Bài soạn Vật lý lớp 10 - Tiết 26: Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và của ba lực không song song (tiếp)

II. CHUẨN BỊ.

GV: Chuẩn bị dụng cụ TN hình 17.6; bảng nhỏ vẽ sẵn hình 17.8 SGK

HS: Ôn lại quy tắc hình bình hành, điều kiện cân bằng của một chất điểm.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.

1. Kiểm tra bài cũ.

Phát biểu điều kiện cân bằng của vật rắn chịu tác dụng của 2 lực? Cho biết trọng tâm của một số vật đồng chất và có dạng hình học đối xứng.

2. Bài mới.

 

doc2 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 638 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn Vật lý lớp 10 - Tiết 26: Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và của ba lực không song song (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 26 CÂN BẰNG CỦA MỘT VẬT CHỊU TÁC DỤNG CỦA HAI LỰC VÀ CỦA BA LỰC KHÔNG SONG SONG (tt) II. CHUẨN BỊ. GV: Chuẩn bị dụng cụ TN hình 17.6; bảng nhỏ vẽ sẵn hình 17.8 SGK HS: Ôn lại quy tắc hình bình hành, điều kiện cân bằng của một chất điểm. III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC. 1. Kiểm tra bài cũ. Phát biểu điều kiện cân bằng của vật rắn chịu tác dụng của 2 lực? Cho biết trọng tâm của một số vật đồng chất và có dạng hình học đối xứng. 2. Bài mới. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Tìm hiểu thí nghiệm cân bằng của một vật rắn chịu tác dụng của 3 lực không song song. - Các em hãy xác định trọng lượng P của vật và trọng tâm của vật. - Bố trí TN như hình 17.5 SGK - Có những lực nào tác dụng lên vật? - Có nhận xét gì về giá của 3 lực? - Treo hình (vẽ 3 đường thẳng biểu diễn giá của 3 lực). Ta nhận thấy kết quả gì? - Đánh dấu kết quả của các lực, rồi biểu diễn các lực theo đúng tỉ lệ xích. - Ta được hệ 3 lực không song song tác dụng lên vật rắn mà vật vẫn đứng yên, đó là hệ 3 lực cân bằng. - Các em có nhận xét gì về đặc điểm của hệ 3 lực này? Hoạt động 2: Tìm hiểu quy tắc hợp lực đồng quy. - Vì vật rắn có kích thước, các lực tác dụng lên vật có thể đặt tại các điểm khác nhau, với 2 lực có giá đồng quy ta là cách nào để tìm hợp lực. Xét 2 lực F1 và F2; tìm hợp lực - Trượt các vectơ trên giá của chúng đến điểm đồng quy O. Tìm hợp lực theo quy tắc hình bình hành. - Chúng ta tiến hành tổng hợp 2 lực đồng quy, hãy nêu các bước thực hiện? - Một em đọc quy tắc tổng hợp 2 lực có giá đồng quy. Hoạt động 3: Tìm hiểu điều kiện cân bằng của vật rắn chịu tác dụng của 3 lực không song song. - Nhắc lại đặc điểm của hệ 3 lực cân bằng ở chất điểm? - Chúng ta trượt trên giá của nó đến điểm đồng qui O. Hệ lực chúng ta xét trở thành hệ lực cân bằng giống như ở chất điểm. - Nhận xét về hệ 3 lực tác dụng lên vật ta xét trọng TN. - Gọi 1 hs lên bảng đô độ dài của và - Hãy nêu điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của 3 lực không song song. Hoạt động 1: Tìm hiểu thí nghiệm cân bằng của một vật rắn chịu tác dụng của 3 lực không song song. - Quan sát TN rồi trả lời các câu hỏi của gv. - Lực F1 và F2 và trọng lực - Giá của 3 lực cùng nằm trong một mặt phẳng, đồng quy tại một điểm O. - Thảo luận nhóm để đưa ra câu trả lời. (3 lực không song song tác dụng lên vật rắn cần bằng có giá đồng phẳng và đồng quy) Hoạt động 2: Tìm hiểu quy tắc hợp lực đồng quy. - Quan sát các bước tiến hành tìm hợp lực mà gv tiến hành. - Thảo luận để đưa ra các bước thực hiện. (Chúng ta phải trượt 2 lực trên giá của chúng đến điểm đồng quy, rồi áp dụng quy tắc hình bình hành để tìm hợp lực) - Muốn tổng hợp 2 lực có giá đồng quy tác dụng lên một vật rắn, trước hết ta phải trượt 2 vectơ lực đó trên giá của chúng đến điểm đồng quy, rồi áp dụng quy tắc hình bình hành để tìm hợp lực Hoạt động 3: Tìm hiểu điều kiện cân bằng của vật rắn chịu tác dụng của 3 lực không song song. - TL nhóm để trả lời. - Nhận xét cùng giá, ngược chiều - Một hs dùng thước đo độ dài của và rút ra nhận xét. Hai lực cùng độ lớn. - Ba lực phải có giá đồng phẳng và đồng quy, hợp lực của 2 lực phải cân bằng với lực thứ 3. Nội dung II. Cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực không song song 1. Thí nghiệm 2. Quy tắc tổng hợp 2 lực có giá đồng quy. Muốn tổng hợp 2 lực có giá đồng quy tác dụng lên một vật rắn, trước hết ta phải trượt 2 vectơ lực đó trên giá của chúng đến điểm đồng quy, rồi áp dụng quy tắc hình bình hành để tìm hợp lực 3. Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của 3 lực không song song. Ba lực đó phải có giá đồng phẳng và đồng quy. Hợp lực của 2 lực đó phải cân bằng với lực thứ 3. Hoạt động 4 :Củng cố, dặn dò. - Các em đọc phần ghi nhớ, cho hs làm ví dụ hình 17.7. - Về nhà trả lời các câu hỏi và làm BT trong SGK và SBT, chuẩn bị bài tiếp theo. IV. RÚT KINH NGHIỆM.

File đính kèm:

  • docMonmen luc.doc