I- Mục tiêu bài học:
Sau bài học, HS cần:
- Sau bài học HS nắm được cách thể hiện các đối tượng địa lí lên bản đồ.
- Cách thể hiện địa hình lên bản đồ.
II- Các thiết bị dạy học:
- Bản đồ tự nhiên (Việt Nam hoặc các châu lục ).
- Hình 16 phóng to.
III- Các hoạt động trên lớp
1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
Kinh độ của một điểm bao gồm những gì ?
3. Bài mới
2 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 809 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn môn Địa lý lớp 6 - Bài 5: Kí hiệu bản đồ cách biểu hiện địa hình trên bản đồ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 6 Bài 5
kí hiệu bản đồ
cách biểu hiện địa hình trên bản đồ
I- Mục tiêu bài học:
Sau bài học, HS cần:
- Sau bài học HS nắm được cách thể hiện các đối tượng địa lí lên bản đồ.
- Cách thể hiện địa hình lên bản đồ.
II- Các thiết bị dạy học:
- bản đồ tự nhiên (Việt nam hoặc các châu lục ).
- Hình 16 phóng to.
III- Các hoạt động trên lớp
ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
Kiểm tra bài cũ:
Kinh độ của một điểm bao gồm những gì ?
3. Bài mới
kí hiệu bản đồ
cách biểu hiện địa hình trên bản đồ
Hoạt đông của GV và HS
Nội dung chính
Hoạt động
GV: Cho HS quan sát bản đồ hành chính:
? Em hãy cho biết kí hiệu bản đồ dùng để làm gì ?
Tất cả các kí hiệu đều được giải thích trong bảng chú giải, thường đặt ở cuối bản đồ
? Dựa vào H 14 em hãy cho biết có mấy loại kí hiệu ?
Kí hiệu bản đồ rất đa dạng. Chúng có thể là những hình vẽ, màu sắcđược dùng 1 cách quy ước để thể hiện các sự vật, hiện tượng địa lí trên bản đồ
? Dựa vào H14 – sgk trang 18 em hãy cho biết có các loại kí hiệu lại chia ra thành các loại nào?
Có 3 loại kí hiệu:
+ kí hiệu điểm thường dùng đối với các đối tượng địa lí có diện tích nhỏ.
+ Kí hiệu đường thường dùng để thể hiện các đối tượng địa lí có chiều dài.
+ Kí hiệu diện tích dùng để thể hiện đối tượng địa lí có diện tích rộng)
- GV yêu cầu HS trả lời.
- GV chuẩn kiến thức.
? Dựa vào hình 15 – SGK trang 18, cho biết có các dạng kí hiệu nào?
3 dạng: Kí hiệu hình học, kí hiệu chữ và kí hiệu tượng hình.
GV: Dùng bản đồ để chỉ cho HS thấy 1 số dạng kí hiệu thường dùng trên bản đồ.
Hoạt động
GV: Treo bản đồ tự nhiên VN, cho HS thấy màu sắc để phân biệt các dạng địa hình -> Ngoài cách biểu hiện độ cao của địa hình bằng thang màu, người ta còn dùng các đường đồng mức (Là những đường nối những điểm có cùng 1 độ cao).
VD: Nếu cắt ngang một quả núi bằng những lát cắt song song, cách đều nhau thì đường viền chu vi của những lát cắt này là những đường đồng mức (còn gọi là đường đẳng cao).
GV: Cho HS quan sát H16, trang 19, cho biết
+ Mỗi lát cắt cách nhau bao nhiêu m ?
+ Dựa vào khoảng cách giữa hai đường đồng mức ở hai sườn núi phía đông và phía tây hãy cho biết sườn nào có độ dốc lớn hơn ?
- GV yêu cầu HS trả lời.
- GV chuẩn kiến thức.
1. Các loại kí hiệu bản đồ
- kí hiệu bản đồ thể hiện các đối tượng địa lí.
- Các kí hiệu rất đa dạng và có tính quy ước.
- có 3 loại kí hiệu:
+ Kí hiệu điểm.
+ kí hiệu đường.
+ Kí hiệu diện tích.
2- Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ.
- trên bản đồ tự nhiên: địa hình được thể hiện bằng màu sắc.
- Trên bản đồ địa hình: địa hình được thể hiện bằng các đường đồng mức (Đường đồng mức là đường nối liền các điểm có cùng độ cao).
+ Khoảng cách giữa hai đường đồng mức cạnh nhau càng gần địa hình càng dốc.
+ Khoảng cách giữa hai đường đồng mức cạnh nhau càng xa địa hình càng thoải.
IV- Củng cố:
GV hệ thống lại kiến thức bài giảng.
GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ SGK.
Tại sao trước khi xem mộtbản đồ phải xem bảmg chú giải ? Người ta thường biểu hiện các đói tượng địa lí bằng những loại kí hiệu nào ?
GV yêu cầu HS làm tiếp các bài tập SGK .
V- Dặn dò:
Về nhà làm tiếp bài tập SGK.
Học bài cũ, nghiên cứu bài mới.
Rút kinh nghiệm sau bài giảng:
File đính kèm:
- Tiet 6-Bai 5-ki hieu ban do, cach bieu hien dia hinh tren ban do.doc