Bài tập trắc nghiệm môn: Ngữ văn trường THCS Trường Chinh

Em hãy chọn đáp án đúng nhất:

1. Loại từ nào dùng từ để thể hiện sắc thái biểu cảm.

 a. Từ đồng nghĩa. b. Từ trái nghĩa.

 c. Từ đồng âm d. Cả 3 ý trên.

2. Các cặp từ sau, cặp từ nào không phải là từ đồng nghĩa.

 a. Gan dạ – dũng cảm. b. Nước ngoài – việt kiều.

 c. Của cải – tài sản. d. Năm học – niên khoá.

3. Loại từ nào sau khi sử dụng đúng theo ngữ cảnh giao tiếp mới hiểu đúng theo nghĩa của từ.

 a. Từ đồng nghĩa. b. Từ trái nghĩa.

 c. Từ đồng âm. d. Từ nhiều nghĩa.

4. Từ trái nghĩa thường được sử dụng trong loại văn bản nào ?

 a. Văn thơ trữ tình, ca dao b. Thành ngữ, tục ngữ.

 c. Câu đối. d. Cả 3 ý trên.

5. Từ loại dùng để trỏ người, sự vật hoạt động, tính chất.

 a. Đại từ. b. Quan hệ từ.

 c. Động từ, tính từ. d. Danh từ.

 

doc2 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2278 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập trắc nghiệm môn: Ngữ văn trường THCS Trường Chinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM Môn: Ngữ Văn 7 Đơn vị: Trường THCS Trường Chinh Em hãy chọn đáp án đúng nhất: 1. Loại từ nào dùng từ để thể hiện sắc thái biểu cảm. a. Từ đồng nghĩa. b. Từ trái nghĩa. c. Từ đồng âm d. Cả 3 ý trên. 2. Các cặp từ sau, cặp từ nào không phải là từ đồng nghĩa. a. Gan dạ – dũng cảm. b. Nước ngoài – việt kiều. c. Của cải – tài sản. d. Năm học – niên khoá. 3. Loại từ nào sau khi sử dụng đúng theo ngữ cảnh giao tiếp mới hiểu đúng theo nghĩa của từ. a. Từ đồng nghĩa. b. Từ trái nghĩa. c. Từ đồng âm. d. Từ nhiều nghĩa. 4. Từ trái nghĩa thường được sử dụng trong loại văn bản nào ? a. Văn thơ trữ tình, ca dao b. Thành ngữ, tục ngữ. c. Câu đối. d. Cả 3 ý trên. 5. Từ loại dùng để trỏ người, sự vật hoạt động, tính chất. a. Đại từ. b. Quan hệ từ. c. Động từ, tính từ. d. Danh từ. 6. Từ loại nào dùng để biểu thị ý nghĩa quan hệ sở hữu, so sánh, nhân quả... Danh từ. b. Tính từ. c. Quan hệ từ. d. Đại từ. 7. Các từ sau từ nào không phải là từ Hán Việt. a. Trữ tình . b. Chia xẻ. c. Cảnh tượng. d. Thiên trường. 8. Sử dụng từ Hán Việt để tạo sắc thái biểu cảm nào ? a. Tạo sắc thái trang trọng thể hiện sự tôn kính. b. Tạo sắc thái tao nhã, lịch sự tránh thô tục. c. Tạo sắc thái cổ. d. Cả 3 ý trên. 9. Tục ngữ có những đặc điểm về hình thức nào ? a. Ngắn gọn, lập luận chặt chẽ giàu hình ảnh. b. Thường có vần, nhất là vần lưng. c. Các vế thường đối nhau cả về hình thức và nội dung. d. Tất cả các ý trên. 10. Câu văn nào có từ gạch chân không phải là dùng từ đồng âm. a. Mọi người ngồi vào bàn, bàn kế hoạch công tác. b. Con ngựa sổ lồng chạy như lồng. c. Chim sâu bắt sâu ngoài đồng. d. Các mốn đồ cổ, có cái bình cao cổ là đẹp nhất. 11. Câu tục ngữ nào có nội dung tương đương với câu: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” a. Ăn xem nồi ngồi trông hướng. b. Học ăn, học nói, học gói, học mở. c. Uống nước nhớ nguồn. d. Ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo. Đáp án: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Chọn A B C C A C B D D C C

File đính kèm:

  • docTrac nghiem tong hop.doc
Giáo án liên quan