Bài tập trắc nghiệm Hóa học Lớp 11 - Hiđrocacbon no

4/ đọc tên IUPAC các chất có công thức sau:

5/ Cho isopentan tác dụng với Cl2 tỉ lệ 1:1 trong điều kiện chiếu sáng tạo được bao nhiêu dẫn xuất monoclo. Viết ptpứ và gọi tên sản phẩm.

6/ Viết phản ứng và gọi tên phản ứng của isobutan trong các trường hợp sau:

a/ Lấy 1mol isobutan cho tác dụng với 1 mol Cl2 chiếu sáng.

b/Lấy 1 mol isobutan đun nóngvới 1 mol Br2.

c/ Nung nóng isobutan với xúc tác Cr2O3 tạo isobutilen

d/ Đốt isobutan trong không khí.

7/ Đốt cháy hoàn toàn một mẫu hidrocacbon người ta thấy thể tích hơi nước sinh ra gấp 1,2 lần thể tích khí cacbonic( đo cùng điều kiện). Biết rằng hidrocacbonđó chỉ tạo thành 1 dẫn xuất monoclo duy nhất. Xác định CTCT và gọi tên hidrocacbon đó.ĐS: C5H12

8/ Tìm thể tích oxi(đktc) dùng để đốt cháy hoàn toàn 2,464 lít hh 2 ankan đo ở 27,30C; 2atm. Biết rằng khối lượng hh là 10,2g.ĐS: V = 25,76lít

9/ Cho m gam ankan A tác dụng với clo chiếu sáng cỉ thu được một dẫn xuất monoclo duy nhất B có khối lượng 8,52gam. Để trung hoà hết khí HCl cần dùng 80ml dd NaOH 1M.Xác định CTCT của A,B.ĐS: C5H12; 1 clo 2,2 – dimetyl propan.

10/ Đốt cháy hoàn toàn một hidrocacbon rồi cho sản phẩm cháy qua bình (1) đựng P2O5, sau đó qua bình (2) đựng KOH đặc. Tỉ lệ độ tăng khối lượng của bính (1) so với bình (2) là 5,4:11. Tìm CTPT của hidrocacbon.

ĐS: C5H12

11/Đốt cháy 1 hh gồm 2 hidrocacbon A, B đồng đẳng liên tiếp nhau thu được . Tìm CTPT A, B và % thể tích của 2 HC này.ĐS:C2H6(10%) và CH4(90%)

 

doc14 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 07/07/2022 | Lượt xem: 352 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập trắc nghiệm Hóa học Lớp 11 - Hiđrocacbon no, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TẬP CHƯƠNG HIDROCACBON NO(08-09) Lời dặn:Để giải nhanh 1 số bài tập nên lưu ý: 1/ Nếu:+ hoặc > 1,5 => hidrocacbon là ankan. + nankan = nH2O – nCO2 2/ Xác định công thức phân tử hidrocacbon: + Hỗn hợp hai hidrocacbon là đồng đẳng kế tiếp: *Phương pháp 1:Gọi CTTQ của ankan A, B: - Tìm M - Giả sử MA < < MB è CTPT *Phương pháp 2: Gọi CTTQ của ankan A, B: => CTTQTB là với n < < m - Tính = - n < < m è n,m - m = n + 1 + Hỗn hợp hai hidrocacbon là đồng đẳng không kế tiếp: Phương pháp giải như trên nhưng đề bài phải cho thêm dữ kiện. 3/ Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng: CxHy + ( x + y/4)O2 è xCO2 + y/2 H2O phản ứng = ( CO2) + (H2O) Nếu A là hh gồm nhiều hidrocacbon khác nhau: 4/ Tính nhanh số nguyên tử cacbon trong hợp chất: + Khi đốt cháy A, số nguyên tử cacbon n trong A là : + Khi đốt cháy hỗn hợp A, số nguyên tử cacbon trung bình là  1/ thực hiện chuỗi phản ứng sau: 2/Viết CTCT và gọi tên theo danh pháp quốc tế các chất có công thức phân tử sau: C6H14, C3H7Cl, C3H6Cl2,C7H16, C4H10, C5H12, C6H12 3/ Viết CTCTTG của các chất có tên gọi sau: a.2 – metylpentan b. neopentan c. isobutan d. 2,3 – dimetylbutan e. 4- Etyl – 2,2,5 – trimetylhexan f. 3,5 – dietyl – 2,2,3 trimetyloctan g. isopentan h. neopentan i. n- hexan j.3,3 – dimetylpentan k. isobutyl bromua l. 1-nitro - 2- metyl propan m. 1,2 – dibrom – 2 - metylpropan n.2,2,3,3- tetrametylpentan 4/ đọc tên IUPAC các chất có công thức sau: 5/ Cho isopentan tác dụng với Cl2 tỉ lệ 1:1 trong điều kiện chiếu sáng tạo được bao nhiêu dẫn xuất monoclo. Viết ptpứ và gọi tên sản phẩm. 6/ Viết phản ứng và gọi tên phản ứng của isobutan trong các trường hợp sau: a/ Lấy 1mol isobutan cho tác dụng với 1 mol Cl2 chiếu sáng. b/Lấy 1 mol isobutan đun nóngvới 1 mol Br2. c/ Nung nóng isobutan với xúc tác Cr2O3 tạo isobutilen d/ Đốt isobutan trong không khí. 7/ Đốt cháy hoàn toàn một mẫu hidrocacbon người ta thấy thể tích hơi nước sinh ra gấp 1,2 lần thể tích khí cacbonic( đo cùng điều kiện). Biết rằng hidrocacbonđó chỉ tạo thành 1 dẫn xuất monoclo duy nhất. Xác định CTCT và gọi tên hidrocacbon đó.ĐS: C5H12 8/ Tìm thể tích oxi(đktc) dùng để đốt cháy hoàn toàn 2,464 lít hh 2 ankan đo ở 27,30C; 2atm. Biết rằng khối lượng hh là 10,2g.ĐS: V = 25,76lít 9/ Cho m gam ankan A tác dụng với clo chiếu sáng cỉ thu được một dẫn xuất monoclo duy nhất B có khối lượng 8,52gam. Để trung hoà hết khí HCl cần dùng 80ml dd NaOH 1M.Xác định CTCT của A,B.ĐS: C5H12; 1 clo 2,2 – dimetyl propan. 10/ Đốt cháy hoàn toàn một hidrocacbon rồi cho sản phẩm cháy qua bình (1) đựng P2O5, sau đó qua bình (2) đựng KOH đặc. Tỉ lệ độ tăng khối lượng của bính (1) so với bình (2) là 5,4:11. Tìm CTPT của hidrocacbon. ĐS: C5H12 11/Đốt cháy 1 hh gồm 2 hidrocacbon A, B đồng đẳng liên tiếp nhau thu được. Tìm CTPT A, B và % thể tích của 2 HC này.ĐS:C2H6(10%) và CH4(90%) 12/ Phân tích 3,225gam dẫn xuất clo của ankan có mặt AgNO3 thu được 7,175g kết tủa. Tỷ khối hơi của dẫn xuất đối với không khí là 2,224 lít. Tìm CTPT, viết CTCT và gọi tên dẫn xuất.ĐS:C2H5Cl 13/ Đốt cháy hoàn toàn một hidrocacbon thu được 6,72 lít CO2 (đkc) và 7,2g nước. Xđ CTPT của HC.ĐS:C3H8 14/ để đốt cháy hoàn toàn 3,6 lít ankan X( là chất khí) cần dùng vừa hết 18lít oxi lấy ở cùng đk. a/ Xđ CTPT X b/Cho X tác dụng với khí Clo ở 250C và có ánh sáng thì có thể thu được bao nhiêu dẫn xuất monoclo? Gọi tên các dẫn xuất đó.ĐS:C3H8 15/Đốt cháy hoàn toàn 14,3g hỗn hợp gồm hexan và octan người ta thu được 22,4lit CO2 ở (đkc).Cho biết thành phần của mỗi chất trong hh trên.ĐS: %mC6H14=60%; %mC8H18=40%. 16/Để đốt cháy hoàn toàn 13,6g hh X chứa 2 ankan liên tiếp trong dãy đồng đẳng cần dùng vừa hết 67,2lít oxi ở (đkc). Xđ CTPT và thành phần khối lượng của mỗi chất có trong hh X.ĐS: C6H14(63%); C7H16(37%) 17/Có thể phân biệt hai bình khí không màu propan và xiclopropan bằng phương pháp hoá học được không giải thích. 18/Một xiclopropan có tỷ khối hơi so với nitơ bằng 3. Hãy xđ CTCT có thể có và gọi tên các xicloankan đó. ĐS: C6H12 19/Đốt cháy hoàn toàn 1,29g hh khí Y( gồm 1 ankan và 1 xicloankan, có tỷ khối đối với oxi là 1,61) rồi hấp thụ hoàn toàn sản phẩm cháy vào dd Ba(OH)2 dư, thu được 17,73g kết tủa. Xđ CTPT và thành phần phần trăm thể tích của mỗi chất trong hh Y.ĐS: C4H10(60%) và C3H6.(40%) 20. Đốt cháy hoàn toàn 6,72 lít hh X gồm 2 chất khí CH4 và C3H6 sinh ra 11,2 lit khí CO2. Các thể tích khí đo ở đktc. a. Tính % thể tích mỗi khí trong R. ĐS: CH4(66,67%) và C3H6(33,33%) b. Nếu cho toàn bộ hh hí tác dụng với nước Brom dư thì lượng Brom tham gia phản ứng là baonhiêu gam. ĐS: 16gam 21. Đốt cháy hoàn toàn 0,72g 1 hợp chất hữu cơ X trong oxi thu được 1,12 lit CO2(đktc) và 0,06 mol nưóc.Lập CTPT và CTCT của hợp chất hữu cơ trên.ĐS: C5H12 22. Đốt cháy hoàn toàn 29,2 gam hh 2 ankan. Hấp thụ hoàn toàn sản phẩm vào dd Ba(OH)2 thấy khối lượng bình tăng 134,8gam. Tính khối lượng CO2 và khối lượng nước tạo thành. Nếu 2 ankan là đồng đẳng kế tiếp hãy xác định CTPT củ 2 ankan.ĐS: C3H8 và C4H10 23. Hh khí gồm 2 hidrocacbon có cùng số nguyên tử cacbon( đktc). a.Tính tỉ khối hơi của hh A đối với N2, biết 560ml hh đó nặng 0,725g.ĐS: 1,0357 b.Đốt cháy Vml hh A cho toàn bộ sản phẩm cháy lần lượt đi qua bình (1) đựng P2O5, bình (2) chứa Ba(OH)2, thấy khối lượng bình 1 tăng 2,7g, bình 2 tặng 5,28g. Tính V.ĐS: 1344ml c. Xđịnh CTPT của 2 hidrocacbon biết rằng 1 trong hai chất là anken.ĐS: C2H4 và C2H6 24.Đốt cháy hoàn toàn 0,15mol hh X gồm hai ankan liên tiếp trong dãy đồng đẳng. Sản phẩm thu được cho hấp thụ hết vào dd Ca(OH)2 dư thu được 37,5g kết tủa. Tìm CTPT cùa 2 hidrocacbon.ĐS: C2H6 và C3H8. 25. Đốt cháy hết 2,24lít (đktc) hh X gồm hai hidrocacbon thuộc cùng dãy đồng đẳng, hấp thụ hết sản phẩm cháy vào bình đựng dd nước vôi trong dư thu được 25g kết tủa và khối lượng bình đựng dd nước vôi trong tăng 17,3g. Tìm CTPT cùa 2 ankan.ĐS: C2H6 và C3H8 26. Đốt cháy hoàn toàn 4g một hh hai hidrocacbon X cùng dãy đồng đẳng liên tiếp. Rồi dẫn sản phẩm cháy qua bình đựng H2SO4đặc và bình đựng dd KOH. Thấy khối lượng các bình tăng lần lượt 5,4g và 8,8g. Xác định CTPT của 2 hidrocacbon.ĐS: C2H6 và C3H8 27. Đốt cháy hoàntoàn 3,36lít(ở 54,60C, 1,2atm) hh hai hidrocacbon thuộc cùng dãy đồng đẳng và có tỷ lệ số mol lần lượt là 1:2. Sau phản ứng cho toàn bộ sản phẩm qua dd nứơc vôi trong dư thu được 25g kết tủa.Tìm CTPT của 2 ankan.ĐS: C3H8 28. Đốt cháy hoàn toàn a gam 2 hidrocacbon kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Sản phẫm cháy cho qua bình 1 đựng H2SO4đặc và bình 2 đựng KOH rắn, thấy khối lượng bình 1 tăng 2,52 gam và bình 2 tăng 4,4g. a. Tìm a. ĐS: 1,48g b. Tìm CTCT của 2 hidrocacbon.ĐS: C2H6 và C3H8 29/Đốt cháy hoàn toàn m gam hh X gồm CH4, C3H6 và C4H10 thu được 4,4g CO2 và 2,52g H2O. Tìm giá trị m.ĐS: 1,48g 29.Đốt cháy hoàn toàn 2 hidro đồng đẳng có khối lượng phân tử hơn kém nhau 28 đvc thu được 4,48lit CO2(đktc) và 5,4g nước. Tìm CTPT của 2 hidrocacbon.CH4 và C3H8 30. Một ankan tạo được một dẫn xuất monoclo, trong đó hàm lượng clo bằng 55,04%. Tìm CTPT của ankan.C2H6. Bài 1: Viết các đồng phân và gọi tên theo danh pháp quốc tế các hợp chất ứng với công thức phân tử sau: C5H12 , C6H14 , C5H11Cl, C4H8Cl2, C4H8ClBr Bài 2: Viết công thức cấu tạo các gốc hiđrocacbon tạo ra từ C2H6, C3H8, C4H10. Bài 3: Xác định CTCT đúng của chất A có CTPT C6H14 biết rằng khi tác dụng với Cl2 theo tỉ lệ mol 1:1 thì chỉ thu được hỗn hợp 2 đồng phân? Bài 4: Tại sao khi clo hoá metan trong điều kiện ASKT thì trong sản phẩm phản ứng lại có etan. Giải thích có chế phản ứng. Bài 5: Nhận biết các lọ mất nhãn đựng CH4, CO, SO2, NO2, CO2. Bài 6: Công thức đơn giản nhất của một hiđrocacbon là CxH2x+ 1. Hãy biện luận để tìm CTPT của chất đó. Cho ví dụ cụ thể. Thành phần % của C trong hiđrocacbon đó thay đổi như thế nào khi x tăng? Bài 7: Đốt cháy hoàn toàn a mol một hiđrocacbon A rồi cho sản phẩm cháy hấp thụ hết vào nước vôi trong dư thì tạo ra 4 gam chất kết tủa. Lọc tách kết tủa , cân lại bình nước vôi trong thì thấy khối lượng giảm 1,376 g. Xác định CTPT của A b. Clo hoá hết a mol A bằng cách chiếu sáng ở 300oC thì sau phản ứng thu được 1 hỗn hợp B gồm 4 đồng phân chứa Clo. Biết d B/H2 < 93 và hiệu suất phản ứng đạt 100%, tỉ số khả năng phản ứng của các nguyên tử H ở cacbon bậc I: II : III là 1: 3,3: 4,4. Hãy xác định CTCT của A và xác định số mol của các đồng phân trong hỗn hợp B . Bài 8: Cho m gam hiđrocacbon A thuộc dãy đồng đẳng của metan tác dụng với clo có chiếu sáng chỉ thu được một dẫn xuất clo duy nhất có khối lượng 8,52 gam. Để trung hoà hết khí HCl sinh ra cần vừa đúng 80 ml dung dịch NaOH 1M Xác định CTCT của A và B Tính giá trị của m, biết hiệu suất đạt 100% Bài 9: Đốt cháy hoàn toàn 19,2 gam hỗn hợp 2 ankan kế tiếp nhau thu được 14,56 lít CO2 đo ở 0o C và 2 atm. Tính thể tích của hỗn hợp hai ankan Xác định CTPT và CTCT của hai ankan Bài 10: Một hỗn hợp gồm hai ankan là đồng đẳng kết tiếp nhau có khối lượng 10,2 gam. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp này cần 36,8 gam O2. Tính khối lượng CO2 và H2O tạo thành Lập CTPT của hai ankan Bài 11: Đốt cháy hoàn toàn 29,2 gam hỗn hợp hai ankan. hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng Ba(OH)2 thấy khối lượng bình tăng 134,8 gam Tính khối lượng CO2 và H2O Nếu hai ankan là đồng đẳng kế tiếp nhau, háy lập CTPT của hai ankan. Bài 12: Một hỗn hợp X gồm hiđrocacbon A và O2 dư. Đem đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X thu lấy sản phẩm và làm lạnh thể tích giảm 50%. Nếu cho khí còn lại qua KOH dư thì thấy giảm đi 83,3% số còn lại Xác định CTPT và viết các CTCT của A Tính thành phần % về thể tích của A và O2 trong hỗn hợp X Đồng phân nào của A khi thế với Cl2 cho một sản phẩm thế mônclo duy nhất Bài 13: Đốt cháy 3 lít (đktc) hỗn hợp 2 ankan là đồng đẳng kế tiếp nhau cho sản phẩm cháy lần lượt qua bình 1 đựng CaCl2 khan và bình 2 đựng KOH đặc. Sau khi kết thúc phản ứng thấy khối lượng bình 1 tăng 6,43 gam, bình 2 tăng 9,82 gam. Xác định CTPT của các ankan và tính % thể tích của mỗi khí Bài 14: Hỗn hợp khí etan và propan có tỉ khối so với H2 bằng 19,9. Đốt cháy 56 lít hỗn hợp đó (đktc) và cho khí tạo thành hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch chứa 320 gam NaOH. Tính % thể tích các khí trong hỗn hợp đầu và số gam muối tạo thành. Bài 15: Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp hai ankan A, B hơn kém nhau k nguyên tử Cacbon thì thu được b gam khí CO2 a. Tìm khoảng xác định của số nguyên tử cacbon trong phân tử ankan có chứa ít nguyên tử cacbon theo a, b, k b. Cho a = 2,72 gam; b = 8,36 gam; k = 2. Tìm CTPT của A, B và tính % khối luợng của mỗi ankan trong hỗn hợp Trong số các đồng phân A, B có đồng phân nào khi tác dụng với Cl2 theo tỉ lệ mol 1: 1 chỉ cho 1 sản phẩm duy nhất? gọi tên đồng phân đó Bài 16: Thực hiện phản ứng tách hiđro từ hiđrocacbon no A, thuộc dãy đồng đẳng của metan bằng cách dẫn hiđrocacbon đó đi qua hỗn hợp chất xúc tác (Al2O3 + Cr2O3) ở nhiệt độ cao ( 600- 650oC) thu được hỗn hợp hai hiđrocacbon B và C. Đốt cháy hoàn toàn 4,48 lít khí B hoặc C đều thu được 17,92 lít CO2 và 14,4 gam H2O. Xác định CTCT của A, B, C biết thể tích các khí đo ở đktc Viết ptpư tách hiđro của A Bài 17: Viết CTCT và gọi tên các xicloankan có CTCT thu gọn sau: a. (CH2)4CHCH3 b. CH3CH(CH2)2CHCH3 c. (CH2)2CHCH2CH3 d. CH3CH(CH2)4CHCH2CH3. Bài 18: Cho xicloankan A phản ứng với brom thu được chất B. Kết quả phân tích chất B thấy chứa 22,22%C, 3,7% H và 74,08 % Br. Tỉ khối hơi của so với không khí bằng 7,449 Xác định CTPT của B Viết các ctct có thể có của A và B Viết ptpw của A với brom Bài 19: Khi cho xicloankan C5H10 phản ứng với brom thu được các sản phẩm chứa brom. Hãy viết công thức cấu tạo có thể có của xicloankan trong các trường hợp sau: Sản phẩm chứa 53,69% Br Sản phẩm B chứa 69,57% Br biết trong A và sản phẩm B tạo thành đều chứa hai nguyên tử Cacbon bất đối. Xác định số lượng các đồng phân lập thể của A và B. Bài 20: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp A gồm 0,25 mol hai xicloankan đơn vòng B và C thu được 48,4 gam CO2 a. Viết CTCT của B và C.Biết rằng phân tử của B và C hơn kém nhau một nhóm CH2 và chất C không có phản ứng cộng với Br2 b. Tính thành phần phần trăm theo khối luợng của các chất trong hỗn hợp A. Bài 21: Cho m gam xicloankan đơn vòng A phản ứng với Clo có chiếu sáng đã thu được p gam hợp chất B chứa 29,96 % Cl. Để trung hoà hết khí HCl sinh ra cần vừa đúng 300 ml dung dịch NaOH 0,8M. Gọi tên chất A và B, biết rằng phân tử khối của chất B không vượt quá 120 Tính giá trị của m và p, biết rằng hiệu suất của phản ứng đạt 80% Bài 22: Đốt cháy 2 lít hỗn hợp hai hiđrocacbon A, B ở thể khí và cùng dãy đồng đẳng cần 10 lít O2 để tạo ra 6 lít CO2 ( các thể tích khí đều đo ở đktc) Xác định dãy đồng đẳng của 2 hiđrocacbon? Suy ra công thức phân tử của A, B nếu VA = VB nếu đề hiđro hoá hỗn hợp A, B ( theo cấu tạo ở câu b) thì có thể thu được tối đa bao nhiêu anken? Bài 23: Hỗn hợp khí X gồm hai hiđrocacbon A, B mạch thẳng và khối lượng phân tử của A nhỏ hơn khối lượng phân tử của B. Trong hỗn hợp X thì A chiếm 75 % theo thể tích. Đốt cháy hoàn toàn X cho sản phẩm cháy hấp thụ qua bình chứa dung dịch Ba(OH)2 dư, sau thí nghiệm khối lượng dung dịch trong bình giảm 12,78 gam đồng thời thu được 19,7 gam kết tủa. Tìm công thức phân tử của A, B? Biết tỉ khối hơi của X đối với hiđro bằng 18,5 và A, B cùng dãy đồng đẳng. Bài 24: Hợp chất hữu cơ A tác dụng với HBr sinh ra sản phẩm duy nhất B mà trong phân tử có 38,65 % brom về khối lượng. Xác định cấu trúc của A, B và gọi tên biết rằng khi đốt cháy hoàn toàn 0,7 g A sinh ra 0,9 g H2O và 2,2 g CO2 CTPT của hidrôcacbon có dạng tổng quát CnH2n+2-2k. Với k ≥O thì k là: A. tổng số nối đôi B. tổng số liên kết C. tổng số nối đôi & nốiđơn D. tổng số liên kết và số vòng Các dãy đồng đẳng sau đây có cùng dạng công thức phân tử: A. ankan; xicloankan B. xicloankan; aren C. xicloankan; anken D. anken; ankadien Công thức phân tử của X là C4H6. X có thể thuộc dãy đồng đẳng sau: A. ankin B. ankadien C. xicloanken D. A, B, C đều đúng X có công thức phân tử C6H14. X tác dụng Cl2 (ánh sáng, to) thu được tối đa 2 sản phẩm thế monoclo. Tên của X là: A. n-hexan B. 2-metylpentan C. 2,2-dimetylbutan D. 2,3-dimetylbutan Cho X là 4-metylhexan-2; Y là 5-etylhepten-3; Z là 2-metylbuten-2 và T là 1-clopropen. Các chất có đồng phân hình học là: A. X, Y và Z B. X, Y và T C. X, Z và T D. Y, Z và T Các thuốc thử đủ để phân biệt metan, etilen, axetilen là: A. dung dịch Br2 B. dung dịch AgNO3/NH3 và dung dịch Br2 C. dung dịch KMnO4 D. A, B, C đều đúng Thuốc thử để phân biệt benzen, toluen, stiren là: A. dung dịch Br2 B. dung dịch KMnO4 C. khí Cl2 D. A, B, C đều đúng Tên gọi của hợp chất thơm C6H5Cl là: A. clobenzen hoặc clorua phenyl B. clorua benzen C. clo phenyl D. clorua benzyl Một hidrocacbon A có công thức (CH)n. 1 mol A phản ứng vừa đủ với 4 mol H2 hoặc với 1 mol Br2 trong dung dịch brom. Công thức cấu tạo của A là: Cho nitrobenzen phản ứng với Cl2 (xúc tác Fe bột, tỉ lệ mol 1:1), khả năng phản ứng (so với benzen) và vị trí ưu tiên thế clo vào vòng benzen sẽ là: A. dễ hơn; octo hoặc para B. khó hơn; octo hoặc para C. dễ hơn; meta D. khó hơn; meta Cho toluen phản ứng với Cl2 (xúc tác Fe bột, tỉ lệ mol 1:1), khả năng phản ứng (so với benzen) và vị trí ưu tiên thế clo vào vòng benzen sẽ là: A. dễ hơn; octo hoặc para B. khó hơn; octo hoặc para C. dễ hơn; meta D. khó hơn; meta Một anken A C6H12 có đồng phân hình học, tác dụng với Br2 cho hợp chất dibrom B. B tác dụng với KOH / rượu, đun nóng cho dien C. C bị oxi hóa bởi KMnO4 đậm đặc và nóng (trong môi trường axit) cho axit axetic và CO2, Công thức cấu tạo của A là: A. CH3CH2CH=CHCH2CH3 B. CH2=CHCH2CH2CH2CH3 C. CH3CH=CHCH2CH2CH3 D. CH2=CHCH(CH3)CH2CH3 Đốt cháy một số mol như nhau của 3 hidrocacbon X, Y, Z thu được lượng CO2 như nhau và tỉ lệ số mol H2O và CO2 đối với X, Y, Z tương ứng bằng 0,5; 1 và 1,5. Công thức của X, Y, Z là: A. X (C3H8), Y (C3H4), Z (C2H4) B. X (C2H2), Y (C2H4), Z (C2H6) A. X (C3H4), Y (C3H6), Z (C3H8) A. X (C2H4), Y (C2H6), Z (C3H4) Hai xicloankan X và Y đều có tỉ khối hơi so với metan bằng 5,25. Khi monoclo hóa (có chiếu sáng) thì X cho 4 sản phẩm, Y chỉ cho 1 sản phẩm duy nhất. Tên của X và Y là: A. xiclopentan và xiclobuten B. metyl xiclobuten và xiclopentan C. metyl xiclopentan và xiclohexan D. metyl xiclopentan và etyl xiclobutan Đốt cháy hoàn toàn hồn hợp X gồm hai hidrocacbon cùng dãy đồng đẳng. Hấp thụ hết sản phẩm vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư, thấy khối lượng bình tăng 1,276 gam và thu được 2 gam kết tủa. Dãy đồng đẳng của hai hidrocacbon là: A. ankin B. ankan C. aren D. ankin hoặc ankadien Một hỗn hợp X gồm 2 hidrocacbon A, B (đều có số nguyên tử C < 7). Tỉ lệ mol của A và B là 1:2. Đốt cháy hoàn toàn 14,8 gam hỗn hợp X bằng oxi rồi dẫn toàn bộ sản phẩm qua bình 1 chứa H2SO4 đặc dư; bình 2 chứa 890 ml dung dịch Ba(OH)2 1M thì khối lượng bình 1 tăng 14,4,gam; ở bình 2 thu được 133,96 gam kết tủa trắng. Dãy đồng đẳng phù hợp của A và B là: A. ankin B. anken C. ankadien D. ankan Đốt cháy hoàn toàn một hidrocacbon X với một lượng vừa đủ oxi. Dẫn hỗn hợp sản phẩm cháy qua H2SO4 đặc thì thể tích khí giảm hơn một nửa. X thuộc dãy đồng đẳng: A. ankan B. ankin C. ankadien D. aren Cho 2 hidrocacbon X và Y đồng đẳng nhau, phân tử khối của X gấp đôi của Y. Công thức tổng quát của 2 hidrocacbon là: A. CnH2n-2 B. CnH2n+2 C. CnH2n-6 D. CnH2n Cho 2 hidrocacbon X và Y đồng đẳng nhau, phân tử khối của X gấp đôi của Y. Biết rằng tỉ khối hơi của hỗn hợp đồng số mol X và Y so với khí C2H6 bằng 2,1. Công thức phân tử của X và Y là: A. C3H8; C6H14 B. C3H4; C6H6 C. C3H6; C6H12 D. C2H4; C4H8 Đốt cháy 6,72 lít khí (ở đktc) 2 hidrocacbon cùng dãy đồng đẳng tạo thành 39,6 gam CO2 và 10,8 gam H2O. Công thức phân tử 2 hidrocacbon là: A. C2H6; C3H8 B. C2H2; C3H4 C. C3H8; C5H12 D. C2H2; C4H6 Đốt cháy hoàn toàn 2,8 gam một hợp chất hữu cơ X rồi cho toàn bộ sản phẩm hấp thụ vào dung dịch NaOH thấy khối lượng tăng thêm 12,4 gam; thu được 19 gam 2 muối với số mol bằng nhau. X thuộc dãy đồng đẳng: A. anken B. ankin C. ankadien D. aren Một hỗn hợp gồm 2 ankan đồng đẳng liên liếp có khối lượng 24,8 gam. Thể tích tương ứng là 11,2 lít (ở đktc). Công thức phân tử của 2 ankan là: A. CH4; C2H6 B. C2H6; C3H8 C. C3H8; C4H10 D. C4H10; C5H12 Cho 5,6 lít hỗn hợp 2 olefin là đồng đẳng liên tiếp hợp nước (có xúc tác) được hỗn hợp 2 rượu. Thu hỗn hợp 2 rượu này ở dạng khan rồi chia làm 2 phần bằng nhau. Phần 1 phản ứng hết với Na dư thu được 840 ml khí. Đốt cháy hết phần 2 rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ vào bình đựng NaOH dư thì khối lượng bình NaOH tăng 13,75 gam. Công thức phân tử của 2 olefin là: A. C2H4; C3H6 B. C3H6; C4H8 C. C4H8; C5H10 D. C5H10; C6H12 Cho 6,72 lít hỗn hợp khí gồm 2 olefin (đều có số C < 6) lội qua nước brom dư thấy khối lượng bình tăng 16,8 gam. Công thức phân tử 2 olefin là: A. C2H4; C3H6 B. C2H4; C4H8 C. C3H6; C4H8 D. C2H4; C4H8 hoặc C3H6; C4H8 Một hỗn hợp gồm 2 hidrocacbon mạch hở. Cho 1,68 lít hỗn hợp trên đi chậm qua nước brom dư. Sau khi phản ứng hoàn toàn còn lại 1,12 lít và lượng brom tham gia phản ứng là 4 gam. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn 1,68 lít hỗn hợp trên rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 12,5 gam kết tủa. Các thể tích khí được đo ở đktc. Công thức phân tử của 2 hidrocacbon là: A. C4H8; C3H6 B. C2H6; CH4 C. C4H10; CH4 D. C3H6; CH4 Trộn hỗn hợp X gồm hidrocacbon A với H2 (dư), tỉ khối hơi của X so vơi H2 bằng 4,8. Cho X đi qua Ni nung nóng đến phản ứng hoàn toàn được hỗn hợp Y có tỉ khối hơi so với H2 bằng 8. Công thức phân tử của A là: A. C3H6 B. C3H4 C. C4H8 D. C5H8 Số đồng phân của chất có công thức phân tử C4H8 (đồng phân phẳng và đồng phân hình học) là : A. 4 B. 5 C. 6 D. 7 Khi cho isopentan tác dụng với Cl2 (1:1) số sản phẩm thu được là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Trong các hợp chất : Propen (I); 2-metylbuten-2 (II); 3,4-dimetylhexen-3(III); allyl clorua (IV); 1,2-diCloeten (V). Chất nào có đồng phân hình học? A. III, V B. II,IV C. I, II, III, IV D. I, V Cho biết tên của hợp chất sau theo IUPAC ? A. 1-Clo-4-Etylpenten-4 B. 1-clo-4-metylenhexan C. 2-etyl-5-Clopenten-1 D. 5- Clo-2-etylpenten-1 Chọn tên đúng của chất có CTCT sau : A. 5-Clo-1,3,4-trimetylpentin-1 B. 6-Clo-4,5-Dimetylhexin-2 C. 1-Clo-2,3-Dimetylhexin-4 D. Tất cả đều sai Nếu hidro hóa C6H10 ta thu được isohexan thì CTCT của C6H10 là : D. Tất cả đều đúng Quy tắc Maccopnhicop chỉ áp dụng cho : A. Anken đối xứng và tác nhân đối xứng. B. Anken bất đối và tác nhân bất đối C. Anken bất đối và tác nhân đối xứng D. Hydrocacbon không no bất đối và tác nhân bất đối. I-- Xicloankan và ankan đều là những hydrocacbon no nên chúng là đồng đẳng của nhau. II -- Tất cả những hydrocacbon không no đều có tính chất hóa học như nhau. A. I và II đều sai B. I đúng, II sai C. I sai, II sai D. I sai, II đúng Những hợp chất nào sau đây có thể có đồng phân hình học (cis-trans) CH3CH = CH2 (I) ; CH3CH = CHCl (II) ; CH3CH = C(CH3)2 (III) (IV) (V) A. (I), (IV), (V) B. (II), (IV), (V) C. (III), (IV) D. (II), III, (IV), (V) Ankan A có 16,28%H trong phân tử (về khối lượng). vậy CTPT và số đồng phân tương ứng của A là : A. C6H14 và 4 đồng phân B. C6H14 và 5 đồng phân C. C5H12 và 3 đồng phân D. C6H14 và 6 đồng phân Cho propen, propin, divinyl tác dụng với HCl(tỉ lệ 1:1), số sản phẩm thu được là : A. 2,2,3 B. 2,3,2 C. 2,3,1 D. Tất cả đều sai. Những loại hydrocacbon nào đã học tham gia được phản ứng thế? A. ankan B. ankin C. benzen D. Tất cả các hydrocacbon trên. Chọn câu trả lời đúng : A. Anken là những hydrocacbon mà phân tử có chứa một liên kết đôi C=C B. Anken là những hydrocacbon mà CTPT có dạng CnH2n, n ³ 2, nguyên. C. Anken là những hydrocacbon không no có CTPT CnH2n, n ³ 2, nguyên. D. Anken là những hydrocacbon mạch hở mà phân tử có chứa một liên kết đôi C=C Những hợp chất nào sau đây không thể chứa vòng benzen? a. C8H6Cl2 b. C10H16 c. C9H14BrCl d. C10H12(NO2)2. A. a, b B. b,c C. c, d D. a, c, d Cho xicloankan có công thức cấu tạo thu gọn sau : 1/ (CH2)4CHCH3 2/ CH3CH(CH2)2CHCH3 3/ (CH2)2CHCH2CH3 4/ CH3CH(CH2)4CHCH2CH3 Xicloankan bền nhất là : A. (1) B. (2) C. (3) D. (4) Phương pháp điều chế nào sau đây giúp ta thu được 2-Clobutan tinh khiết hơn hết ? A. n-Butan tác dụng với Cl2, chiếu sáng, tỉ lệ 1:1. B. Buten-2 tác dụng với hidroclorua C. Buten-1 tác dụng với hidroclorua D. Butadien-1,3 tác dụng với hidroclorua Thứ tự nhận biết các lọ mất nhãn N2(1), H2(2), CH4(3), C2H4(4), C2H2(5) A. 5-4-1-3-2 B.5-4-2-1-3 C.5-4-3-2-1 D. Tất cả đều đúng Xác định X, Y, Z, T trong chuỗi phản ứng sau : A. X : butan, Y: Buten-2, Z : Propen, T : Metan B. X : Butan, Y: Etan, Z : CloEtan, T : ĐiCloEtan C. X : Butan, Y: Propan, Z : Etan, T : Metan D. Các đáp trên đều sai. Từ CTPTTQ của hydrocacbon CnH2n+2-2k (k≥0), ta có thể suy ra các trường hợp nào sau đây? A. k = 1 ® X là anken CnH2n, (n≥2), n nguyên B. k = 2 ® X là ankin CnH2n-2, (n≥2), n nguyên B. k = 4 ® X là aren CnH2n-6, (n≥6), n nguyên D. Tất cả đều đúng Khi đốt cháy một hydrocacbon X ta thu được (số mol CO2/ số mol H2O =2) . Vậy X có thể là : A. C2H2 B. C12H12 C. C3H6 D. A,B đều đúng Đốt cháy một hỗn hợp gồm nhiều hydrocacbon trong cùng một dãy đồng đẳng nếu ta thu được số mol H2O > số mol CO2 thì CTPT tương đương của dãy : A. CnHn, n ≥ 2 B. CnH2n+2, n ≥1 (các giá trị n đều nguyên) C. CnH2n-2, n≥ 2 D. Tất cả đều sai Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai hydrocacbon đồng đẳng có khối lượng phân tử hơn kém nhau 28đvC, ta thu được 4,48 l CO2 (đktc) và 5,4g H2O. CTPT của 2 hydrocacbon trên là : A. C2H4 và C4H8 B. C2H2 và C4H6 C. C3H4 và C5H8 D. CH4 và C3H8 Thứ tự nhận biết các lọ mất nhãn đựng các khí : C2H6 (I), C2H4 (II), C2H2 (III), CO2 (IV), H2(V) A. III, II, IV, I, V B. IV, III, II, I, V C. III, IV, II, I, V D. Tất cả đều đúng Công thức thực nghiệm của một đồng đẳng của benzen có dạng (C3H4)n thì CTPT của đồng đẳng đó là : A. C12H16 B. C9H12 C. C6H8 D. C15H20 Khi đốt cháy metan trong khí Cl2 sinh ra muội đen và một chất khí làm quỳ tím hóa đỏ. Vậy sản phẩm phản ứng là : A. CH3Cl và HCl B. CH2Cl2 và HCl C. C và HCl D. CCl4 và HCl Đốt cháy 2 hydrocacbon đồng đẳng liên tiếp ta thu được 6,43g nước và 9,8gam CO2. vậy CTPT 2 hydrocacbon là : A. C2H4 và C3H6 B. CH4 và C2H6 C. C2H6 và C3H8 D. Tất cả đều sai. Trong một bình kín chứa hỗn hợp A gồm hydrocacbon X và H2 với xt Ni. Nung nóng bình một thời gian ta thu được một khí B duy nhất. Đốt cháy B ta thu được 8,8g CO2 và 5,4g H2O. Biết VA=3VB. Công thức của X là : A. C3H4 B. C3H8 C. C2H2 D. C2H4 Một hỗn hợp khí X gồm ankin B và H2 có tỉ khối hơi so với CH4 là 0,6. Nung nóng hỗn hợp X với Ni xt để phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối hơi so với CH4 là 1. Cho hỗn hợp Y qua dung dịch brom dư thì bình chứa brom có khối lượng tăng lên là : A. 8 gam B. 16 g am C. 0 gam D. Tất cả đều sai. Đốt cháy một hỗn hợp hydrocacbon ta thu được 2,24l CO2 (đktc) và 2,7 gam H2O thì thể tích O2 đã tham gia phản ứng cháy (đktc) là : A. 5,6 lít B. 2,8 lít C. 4,48 lít D. 3,92 lít Khi đốt cháy một hydrocacbon A, thu được

File đính kèm:

  • docbai_tap_trac_nghiem_hoa_hoc_lop_11_hidrocacbon_no.doc