân, hãy nêu hoạt động của gió mùa mùa đông ở nước ta?
-> Do chịu tác động của khối khí lạnh phương Bắc di chuyển theo hướng ĐB -> gọi là gió mùa ĐB.
GV: áp cao Xiabia, trung tâm áp cao có áp suất mạnh, khoảng vĩ độ 500B, là 1 vùng rất lạnh và khô (Do nhiệt độ hạ thấp trong thời kì mùa đông ở BBC)
* Nguyên nhân:
+ Đầu mùa đông, khối khí lạnh di chuyển qua lục địa Châu á rộng lớn.
+ Nửa cuối mùa đông: Do áp thấp Alêut phát triển làm khối khí lạnh di chuyển về phía Đông qua biển Nhật Bản và biển Trung Hoa vào nước ta -> mang theo hơi ẩm và nhiệt độ cũng tăng lên => Cuối mùa, thời tiết ấm, ẩm hơn -> gây mưa phùn cho vùng ven biển, đồng bằng Bắc Bộ và 1 số nơi khác của miền Bắc.
* Xen giữa các đợt gió mùa ĐB là các đợt gió ĐN.
GV: Từ Đà Nẵng trở vào, Tín phong BBC thổi theo hướng ĐB chiếm ưu thế, gây mưa cho vùng ven biển Trung Bộ (do ảnh hưởng của địa hình) và tạo nên mùa khô ở Nam Bộ và Tây Nguyên.
? Dựa vào H9.2, hãy cho biết các trung tâm áp cao hình thành gió mùa mùa hạ ở VN? Hướng di chuyển và tính chất cua gió này?
- áp cao Nam ấn Độ Dương, Ôxtrâylia, Ha-oai về áp thấp Xibia, Iran trên lục địa á-Âu.
GV:
- Vào đầu mùa hạ, trung tâm áp thấp ấn Độ - Mianma hút gió từ ấn Độ Dương qua vịnh Bengan, hướng TN -> Gây mưa cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên.
Khi vượt Trường Sơn và các dãy núi dọc biên giới Việt - Lào xuống vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần phía Nam của KV Tây Bắc -> Trở nên khô, nóng (gió Phơn, gió Lào); Đôi khi có ở đồng bằng Bắc Bộ do áp thấp BB hoạt động mạnh.
- Giữa và cuối mùa hạ: Tín phong NBC mạnh lên, di chuyển theo hướng ĐN, qua XĐ chuyển hướng TN vào Việt Nam -> Gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên => Hoạt động của các khối khí này hình thành “gió mùa mùa hạ” chính thức ở Việt Nam.
GV: Khối khí XĐ cùng với dải hội tụ nhiệt đới ở miền Nam nhiều hơn ở miền Bắc và là nguyên nhân gây mưa mùa hạ cho toàn quốc; Tháng 6-10 cho Nam Bộ và Tây Nguyên; Mưa ngâu (tháng 8) cho đồng bằng Bắc Bộ và tháng 9 cho Trung Bộ.
Do hoạt động của áp thấp Bắc Bộ, khối khí này chuyển hướng ĐN vào Bắc Bộ -> "gió mùa ĐN" cho Bắc Bộ.
? Hoạt động của gió mùa đã dẫn tới sự phân chia mùa khí hậu khác nhau giữa các KV như thế nào?
- Miền Bắc:
+ Mùa đông lạnh, ít mưa.
+ Mùa hạ nóng, ẩm, mưa nhiêù.
- Miền Nam: 2 mùa mưa và khô rõ rệt.
- Tây Nguyên và đồng bằng ven biển Trung Trung Bộ có sự đối lập về mùa mưa và mùa khô.
1. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
a. Tính chất nhiệt đới.
- Lượng bức xạ mặt trời hàng năm lớn.
- Mọi nơi trong năm đều có 2 lần mặt trời lên thiên đỉnh.
- Tổng nhiệt và nhiệt độ TB năm đều cao.
b. Lượng mưa, độ ẩm lớn.
- Lượng mưa lớn, TB 1500 -2000 mm/năm.
- Độ ẩm không khí cao, > 80%, cân bằng ẩm luôn dương.
c. Gió mùa.
* Gió mùa mùa đông:
- Từ tháng 11-> tháng 4 năm sau.
- Hướng ĐB (Xuất phát từ trung tâm áp cao Xiabia)
- Tính chất:
+ Đầu mùa (Tháng 11 -> 1): lạnh và khô.
+ Cuối mùa: Lạnh ẩm, gây mưa phùn vùng ven biển, đồng bằng Bắc Bộ và BTB.
+ Chỉ tác động từng đợt tạo nên 1 mùa đông có 2-3 tháng lạnh (nhiệt độ < 180C)
- Phạm vi tác động: Phía Bắc dãy Bạch Mã.
* Gió mùa mùa hạ:
- Từ tháng 5 -> tháng 10.
- 2 Hướng TN thổi vào nước ta.
- Tính chất:
+ Đầu mùa hạ (tháng 5 ->7): Gây mưa lớn đồng bằng Nam Bộ, thời tiết nóng ẩm. Gây nóng, khô ở đồng bằng ven biển Trung bộ, phần Nam KV Tây Bắc và đôi khi có ở đồng bằng Bắc Bộ (Nhiệt độ lên tới 350 - 400C, độ ẩm dưới 50%).
+ Giữa và cuối mùa hạ (tháng 8->10): Gây mưa lớn cho KV đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên. Gây mưa nhiều cho Trung bộ vào tháng 9.
Như vậy: Trong mùa gió TN, thời tiết khá đồng nhất trên cả nước, cả Bắc Bộ và Nam Bộ đều có nhiệt độ cao > 250C, có mưa lớn (> 80% lượng mưa cả năm).
IV. Củng cố - dặn dò
1. Nêu đặc điểm của gió mùa mùa đông ở Việt Nam?
2. Nêu đặc điểm của gió mùa mùa hạ ở Việt Nam?
File đính kèm:
- Tiet 11 - Bai 9 - thien nhien nhiet doi am gio mua.doc