Bài soạn môn Vật lý lớp 10 - Tiết 22: Lực ma sát

I/Mục tiêu:

Kiến thức :

 - Nêu được những đặc điểm của lực ma sát trượt, ma sát nghỉ, ma sát lăn.

 - Viết được công thức của lực ma sát trượt.

 - Nêu được một số cách làm giảm hoặc tăng ma sát.

Kỹ năng:

- Vận dụng được công thức của lực ma sát trượt để giải các bài tập tương tự như ở bài học.

- Giải thích được vai trò phát động của lực ma sát nghỉ đối với việc đi lại của người, động vật và xe cộ.

- Bước đầu đề xuất giả thuyết hợp lý và đưa ra được phương ánthí nghiệm để kiểm tra giả thuyết.

II/Chuẩn bị:

 Giáo viên:

 - Chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm cho hình 13.1 SGK gồm một khối hình hộp chữ nhật(bằng gỗ , nhựa ), một số quả cân, một lực kế và một máng trượt.

 - Một vài loại ổ bi, con lăn.

Học sinh:

 - Ôn lại các kiến thức về lực ma sát đã học ở lớp 8.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 506 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn môn Vật lý lớp 10 - Tiết 22: Lực ma sát, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11 Tiết 22 Ngày soạn:12.11.06 Ngày dạy:16.11.06 Bài 13 : LỰC MA SÁT I/Mục tiêu: Kiến thức : - Nêu được những đặc điểm của lực ma sát trượt, ma sát nghỉ, ma sát lăn. - Viết được công thức của lực ma sát trượt. - Nêu được một số cách làm giảm hoặc tăng ma sát. ‚Kỹ năng: - Vận dụng được công thức của lực ma sát trượt để giải các bài tập tương tự như ở bài học. - Giải thích được vai trò phát động của lực ma sát nghỉ đối với việc đi lại của người, động vật và xe cộ. - Bước đầu đề xuất giả thuyết hợp lý và đưa ra được phương ánthí nghiệm để kiểm tra giả thuyết. II/Chuẩn bị: Giáo viên: - Chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm cho hình 13.1 SGK gồm một khối hình hộp chữ nhật(bằng gỗ , nhựa), một số quả cân, một lực kế và một máng trượt. - Một vài loại ổ bi, con lăn. ‚Học sinh: - Ôn lại các kiến thức về lực ma sát đã học ở lớp 8. III/Tiến trình:  Ổn định : ‚ Kiểm tra: - Phát biểu định luật Húc và viết biểu thức? - Lực đàn hồi có đặc điểm gì? ƒ Bài mới : Hoạt động 1: Ôn lại kiến thức về lực ma sát. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên Nội dung ghi bảng - Trả lời câu hỏi. - Có mấy loại lực ma sát? Khi nào xuất hiện? - Lực ma sát xuất hiện có tác dụng gì? Hoạt động 2: Tìm hiểu lực ma sát trượt. - Trả lời câu hỏi. - Chỉ ra hướng của lực ma sát trượt tác dụng lên vật trượt trên mặt phẳng. - Hs thảo luận nhóm tìm ra phương án xác định độ lớn đồng thời trả lời câu hỏi C1. - Ghi nhận kết quả thí nghiệm và rút ra kết luận - Viết biểu thức độ lớn của lực ma sát trượt. - Lực ma sát trượt xuất hiện khi nào, có tác dụng gì? - Cho hs hoạt động nhóm. - Cho hs thảo luận nhóm tìm cách đo độ lớn của lực ma sát trượt tác dụng lên vật(vật trượt đều trên mặt phẳng ngang). - Tiến hành thí nghiệm kiểm tra giả thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến độ lớn của lực ma sát trượt. - Nêu biểu thức hệ số ma sát trượt. - Từ đó yêu cầu hs viết biểu thức độ lớn của lực ma sát trượt. I/ Lực ma sát trượt: 1/ Điều kiện xuất hiện: Xuất hiện để cản trở chuyển động trượt của vật khi vật này trựơt trên vật khác. 2/ Đặc điểm: - Xuất hiện ở mặt tiếp xúc của vật đang trượt trên một bề mặt. - Có hướng ngược với hướng của vận tốc. - Độ lớn tỷ lệ với độ lớn của áp lực. 3/ Hệ số ma sát trượt:SGK 4/ Công thức của lực ma sát trượt: N: áp lực lên mặt tiếp xúc. Hoạt động 3: Tìm hiểu lực ma sát lăn. - Trả lời câu hỏi. - Lấy ví dụ về ma sát lăn. - Trả lời câu hỏi C2. - Chỉ ra hướng và độ lớn của lực ma sát lăn. - So sánh độ lớn của lực ma sát lăn với lực ma sát trượt. - Ma sát lăn xuất hiện khi nào, có tác dụng gì? - Lấy ví dụ về ma sát lăn. - Nêu câu hỏi C2. - Hướng và độ lớn của lực ma sát lăn? - Giới thiệu một số ứng dụng làm giảm ma sát bằng cách thay thế ma sát trượt bằng ma sát lăn. II/ Lực ma sát lăn: 1/ Điều kiện xuất hiện: Xuất hiện ở chỗ tiếp xúc của vật với bề mặt mà vật lăn trên đó để cản trở chuyển động lăn. 2/ Đặc điểm: - Luôn ngược chiều chuyển động lăn. - Độ lớn tỷ lệ với độ lớn của áp lựcvuông góc. - Nhỏ hơn nhiều so với ma sát trượt. Hoạt động 4: Tìm hiểu lực ma sát nghỉ. - Quan sát thí nghiệm của giáo viên. - Rút ra đặc điểm cuả lực ma sát nghỉ. - So sánh độ lớn của lực ma sát nghỉ cực đại và lực ma sát trượt. - Lấy ví dụ về cách làm tăng ma sát có ích. - Tiến hành thí nghiệm nhận biết ma sát nghỉ(vật đứng yên dưới tác dụng của lực kéo và ma sát nghỉ). -Lực ma sát nghỉ có đặc điểm gì? -Giới thiệu vai trò của ma sát nghỉ. III/ Lực ma sát nghỉ: 1/ Điều kiện xuất hiện: - Xuất hiện ở mặt tiếp xúc của vật với bề mặt để giữ cho vật đứng yên trên bề mặt đó khi bị một lực tác dụng song song với mặt tiếp xúc. 2/ Đặc điểm: - Ma sát nghỉ ngược chiều ngoại lực, song song với mặt tiếp xúc. - Luôn cân bằng với ngoại lực tác dụng lên vật(khi vật còn chưa chuyển động). - Ma sát nghỉ cực đại bằng ma sát trượt. 3/ Vai trò của lực ma sát nghỉ:SGK Hoạt động 5: Vận dụng , củng cố. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên Nội dung ghi bảng - Làm bài tập ví dụ. - Hd: Xác định các lực tác dụng lên vật chuyển động thẳng đều. Hoạt động 6: Giao nhiệm vụ về nhà. - Ghi câu hỏi và bài tập về nhà. - Ghi những chuẩn bị cho bài sau. - Nêu câu hỏi và bài tập về nhà. - Yêu cầu: HS chuẩn bị bài sau. - Câu hỏi và bài tập /78 SGK. - Bài mới :Lực hướng tâm.

File đính kèm:

  • docTiet 22.doc