CÂU 1:
Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định những hành vi nào bị nghiêm cấm?
Trả lời:
Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Phá hoại đường, cầu, hầm, bến phà đường bộ, đèn tín hiệu, cọc tiêu, biển báo hiệu, gương cầu, dải phân cách, hệ thống thoát nước và các công trình, thiết bị khác thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
2. Đào, khoan, xẻ đường trái phép; đặt, để chướng ngại vật trái phép trên đường; đặt, rải vật nhọn, đổ chất gây trơn trên đường; để trái phép vật liệu, phế thải, thải rác ra đường; mở đường, đấu nối trái phép vào đường chính; lấn, chiếm hoặc sử dụng trái phép đất của đường bộ, hành lang an toàn đường bộ; tự ý tháo mở nắp cống, tháo dỡ, di chuyển trái phép hoặc làm sai lệch công trình đường bộ.
3. Sử dụng lòng đường, lề đường, hè phố trái phép.
4. Đưa xe cơ giới, xe máy chuyên dùng không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường tham gia giao thông đường bộ.
5. Thay đổi tổng thành, linh kiện, phụ kiện xe cơ giới để tạm thời đạt tiêu chuẩn kỹ thuật của xe khi đi kiểm định.
6. Đua xe, cổ vũ đua xe, tổ chức đua xe trái phép, lạng lách, đánh võng.
7. Điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà trong cơ thể có chất ma túy.
8. Điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở.
8 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2233 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tham gia cuộc thi tìm hiểu pháp luật về “an toàn giao thông”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI THAM GIA CUỘC THI
TÌM HIỂU PHÁP LUẬT VỀ “AN TOÀN GIAO THÔNG”
Gv: MAI MINH MẪN
Đơn vị: Trường THCS BƯNG BÀNG
CÂU 1:
Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định những hành vi nào bị nghiêm cấm?
Trả lời:
Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm1. Phá hoại đường, cầu, hầm, bến phà đường bộ, đèn tín hiệu, cọc tiêu, biển báo hiệu, gương cầu, dải phân cách, hệ thống thoát nước và các công trình, thiết bị khác thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.2. Đào, khoan, xẻ đường trái phép; đặt, để chướng ngại vật trái phép trên đường; đặt, rải vật nhọn, đổ chất gây trơn trên đường; để trái phép vật liệu, phế thải, thải rác ra đường; mở đường, đấu nối trái phép vào đường chính; lấn, chiếm hoặc sử dụng trái phép đất của đường bộ, hành lang an toàn đường bộ; tự ý tháo mở nắp cống, tháo dỡ, di chuyển trái phép hoặc làm sai lệch công trình đường bộ.3. Sử dụng lòng đường, lề đường, hè phố trái phép.4. Đưa xe cơ giới, xe máy chuyên dùng không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường tham gia giao thông đường bộ.5. Thay đổi tổng thành, linh kiện, phụ kiện xe cơ giới để tạm thời đạt tiêu chuẩn kỹ thuật của xe khi đi kiểm định.6. Đua xe, cổ vũ đua xe, tổ chức đua xe trái phép, lạng lách, đánh võng.7. Điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà trong cơ thể có chất ma túy.8. Điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở.9. Điều khiển xe cơ giới không có giấy phép lái xe theo quy định.Điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ không có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng.10. Giao xe cơ giới, xe máy chuyên dùng cho người không đủ điều kiện để điều khiển xe tham gia giao thông đường bộ.11. Điều khiển xe cơ giới chạy quá tốc độ quy định, giành đường, vượt ẩu.12. Bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi trong thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ, bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị và khu đông dân cư, trừ các xe được quyền ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định của Luật này.13. Lắp đặt, sử dụng còi, đèn không đúng thiết kế của nhà sản xuất đối với từng loại xe cơ giới; sử dụng thiết bị âm thanh gây mất trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng.14. Vận chuyển hàng cấm lưu thông, vận chuyển trái phép hoặc không thực hiện đầy đủ các quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm, động vật hoang dã.15. Đe dọa, xúc phạm, tranh giành, lôi kéo hành khách; bắt ép hành khách sử dụng dịch vụ ngoài ý muốn; chuyển tải, xuống khách hoặc các hành vi khác nhằm trốn tránh phát hiện xe chở quá tải, quá số người quy định.16. Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô khi không đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh theo quy định.17. Bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm.18. Khi có điều kiện mà cố ý không cứu giúp người bị tai nạn giao thông.19. Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản của người bị nạn và người gây tai nạn.20. Lợi dụng việc xảy ra tai nạn giao thông để hành hung, đe dọa, xúi giục, gây sức ép, làm mất trật tự, cản trở việc xử lý tai nạn giao thông.21. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp của bản thân hoặc người khác để vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ.22. Sản xuất, sử dụng trái phép hoặc mua, bán biển số xe cơ giới, xe máy chuyên dùng.23. Hành vi vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, hành vi khác gây nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
CÂU 2:
Nêu các quy định về tốc độ và khoảng cách của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ? Nội dung này được quy định tại văn bản nào? Nếu điều khiển xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy vi phạm về tốc độ thì bị xử lý như thế nào? Nêu hình thức xử phạt chính và hình thức xử phạt bổ sung?
Trả lời:
Điều 12 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định:
1. Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải tuân thủ quy định về tốc độ xe chạy trên đường và phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình; ở nơi có biển báo "Cự ly tối thiểu giữa hai xe" phải giữ khoảng cách không nhỏ hơn số ghi trên biển báo.
2. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tốc độ xe và việc đặt biển báo tốc độ; tổ chức thực hiện đặt biển báo tốc độ trên các tuyến quốc lộ.
3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện việc đặt biển báo tốc độ trên các tuyến đường do địa phương quản lý.
Điều 6 Quyết định số 05/2007/QĐ-BGTVT ngày 02/02/2007 của Bộ Giao thông vận tải ban hành quy định về tốc độ và khoảng cách của xe cơ giới tham gia giao thông trên đường bộ quy định:
-Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông trên đường bộ trong khu vực đông dân cư được quy định như sau:
Loại xe cơ giới đường bộ
Tốc độ tối đa (km/h)
Ôtô chở người đến 30 chỗ ngồi; ôtô tải có trọng tải dưới 3.500kg.
50
Ôtô chở người trên 30 chỗ ngồi: ôtô tải có trọng tải từ 3.500kg trở lên; ôtô-sơ mi rơ moóc; ôtô kéo rơ moóc; ôtô kéo xe khác; ôtô chuyên dùng; xe ôtô; xe gắn máy.
40
- Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông trên đường bộ ngoài khu vực đông dân cư được quy định như sau:
Loại xe cơ giới đường bộ
Tốc độ tối đa (km/h)
Ôtô chở người đến 30 chỗ ngồi (trừ ôtô buýt); ôtô tải có tải trọng dưới 3.500 kg
80
Ôtô chở người đến 30 chỗ ngồi (trừ ôtô buýt); ôtô tải có tải trọng dưới 3.500 kg
70
Ôtô buýt; ôtô-sơ mi rơ moóc; ôtô chuyên dùng; xe môtô
60
Ôtô kéo rơ moóc; ôtô kéo xe khác; xe gắn máy
50
Đối với các loại xe như máy kéo , xe công nông, xe lam, xe lôi máy, xe xích lô máy, xe ba gác máy, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự hiện đang được phép hoạt động, tốc độ tối đa không quá 30km/h khi tham gia giao thông trên đường bộ.
Hình thức xử phạt:
- Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h: phạt 600-800 ngàn.
- Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h: phạt 2-3 triệu.
- Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h đến 35 km/h: phạt 4-6 triệu.
CÂU 3:
Người điểu khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng, xe mô tô, xe gắn máy trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá quy định thì sẽ bị xử phạt như thế nào? Nêu hình thức xử phạt chính và hình thức xử phạt bổ sung?
Trả lời:
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 71 thay thế Nghị định 34 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Theo đó, người lái ôtô sẽ bị phạt 2 - 3 triệu đồng khi bị phát hiện có uống rượu bia, cho dù nồng độ cồn thấp.
Người lái ôtô còn bị phạt 8 - 10 triệu đồng nếu trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50mg - 80mg/100 ml máu hoặc 0,25 - 0,4 mg/1 lít khí thở. Nếu có nồng độ cồn cao hơn sẽ bị phạt 10 - 15 triệu đồng.
Ngoài việc phạt tiền, lái xe uống rượu bia còn bị phạt bổ sung như tước giấy phép lái xe 60 ngày nếu nồng độ cồn cao hoặc tước giấy phép không thời hạn nếu gây tai nạn nghiêm trọng.
Nếu nồng độ cồn vượt quá 50mg - 80mg/100 ml máu hoặc 0,25 - 0,4 mg/1 lít khí thở sẽ bị phạt 500.000 - 1 triệu đồng; nồng độ cồn cao hơn sẽ bị phạt 2 - 3 triệu đồng. Ngoài ra, còn phải chịu các mức phạt bổ sung theo mức vi phạm.
CÂU 4:
Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định về sử dụng làn đường như thế nào? Người điều khiển xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy vi phạm: điều khiển xe đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định thì sẽ bị xử phạt như thế nào? Nêu hình thức xử phạt chính và hình thức xử phạt bổ sung?
Trả lời:
Quy định về làn đường:
1. Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.
2. Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.
3. Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải.
Hình thức xử phạt:
Theo quy định tại nghị định 34, thì xe ô tô tham gia giao thông đi không đúng làn đường sẽ bị phạt từ 800 đến 1 triệu 200 ngàn đồng, hình thức phạt bổ sung là tước giấy phép lái xe. Đối với xe môtô, đi không đúng làn đường sẽ bị phạt từ 200 đến 400.000 đồng.
CÂU 5:
Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định về chuyển hướng xe như thế nào? Người điểu khiển xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy vi phạm về chuyển hướng xe thì bị xử phạt như thế nào? Nêu hình thức xử phạt chính và hình thức xử phạt bổ sung?
Trả lời:
Quy định chuyển hướng xe:
1. Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ.
2. Trong khi chuyển hướng, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ, nhường đường cho các xe đi ngược chiều và chỉ cho xe chuyển hướng khi quan sát thấy không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác.
3. Trong khu dân cư, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng chỉ được quay đầu xe ở nơi đường giao nhau và nơi có biển báo cho phép quay đầu xe.
4. Không được quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, gầm cầu vượt, ngầm, trong hầm đường bộ, đường cao tốc, tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, đường hẹp, đường dốc, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất.
Hình thức xử phạt:
Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
1. Chuyển hướng không nhường quyền đi trước cho: Người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ; xe thô sơ đang đi trên phần đường dành cho xe thô sơ;
2. Chuyển hướng không nhường đường cho: Các xe đi ngược chiều; người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường tại nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ;
CÂU 6:
Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định về vượt xe như thế nào? Người điểu khiển xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy vi phạm về vượt xe thì bị xử phạt như thế nào? Nêu hình thức xử phạt chính và hình thức xử phạt bổ sung?
Trả lời:
Quy định về vượt xe:
1. Xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi; trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.
2. Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải.
3. Khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.
4. Khi vượt, các xe phải vượt về bên trái, trừ các trường hợp sau đây thì được phép vượt bên phải:
a) Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái;
b) Khi xe điện đang chạy giữa đường;
c) Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được.
5. Không được vượt xe khi có một trong các trường hợp sau đây:
a) Không bảo đảm các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Trên cầu hẹp có một làn xe;
c) Đường vòng, đầu dốc và các vị trí có tầm nhìn hạn chế;
d) Nơi đường giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt;
đ) Khi điều kiện thời tiết hoặc đường không bảo đảm an toàn cho việc vượt;
e) Xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.
Hình thức xử phạt:
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe vi phạm một trong các hành vi sau đây: Vượt trong các trường hợp cấm vượt; vượt bên phải xe khác trong trường hợp không được phép; không có báo hiệu trước khi vượt;
CÂU 7:
Luật Giao thông đường thủy nội địa năm 2004 quy định những hành vi nào bị nghiêm cấm?
Trả lời
Các hành vi bị cấm
1. Phá hoại công trình giao thông đường thuỷ nội địa; tạo vật chướng ngại gây cản trở giao thông đường thuỷ nội địa.
2. Mở cảng, bến thuỷ nội địa trái phép; đón, trả người hoặc xếp, dỡ hàng hoá không đúng nơi quy định.
3. Xây dựng trái phép nhà, lều quán hoặc các công trình khác trên đường thuỷ nội địa và phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường thuỷ nội địa.
4. Đổ đất, đá, cát, sỏi hoặc chất thải khác, khai thác trái phép khoáng sản trong phạm vi luồng và hành lang bảo vệ luồng; đặt cố định ngư cụ, phương tiện khai thác, nuôi trồng thuỷ sản trên luồng.
5. Đưa phương tiện không đủ điều kiện hoạt động theo quy định tại Điều 24 của Luật này tham gia giao thông đường thuỷ nội địa; sử dụng phương tiện không đúng công dụng hoặc không đúng vùng hoạt động theo giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của cơ quan đăng kiểm.
6. Bố trí thuyền viên không đủ định biên theo quy định khi đưa phương tiện vào hoạt động; thuyền viên, người lái phương tiện làm việc trên phương tiện không có bằng, chứng chỉ chuyên môn hoặc bằng, chứng chỉ chuyên môn không phù hợp.
7. Chở hàng hoá độc hại, dễ cháy, dễ nổ, động vật lớn chung với hành khách; chở quá sức chở người của phương tiện hoặc quá vạch dấu mớn nước an toàn.
8. Làm việc trên phương tiện khi trong máu có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc 40 miligam/1lít khí thở hoặc có các chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng.
9. Bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm; xâm phạm tính mạng, tài sản khi phương tiện bị nạn; lợi dụng việc xảy ra tai nạn làm mất trật tự, cản trở việc xử lý tai nạn.
10. Vi phạm báo hiệu hạn chế tạo sóng hoặc các báo hiệu cấm khác.
11. Tổ chức đua hoặc tham gia đua trái phép phương tiện trên đường thuỷ nội địa; lạng lách gây nguy hiểm cho phương tiện khác.
12. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, gây phiền hà khi thực hiện nhiệm vụ; thực hiện hoặc cho phép thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường thuỷ nội địa.
13. Các hành vi khác vi phạm pháp luật về giao thông đường thuỷ nội địa.
CÂU 8:
Luật Giao thông đường thủy nội địa năm 2004 quy định hành khách có quyền và nghĩa vụ gì? Hành khách có hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường thủy nội địa thì bị xử phạt như thế nào?
Trả lời:
1. Hành khách có các quyền sau đây:
a) Yêu cầu được vận chuyển bằng đúng loại phương tiện, đúng giá trị loại vé, từ cảng, bến nơi đi đến cảng, bến nơi đến theo vé đã mua;
b) Được miễn cước phí hành lý mang theo với khối lượng theo quy định của pháp luật;
c) Được từ chối chuyến đi trước khi phương tiện rời cảng, bến và được hoàn trả lại tiền vé theo quy định. Sau khi phương tiện khởi hành, nếu rời phương tiện tại bất kỳ cảng, bến nào thì không được hoàn trả lại tiền vé, trừ trường hợp đặc biệt do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định;
d) Yêu cầu thanh toán chi phí phát sinh, bồi thường thiệt hại trong trường hợp người kinh doanh vận tải hành khách không vận chuyển đúng thời hạn, địa điểm đã thoả thuận trong hợp đồng.
2. Hành khách có các nghĩa vụ sau đây:
a) Mua vé hành khách và trả cước phí vận tải hành lý mang theo quá mức quy định; nếu chưa mua vé và chưa trả đủ cước phí vận tải hành lý mang theo quá mức thì phải mua vé, trả đủ cước phí và nộp tiền phạt;
b) Khai đúng tên, địa chỉ của mình và trẻ em đi kèm khi người kinh doanh vận tải lập danh sách hành khách;
c) Có mặt tại nơi xuất phát đúng thời gian đã thoả thuận; chấp hành nội quy vận chuyển và hướng dẫn về an toàn của thuyền trưởng hoặc người lái phương tiện;
d) Không mang theo hành lý thuộc loại hàng hoá mà pháp luật cấm lưu thông, cấm vận tải chung với hành khách.
3. Hình thức xử phạt khi hành khách vi phạm pháp luật về GT ĐT:
3.1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 20.000 đồng đến 50.000 đồng đối với hành vi không chấp hành nội quy an toàn trên phương tiện hoặc không chấp hành sự hướng dẫn của thuyền trưởng, người lái phương tiện.
3.2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Mang hành lý thuộc loại hàng hóa mà pháp luật cấm vận tải chung với hành khách;
b) Gây mất trật tự, an toàn trên phương tiện.
3.3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu hàng hóa đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
CÂU 9:
Luật Giao thông đường thủy nội địa năm 2004 quy định khi có tai nạn trên đường thủy nội địa, tổ chức, cá nhân phải trách nhiệm gì? Người có hành vi vi phạm về trách nhiệm khi xảy ra tai nạn giao thông đường thủy nội địa bị xử phạt như thế nào?
Trả lời:
1. Thuyền trưởng, người lái phương tiện và người có mặt tại nơi xảy ra tai nạn giao thông đường thuỷ nội địa hoặc phát hiện người, phương tiện bị nạn trên đường thuỷ nội địa phải tìm mọi biện pháp để kịp thời cứu người, phương tiện, tài sản bị nạn; bảo vệ dấu vết, vật chứng liên quan đến tai nạn; báo cho cơ quan công an hoặc Uỷ ban nhân dân nơi gần nhất và phải có mặt theo yêu cầu của cơ quan điều tra có thẩm quyền.
2. Cơ quan công an hoặc Uỷ ban nhân dân nơi nhận được tin báo phải cử ngay người đến nơi xảy ra tai nạn hoặc nơi phát hiện người, phương tiện bị nạn, được quyền huy động người, phương tiện để cứu vớt, cứu chữa người bị nạn, bảo vệ tài sản, phương tiện bị nạn, dấu vết, vật chứng liên quan đến tai nạn; bảo đảm trật tự, an toàn giao thông thông suốt; trường hợp tai nạn, sự cố gây tác hại đến môi trường thì phải báo ngay cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.
3. Cơ quan công an hoặc cơ quan khác của Nhà nước có thẩm quyền khi nhận được tin xảy ra tai nạn trên đường thuỷ nội địa phải kịp thời tiến hành điều tra và xử lý theo quy định của pháp luật.
4. Uỷ ban nhân dân nơi xảy ra tai nạn hoặc nơi phát hiện người bị nạn có trách nhiệm giúp đỡ người bị nạn; trường hợp tai nạn gây chết người, sau khi cơ quan điều tra có thẩm quyền đồng ý cho chôn cất mà nạn nhân không rõ tung tích, không có thân nhân hoặc thân nhân không có khả năng chôn cất thì tiến hành chôn cất nạn nhân theo quy định của pháp luật.
Hình thức xử phạt:
Điều 20:
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng đối với hành vi không báo kịp thời cho cơ quan Công an hoặc Ủy ban nhân dân địa phương nơi gần nhất khi xảy ra tai nạn giao thông đường thủy nội địa.
2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian triệu tập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không bảo vệ hoặc làm thay đổi dấu vết, vật chứng liên quan đến tai nạn;
b) Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ tài liệu, vật chứng liên quan đến tai nạn;
c) Trốn tránh nghĩa vụ cứu nạn khi có điều kiện cứu nạn;
d) Gây mất trật tự, cản trở việc cứu nạn, xử lý tai nạn;
đ) Lợi dụng tai nạn xảy ra để xâm phạm tài sản, phương tiện bị nạn.
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi gây tai nạn mà bỏ trốn.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng bằng, chứng chỉ chuyên môn từ một tháng đến ba tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng bằng, chứng chỉ chuyên môn từ ba tháng đến sáu tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
CÂU 10:
1. Năm 1012 tai nạn giao thông đã giảm mạnh trên cả ba tiêu chí, số vụ giảm gần 17 %, số người chết giảm 14%, số người bị thương giảm 20% so với cùng kỳ năm trước. Tình hình ùn tắc giao thông ở các thành phố lớn, đặc biệt là Hà Nội đã có nhiều tiến bộ, số vụ ùn tắc giao thông đã giảm 46%.
Tuy nhiên, đây mới là kết quả bước đầu quan trọng. Tình hình trật tự an toàn giao thông nhìn chung vẫn nghiêm trọng và diễn biến phức tạp, số vụ tai nạn giao thông gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản vẫn còn ở mức cao. Do vậy, năm 2013, chính phủ chọn tiếp tục là “ Năm An toàn giao thông” vì tính bền vững vẫn là một thách thức lớn trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
Để “ Năm An toàn giao thông 2013” đạt kết quả tích cực hơn nữa, các ngành, các cấp cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các nghị định hiện hành về ATGT. Cần xử phạt nặng các hành vi: đua xe trái phép, lạng lách đánh võng, điều khiển phương tiện khi có chất kích thích nhất là chất có ma túy gây nghiện. Nâng cao vai trò, trách nhiệm, triệt tiêu tiêu cực trong lực lượng CSGT.
2. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông hiện nay còn hạn chế như:
-Việc tuyên truyền, giáo dục trong các cơ quan, đơn vị chỉ mang tính hình thức.
-Một số khẩu hiệu tuyên truyền chưa ấn tượng, dông dài, thiếu vần điệu. (làm sao người đang điều khiển phương tiện giao thông có thể đọc được các khẩu hiệu dông dài?)
3. Đề xuất những giải pháp mới để bảo đảm trật tự an toàn giao thông?
-Nâng cấp cơ sở hạ tầng đường bộ phù hợp với lưu lượng giao thông.
-Chấm dứt hiện tượng mua bằng lái xe, thi hộ, bằng lái xe giả v.v……
-Đặt các camera để phạt nguội các hành vi vi phạm ATGT.
-Nâng cao ý thức của người điều khiển phương tiện giao thông bằng nhiều hình thức, cần có các khẩu hiệu tuyên truyền ở các trạm bán xăng dầu.
File đính kèm:
- Bai tham khao thi ATGT.doc