Bài soạn môn học Địa lý 10 - Bài 40: Địa lí ngành thương mại

I. Mục tiêu bài học :

1. Kiến thức :

- Hiểu đúng về thị trường và cơ chế hoạt động của thị trường.

- Thấy rõ được vai trò của ngành thương mại đối với kinh tế và đời sống nhân dân.

- Nắm được khái niệm về cán cân xuất nhập khẩu.

- Hiểu được đặc điểm của thị trường thế giới, một số xu hướng trong hoạt động của thị trường hiện nay.

- Nắm được tên của các hiệp ước liên minh khu vực.

- Nắm được một số nét về vai trò của tổ chức thương mại thế giới.

2. Kỹ năng : Biết phân tích lược đồ, biểu đồ, bảng số liệu thống kê liên quan.

3. Thái độ, hành vi :

- Ý thức tự giác trong học tập.

4. Trọng tâm :

- Ngành thương mại có vai trò điều tiết và hướng dẫn tiêu dùng. Hoạt động thương mại góp phần thúc đẩy việc sản xuất hàng hóa ở các vùng trong nước với thị trường thế giới; giúp cho việc khai thác có hiệu quả các lợi thế của đất nước.

- Đặc điểm của thị trường thế giới.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 489 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn môn học Địa lý 10 - Bài 40: Địa lí ngành thương mại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 08/04/2009 Ngày dạy : 10/04/2009 Tiết : 48 Tuần : 13 ( HKII ) Bài 40 : ĐỊA LÍ NGÀNH THƯƠNG MẠI I. Mục tiêu bài học : 1. Kiến thức : - Hiểu đúng về thị trường và cơ chế hoạt động của thị trường. - Thấy rõ được vai trò của ngành thương mại đối với kinh tế và đời sống nhân dân. - Nắm được khái niệm về cán cân xuất nhập khẩu. - Hiểu được đặc điểm của thị trường thế giới, một số xu hướng trong hoạt động của thị trường hiện nay. - Nắm được tên của các hiệp ước liên minh khu vực. - Nắm được một số nét về vai trò của tổ chức thương mại thế giới. 2. Kỹ năng : Biết phân tích lược đồ, biểu đồ, bảng số liệu thống kê liên quan. 3. Thái độ, hành vi : - Ý thức tự giác trong học tập. 4. Trọng tâm : - Ngành thương mại có vai trò điều tiết và hướng dẫn tiêu dùng. Hoạt động thương mại góp phần thúc đẩy việc sản xuất hàng hóa ở các vùng trong nước với thị trường thế giới; giúp cho việc khai thác có hiệu quả các lợi thế của đất nước. - Đặc điểm của thị trường thế giới. - Khái niệm về cán cân xuất nhập khẩu. - Cơ cấu hàng xuất nhập khẩu. - Sự phân bố thị trường thế giới. - Những tổ chức thương mại lớn trên thế giới. II. Ðồ dùng dạy học : Các sơ đồ trong Sgk, sơ đồ : Tỉ trọng buôn bán hàng hoá giữa các vùng và bên trong các vùng năm 2001. Sơ đồ đơn giản về hoạt động của thị trường. III. Phương pháp : Đàm thoại, thảo luận, nghiên cứu. giảng giải. IV. Tiến trình tổ chức dạy học : 1. Ổn định lớp : ( Kiểm diện sĩ số ghi vào sổ đầu bài ) 2. Kiểm tra bài cũ : CH 1 : Vai trò của ngành thông tin liên lạc ? à Sgk trang 151 CH 2 : Tình hình phát triển và phân bố của ngành thông tin liên lạc ? à Sgk trang 151, 152, 153. 3. Bài mới : - Một trong những nhiệm vụ của giao thông vận tải là chuyên chở hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ. Nhưng muốn sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng còn phải qua một khâu trung gian đó là ngành thương mại. Nói đến thương mại là nói đến thị trường trong và ngoài nước, tức là nói đến xuất nhập khẩu. Thị trường là gì ? Hoạt động ra sao ? Tác dụng của ngành thương mại ? Thế nào là cán cân xuất nhập khẩu ? HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CHÍNH HĐ 1: Cả lớp - Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát sơ đồ hoạt động của thị trường tự rút ra khái niệm thị trường. - Thử nêu một số hàng hoá được bày bán ở một tạp hoá gần nhà à nêu khái niệm hàng hoá. - Thế nào là vật ngang giá ? Tại sao không dùng hàng hoá để trao đổi mà phải dùng tiền ? - Quy luật cung cầu là gì ? Nêu ví dụ thực tế cho từng trường hợp ( cung > cầu, cung < cầu, cung = cầu ) ? HĐ 2 : Nhóm/Cả lớp Bước 1: Học sinh dựa vào Sgk, vốn hiểu biết, thảo luận theo gợi ý : - Trình bày vai trò của ngành thương mại ? - Ngành nội thương có vai trò gì ? Tại sao sự phát triển của ngành nội thương sẽ thúc đẩy phân công lao động theo lãnh thổ giữa các vùng ? - Ngành ngoại thương có vai trò gì ? - Hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu có mối quan hệ với nhau như thế nào ? Tại sao nói thông qua việc đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, nền kinh tế trong nước sẽ có động lực mạnh mẽ để phát triển ? Bước 2 : Đại diện các nhóm lên trình bày, giáo viên chuẩn xác kiến thức. HĐ 3 : Cá nhân Bước 1: Học sinh đọc Sgk, hoàn thành phiếu học tập. Bước 2 : Gọi học sinh lên trình bày, giáo viên chuẩn xác kiến thức. HĐ 4 : Cả lớp - Quan sát sơ đồ buôn bán giữa các khu vực lớn trên thế giới, em có nhận xét gì về tình hình xuất nhập khẩu trên thế giới ? - Nghiên cứu bảng số liệu giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của một số nước năm 2001, rút ra nhận xét về tình hình ngoại thương một số nước có nền ngoại thương phát triển hàng đầu thế giới ? HĐ 5 : Cả lớp - Học sinh đọc Sgk, nêu một số nét cơ bản về WTO. - Học sinh đọc bảng Một số khối kinh tế lớn trên thế giới, nêu một số đặc điểm chung cho từng khối. Giáo viên kết luận lại vai trò của các khối kinh tế trên thế giới. Có thể hỏi thêm các câu hỏi sau : - Hãy xác định các nước thành viên của tổ chức ASIAN và NATTA trên bản đồ. - Việt Nam hiện là thành viên của các tổ chức kinh tế thế giới nào ? - Nêu những thông tin mới nhất về việc Việt Nam gia nhập WTO. I. Khái niệm về thị trường : 1. Thị trường : Là nơi giặp gỡ giữa người bán và người mua. 2. Hàng hoá : Vật đem ra mua, bán trên thị trường. 3. Vật ngang giá : Làm thước đo giá trị của hàng hoá. Vật ngang giá hiện đại là Tiền. * Hoạt động : Thị trường hoạt động theo quy luật cung cầu. II. Ngành thương mại : 1. Vai trò : - Là khâu nối giữa khâu sản xuất và tiêu dùng. - Điều tiết sản xuất, và hướng dẫn tiêu dùng. - Ngành nội thương : Làm nhiệm vụ trao đổi hàng hoá, dịch vụ trong một quốc gia. - Ngành ngoại thương : Gắn thị trường trong nước với thị trường thế giới. 2. Cán cân xuất nhập khẩu và cơ cấu xuất nhập khẩu: a. Cán cân xuất nhập khẩu : - Khái niệm : Là hiệu số giữa giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu. - Phân loại : + Xuất siêu : Xuất khẩu > nhập khẩu + Nhập siêu : Xuất khẩu < nhập khẩu b. Cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu : - Các nước đang phát triển : + Xuất : Sản phẩm cây công nghiệp, lâm sản, nguyên liệu và khoáng sản. + Nhập : Sản phẩm của công nghiệp chế biến, máy công cụ, lương thực, thực phẩm. - Các nước phát triển : Ngược lại. III. Đặc điểm của thị trường thế giới : - Toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới là xu thế quan trọng nhất. - Châu Âu, châu Á, Bắc Mĩ có tỉ trọng buôn bán trong nội vùng và trên thế giới đều lớn. - Khối lượng buôn bán trên thế giới tăng liên tục trong những năm qua. - Ba trung tâm buôn bán lớn nhất thế giới là Hoa Kì, Nhật Bản và Tây Âu. - Hoa Kì, Nhật Bản, CHLB Đức, Anh, Pháp là các cường quốc về xuất, nhập khẩu à ngoại tệ mạnh. IV. Các tổ chức thương mại thế giới : 1. Tổ chức thương mại thế giới WTO : - Ra đời ngày 15/ 11/ 1994, hoạt động chính thức từ 01/ 01/ 1995, lúc đầu gồm 125 nước thành viên. - Là tổ chức quốc tế đầu tiên ra luật lệ buôn bán qui mô toàn cầu và giải quyết các tranh chấp quốc tế. - Thúc đẩy sự phát triển quan hệ buôn bán thế giới. 2. Một số khối kinh tế lớn trên thế giới năm 2004 : - Tây Âu, Đông Nam Á, Bắc Mĩ. ( Bảng 40.2 – Sgk trang 157 ) 4. Củng cố : - Thế nào là ngành thương mại ? Vai trò của ngành thương mại đối với việc phát triển kinh tế xã hội đất nước ? - Đặc điểm của thị trường thế giới ? 5. Dặn dò : Học bài cũ, trả lời các câu hỏi sau bài học Sgk, làm bài tập 3/158. Đọc trước bài mới “ Môi trường và tài nguyên thiên nhiên ”. V. Phụ lục : Phiếu học tập. Cán cân XNK Khái niệm Phân loại Cơ cấu mặt hàng XNK Xuất siêu Nhập siêu Các nước phát triển Các nước đang phát triển

File đính kèm:

  • docTiet 48 Bai 40 Dia ly nganh thuong mai.doc