Bài soạn môn Địa lý lớp 10 - Bài 18: Sinh quyển, các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức

- Hiểu KN sinh quyển và các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển, phân bố của sinh vật.

2. Kỹ năng

Có kỹ năng phân tích sơ đồ, hình vẽ, bản đồ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

- Bản đồ phân bố sinh vật và các nhóm đất chính trên Trái đất.

- Tranh ảnh về tác động của con người đến sự phân bố và phát triển của sinh vật.

III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG

1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ:

? Đất là gì? Nêu các đặc trưng cơ bản của đất.

? Trình bày tóm tắt vai trò của các nhân tố trong quá trình hình thành đất?

3. Bài mới

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 423 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn môn Địa lý lớp 10 - Bài 18: Sinh quyển, các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 21 Bài 18 Sinh quyển. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật. Ngày soạn: Ngày giảng: I. Mục tiêu bài học Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức - Hiểu KN sinh quyển và các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển, phân bố của sinh vật. 2. Kỹ năng Có kỹ năng phân tích sơ đồ, hình vẽ, bản đồ. II. Thiết bị dạy học - Bản đồ phân bố sinh vật và các nhóm đất chính trên Trái đất. - Tranh ảnh về tác động của con người đến sự phân bố và phát triển của sinh vật. III. Tiến trình bài giảng 1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: ? Đất là gì? Nêu các đặc trưng cơ bản của đất. ? Trình bày tóm tắt vai trò của các nhân tố trong quá trình hình thành đất? 3. Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung ? Sinh quyển là gì? Phạm vi giới hạn của sinh quyển? GV: Giới hạn phân bố của sinh vật quyết định giới hạn của sinh quyển. - Giới hạn phía trên: Là nơi tiếp giáp với tầng Ôdôn của khí quyển (22-25 km). Sinh vật không thể xâm nhập và tồn tại trong tầng Ôdôn vì tầng này hấp thụ tia tử ngoại, làm cho SV bị tiêu diệt. - Giới hạn phía dưới: Đáy vực thẳm của đại dương (> 6 km, nơi sâu nhất trên 11 km); Trong lục địa là phần dưới cùng của vỏ phong hóa, sâu TB 60 km (hiếm khi tới 100-200 km). Tuy nhiên SV phân bố không đều khắp sinh quyển, mà chỉ tập trung vào 1 lớp dày khoảng vài chục mét, nơi chủ yếu có thực vật mọc. => Kết luận: Về giới hạn sinh quyển. VD: - Loài ưa nhiệt phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới (Cao su, cà phê, dừa) - Loài chịu lạnh phân bố ở những vùng vĩ độ cao và các vùng núi cao (Thông, Tùng,). Thường không cây nào sống nổi trong môi trường thường xuyên duy trì 400C. VD: - Nơi có điều kiện nhiệt, ẩm thuận lợi là nơi SV phát triển tốt nhất (xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt ẩm, ôn đới ấm, ẩm) VD: Cây ưa sáng (Tùng rụng lá, thực vật thảo nguyên, hoang mạc); Ưa bóng râm (dương xỉ, rêu) => Chính những đặc điểm trên đã tạo ra các tầng cây trong rừng. GV: Do sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm, ánh sángmà hình thành nên các đới sinh vật theo vĩ độ. HĐ: Cho HS quan sát Hình 19.1 (trang 70) – Các kiểu thảm thực vật trên Trái đất. VD: - Đất ngập mặn: Cây ưa mặn (Đước, sú, vẹt) - Đất đỏ vàng vung xích đạo (cây lá rộng) - Sa mạc (cây có thân mọng nước, lá biến thành gai, cây có rễ dài cắm sâu xuống đất) HĐ: Quan sát hình 18 (trang 67) - Sơ đồ các vành đai thực vật ở núi Ki-li-man-gia-rô. - Sự phân bố thực vật theo vành đai là khác nhau. - Nguyên nhân: Sự khác nhau về độ ẩm của sườn Tây Nam (ẩm ướt hơn) so với sườn Đông Bắc. ? Vì Sao nói sự phân bố các loài động vật trên Trái đất có liên quan chặt chẽ đến sự phân bố thực vật? Mối quan hệ phụ thuộc: Thực vật -> Động vật ăn cỏ -> Động vật ăn thịt. Con người tác động đến sinh quyển ở cả 2 mặt: Tích cực và tiêu cực. VD: - Tích cực: + Con người đã đưa giống cam, chanh, míatừ Châu á, Châu Âu sang Châu Phi, Nam Mĩ. Mang cao su, khoai tây, thuốc lá từ Châu Mĩ sang trồng ở Châu á, Châu Phi; Đưa bò, cừu, thỏ từ Châu Âu sang nuôi ở Ôxtrâylia và Niu di lân + Việc trồng và bảo vệ rừng + Lai tạo các giống mới cho năng suất cao - Tiêu cực: Khai thác rừng quá mức -> giảm diện tích rừng, săn bắn các động vật quý hiếm, phát triển kinh tế, lấn chiếm các KV rừng nguy cơ biến mất nhiều loại SV quý hiếm, gây mất cân bằng sinh thái I. Sinh quyển 1. Khái niệm Sinh quyển là quyển trong đó có toàn bộ sinh vật sống. 2. Giới hạn Giới hạn sinh quyển gồm: Tầng thấp của khí quyển, toàn bộ thủy quyển, thổ nhưỡng quyển và lớp vỏ phong hóa. II. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật 1. Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và phân bố của sinh vật thông qua nhiệt độ, nước, độ ẩm và ánh sáng. - Nhiệt độ: Mỗi loài thích nghi với 1 giới hạn nhiệt độ nhất định. - Nước và độ ẩm: Là môi trường để sinh vật phát triển. - ánh sáng: ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của thực vật, hấp thụ nhiệt của động vật. 2. Đất Có ảnh hưởng rõ rệt đến sự phát triển và phân bố của sinh vật do mỗi loại đất có đặc tính lí hóa và độ phì khác nhau. 3. Địa hình - Độ cao: Làm thay đổi nhiệt độ, độ ẩm -> làm thành phần thực vật thay đổi tạo nên các vành đai thực vật khác nhau theo độ cao. - Hướng sườn khác nhau tạo nên sự khác biệt về nhiệt, ẩm, chế độ chiếu sáng -> ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật. 4. Sinh vật - Thực vật và động vật có mối quan hệ với nhau về nơi cư trú và nguồn thức ăn. - Thực vật tạo nơi cư trú và nguồn thức ăn cho động vật -> Nơi thực vật phong phú thì động vật cũng phong phú và ngược lại. 5. Con người Có thể mở rộng hay thu hẹp sự phân bố của sinh vật. iv. Củng cố Sinh quyển là gì? Giới hạn của sinh quyển? Sinh vật có phân bố đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển không? Các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng như thế nào tới sự phát triển và phân bố của sinh vật?

File đính kèm:

  • docTiet 21- Sinh quyen. Cac nhan to anh huong toi pt va pb cua sinh vat.doc
Giáo án liên quan