Bài soạn môn Địa lý lớp 6 - Bài 13: Địa hình bề mặt trái đất

I - Mục tiêu

1. Kiến thức

Sau bài học HS cần:

- Phân biệt được độ cao tuyêt đối và độ cao tương đối của địa hình.

- Biết khái niệm núi và sự phân loại núi theo độ cao tương đối của địa hình sự khác nhau giữa núi già và núi trẻ.

- Hiểu thế nào là địa hình Cacxtơ.

 2. Kĩ năng

 - Chỉ được trên bản đồ thế giới một số vùng núi già và một số dãy núi trẻ.

II - Thiết bị dạy học

- Sơ đồ thể hiện độ cao tương đối và độ cao tuyệt đối của núi.

- Bảng phân loại núi theo độ cao.

- Tranh ảnh về các loại núi già và núi trẻ ,núi đá vôi và hang động.

- Bản đồ tự nhiên thế giới.

 

doc2 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 610 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn môn Địa lý lớp 6 - Bài 13: Địa hình bề mặt trái đất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương II các thành phần tự nhiên của trái đất Tuần: 16 Ngày soạn : 14/12/2008 Tiết: 15 Ngày giảng : 16/12/2008 Bài 13: địa hình bề mặt trái Đất I - Mục tiêu Kiến thức Sau bài học HS cần: - Phân biệt được độ cao tuyêt đối và độ cao tương đối của địa hình. - Biết khái niệm núi và sự phân loại núi theo độ cao tương đối của địa hình sự khác nhau giữa núi già và núi trẻ. - Hiểu thế nào là địa hình cacxtơ. 2. Kĩ năng - Chỉ được trên bản đồ thế giới một số vùng núi già và một số dãy núi trẻ. II - Thiết bị dạy học - Sơ đồ thể hiện độ cao tương đối và độ cao tuyệt đối của núi. - Bảng phân loại núi theo độ cao. - Tranh ảnh về các loại núi già và núi trẻ ,núi đá vôi và hang động. - Bản đồ tự nhiên thế giới. III - Tiến trình bài giảng 1. ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ - Tại sao người ta nói rằng nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau ? 3. Bài mới Hoạt đông của Thầy và trò Ghi bảng Hoạt động 1: Bước 1: GV: Treo tranh về núi: - Dựa vào tranh hoặc hình 35;36 (SGK ) em hãy cho biết núi là địa hình nhô lên hay trũng xuống của vỏ Trái Đất ? - Núi là gì ? - Độ cao của núi được tính bằng cách nào ? - Yêu cầu HS đọc thuật ngữ độ cao tương đối và độ cao tuyệt đối ( SGK-Tr 85 ) - Dựa vào độ cao tuyệt đối người ta phân núi thành 3 loại. Dựa vào bảng thống kê em hãy cho biết đó là những loại nào ? Có độ cao từ bao nhiêu đến bao nhiêu mét ? GV: Treo bản đồ tự nhiên thế giới và Việt Nam - Dựa vào bản đồ ttự nhiên Việt Nam và thế giới em hãy cho biết tên của các dãy núi cao trên thế giới ? - Việt nam chủ yếu núi có độ cao như thế nào ? GV: Cho HS quan sát bản đồ lên bảng chỉ và đọc tên các dãy núi cao trên thế giới và đưa ra kết luận về núi ở Việt Nam. Bước 2: - GV yêu cầu HS trả lời. - GV chuẩn kiến thức. Hoạt động 2: Bước 1: GV: Dựa vào nội dung SGK ngoài chia theo độ cao người ta còn dựa vào đâu để chia núi thành núi già và núi trẻ ? - Núi già và núi trẻ khác nhau như thế nào ? - Nêu sự khác nhau giữa núi già và núi trẻ ? GV: Dùng bản đồ thế giới chỉ cho HS thấy các dãy núi già và núi trẻ trên thế giới. - Việt Nam chúng ta có rát nhiều đó là loại địa hình nào ? Bước 2: - GV yêu cầu HS trả lời. - GV chuẩn kiến thức. Hoạt động 3: Bước 1: GV: Dựa vào nội dung SGK em hãy: - Cho biết địa hình caxtơ là gì ? - Hãy kể tên một số hang động đẹp mà em biết. Bước 2: - GV yêu cầu HS trả lời. - GV chuẩn kiến thức. 1.Núi độ cao của núi. - Núi là địa hình nhô cao trên 500 mét so với mực nước biển có đỉnh có sườn. - Dựa vào độ cao tuyệt đối người ta chia núi thành 3 loại: + Núi thấp < 1000 m + Núi trung bình từ 1000 m đến 2000 m + Núi cao trên 2000 m 2.Núi già và núi trẻ. Căn cứ vào thời gian hình thành và hình thái núi người ta chia thành núi già núi trẻ. + Núi già: đỉnh tròn, sườn thoải, rộng. + Núi trẻ: đỉnh nhọn, sườn dốc, hẹp. 3. Địa hình caxtơ và các hang động. - Núi đá vôi: Nhiều hình dạng khác nhau sườn dốc, đứng. - Trong núi có các hang động đẹp. 4. Củng cố - GV hệ thống lại kiến thức bài giảng. - GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ SGK. 5. Hướng dẫn HS về nhà - Về nhà làm tiếp bài tập SGK. - Học bài cũ, nghiên cứu bài mới.

File đính kèm:

  • docTiet 15- Dia hinh be mat Trai Dat.doc