Bài 1: Một ngườikéo một cái hòm bằng gỗ nặng 80 kg trượt trên sàn nhà nằm ngang bằng một sợi dây có phương hợp với phương ngang một góc = 300. Lực kéo tác dụng lên dây có độ lớn F = 150 N. Tính công của lực kéo khi khi hòm trượt đi được 20 m?
Bài 2: Một chiếc tàu chạy trên sông theo một đường thẳng kéo một chiếc sà lan chở hàng với một lực không đổi là F = 5.103 N. Hỏi khi thực hiện được một công A = 4.107 J thì sà lan đã dời chỗ theo phương của lực được quãng đường là bao nhiêu?
Bài 3: Một chiếc ôtô có khối lượng m = 2 tấn bắt đầu chuyển động nhanh dần đều, sau 5s xe đạt được vật tốc 10,8 km/h. Hệ số ma sát giữa xe và mặt đường là 0,25. Lấy g = 10 m/s2. Tính công và công suất của lực kéo đã thực hiện.
Bài 4: Một vật có khối lượng m = 2kg được kéo lên trên mặt phẳng nghiêng có góc nghiêng = 300 so với mặt phẳng ngang với lự kéo không đổi F = 40 N dọc theo đường dốc chính. Hãy tính công của tất cả các lực tác dụng lên vật khi vật đi đường quãng đường s = 1,2 m. Bỏ qua ma sát.
Bài 5:Một vật có khối lượng m = 5 kg rơi tự do từ độ cao h = 25 m so với mặt đất.
a) Tính công của trọng lực sau thời gian 2s kể từ lúc bắt đầu thả rơi.
b) Tính công suất trung bình của trọng lực trong thời gian 2s và công suất tức thời tại thời điểm t = 2s. Cho g = 10m/s2.
2 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1620 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập Vật lý 10 - Công – Công suất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÔNG – CÔNG SUẤT
Bài 1: Một ngườikéo một cái hòm bằng gỗ nặng 80 kg trượt trên sàn nhà nằm ngang bằng một sợi dây có phương hợp với phương ngang một góc a = 300. Lực kéo tác dụng lên dây có độ lớn F = 150 N. Tính công của lực kéo khi khi hòm trượt đi được 20 m?
Bài 2: Một chiếc tàu chạy trên sông theo một đường thẳng kéo một chiếc sà lan chở hàng với một lực không đổi là F = 5.103 N. Hỏi khi thực hiện được một công A = 4.107 J thì sà lan đã dời chỗ theo phương của lực được quãng đường là bao nhiêu?
Bài 3: Một chiếc ôtô có khối lượng m = 2 tấn bắt đầu chuyển động nhanh dần đều, sau 5s xe đạt được vật tốc 10,8 km/h. Hệ số ma sát giữa xe và mặt đường là 0,25. Lấy g = 10 m/s2. Tính công và công suất của lực kéo đã thực hiện.
Bài 4: Một vật có khối lượng m = 2kg được kéo lên trên mặt phẳng nghiêng có góc nghiêng a = 300 so với mặt phẳng ngang với lự kéo không đổi F = 40 N dọc theo đường dốc chính. Hãy tính công của tất cả các lực tác dụng lên vật khi vật đi đường quãng đường s = 1,2 m. Bỏ qua ma sát.
Bài 5:Một vật có khối lượng m = 5 kg rơi tự do từ độ cao h = 25 m so với mặt đất.
a) Tính công của trọng lực sau thời gian 2s kể từ lúc bắt đầu thả rơi.
b) Tính công suất trung bình của trọng lực trong thời gian 2s và công suất tức thời tại thời điểm t = 2s. Cho g = 10m/s2.
Bài 6: Một cần cẩu đưa một container có khối lượng 1,2 tấn từ mặt đất lên mặt sàn cao 2 m trong thời gian 15s. Coi chuyển động của container là thẳng đều. Lấy g = 10 m/s2. Tính công và công suất của lực nâng.
Bài 7: Một máy bơm nước trong mỗi giây có thể bơm được 15 lít nước lên cao 10 m. Biết hiệu suất của máy bơm là H = 70%. Cho khối lượng riêng của nước là D = 1000 kg/m3.
a) Tính công suất của máy bơm.
b) Hỏi sau nữa giờ, máy bơm đã thực hiện một công là bao nhiêu? Cho g = 10 m/s2.
Bài 8: Một máy bơm nước trong mỗi giờ có thể bơm được 36 m3 nước lên bể nước ở độ cao 15 m. Hiệu suất của máy bơm là H = 75%. Hỏi sau 20 phút, máy bơm đã thực hiện một công bằng bao nhiêu? Lấy khối lượng riêng của nước là D = 1000 kg/m3.
Bài 9: Một động cơ điện cung cấp cho một cần cẩu một công suất 15 kW để nâng một kiện hàng nặng 1000kg lên cao 30m. Tính thời gian tối thiểu để thực hiện công việc đó. Lấy g = 10 m/s2.
Bài 10: Một vật có khối lượng m = 50 kg trượt đều trên mặt phẳng nằm ngang có hệ số ma sát m = 0,2, với vận tốc 50 cm/s dưới tác dụng của lực kéo F hợp với phương ngang một góc 300. Tính công của lực kéo trong thời gian 1 phút.
Bài 11: Một cái hòm có khối lượng m = 100 kg được dịch chuyển một đoạn đường dài 10 m trên mặt phẳng nằm ngang có hệ số ma sát 0,1. Tính công tối thiểu mà một người thực hiện để kéo hòm trong hai trường hợp sau:
a) Người đó đẩy hòm theo phương làm với phương ngang một góc 300 hướng xuống dưới.
b) Người đó kéo hòm theo phương làm với phương ngang một góc 300 hướng lên trên.
Bài 12: Một xe tải có khối lượng 25 tấn đang chuyển động với vận tốc 50,4 km/h trên mặt đường nằm ngang thì tắt máy chuyển động chậm dần đều dưới tác dụng của lực ma sát và dừng lại. Biết hệ số ma sát giữa xe và mặt đường là m = 0,25. Lấy g = 10 m/s2. Tính :
a) Thời gian từ lúc tắt máy đến lúc lúc dừng lại.
b) Quãng đường xe đi được từ lúc tắt máy đến lúc dừng lại.
c) Công và công suất trung bình của lực ma sát trong thời gian trên.
Bài 13: Một vật có khối lượng m = 1,2 kg trượt không vận tốc đầu từ một đỉnh dốc có độ cao h = 4m, góc nghiêng a = 300 so với mặt phẳng nằm ngang. Xác định công và công suất trung bình của trọng lực sinh ra trên khi vật trượt hết mặt phẳng nghiêng. Bỏ qua ma sát. Cho g = 10 m/s2.
Bài 14: Một cần cẩu thực hiện một công 100 kJ để nâng một thùng hàng có khối lượng 500 kg lên cao 15m trong thời gian 20 s. Tính công suất trung bình và hiệu suất của cần cẩu.
Bài 15: Một ôtô chạy với công suất không đổi, đi lên một dốc nghiêng góc a = 300 với vận tốc v1 = 30 km/h và cũng xuống dốc đó với vận tốc v2 = 70 km/h. Hỏi ôtô đó chạy trên đường nằm ngang với vận tốc là bao nhiêu? Cho biết hệ số ma sát của đường là như nhau cho cả hai đoạn đường. Cho rằng xe chuyển động thẳng đều.
Trắc Nghiệm : CÔNG – CÔNG SUẤT.
Câu 1: Một lực không đổi, tác dụng vào một vật theo hướng hợp với hướng dịch chuyển của vật một góc α, làm cho vật dời chỗ một đoạn s. Công của lực được tính bởi công thức nào sau đây?
A/ A = F.s B/ A = F.s.sina C/ A = -F.s.cosa D/ A = F.s.cosa
Câu 2: Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của công?
A/ N.m B/ W.h C/ KJ D/ Mã lực
Câu 3: Chọn câu đúng khi nói về công của một lực?
A/ Công là một đại lượng vectơ
B/ Công là một đại lượng vô hướng, luôn có giá trị dương
C/ Công là một đại lượng vô hướng, có thể dương hoặc âm.
D/ Công là một đại lượng có hướng, có thể dương hoặc âm.
Câu 4: Công có thể biểu thị bởi tích số của :
A/ Lực, quãng đường và thời gian B/ Lực và quãng đường đi
C/ Quãng đường, vật tốc và thời gian D/ Lực và vận tốc.
Câu 5: Một lực không đổi tác dụng vào một vật và làm cho vật chuyền động với vận tốc theo hướng của lực . Công của lực được tính bởi :
A/ F.t B/ F.v.t C/ F.v2 D/ F.v
Câu 6: Câu nào sau đây sai khi nói về công suất?
A/ Công suất là đại lượng đo bằng công sinh ra trong một đơn vị thời gian.
B/ Công suất là đại lượng được đo bằng thương số giữa công A và thời gian t để sinh công A.
C/ Công suất có hướng là hướng chuyển động.
D/ Công suất là đại lượng đặc trưng cho tốc độ sinh công của lực.
Câu 7: Gọi A là công, t là thời gian sinh công A. Công thức nào sau đây dùng để tính công suất?
A/ P = A.t B/ P = C/ P = D/ P =
Câu 8: Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của công suất?
A/ Oát (W) B/ kilô oát (kW) C/ kilô oát - giờ (kW.h) D/ mêga oát (MW)
Câu 9: Một con ngựa kéo một chiếc xe đi đều trên đường nằm ngang với vận tốc 14,4 km/h. Biết lực kéo có độ lớn 500N và hợp với phương nằm ngang một góc a = 300. Công mà con ngựa thực hiện để kéo xe trong 10 phút là :
A/ 6.105 (J) B/ 6.105 (J) C/ 3.105 (J) D/ 3.105 (J)
Câu 10: Một ôtô có khối lượng m = 2 tấn chuyển động thẳng đều trên đường nằm ngang. Hệ số ma sát giữa xe và mặt đường là 0,05. Lấy g = 10 m/s2. Công của lực kéo của động cơ khi xe đi được 1 km là :
A/ 2.106(J) B/ 105(J) C/ 8.105(J) D/ 106(J)
Câu 11:Một người kéo đều một thùng nước có khối lượng 5kg từ giếng sâu 12m lên trong thời gian là 20s. Lấy g = 10 m/s2. Công và công suất của lực kéo của người ấy là :
A/ 600 (J) và 40 (W) B/ 1200 (J) và 30 (W)
C/ 600 (J) và 30 (W) D/ 1200 (J) và 60 (W)
Câu 12: Một chiếc xe ôtô có khối kượng m = 2 tấn bắt đầu chuyển động nhanh dần đều, sau 5s xe đạt được vận tốc 10,8 km/h. Hệ số ma sát giữa xe và mặt đường là 0,25. Lấy g = 10 m/s2. Công và công suất của lực kéo có giá trị nào sau đây?
A/ 46,5 (kJ) và 9,3 (kW) B/ 64,5 (kJ) và 9,3 (kW)
C/ 54,6 (kJ) và 3,9 (kW) D/ 46,5 (kJ) và 3.9 (kW)
Câu 13: Một người kéo một thùng nước nặng 15kg từ giếng sâu 8m lên nhanh dần đều trong thời gian 4s. Lấy g = 10 m/s2. Công và công suất của người ấy là :
A/ 1320 (J) và 300 (W) B/ 1320 (J) và 330 (W)
C/ 2130 (J) và 330 (W) D/ 3210 (J) và 530 (W)
File đính kèm:
- BT CONGCONG SUAT.doc