Bài soạn môn Vật lý lớp 10 (cơ bản) - TrườngTHPT Hoà Vang - Tiết 38: Động lượng - Định luật bảo toàn động lượng

I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức:

 - Phát biểu được định nghĩa hệ cô lập.

 - Phát biểu được định luật bảo toàn động lượng.

 2. Kĩ năng:

 - Vận dụng được định luật bảo toàn động lượng để giải các bài toán va chạm mềm.

 - Giải thích được nguyên tắc chuyển động bằng phản lực.

 II. Chuẩn bị:

 1. Giáo viên:

 Thí nghiệm minh họa định luật bảo toán động lượng:

 - Đệm không khí;

 - Các xe nhỏ chuyển động trên đệm không khí;

 - Các lò xo (xoắn, dài);

 - Dây buộc;

 - Đồng hồ hiện số.

 2. Học sinh:

 - Ôn lại các định luật Niu-tơn.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 732 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn môn Vật lý lớp 10 (cơ bản) - TrườngTHPT Hoà Vang - Tiết 38: Động lượng - Định luật bảo toàn động lượng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TrườngTHPT Hoà Vang GV: Lờ Tài Trớ Ngày soạn: 28 - 12 - 2008. Tiết 38 động lượng - định luật bảo toàn động lượng (tt) I. Mục tiêu 1. Kiến thức : - Phát biểu được định nghĩa hệ cô lập. - Phát biểu được định luật bảo toàn động lượng. 2. Kĩ năng: - Vận dụng được định luật bảo toàn động lượng để giải các bài toán va chạm mềm. - Giải thích được nguyên tắc chuyển động bằng phản lực. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên : Thí nghiệm minh họa định luật bảo toán động lượng: - Đệm không khí; - Các xe nhỏ chuyển động trên đệm không khí; - Các lò xo (xoắn, dài); - Dây buộc; - Đồng hồ hiện số. 2. Học sinh: - Ôn lại các định luật Niu-tơn. III. Tiến trình dạy học  1. ổn định lớp: 2. Nội dung bài dạy: Hoạt động 1: Tìm hiểu định luật bảo toán động lượng. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIấN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - Nêu một số ví dụ về hệ cô lập, từ đó đi đến khái niệm hệ cô lập. - Thông báo cách tính động lượng và độ biến thiên động lượng của một hệ. - Nêu và phân tích bài toán hệ cô lập gồm hai vật. Qua bài toán này cho HS hiểu động lượng của các vật trong hệ cô lập biến thiên, nhưng động lượng của hệ được bảo toàn. Từ đó đi đến định luật bảo toàn động lượng. II. định luật bảo toàn động lượng 1. Hệ cô lập (hệ kín) - Một hệ vật được gọi là hệ cô lập khi: + Không có ngoại lực tác dụng lên hệ. + Hoặc ngoại lực tác dụng lên hệ cân bằng lẫn nhau. + Hoặc ngoại lực không đáng kể so với nội lực. 2. Định luật bảo toàn động lượng của hệ cô lập a - Định luật: (SGK) II. đ) Hoạt động 2: Xét bài toán va chạm mềm. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIấN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - Nêu bài toán va chạm mềm, yêu cầu HS xác định vận tốc của hai vật sau va chạm. - Trợ giúp : Hệ hai vật là hệ cô lập áp dụng định luật bảo toàn động lượng cho hệ. - Mở rộng trường hợp v2 ạ 0. 3. Va chạm mềm - Va chạm mềm : Là quá trình va chạm mà sau khi va chạm hai vật nhập vào nhau làm một, chuyển động cùng vận tốc. m2 m1 m2 m1 - Hệ hai vật chuyển động trên mặt phẳng nằm ngang không ma sát là hệ cô lập (trọng lực cân bằng với phản lực). áp dụng định luật bảo toàn động lượng: Suy ra Hoạt động 3: Tìm hiểu chuyển động bằng phản lực. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIấN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - Tên lửa vũ trụ là phương tiện giúp con người đi vào vũ trụ. - Định luật bảo toàn động lượng là cơ sở của nguyên tắc chế tạo tên lửa vũ trụ. - Nêu bài toán chuyển động của tên lửa, yêu cầu HS xác định vận tốc của tên lửa ngay sau khi phụt khí. Từ đó nêu lên nguyên tắc chuyển động bằng phản lực. - Trợ giúp 1: Hệ tên lửa là hệ cô lập, áp dụng định luật bảo toàn động lượng cho hệ. - Trợ giúp 2: , khi một phần của hệ chuyển dộng theo một hướng nào đó, thì phần còn lại của hệ sẽ chuyển động theo hướng ngược lại. - Các vật chuyển động bằng phản lực (con tàu vũ trụ, tên lửa )có thể bay trong môi trường chân không. 4. Chuyển động bằng phản lực - Hệ tên lửa là hệ cô lập (trong khoảng không vũ trụ, xa các thiên thể). áp dụng định luật bảo toàn động lượng cho hệ: Hay , nghĩa là khí phụt ra sau thì tên lửa bay lên phía trước. - Chuyển động bằng phản lực: Trong một hệ kín đứng yên, nếu có một phần của hệ chuyển độngtheo một hướng, thì phần còn lại của hệ chuyển động theo hướng ngược lại. 3. Củng cố và hướng dẫn về nhà - Củng cố: Cho HS trả lời câu hỏi C3. - Hướng dẫn về nhà: + Làm các bài tập ở SGK và SBT. + Xem lại kiến thức về công ở lớp 8; đường tròn lượng giác và phân tích lực. IV. đánh giá V. rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docTiet 37.38.dong luong t2.doc