Câu 1: Khử hoàn toàn 11,6g một oxit sắt bằng CO, khối lượng sắt kim loại thu được ít hơn khối lượng sắt oxit ban đầu là 3,2g.
a. Tìm công thức của sắt oxit.
b. Cho khí CO2 thu được trong phản ứng khử oxit sắt hấp thụ vào 175ml dung dịch NaOH 2M. Tính khối lượng muối tạo thành.
2 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2053 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập về nhà bài bazo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BTVN- BAZƠ (II)
Câu 1: Khử hoàn toàn 11,6g một oxit sắt bằng CO, khối lượng sắt kim loại thu được ít hơn khối lượng sắt oxit ban đầu là 3,2g.
a. Tìm công thức của sắt oxit.
b. Cho khí CO2 thu được trong phản ứng khử oxit sắt hấp thụ vào 175ml dung dịch NaOH 2M. Tính khối lượng muối tạo thành.
Câu 2: Nung nóng 1,32g hỗn hợp Mg(OH)2 và Fe(OH)2 trong không khí đến khối lượng không đổi nhận được chất rắn có khối lượng 1g. Tính % lượng mỗi oxit tạo ra.
Câu 3: Cho 35g hỗn hợp Mg, Al, Zn phản ứng với dung dịch HCl dư thoát ra 19,04 lít khí H2 (đktc) và dung dịch A.
a. Tính % lượng mỗi kim loại biết thể tích H2 thoát ra do Al gấp 2 lần thể tích H2 thoát ra do Mg.
b. Thêm NaOH dư vào dung dịch A, lọc kết tủa đem nung nóng đến khối lượng không đổi thu được chất rắn B. Tính khối lượng B.
Câu 4: Phân biệt KOH, KCl, H2SO4 chỉ bằng phenolphthalein.
Câu 5: hoàn thành sơ đồ phản ứng
ZnO Na2ZnO2
Zn Zn(NO3)2 ZnCO3
CO2 KHCO3 CO2
Câu 6: Viết 4 loại phản ứng tạo thành NaOH.
Câu 7: Cho các oxit MgO, Al2O3, Fe2O3, P2O5, SiO2 lần lượt tác dụng với dung dịch xút dư. Viết các phản ứng xảy ra.
Câu 8: Nêu hiện tượng và giải thích khi thổi từ từ CO2 vào dung dịch Ba(OH)2 đến dư và sau đó lại đun nóng dung dịch thu được.
Câu 9: Cho 45g CaCO3 tác dụng với HCl dư, toàn bộ khí sinh ra hấp thu hết trong 1 cốc chứa 500ml dung dịch NaOH 1,5M tạo thành dung dịch X.
a. Tính khối lượng từng muối có trong dung dịch X.
b. Tính thể tích dung dịch H2SO4 1M cần thiết dể tác dụng với các chất trong dung dịch X để tạo ra muối trung hòa.
Câu 10: Hòa tan 13,5g BaO vào nước được dung dịch A. Cho 12,3g hỗn hợp CaCO3 và MgCO3 vào dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được khí B. Nếu cho dung dịch A hấp thụ hết khí B thì sau phản ứng có kết tủa tạo thành không?
Câu 11: Hòa tan NaOH rắn vào nước để tạo thành 2 dugn dịch A và B với nồng độ % của A gấp 3 lần nồng độ của dung dịch B. Nếu đem trộn dung dịch A và B theo tỉ lệ khối lượng mA : mB = 5 : 2 thì thu được dung dịch C vó C% = 20 %. Hãy xác định nồng độ % của dung dịch A và B
Câu 12: Phải hòa tan thêm bao nhiêu gam Kali hidroxit nguyên chất vào 1200 g dung dịch KOH 12% để có dung dịch KOH 20%?
Câu 13: Trộn 150g dung dịch NaOH 10% vào 460g dung dịch NaOH x% để tạo thành dung dịch 6%. Tính x
Câu 14: Tính khối lượng Na2O và khối lượng nước cần để có được 200g dung dịch NaOH 10%.
Câu 15: Trộn 50ml dung dịch Ba(OH)2 0,05M với 150ml dung dịch HCl 0,1M thu được 200ml dung dịch A. Tính nồng độ mol của các chất trong A.
Câu 16: Cần dùng bao nhiêu ml dung dịch H2SO4 0,5M để trung hòa 50g dung dịch NaOH 10%.
Câu 17: Cần lấy bao nhiêu gam Na để điều chế 250ml dung dịch NaOH 0,5M.
Câu 18: Viết các phương trình phản ứng nhiêt phân các hidroxit sau: Fe(OH)3, Mg(OH)2, Ca(OH)2, M(OH)n.
Câu19: Cho 4,6g Na vào 1000g nước thu được khí A và dung dịch B.
a. TÍnh thể tích khí A đktc
b. Tính C% của dung dịch B
c. Tính khối lượng riêng của dung dịch B biết thể tích dung dịch là 966ml
File đính kèm:
- BTVN-Bai tap bazo.doc