Bài tập trắc nghiệm Hóa học Lớp 11 - Nguyễn Minh Tuấn

Bài 1: Một hợp chất A có CTPT C3H6O2 . Xác định CTCT của A trong các trường hợp sau đây:

1) A làm tan đá vôi

2) A không tác dụng với dung dịch NaOH mà tham gia phản ứng tráng bạc và tác dụng với Na.

3) A tham gia phản ứng tráng bạc mà không tác dụng với Na, NaOH.

4) A không tráng bạc, không tác dụng với NaOH, nhưng tác dụng với Na.

Bài 2 : Oxi hoá một rượu no đơn chức A có bột Cu xúc tác được chất B. Oxi hoá B với xúc tác Pt ta thu được axit D. Cho D tác dụng với dung dịch kiềm ta thu được muối E. Cho E tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 ta được Ag kim loại.

a) Tìm CTCT của A, B, D, E.

b) Trộn B với một đồng đẳng X của nó rồi đun 8,8 gam hỗn hợp này với một lượng dư Ag2O trong NH3 thì thu được 2,24 lit CO2 (đktc) và 64,8 gam Ag. Xác định CTCT của X.

Bài 3: Cho H2SO4 loãng tác dụng từ từ với hỗn hợp gồm hai muối Na của hai axit hữu cơ kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng ta thu được hỗn hợp hai axit đơn chức tương ứng A,B. Hoà tan 10 gam hỗn hợp A, B vào 100 ml dung dịch K2CO3 1M. Để phản ứng với lượng K2CO3 còn dư phải dùng 50 ml dung dịch HCl 0,2M.

1) Viết các phương trình phản ứng xảy ra.

2) Tìm CTPT và tính % khối lượng các axit trong hỗn hợp (hiệu suất các phản ứng 100%)

 

doc2 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 321 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập trắc nghiệm Hóa học Lớp 11 - Nguyễn Minh Tuấn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1: Một hợp chất A có CTPT C3H6O2 . Xác định CTCT của A trong các trường hợp sau đây: A làm tan đá vôi A không tác dụng với dung dịch NaOH mà tham gia phản ứng tráng bạc và tác dụng với Na. A tham gia phản ứng tráng bạc mà không tác dụng với Na, NaOH. A không tráng bạc, không tác dụng với NaOH, nhưng tác dụng với Na. Bài 2 : oxi hoá một rượu no đơn chức A có bột Cu xúc tác được chất B. oxi hoá B với xúc tác Pt ta thu được axit D. Cho D tác dụng với dung dịch kiềm ta thu được muối E. Cho E tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 ta được Ag kim loại. Tìm CTCT của A, B, D, E. Trộn B với một đồng đẳng X của nó rồi đun 8,8 gam hỗn hợp này với một lượng dư Ag2O trong NH3 thì thu được 2,24 lit CO2 (đktc) và 64,8 gam Ag. Xác định CTCT của X. Bài 3: Cho H2SO4 loãng tác dụng từ từ với hỗn hợp gồm hai muối Na của hai axit hữu cơ kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng ta thu được hỗn hợp hai axit đơn chức tương ứng A,B. Hoà tan 10 gam hỗn hợp A, B vào 100 ml dung dịch K2CO3 1M. Để phản ứng với lượng K2CO3 còn dư phải dùng 50 ml dung dịch HCl 0,2M. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. Tìm CTPT và tính % khối lượng các axit trong hỗn hợp (hiệu suất các phản ứng 100%) Bài 4 : oxi hoá 53,2 gam hỗn hợp một rượu no đơn chức và một andehit đơn chức ta thu được một axit hữu cơ duy nhất ( hiệu suất phản ứng 100%). Cho lượng axit này tác dụng hết với m gam dung dịch hỗn hợp NaOH 2% và Na2CO3 13,25% thu được dung dịch chỉ chứa muối của axit hữu cơ nồng độ 21,87%. xác định CTPT của rượu và andehit ban đầu. Hỏi m có giá trị nằm trong khoảng nào? Cho m = 400 gam. Tính % khối lượng của rượu và andehit trong hỗn hợp đầu. Bài 5 : Có hai axit hữu cơ : A đơn chức, B đa chức. Hỗn hợp X1 chứa x mol chất A và y mol chất B. Để trung hoà X1 cần 500 ml dung dịch NaOH 1M, nếu đốt cháy hoàn toàn X1 thì thu được 11,2 lit CO2 (đktc). Hỗn hợp X2 chứa y mol chất A và x mol chất B. Để trung hoà X2 cần 400 ml dung dịch NaOH 1M. Biết x+y = 0,3 mol. xác định CTPT của mỗi axit và tính % số mol của mỗi axit trong hỗn hợp X1. Biết rằng 1,26 gam tinh thể axit B.2H2O tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch KmnO4 trong môi trường H2SO4 theo phương trình phản ứng . KmnO4 + B + H2SO4 K2SO4 + MnSO4 + CO2 + H2O. Tính nồng độ mol/l của dung dịch KmnO4 . Bài 6: Cho 2 axit cacboxylic A và B. Nếu cho hỗn hợp A và B tác dụng hết với Na dư thu được số mol H2 bằng 1/2 tổng số mol của A và B trong hỗn hợp. Nếu trộn 20 gam dung dịch axit A 23% với 50 gam dung dịch axit B 20,64% được dung dịch D. Để trung hoà hoàn toàn D cần 200 ml dung dịch NaOH 1,1M. Tìm CTCT của A và B Đun nóng hỗn hợp A,B với rượu no X mạch hở, tạo ra hỗn hợp các este trong đó có este E. E không có khả năng tác dụng với Na tạo H2. Để đốt cháy hoàn toàn 1 V hơi E cần 7,5 V O2 tạo ra 7V CO2 và 5V hơi nước ( thể tích đo cùng đk). Tìm CTCT của E và X. Bài 7: Hỗn hợp A gồm 6 gam chất X có công thức R-COOH và 0,1 mol chất B có công thức HO-R’-COOH, trong đó R và R’ là gốc hidrocacbon no. Cho hỗn hợp A vào bình kín B dung tích 5,6 lit chứa O2 ở 00C và 2 atm. Bật tia lửa điện để đốt cháy hết X, Y và làm lạnh tới 00C thì thấy áp suất trong bình vẩn không đổi ( 2atm). Biết thể tích chất rắn không đáng kể, CO2 không tan vào nước; nếu cho khí trong bình qua dung dịch NaOH thì bị hấp thụ hoàn toàn. Xác định CTPT, viết CTCT của X, Y. -H2O H2SO4 đặc H2SO4 đặc +ROH Trùng hợp xt Hoàn thành sơ đồ biến hoá: Y Z T P ( BT vô cơ: Câu 20a: 20 ml dung dịch A cần 300 ml dung dịch NaOH 1M. Dung dịch thu được cho tác dụng... . Câu 23a: HCl 1M) Bài 8 : Hoá hơi một axit no A rồi cho vào bình dung tích 5,6 lit, nhiệt độ trong bình là 136,50C và áp suất là 0,27 atm. Chia lượng axit A thành 3 phần bằng nhau: Phần 1 đem đốt cháy hoàn toàn rồi cho sản phẩm cháy hấp thụ hết vào bình đựng Ba(OH)2 thấy sinh ra 8,865 gam kết tủa. Thêm Na2SO4 dư vào dung dịch còn lại thì thấy tạo ra 1,7475 gam kết tủa nữa. Phần hai cho tác dụng với a mol Ba(OH)2 thu được dung dịch B và nhận thấy: Nếu a = 0,01 mol thì dung dịch B làm đỏ giấy quỳ. Nếu a = 0,02 mol thì dung dịch B làm xanh giấy quỳ. Phần3 cho phản ứng hết với 1,45 gam rượu đơn chức D thì thu được nước và 2,77 gam hỗn hợp este. Xác định CTCT của A, D và các estethu được . Bài 9 : a) Đốt cháy 0,72 gam một axit cacboxylic A cần vừa đủ 0,768 gam O2 thu được số mol CO2 bằng số mol nước. Tìm A. Cho m gam rượu đơn chức B đi qua một bình đựng Na dư thì kl bình này tăng thêm 1,35 gam và có 0,336 lit H2 (đktc) thoát ra khỏi bình. Tìm m và xác định CTCT của B. X là este của A và B. Lấy p gam X cho vào 90 gam dung dịch MOH 8% (M là kim loại kiềm) rồi dun nóng đến khi X tác dụng hết, làm khô được chất rắn Y khan. Đốt cháy hoàn toàn Y thu được 9,54 gam M2CO3 và 6,6 gam CO2. Xác định tên M, tính p. Bài 10 : Cho 2,4 gam chất hữu cơ X chứa C, H, O có mạch cacbon hở không phân nhánh, phân tử có hai loại nhóm chức khác nhau. Đốt cháy hoàn toàn 2,4 gam X rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ vào bình đựng lượng dư nước vôi trong thấy tạo thanhf tong bình 6,4 gam kết tủa trắng và khối lượng bình tăng thêm 3,68 gam. Xác định CTPT của X biết rằng MX < 200 đvC. Xác định CTCT và gọi tên X của X biết rằng để trung hoà dung dịch chứa 2,4 gam X cần dùng vừa đủ 80 ml dung dịch NaOH 0,4 M. Bài 11 : 1) Có 3 hợp chất hữu cơ cùng chức có CTPT là CH2O2 ; C2H4O2 và C3H4O2 . Bằng phương pháp hoá học hãy nhận biết chúng. 2) Oxi hoá 10,2 gam hỗn hợp hai andehit kết tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, người ta thu được hỗn hợp hai axit cacboxylic no đơn chức. Để trung hoà hỗn hợp hai axit này cần phải dùng 200 ml dung dịch NaOH 1M. Hãy xác định CTCT, của hai andehit. Tính thành phần % mỗi andehit theo khối lượng trong hỗn hợp. Bài 12 : 1) Một rượu no X mạch hở có số nguyên tử C bằng số nhóm chức. Cho 9,3 gam rượu X tác dụng với Na dư thu được 3,36 lit khí đktc. Xác định CTCT của X. 2) Đun nóng hỗn hợp gồm 1 mol axit axetic và hai mol rượu X với xúc tác H2SO4 đặc thu được một hỗn hợp hai este A và B, trong đó KLPT của B lớn hơn của A. Viết phương trình phản ứng xảy ra và tính khối lượng từng este có trong hỗn hợp. Biết rằng chỉ có 60% axit bị chuyển hoá thành este và tỉ lệ mol của A, B thu được là 2:1. Bài 13 : Hỗn hợp A gồm hai axit hữu cơ no X, Y mạch hở ( trong đó X đơn chức). Nếu lấy số mol X bằng số mol Y rồi lần lượt cho X phản ứng với NaHCO3, Y phản ứng với Na2CO3 thì CO2 thu được luôn luôn bằng nhau. Đốt cháy hoàn toàn 11,2 gam A được 15,4 gam CO2. Mặt khác trung hoà 8,4 gam hỗn hợp A cần 200 ml dung dịch NaOH 0,75 M. Tìm CTPT viết CTCT của X, Y biết chúng là mạch thẳng. Tính % khối lượng mỗi chất trong A. Bài 14 : Để đốt cháy 10 ml thể tích hơi của một hợp chất hữu cơ A cần dùng 30 ml O2, sản phẩm cháy thu được gồm CO2 và hơi nước có thể tích bằng nhau và đều bằng thể tích O2 phản ứng. Lập CTPT của A, viết CTCT các đồng phân có thể tác dụng với NaOH của A. Biết rằng các thể tích khí và hơi đo cùng nhiệt độ, áp suất. Trộn 2,7 gam A với 1,8 gam CH3COOH thu được hỗn hợp B. Lấy 1/3 hỗn hợp B cho vào dung dịch K2CO3, sau một thời gian lượng CO2 thu được đã vượt quá 0,308 gam. Mặt khác lấy 1/2 hỗn hợp B cho tác dụng với Na dư thu được 0,504 lit khí H2 (đktc). Còn khi cho hơi A qua CuO nung nóng thì sẽ được chất E. E không tác dụng với AgNO3/ NH3 tạo ra Ag. Xác định CTCT của A và gọi tên .Viết các phương trình phản ứng xảy ra.

File đính kèm:

  • docbai_tap_trac_nghiem_hoa_hoc_lop_11_nguyen_minh_tuan.doc