Bài tập oxi – ozon

Bài 1: Nêu các phương pháp điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. Viết phương trình phản ứng?

Bài 2: Viết phản ứng cháy của các chất sau với O2?

a) Mg. c) Lưu huỳnh. e) Nitơ.

b) Al. d) Cacbon. f) Photpho.

 

doc1 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2188 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập oxi – ozon, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TẬP OXI – OZON Bài 1: Nêu các phương pháp điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. Viết phương trình phản ứng? Bài 2: Viết phản ứng cháy của các chất sau với O2? a) Mg. c) Lưu huỳnh. e) Nitơ. b) Al. d) Cacbon. f) Photpho. Bài 3: Nêu phương pháp hóa học để nhận biết các chất khí không màu sau: HCl, CO2, O2, O3. Bài 4: Khi đốt 18,4 (g) hỗn hợp Zn, Al thì cần 5,6 (l) khí O2 (đkc). a) Tính % theo khối lượng của hỗn hợp ban đầu? b) Nếu cho 9,2(g) hỗn hợp kim loại vào dd H2SeO4 thì thu được bao nhiêu lít khí H2? Bài 5: Cho 3,36 (l) khí O2 (đkc) phản ứng hoàn toàn với kim loại M có hóa trị 3, thu được 10,2 (g) oxit. Xác định M? Bài 6: Đốt cháy hoàn toàn 13,2 (g) hợp chất hữu cơ C3H8O, thu được V (l) khí CO2 và m (g) H2O. a) Tính V, m? b) Cho toàn bộ khí CO2 ở trên hấp thụ vào 2(l) dung dịch Ca(OH)2 0,22. Xác định khối lượng muối tạo thành ? Bài 7: Một hỗn hợp khí X gồm O2 và O3. Tỉ khối hơi của X đối với khí hidro bằng 18. Xác định thành phần % theo thể tích của hỗn hợp khí? Bài 8: Khi đốt m (g) hỗn hợp gồm Na, Ba, ta được 21,5 (g) hỗn hợp Na2O và BaO. Nếu cho m(g) hỗn hợp trên vào H2O, thu được 4,48 (l) khí H2 (đkc) và 0,5 (l) dung dịch B. a) Tính m? b) Tính CM mỗi chất trong B? Bài 9: – Hỗn hợp khí A gồm O2 và O3. Tỉ khối hơi của A đối với khí hidro bằng 19,2. – Hỗn hợp khí B gồm H2 và CO. Tỉ khối hơi của B đối với khí hidro bằng 3,6. a) Xác định thành phần % theo thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp A và B? b) Một mol hỗn hợp khí A có thể đốt cháy hoàn toàn bao nhiêu mol khi CO?

File đính kèm:

  • docBai tap Oxi Ozon.doc
Giáo án liên quan