Bài tập cơ bản và nâng Vật lý 6 bài: Sự nở vì nhiệt của chất khí

- Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

- Các chất khí khác nhau dãn nở như nhau khi nhiệt độ thay đổi.

- Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt

 nhiều hơn chất rắn.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 7255 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập cơ bản và nâng Vật lý 6 bài: Sự nở vì nhiệt của chất khí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT KHÍ - Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. - Các chất khí khác nhau dãn nở như nhau khi nhiệt độ thay đổi. - Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn. Câu 1: Qua bảng sau đây, em có nhận xét gì về sự nở nhiệt của các chất ? Mức tăng thể tích của 1000cm3 vật chất khi nhiệt độ tăng từ 00C đến 500C Chất rắn Chất lỏng Chất khí Nhôm 3,4 cm3 Cồn 58 cm3 Không khí 183 cm3 Đồng 2,5 cm3 Ê-te 80 cm3 Khí Ô-xi 183 cm3 Sắt 1,8 cm3 Nước 12 cm3 Khí các-bô-nic 183 cm3 Câu 2: Chọn câu đúng : A- Khi nhiệt độ giảm, trọng lượng riêng khối khí giảm. B- Khi nhiệt độ tăng, trọng lượng riêng khối khí tăng. C- Khi nhiệt độ tăng hoặc giảm, trọng lượng riêng khối khí không thay đổi. D- Khi nhiệt độ tăng, trọng lượng riêng khối khí giảm. Câu 3: Khi mang đến một trạm sửa xe, người thợ sửa xe lấy cây gõ vào bánh xe và hỏi tài xế: “ Xe vừa chạy một đoạn đường dài, có đúng không ?”. Tài xế trả lời : “Vâng, đúng thế”. Theo em dựa vào đâu mà người thợ đoán đúng như vậy ? Câu 4: Em hãy giải thích hiện tượng quan sát được trong thí nghiệm sau đây : Câu 5: Khi sử dụng các bình chứa chất khí như ête, bình ga…, ta phải chú ý điều gì ? Câu 6: Tại sao trong cuộc sống hàng ngày, ta không dùng các loại nhiệt kế ứng dụng sự dãn nở của chất khí mặc dầu chất khí dãn nở nhiều hơn chất lỏng và chất rắn ? Câu 7: Đổ nước nóng vào một bình kín rồi cắm vào một ống hút. Khi nhiệt độ tăng nước dâng lên trong ống. - Bạn A giải thích : Nước nóng nên nở ra dâng lên trong ống hút. - Bạn B giải thích : Lớp không khí bên trong nóng lên nở ra rồi đẩy nước lên trong ống. Em có ý kiến như thế nào về sự giải thích của hai bạn ấy ? Câu 8: Ở 00C, 0,5 kg không khí chiếm thể tích 385 l. Ở 300C 1kg không khí chiếm thể tích 855l. a) Tính khối lượng riêng của không khí ở hai nhiệt độ trên. b) Tính trọng lượng riêng của khối khí ở hai nhiệt độ trên. c) Nếu trong một phòng có hai loại không khí trên thì không khí nào nằm ở phía dưới ? Giải thích tại sao khi vào phòng, thường ta thấy lạnh chân ? ✍ Hướng dẫn Câu 1: Chất lỏng nở nhiều hơn chất rắn, chất khí nở nhiều hơn chất lỏng. Các chất rắn và chất lỏng dãn nở khác nhau vì nhiệt. Còn chất khí dãn nở vì nhiệt như nhau. Câu 2: D đúng. Câu 3: Sau khi chạy một đoạn đường dài, bánh xe nóng lên, khối khí trong bánh xe dãn nở khiến lốp xe bị căng. Câu 4: Nước nóng làm khối khí trong bình dãn nở, đẩy lượng nước trong bình ra ngoài. Câu 5: Các bình chứa khí nguy hiểm khi để gần lửa vì khối khí dãn nở có thể làm vỡ bình. Câu 6: -Nhiệt kế khí sẽ có cấu tạo phức tạp hơn so với nhiệt kế chất lỏng. -Chất lỏng và rắn không bị nén, chất khí dễ bị nén, vì vậy có khi nhiệt độ tăng thì áp suất tăng nhưng thể tích không tăng. Câu 8: a) Khối lượng riêng của không khí ở 00C là 1,298 kg/ l Khối lượng riêng của không khí ở 300C là 1,169 kg/ l b) Trọng lượng riêng của không khí ở 00C là 12,98 N/ l Trọng lượng riêng của không khí ở 300C là 11,69 N/ l c) Không khí lạnh có trọng lượng riêng lớn nên ở phía dưới, vì vậy khi vào phòng, thường ta cảm thấy lạnh chân. Không khí khi bị đốt nóng thì thể tích tăng lên, trọng lượng riêng giảm nên nhẹ đi bay lên cao. Các luồng khí lạnh lấp vào chỗ trống tạo thành gió. Ban ngày, mặt đất nóng hơn biển nên có gió từ biển thổi vào. Ban đêm, mặt đất lạnh hơn biển nên có gió từ đất liền thổi ra biển. Em hãy làm thí nghiệm sau đây : -Pha nước xà phòng. -Dùng ống hút cắm vào bình kín (lấy các bình giấy đựng thức uống đã dùng trên có một lỗ nhỏ để cắm ống hút). -Nhúng đầu kia của ống hút vào nước xà phòng. -Đổ nước nóng lên thành bình. Nước nóng đã làm không khí trong bình nở ra tạo thành bong bóng xà phòng.

File đính kèm:

  • docBai tap Su no chat khi.doc
Giáo án liên quan