Bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 7 - Tuần 15

1. Văn bản Sài Gòn tôi yêu chủ yếu được viết theo phương thức:

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Biểu cảm

D. Nghị luận.

2. Tác giả đã có những cảm nhận sâu sắc gì về thành phố Sài Gòn ?

A. Đó là thành phố tươi đẹp và giàu tiềm năng.

B. Đó là thành phố có thiên nhiên khí hậu hiền hòa, hấp dẫn.

C. Những con người Sài Gòn hiền hòa và anh dũng.

D. Thiên nhiên khí hậu Sài Gòn và phong cách con người Sài Gòn có những nét riêng hấp dẫn.

 

doc6 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1824 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 7 - Tuần 15, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 15 ● SÀI GÒN TÔI YÊU ● MÙA XUÂN CỦA TÔI ● LUYỆN TẬP SỬ DỤNG TỪ 1. Văn bản Sài Gòn tôi yêu chủ yếu được viết theo phương thức: A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Nghị luận. 2. Tác giả đã có những cảm nhận sâu sắc gì về thành phố Sài Gòn ? A. Đó là thành phố tươi đẹp và giàu tiềm năng. B. Đó là thành phố có thiên nhiên khí hậu hiền hòa, hấp dẫn. C. Những con người Sài Gòn hiền hòa và anh dũng. D. Thiên nhiên khí hậu Sài Gòn và phong cách con người Sài Gòn có những nét riêng hấp dẫn. ● Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi 3 – 7: Tôi yêu Sài Gòn da diết... Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ. Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thủy tinh. Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn. Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm. Yêu cả cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương với làn không khí mát dịu, thanh sạch trên một số đường còn nhiều cây xanh che chở. 3. Nội dung của đoạn văn trên là: A. Miêu tả những vẻ đẹp riêng của thành phố Sài Gòn. B. Bình luận về những nét riêng của Sài Gòn. C. Bộc lộ trực tiếp tình yêu của tác giả với Sài Gòn. D. Nêu những nhận xét về thiên nhiên khí hậu của Sài Gòn. 4. Tác giả đã phát hiện những nét riêng nào của thiên nhiên và cuộc sống Sài Gòn ? A. Nhiều hiện tượng thời tiết cùng có trong ngày. B. Thời tiết có sự đổi thay đột ngột, nhanh chóng. C. Nhịp đíệu sống đa dạng trong những thời khắc khác nhau. D. Gồm tất cả những ý trên. 5. Trong đoạn văn trên, tác giả đã không sử dụng cụm từ chỉ thời gian nào ? A. buổi chiều B. đêm khuya C. giữa D. sáng tinh sương. 6. Từ "cây mưa" được dùng với phép tu từ: A. Ẩn dụ B. Hoán dụ C. Nhân hoá D. So sánh. 7. Trong đoạn văn trên, tác giả dùng bao nhiêu từ láy ? A. 4 từ B. 5 từ C. 6 từ D. 7 từ. 8. Văn bản Mùa xuân của tôi được viết trong hoàn cảnh nào ? A. Tác giả trực tiếp chứng kiến và miêu tả vẻ đẹp của mùa xuân. B. Tác giả miêu tả và bộc lộ cảm xúc về mùa xuân từ những đíều được nghe kể. C. Đất nước cắt chia, tác giả ở miền Nam nhớ và hoài vọng về mùa xuân ở miền Bắc. D. Tác giả đang sống trong mùa xuân thống nhất. 9. Dòng nào sau đây nêu đúng vẻ đẹp của mùa xuân miền Bắc ? A. Tươi tắn và sôi động. B. Lạnh lẽo và u buồn. C. Không gian trong sáng và ấm áp. D. Thiên nhiên se lạnh nhưng lòng ấm áp tình thương. 10. Câu văn nào sau đây không nhằm bộc lộ trực tiếp tình cảm của tác giả với mùa xuân ? A. Tôi yêu sông xanh, núi tím; tôi yêu đôi mày ai như trăng mới in ngần và tôi cũng xây mộng ước mơ... B. Người yêu cảnh, vào những lúc trời đất mang mang như vậy, khoác một cái áo lông, ngậm một ống điếu mở cửa đi ra ngoài... C. Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh... D. Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến. 11. Câu văn "Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân" đã sử dụng phép tu từ gì ? A. Điệp ngữ. B. So sánh. C. Dùng từ đồng nghĩa. D. Dùng lối chơi chữ. 12. Từ "ai" trong câu trên là: A. Danh từ chỉ người. B. Danh từ chỉ vật. C. Đại từ để trỏ. D. Đại từ để hỏi. 13. Từ Hán Việt trong câu nào sau đây dùng không phù hợp? Hãy thay thế bằng từ ngữ thích hợp. A. Hoàng đế đã băng hà. B. Người chiến sĩ đã hi sinh anh dũng. C. Vị hoà thượng đã viên tịch. D. Bọn giặc đã quy tiên. 14. Mẩu chuyện sau có 15 từ viết sai chính tả. Em hãy gạch chân những từ đó. Cây thông non Một cây thông con sinh sắn mọc giữa rừng. Nó thấy các cây to quanh nó được tiều phu đốn mang đi nhưng nó còn nhỏ không ai buồn ngó ngàng tới. Rất xốt ruột, nó luôn lẩm bẩm: - Mong sao họ đốn mình để biết họ dùng thông làm gì. Chị Cò biết nhiều điều bảo cây thông non: - Có thể để đóng tàu. - Thế thì tuyệt! Được giao du trên biển, được xem các xứ xở xa lạ... Nhưng một hôm, cây thông con thấy các bác tiều phu trặt đến những cây thông bé như mình. Nó hỏi chị Cò: - Thế họ cũng đóng tàu bằng những cây thông kích thước nhỏ ư? - Không, những cây thông nhỏ họ dùng làm cây thông để chang chí nhà. Họ sẽ cheo lên cây các dây hoa, quả cầu đủ màu sắc, cả những ngọn nến nữa. Thông non mơ thấy nó cũng được chọn cho tết Nô-en. Năm sau nó vui mừng chông thấy đám tiều phu tiến về phía nó. Họ chặt và đem nó ra tỉnh. Thông non thấy mình đứng giữa một phòng khách đẹp đẽ, sáng chưng, trang hoàn rực rỡ. Đây là cây No-en đẹp nhất gia đình chưa từng có. Cây thông non là chung tâm của ngày hội. Tất cả mọi người ngắm nhìn, xờ tay và ngồi dưới gốc của nó. Nhưng đến giờ nhận quà Giáng xinh, bọn trẻ quên ngay cây thông non. Nó cũng chẳng tiếc gì vì nó đã được hưởng đêm hội vui vẻ. Khi lễ Nô-en đã qua, cây thông non dũng cảm dực cháy trong bếp lò, xưởi ấm cho mọi người trong những buổi tối mùa đông lạnh giá. (Theo Truyện cổ An-đéc-xen) ● Đoạn thơ sau đã lược đi một số từ. Em hãy lựa chọn các từ trong các câu hỏi 15 - 20 điền vào chỗ trống cho phù hợp. Mang theo truyện cổ tôi đi, Nghe trong cuôc sống ..............(1) tiếng xưa. .......(2) cơn nắng, trắng cơn mưa, Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi. Đời cha ông với đời tôi, Như con sông với .................(3) đã xa. Chỉ còn truyện cổ thiết tha, Cho tôi nhận mặt ..................(4) của mình. Rất công bằng, rất thông minh, Vừa độ lượng lại ..................(5) đa mang. Thị thơm thì giấu ...................(6) Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà. Đẽo cày theo ý người ta, Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì. (Lâm Thị Mĩ Dạ) 15. Chỗ trống (1) điền từ: A. tràn trề B. thầm thì C. rầm rì D. âm thầm. 16. Chỗ trống (2) điền từ: A. nhiều B. tươi C. thắm D. vàng. 17. Chỗ trống (3) điền từ: A. chân trời B. cuộc đời C. đất trời D. núi đồi. 18. Chỗ trống (4) điền từ: A. quê hương B. sâu xa C. cha ông D. ông cha. 19. Chỗ trống (5) điền từ: A. chân thành B. nhiệt tình C. đa tình D. tận tình. 20. Chỗ trồng (6) điền từ: A. người thơm B. người ngoan C. nàng tiên D. cô Tấm

File đính kèm:

  • docBT trac nghiem NV7 tuan 15.doc
Giáo án liên quan