I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Về kiến thức:
- Giúp HS hiểu được những nét chính về con người, quan điểm nghệ thuật, các đề tài chính, sự nghiệp sáng tác và phong cách nghệ thuật của Nam Cao.
- Tạo điều kiện để HS đọc hiểu tốt hơn tác phẩm “Chí Phèo”
2. Về kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng hệ thống hoá, phân tích, tổng hợp những vấn đề văn học sử.
- Rèn luyện kĩ năng thuyết trình, kĩ năng làm việc nhóm.
3. Về thái độ:
- Bồi dưỡng thái độ trân trọng những đóng góp của nhà văn Nam Cao
- Ý thức hơn về vai trò quan trọng của việc tìm hiểu tác gia văn học
14 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 21932 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn tác giả: Nam Cao (chương trình ngữ văn 11, tập 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài soạn tác gia:
NAM CAO
(Chương trình Ngữ văn 11, tập 1)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Về kiến thức:
- Giúp HS hiểu được những nét chính về con người, quan điểm nghệ thuật, các đề tài chính, sự nghiệp sáng tác và phong cách nghệ thuật của Nam Cao.
- Tạo điều kiện để HS đọc hiểu tốt hơn tác phẩm “Chí Phèo”
2. Về kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng hệ thống hoá, phân tích, tổng hợp những vấn đề văn học sử.
- Rèn luyện kĩ năng thuyết trình, kĩ năng làm việc nhóm.
3. Về thái độ:
- Bồi dưỡng thái độ trân trọng những đóng góp của nhà văn Nam Cao
- Ý thức hơn về vai trò quan trọng của việc tìm hiểu tác gia văn học
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1. Đối với GV:
- Soạn giáo án
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm chuẩn bị trước ở nhà
- Tư liệu, tranh ảnh (phim) về quê hương, gia đình, ngôi nhà, chân dung, ngôi mộ, nhà tưởng niệm Nam Cao.
- Tài liệu tham khảo:
+ Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài học Ngữ văn 11 - tập 1 của Phan Trọng Luận, Thiết kế bài giảng Ngữ văn 11 - tập 1 của Nguyễn Văn Đường...
+ Nam Cao – Nhà văn hiện thực xuất sắc
+ Nam Cao - Đời văn và tác phẩm
+ Nam Cao - về tác gia và tác phẩm
- Phương pháp dạy học: kết hợp các phương pháp: thuyết trình, thảo luận, làm việc nhóm.
2. Đối với HS:
- Soạn bài tác gia Nam Cao
- Đọc lại truyện ngắn “Lão Hạc” (Ngữ văn 8, tập 1), sách “Nam Cao - về tác gia và tác phẩm” (NXB Giáo dục, 2000)
- Các nhóm chuẩn bị trước ở nhà:
+ Nhóm 1: Tìm hiểu vài nét về tiểu sử và con người Nam Cao
+ Nhóm 2: Tìm hiểu sự nghiệp văn học của Nam Cao
+ Nhóm 3: Tìm hiểu về phong cách nghệ thuật của Nam Cao
+ Nhóm 4: Tìm một số tư liệu có liên quan đến Nam Cao
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
+ Ổn định tổ chức lớp
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
(Hình thức: vấn đáp)
1. Trình bày những hiểu biết của em về nhà văn Nam Cao mà em đã được học ở trường THCS.
2. Giải thích bút danh Nam Cao. Kể tên một số tác phẩm của Nam Cao mà em đã đọc. Em thích nhất tác phẩm nào? Vì sao?
Hoạt động 2: Dẫn vào bài
- Chiếu một đoạn phim ngắn có liên quan đến Nam Cao hoặc giới thiệu tranh ảnh về quê hương, gia đình, ngôi nhà, chân dung, ngôi mộ, nhà tưởng niệm Nam Cao.
- GV dẫn vào bài: Trong trào lưu văn học hiện thực chủ nghĩa, bên cạnh những nhà văn nổi tiếng như: Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng... chúng ta không thể không kể đến tên tuổi của nhà văn Nam Cao. Mặc dù là người đến sau nhưng bằng tâm huyết và tài năng của mình, Nam Cao đã khẳng định vị trí xứng đáng của mình trong nền VHVN nói chung và văn học hiện thực nói riêng. Chúng ta cùng đi vào tìm hiểu sâu hơn về tác gia này.
Hoạt động 3: Tìm hiểu vài nét về tiểu sử và con người Nam Cao
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
- Qua phần chuẩn bị trước ở nhà, nhóm 1 lên trình bày về tiểu sử và con người của nhà văn Nam Cao.
- Các nhóm khác theo dõi và thảo luận 2 vấn đề:
+ Vấn đề 1: Những đặc điểm về gia đình có ảnh hưởng như thế nào đến tính cách cũng như quan điểm sáng tác của nhà văn.
+ Vấn đề 2: Tính cách con người Nam Cao có ảnh hưởng như thế nào đến sáng tác của ông?
- GV gọi một đến hai HS nhận xét chung về cuộc đời và tính cách của Nam Cao
- GV chốt lại vấn đề thảo luận: chú ý nhấn mạnh sự ảnh hưởng của cuộc đời và sự nghiệp đến quá trình sáng tác của Nam Cao sau này.
- Nhóm 1 cử đại diện lên thuyết trình phần chuẩn bị của nhóm mình.
- Các thành viên còn lại trong nhóm bổ sung nếu chưa đầy đủ
- Cả lớp thảo luận và trao đổi vấn đề mà GV đặt ra
- HS nhận xét chung về cuộc đời và tính cách con người của Nam Cao
I. Vài nét về tiểu sử và con người:
1. Tiểu sử:
Nam Cao (1917-1951) tên khai sinh Trần Hữu Tri, sinh trong một gia đình nông dân ở làng Đại Hoàng, huyện Lý Nhân, tình Hà Nam.
Từ 1943 tham gia CM hoạt động ở lĩnh vực phóng viên, báo chí.
Đến 1951 trên đường vào công tác ở vùng địch hậu Liên khu III, ông bị giặc pháp phục kích và sát hại.
Nam Cao là nhà văn theo đạo Thiên Chúa. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quan điểm nghệ thuật cũng như những hiện thực được phản ánh trong tác phẩm của ông.
2. Con người:
- Bề ngoài có vẻ lạnh lùng vụng về, ít nói, nhưng đời sống nội tâm rất phong phú.
- Nam Cao thường day dứt, hối hận, những việc làm, ý nghĩ mà ông tự thấy là tầm thường, luôn nghiêm khắc đấu tranh với chính mình.
- Có tấm lòng đôn hậu, chan chứa yêu thương, ông gắn bó sâu nặng, giàu ân tình với quê hương và những người nghèo khổ bị áp bức.
- Cuộc đời lao động sáng tạo nghệ thuật vì lý tưởng nhân đạo và hi sinh anh dũng vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. 1996 ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
GV: Sự nghiệp văn học của Nam Cao có thể được tìm hiểu qua những khía cạnh nào?
- GV chia nhóm 2 thành 2 nhóm nhỏ để thuyết trình về phần quan điểm nghệ thuật của Nam Cao.
+ Nhóm 2.1: chứng minh Nam Cao là nhà văn hiện thực xuất sắc
+ Nhóm 2.2: chứng minh Nam Cao là nhà văn nhân đạo
- GV gợi ý để HS có thể đi vào chứng minh
- GV gọi HS ở các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét và chốt lại những ý quan trọng cần lưu ý
- GV chia nhóm 3 thành 2 nhóm nhỏ để trình bày 2 vấn đề:
+ Nhóm 3.1 trình bày các đề tài chính của Nam Cao trước CMT8 và kể tên một số tác phẩm tiêu biểu
+ Nhóm 3.2 trình bày các đề tài chính của Nam Cao sau CMT8 và kể tên những tác phẩm tiêu biểu
- Các nhóm khác nhận xét và bổ sung
- GV nhận xét và chốt lại vấn đề
HS: 2 khía cạnh là quan điểm nghệ thuật và những đề tài chính trong sáng tác của ông.
- Thành viên của 2 nhóm 2 cử đại diện lên thuyết trình phần chuẩn bị của nhóm mình
- Nhóm 2.1 để chứng minh luận điểm: Nam Cao là nhà văn hiện thực xuất sắc cần đảm bảo các ý sau:
+ Nam Cao đã nhận ra mục đích và thiên chức sáng tác của một nhà văn chân chính
+ Tuyên ngôn nghệ thuật của Nam Cao
+ Nguyên tắc sáng tác “cố tìm mà hiểu”
+ Phải chứng minh được qua một số tác phẩm tiêu biểu của ông
- Tương tự để chứng minh luận điểm: Nam Cao là nhà văn nhân đạo, nhóm 2.2 cần đảm bảo các ý sau:
+ Quan điểm nhìn đời, nhìn người của nhà văn qua truyện ngắn “Lão Hạc”
+ Chứng minh Nam Cao không phải là “nhà văn không biết khóc”
+ Giọng điệu kể chuyện của Nam Cao
+ Chứng minh qua một số tác phẩm tiêu biểu
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- Nhóm 3 cử 2 đại diện của 2 nhóm nhỏ lên trình bày
- Nhóm 3.1 phải nêu được những ý sau: Có 2 mảng đề tài chính:
+ Người trí thức tiểu tư sản
+ Người nông dân
+ TPTB:...
- Tương tự như vậy với nhóm 3.2
- Các thành viên khác nhận xét và bổ sung
- Cả lớp thảo luận
II. Sự nghiệp văn học:
1. Quan điểm nghệ thuật:
1.1. Nam Cao – nhà văn hiện thực xuất sắc:
- Khi mới cầm bút, Nam cao đã chịu ảnh hưởng của văn học lãng mạn đương thời. Tuy nhiên, nhà văn đã nhanh chóng nhận thức được mục đích sáng tác và thiên chức của một nhà văn chân chính là phải chấm ngòi bút vào nghiên mực cuộc sống để viết ra những trang văn – trang đời.
- Tuyên ngôn nghệ thuật của Nam Cao được phát biểu qua truyện ngắn “Trăng sáng”: “Nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối” và “nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia toát ra từ những kiếp lầm than”. Nam Cao qua 2 truyện ngắn “Một chuyện Xúvơnia” và “Chuyện tình” đã nói lên quan điểm nghệ thuật của mình: một nhà văn chân chính không thể thoát li hiện thực cuộc sống mà phải bám trụ vào hiện thực cuộc sống.
- Quan điểm nghệ thuật còn được Nam Cao đúc kết thành nguyên tắc sáng tác “Sống đã rồi hãy viết”. Với Nam Cao, trước khi trở thành một nhà văn chân chính phải là một con người chân chính, sống có tâm huyết với cuộc đời. Nguyên tắc đó hình thành trong thế giới quan, nhân sinh quan của nhà văn với ý thức “cố tìm mà hiểu”. (Phân tích ý này qua nhân vật Hoàng – Đôi mắt)
1.2. Nam Cao – nhà văn nhân đạo:
- Trong truyện ngắn “Lão Hạc”, Nam Cao đã nói lên quan điểm nhìn đời, nhìn người của mình: “Chao ôi, đối với những người xung quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ...”. Ý thức “cố tìm mà hiểu” là một trong những biểu hiện của cảm quan nhân đạo, là con đường đến với hiện thực cuộc sống “cận nhân tình” của Nam Cao. Nam Cao đã đặt trọn niềm tin vào bản chất nhân tính của con người, tiêu biểu là hai nhân vật: lão Hạc và Chí Phèo.
- Khi đọc tác phẩm của Nam Cao, Vũ Bằng nhận xét: “Nam Cao là nhà văn không biết khóc”. Tuy nhà văn kể chuyện bằng giọng điệu lạnh lùng, tàn nhẫn; nhà văn không trực tiếp khóc thương cho những thân phận bi kịch nhưng nhà văn đã để cho các nhân vật tự khóc thương cho cảnh ngộ của mình. Ta đã từng bắt gặp những giọt nước mắt của lão Hạc khóc vì trót đánh lừa một con chó; nước mắt của Chí Phèo khi bị Thị Nở từ chối tình yêu; nước mắt của Hộ vì ân hận và mặc cảm tha hoá nhân cách...
2. Các đề tài chính:
a) Trước CMT8: Tập trung hai đề tài chính ® Người trí thức nghèo và người nông dân nghèo.
- Người trí thức: Nam Cao miêu tả sâu sắc tấn bi kịch tinh thần của người trí thức nghèo trong xã hội cũ. Họ là những người tri thức có ý thức sâu sắc về giá trị sự sống và nhân phẩm, có hoài bão, có tâm huyết và tài năng nhưng bị gánh nặng cơm áo và hoàn cảnh xã hội làm cho họ “chết mòn”, phải sống như một kẻ vô ích, một người thừa
TPTB: Đời thừa, Cười, Nước mắt, Trăng sáng
- Người nông dân: viết về cuộc sống tối tăm, đi sâu vào tình cảnh và số phận nhân vật để phát hiện và khẳng định nhân phẩm và bản chất lương thiện của họ.
TPTB: Chí Phèo, Lão Hạc, Một bữa no.
b) Sau CMT8: Là cây bút tiêu biểu của văn học giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1945-1954)
TPTB: Nhật ký ở rừng (1948), truyện ngắn Đôi mắt (1948), tập ký sự Chuyện biên giới (1950)
- Qua phần chuẩn bị trước ở nhà, GV gọi đại diện nhóm 4 lên trình bày về phong cách nghệ thuật của Nam Cao.
- Sau khi trình bày, GV nêu vấn đề để cả lớp thảo luận:
GV: “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, tìm tòi khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có”.
Em hiểu câu này như thế nào?
- GV cho cả lớp thảo luận và chứng minh
- Phần “Những cách tân, sáng tạo về thi pháp văn xuôi” là phần khó và cần nâng cao nên GV sẽ thuyết trình và nêu vấn đề gợi mở cho HS tiếp nhận kiến thức
- GV đưa ra luận điểm và cho HS lấy ví dụ để chứng minh
- Nhóm 4 cử đại diện lên thuyết trình
- Các thành viên còn lại trong nhóm bổ sung
- Cả lớp thảo luận
- HS lắng nghe và đưa ra ví dụ, dẫn chứng để chứng minh cho luận điểm mà GV đưa ra
III. Phong cách nghệ thuật:
1. Nam Cao và thiên chức sáng tạo của một nhà văn chân chính:
- Trong truyện ngắn “Đời thừa” Nam Cao đã phát biểu quan điểm của mình về thiên chức của một nhà văn chân chính: “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay là theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, tìm tòi khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có”
- Trước hết nhà văn đã phê phán, phủ nhận những ngòi bút bắt chước, mô phỏng. Nhà văn đã nhận thức được qui luật đòi hỏi khắc nghiệt của nghệ thuật, nó đòi hỏi người nghệ sĩ phải luôn luôn đổi mới, cách tân, sáng tạo để tìm ra cái độc đáo.
- Đồng thời nhà văn đã khẳng định thiên chức sáng tạo của một nhà văn chân chính trước hết phải có những khám phá, phát hiện sâu sắc, mới mẻ về hiện thực đời sống. Nhà văn đó phải có tư tưởng vượt lên trên tư tưởng chung của thời đại. Bên cạnh những phát hiện về nội dung, ngòi bút Nam Cao còn có những cách tân lớn về thi pháp văn xuôi. Ông được coi là người hoàn thiện quá trình hiện đại hoá nề văn xuôi VN nửa đầu thế kỷ XX.
2. Những cách tân, sáng tạo về thi pháp văn xuôi:
- Về hình tượng nhân vật: Hình tượng nhân vật trong TPVH luôn là tâm điểm thu hút mọi năng lực sáng tạo của nhà văn. Nam Cao đã xây dựng được những hình tượng nhân vật theo đúng nguyên tắc của Chủ nghĩa hiện thực. Những hình tượng nhân vật đó trước hết phải là “con người này” theo cách nói của Hêghen và “người lạ mặt quen biết” theo cách nói của Biêlinxky. Đó còn là những “nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình”. Con người vừa có cái riêng độc đáo vừa có những nét chung điển hình. Hơn nữa tính cách của nhân vật trong chủ nghĩa hiện thực chỉ nảy sinh trong những hoàn cảnh điển hình và không ngừng phát triển, vận động trong môi trường đời sống, xã hội khác nhau.
- Khi xây dựng nhân vật, ngòi bút Nam Cao đã tập trung miêu tả, phân tích tâm lí cũng bằng tư tưởng của chủ nghĩa hiện thực. Ở những tác phẩm viết về người trí thức tiểu tư sản ta thấy thường xuất hiện mâu thuẫn, xung đột, đấu tranh nội tâm của các nhân vật. Nam Cao miêu tả nhân vật nhưng thực chất là để cho nhân vật tự ý thức và khi ấy trạng thái tâm lí đã được đẩy lên thành tính điển hình. Khi đó độc thoại nội tâm đã trở thành đối thoại, tranh luận.
Miêu tả tâm lí nhân vật của Nam Cao có thể xem là một sự tiến bộ của thi pháp văn xuôi hiện đại. Ở phương diện này, Nam Cao đã thực hiện đúng nguyên tắc của một nhà văn hiện thực chủ nghĩa.
- Đổi mới về phương thức tự sự trong truyện ngắn Nam Cao: Trong văn xuôi truyền thống là lập hồ sơ, diễn ra theo trật tự thời gian tuyến tính. Đến văn xuôi hiện đại, trong kết cấu tác phẩm, nhà văn nhiều khi kể chuyện đảo ngược trật tự thời gian khách quan. Truyện của Nam Cao thường được kể bắt đầu từ thì hiện tại sau đó mới trở về quá khứ để tạo nên tương quan đối chiếu giữa quá khứ và hiện tại. Trong kết cấu tác phẩm ta thấy đôi khi nhà văn tỉnh lược những khoảng thời gian trong cuộc đời nhân vật và tập trung chú ý tô đậm vào khoảng thời gian của số phận cuộc đời con người đó.
Đến với thế giới nghệ thuật của Nam Cao, ta bắt gặp hai dạng thức của kết cấu: kết cấu mang tính chất triết học và kết cấu mang tính chất tâm lí. Mỗi dạng thức tương ứng với một đề tài phổ biến. Ở những tác phẩm viết về đề tài người nông dân, dạng thức kết cấu có tính chất triết học. Nó nói lên một quan niệm, một triết lí của nhà văn về con người, về cuộc đời. Ở những tác phẩm viết về đề tài người trí thức tiểu tư sản như: Sống mòn, Đời thừa, Trăng sáng, Nước mắt... ta thấy kết cấu tác phẩm chính là dòng tâm lí của nhân vật chính. Nam Cao xây dựng cốt truyện theo diễn biến tâm lí của nhân vật.
- Sáng tạo về ngôn ngữ văn xuôi: ngôn ngữ là phương diện biểu hiện rõ nhất cho phong cách của một nhà văn. Việc lựa chọn sử dụng và sáng tạo ngôn ngữ của một nhà văn được quyết định bởi một tư tưởng, một quan điểm nào đó. Là nhà văn hiện thực nên Nam Cao đã lựa chọn ngôn ngữ tự nhiên, chân thực như chính ngôn ngữ đời sống để viết nên những trang văn – trang đời (so sánh với Thạch Lam, Nguyễn Tuân). Nam Cao sử dụng nhiều khẩu ngữ: “Mẹ kiếp”, “Đứa chết mẹ nào”...Nó còn được thể hiện ở ngữ điệu của lời văn thường đứt đoạn gấp khúc biểu hiện cho những trạng thái đời sống tinh thần của con người.
Nam Cao là nhà văn đầu tiên đã sáng tạo ra lời văn đa thanh phức điệu. Khi đọc lời văn của Nam Cao chúng ta cần phải chú ý đến những tiếng nói biểu hiện cho các ý thức khác nhau về hiện thực đời sống, về nhân cách.
- GV hỏi HS: sau buổi thảo luận vừa rồi, các em thấy có những gì cần ghi nhớ về Nam Cao về các phương diện: nội dung và phong cách nghệ thuật của nhà văn
- GV tổng kết lại toàn bộ nội dung kiến thức của bài trên hai phương diện: nội dung sáng tác và phong cách nghệ thuật
- HS nêu cảm nhận của mình về Nam Cao
IV. Kết luận:
Nam Cao là nhà văn hiện thực lớn, nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn, có đóng góp quan trọng đối với quá trình hiện đại hóa truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. Ông có quan điểm nghệ thuật sâu sắc, tiến bộ đạt được những thành tựu xuất sắc trên 2 mảng đề tài: người nông dân cùng khổ và người trí thức tiểu tư sản nghèo.
Nam Cao là nhà văn có phong cách nghệ thuật độc đáo: luôn hướng tới thế giới nội tâm của con người; có biệt tài trong việc miêu tả và phân tích tâm lí; viết về cái nhỏ nhặt hàng ngày mà đặt ra được những vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn, có tầm triết lí sâu sắc và có giọng văn đặc sắc.
IV. CỦNG CỐ VÀ LUYỆN TẬP:
- GV đánh giá và cho điểm một cách khách quan cho từng nhóm
- Nêu gương và khen thưởng những nhóm hoặc những cá nhân làm việc tích cực.
BTVN: Tiểu sử và con người của Nam Cao có ảnh hưởng như thế nào đến sự nghiệp sáng tác của nhà văn hay không? Chứng minh thông qua một tác phẩm cụ thể.
File đính kèm:
- tac gia Nam Cao.doc