Bài thu hoạch Chương trình địa phương: Tiền Giang

 

 Tiền Giang nằm trong tọa độ 105°50’–106°45’ đông và 10°35’-10°12’ bắc. Phía bắc và đông bắc giáp tỉnh Long An và thành phố Hồ Chí Minh, phía tây giáp Đồng Tháp, phía nam giáp Bến Tre và Vĩnh Long, phía đông giáp biển Đông.Tiền Giang nằm trải dọc trên bờ Bắc sông Tiền (một nhánh của sông Mê Kông) với chiều dài 120km.Tiền Giang có địa hình tương đối bằng phẳng, đất phù sa trung tính, ít chua dọc sông Tiền, chiếm khoảng 53% diện tích toàn tỉnh, thích hợp cho nhiều loại giống cây trồng và vật nuôi. Bờ biển dài 32km với hàng ngàn ha bãi bồi ven biển, nhiều lợi thế trong nuôi trồng các loài thủy hải sản (nghêu, tôm, cua.) và phát triển kinh tế biển. Khí hậu Tiền Giang chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa khô bắt đầu từ tháng 12 và mùa mưa từ tháng 5. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 27°C; lượng mưa trung bình hằng năm 1,467 mm.

 

doc42 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4296 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài thu hoạch Chương trình địa phương: Tiền Giang, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI THU HOẠCH: CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG Tổ thực hiện: tổ 2 Trường: Thực Nghiệm Sư Phạm. Lời ngỏ Sơ lược Tiền Giang nằm trong tọa độ 105°50’–106°45’ đông và 10°35’-10°12’ bắc. Phía bắc và đông bắc giáp tỉnh Long An và thành phố Hồ Chí Minh, phía tây giáp Đồng Tháp, phía nam giáp Bến Tre và Vĩnh Long, phía đông giáp biển Đông.Tiền Giang nằm trải dọc trên bờ Bắc sông Tiền (một nhánh của sông Mê Kông) với chiều dài 120km.Tiền Giang có địa hình tương đối bằng phẳng, đất phù sa trung tính, ít chua dọc sông Tiền, chiếm khoảng 53% diện tích toàn tỉnh, thích hợp cho nhiều loại giống cây trồng và vật nuôi. Bờ biển dài 32km với hàng ngàn ha bãi bồi ven biển, nhiều lợi thế trong nuôi trồng các loài thủy hải sản (nghêu, tôm, cua...) và phát triển kinh tế biển. Khí hậu Tiền Giang chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa khô bắt đầu từ tháng 12 và mùa mưa từ tháng 5. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 27°C; lượng mưa trung bình hằng năm 1,467 mm. Tiền Giang có quốc lộ I chạy qua với 77 km, phía Đông có 32 km bờ biển, là cửa ngõ thông ra biển Đông, ra đường giao thương quốc tế với 2 cửa sông lớn là Soài Rạp và sông Tiền. Thành phố Mỹ Tho vừa là trung tâm chính trị kinh tế văn hoá của tỉnh, vừa là một trung tâm giao lưu kinh tế văn hoá quan trọng trước đây của đồng bằng sông Cửu Long.  Tỉnh Tiền Giang được hình thành từ tỉnh Mỹ Tho, tỉnh Gò Công và thành phô Mỹ Tho từ sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, nằm cách thành phố Hồ Chí Minh 70km về phía Tây - Nam, giáp với các tỉnh Long An, Đồng Tháp, Bến Tre, Vĩnh Long. Tiền Giang là cửa ngõ của miền tây Nam Bộ và là địa bàn trung chuyển, giao lưu khối lượng lớn nông sản, hàng hóa của miền Tây với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam Bộ, thuộc một trong những tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, được thiên nhiên ưu đãi về nhiều mặt. Tiền Giang có diện tích tự nhiên 2.339,22 km2, nằm ở bờ Bắc và dài 120 km của sông Tiền đổ ra biển Đông với địa hình bằng phẳng, gần 60% diện tích là đất phù sa màu mỡ, thích hợp với nhiềi loại cây trồng. Do địa thế trải rộng dọc sông Tiền từ biển Đông vào đến Đồng Tháp Mười nên điều kiện tự nhiên khá phong phú và đa dạng. Nhìn tổng quát, địa bàn tỉnh Tiền Giang có các đặc điểm chung như sau: Tỉnh Tiền Giang có 9 đơn vị hành chính, gồm có thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công và bảy huyện. Dân số có 1.750.000 người, với mật độ 714 người/km2, cao nhất trong khu vực. Lịch sử Tỉnh Tiền Giang vào những thế kỷ đầu Công Nguyên thuộc vương quốc Phù Nam. Định chế chính trị ban đầu của Phù Nam còn mang nhiều tính chất thị tộc. Triều đại thứ nhất theo truyền thuyết là sự kết hợp giữa hai thị tộc: Mặt trăng của Liễu Diệp và Mặt trời của Hỗn Điền. Sau đó vùng đất Tiền Giang thuộc quyền sở hữu của người Chân Lạp. Vào đầu thế kỷ XVII, Jayajettha II lên ngôi ở Chân Lạp. Để chấm dứt việc thuần phục nước Xiêm, ông tìm đến chúa Nguyễn tạo ra một thế lực và liên minh mới đối trọng với nước Xiêm qua cuộc hôn nhân với công chúa Ngọc Vạn.Nhờ sự hỗ trợ của chúa Nguyễn, Batom Reachea trở thành vua Chân Lạp. Trong lúc châu thổ sông Cửu Long gần như hoang vu, Batom Reachea cho người Việt định cư, được quyền sở hữu đất đai mà người Việt khai phá. Từ thế kỷ XVII, vùng Tiền Giang được người Việt, từ miền Trung và miền Bắc, trong đó phần lớn là từ vùng Ngũ Quảng, đến khai hoang và định cư. Mảnh đất này, ngay từ những thế kỷ đầu Công Nguyên, cách chúng ta gần 2000 năm đã từng tồn tại vương quốc cổ đại: Vương quốc Phù Nam. Ít ai ngờ rằng, vương quốc cổ đại ấy đã từng tạo ra một nền thương nghiệp rất thịnh đạt, giao thương với nhiều nước trên thế giới. Trên địa bàn Tiền Giang, có nhiều địa điểm còn lưu lại dấu tích văn hóa của vương quốc ấy. Đó là những vỉa gạch cùng với những vật dụng bằng đá, kim loại, đồ gốm, tượng thờ… ở nhiều địa điểm, dấu tích của những kiến trúc cổ như đền, tháp, trung tâm tôn giáo, khu cư trú, khu mộ táng v.v Vùng đất Tiền Giang cũng phải trải qua rất nhiều cuộc kháng chiến khốc liệt. Trong suốt thời kháng chiến, Tiền Giang cũng có tiếng vang không chỉ trong nước mà còn có tiếng vang ở nhiều châu lục, như trận Rạch Gầm - Xoài Mút tiêu diệt gần 5 vạn quân Xiêm cùng mưu đồ xâm lược của chúng, vào ngày 20 tháng 1 năm 1785; hoặc như trận Giồng Dứa ngày 25 tháng 4 năm 1947, đánh vào đoàn xe của chính phủ bù nhìn Lê Văn Hoạch, nước Pháp phải để quốc tang; hoặc như trận Ấp Bắc ngày 2 tháng 1 năm 1963, bẻ gãy các chiến thuật trực thăng vận, thiết xa vận, bủa lưới phóng lao là chiến thuật tân kỳ của Mỹ. Chỉ một trận Ấp Bắc đủ để các nhà quân sự Mỹ nhận ra chiến lược “chiến tranh đặc biệt” sẽ sụp đổ, chỉ một trận như thế đủ làm rung chuyển lầu Năm Góc. Mảnh đất ấy, vị trí và vị thế ấy, đã đặt Tiền Giang vào những cuộc đối đầu quyết liệt với các kẻ thù xâm lược, vì thế mà ở đây có những tên đất, tên sông đã đi vào huyền thoại: Rạch Gầm - Xoài Mút tiêu diệt quân Xiêm xâm lược, Đám Lá Tối Trời của nghĩa quân Trương Định; Long Hưng trong Khởi nghĩa Nam kỳ; Cổ Cò, Giồng Dứa, Kinh Bùi trong kháng chiến chống Pháp; Ấp Bắc, Ba Rài, Đồng Sơn, Vành đai Bình Đức, đập Ông Tải, Ngã Sáu…trong kháng chiến chống Mỹ. Biết bao anh hùng liệt sĩ mà tên tuổi còn sống mãi trong ký ức mọi người. Có những anh hùng mà chỉ nhắc tên là mọi người Việt Nam đều biết, như Trừ Văn Thố, Lê Thị Hồng Gấm v.v… Không chỉ thế mà vùng đất Tiền Giang còn có những vị anh hùng như Trương Định - người đầu tiên của Việt Nam dấy binh khởi nghĩa, Thủ khoa Nguyễn Hữu Huân - nhà thơ bất khuất ba lần dấy binh, ba lần bị bắt, trước cái chết vẫn ung dung làm bài thơ tuyệt mạng; như Trương Quyền, Tứ Kiệt, Âu Dương Lân, Đốc binh Kiều cùng nhiều anh hùng khác làm rạng rỡ quê hương Tiền Giang. Phải ở một vị trí thế nào đó, quan trọng đến mức nào đó trong cảnh quan chung của toàn vùng mới tạo ra được những con người như thế. Phải chăng, có một mạch ngầm của văn hóa chảy qua hàng chục thế kỷ để có một diện mạo văn hóa ngày nay, mà nhiều thế hệ người Việt đã ra sức tạo dựng. Thời kỳ sơ sử ở Tiền Giang qua các di chỉ tiêu biểu 1. Di tích Gò Thành Thuộc địa phận ấp Tân Thành, xã Tân Thuận Bình, huyện Chợ Gạo, cách Thành phố Mỹ Tho khoảng 12 km về hướng đông - đông bắc được L.Malleret, một nhà nghiên cứu người Pháp phát hiện năm 1941 Di tích nằm trên một gò đất sét pha cát, có chiều cao 3,00m so với mực nước biển. Diện tích rộng khoảng 10.000m2. Các năm 1988, 1989 và 1990, qua 2 đợt khai quật đã phát hiện 3 loại di chỉ khác nhau, gồm: di chỉ cư trú, di chỉ kiến trúc và di chỉ mộ táng. Di chỉ cư trú Ở độ sâu 1,50m - 3,00m tại gò và độ sâu 0,50m - 2,00m tại các thửa ruộng phía tây và tây nam gò, có rất nhiều mảnh gốm cổ thuộc loại hình Óc Eo với mật độ dày đặc, gồm gốm tô màu đỏ nhạt hoặc nâu, hoặc không tô màu, có hoa văn trang trí hoặc không hoa văn, một số vòi bình, nhiều di cốt bò, heo, xương cá, nhiều dấu vết than tro, vỏ trái cây cùng với một số cọc gỗ được gia công, một số chì lưới bằng đất nung có hình quả lê, dọi xe chỉ bằng gốm; nắp ấm nhỏ hình bánh xe, hình trái mận v.v… Phân tích bằng phóng xạ cácbon C14 một mẫu hiện vật có niên đại 1585± 80BP (tức thế kỷ IV sau Công Nguyên). Di chỉ kiến trúc Chủ yếu là kiến trúc gạch nằm ở giữa gò. Những nền gạch hầu như không còn nguyên vẹn. Có 3 nền gạch có dạng những “căn phòng” hình tứ giác, trong đó, có một kiến trúc có bình diện hình chữ nhật, hướng bắc - nam, có lối đi vào ở mạn Nam, bên trong có một tường gạch ngăn thành 2 phần bằng nhau, phần phía nam là một khối đá kiến trúc hình chữ nhật có chốt ở 2 đầu, có bệ thờ bằng đá đục lỗ ở giữa; ở phía bắc có dấu vết gạch vỡ xếp thành hình tròn, đường kính 0,90m ở độ sâu 1,00m - 1,50m (tính từ mặt đường móng). Ngoài 3 kiến trúc có dạng căn phòng được nêu trên, còn có một kiến trúc giống như con đường có “lòng” và có “lề” và một kiến trúc có rãnh tựa như “đường thoát nước”. Tại các kiến trúc gạch, còn phát hiện cột đá mang nhiều hoa văn trang trí, 6 diềm ngói tạc hình lá đề theo hình lòng máng của ngói ống. Lá đề đắp nổi hình Phật ngồi thiền. Một số gạch hình thang, một số gạch bị cắt khúc hoặc cắt góc; có kích cỡ khác nhau: 25,5cm x 14cm x 5,5cm; 24cm x 15cm x 6cm; 24cm x 14cm x 5,5cm. Tại di chỉ và gần di tích còn phát hiện 1 tượng đá nam thần (mất đầu và chân), một tượng Visnu còn nguyên vẹn, 1 tượng Ganesa, tất cả đều bằng đá, một mảnh đá có minh văn Phạn ngữ (Sanskrit). Các dấu vết kiến trúc và hiện vật được phát hiện cho thấy đây là những kiến trúc tôn giáo. Việc xác định các công trình kiến trúc (đền hoặc tháp) cùng các tính chất và chức năng của nó vẫn còn là ẩn số đối với các nhà nghiên cứu. Di chỉ mộ táng: Qua 2 đợt khai quật đã phát hiện 12 mộ xây gạch, hình vuông, mỗi cạnh từ 1,80m - 2,00m, loại không có “gò nổi” và từ 2,00m - 3,00m, loại có “gò nổi” nằm theo hướng đông bắc và phân bố không đều trên mặt gò, trong đó có những ngôi mộ phần trên được ốp gạch để tạo thành “gò nổi” cao khoảng 0,60m, rộng từ 100m2 - 200m2, có những mộ phần trên không ốp gạch nên không tạo thành “gò nổi”. Huyệt sâu từ 1,50m - 3,00m. Lòng huyệt được lấp bằng những lớp đá cuội, cát màu xám và gạch vỡ vụn. Có 3 mộ sát đáy huyệt được xây gạch hoặc xếp lên 4 khúc gỗ, bên trong có cát, tro và vàng lá hình vuông hoặc hình bông hoa nhiều cánh có chạm hình voi ở những tư thế khác nhau. Một ngôi mộ khác lại chôn hiện vật ở 4 góc huyệt. Hiện vật tìm thấy tại di tích Gò Thành rất phong phú, với 196 hiện vật bằng vàng (nguyên và vỡ), trong đó có 111 hiện vật được chôn trong các ngôi mộ; 6 hiện vật bằng đồng, trong đó có 2 nhẫn, 1 xập xoã, 1 ống đồng nhỏ, 2 mảnh đồng hình thang; 22 hiện vật đá, (đáng kể là 1 pho tượng Visnu còn nguyên vẹn, một tượng nam thần chỉ còn phần thân, 1 tượng Ganesa,1 hạt đá quí màu tím xanh và trắng trong, 1 Yoni và 1 mảnh đá có minh văn Phạn ngữ); hàng ngàn hiện vật gốm, trong đó có một số vòi bình, 6 mảnh gốm có hình lá đề, số còn lại thì phần bị vỡ khó nhận dạng. Qua hiện vật và 5 mẫu được phân tích bằng phóng xạ cácbon C14, bước đầu cho phép các nhà khoa học xác định vào khoảng từ thế kỷ IV - VIII sau Công Nguyên, người Phù Nam còn chịu ảnh hưởng nhiều của Hinđu giáo. 2. Di tích Chùa Bà Kết Được phát hiện năm 1988, qua một cuộc khảo sát khảo cổ học, thuôc địa phận xã Bình Phan, huyện Chợ Gạo. Di tích nằm trên gò rộng khoảng 3.000m2, cao khoảng 5,00m so với mặt ruộng chung quanh. Giữa gò xuất lộ những vỉa gạch dạng Óc Eo. Tại đây có một miếu nhỏ được nhân dân thờ tượng Visnu và 2 bàn Visnu bằng đá. 3. Di tích Giồng Bà Phúc Thuộc địa phận xã Song Bình, huyện Chợ Gạo. Nhiều dấu vết kiến trúc cổ đã lộ lên khỏi mặt đất. Tại đây, dân địa phương phát hiện 1 bình gốm Óc Eo còn nguyên vẹn. 4. Di tích Trường Sơn A Thuộc địa phận Ấp 1, xã Lương Hòa Lạc, huyện Chợ Gạo. Trong cuộc điều tra khảo cổ học năm 1988, đã tìm được 1 bình gốm, 1 tượng thần Ganesa và một số mảnh gốm vỡ. Đào thám sát chưa thấy có tầng văn hóa vào thời đại Óc Eo. 5. Di tích Gò chùa Bửu Tháp Thuộc địa phận ấp Tân Phong, xã Tân Hội, huyện Cai Lậy, trên một gò đất rộng hơn 1.000m2, cao khoảng 0,50m so với mặt đất chung quanh. Hiện có 1 ngôi chùa nhỏ có tên là Bửu Tháp. Theo nhân dân trong quá trình canh tác thường gặp những vỉa gạch lớn ở độ sâu 0,40m, loại gạch thường gặp trong các kiến trúc thời kỳ Óc Eo - hậu Óc Eo, và phát hiện 1 tượng nữ thần nhỏ bằng sa thạch màu xám xanh, bị mất đầu và tay chân, chỉ còn phần thân cao 10cm, thân tròn, ngực nở, mang đặc điểm tượng thời hậu Óc Eo. 6. Di tích Đìa Tháp Thuộc địa phận ấp 4, xã Mỹ Thành Bắc, huyện Cai Lậy, trong vùng trũng của Đồng Tháp Mười. Thế đất tại di tích cao hơn vùng trũng chung quanh từ 0,30m - 0,40m. Hiện có 1 ngôi chùa mới dựng, gọi là chùa Trường Tháp. Quanh chùa có nhiều gạch nguyên và vỡ, màu đỏ nhạt hoặc xám đỏ. Gạch cổ được chất thành đống hoặc lát đường đi. Số gạch này được xáng (tàu cuốc) múc từ lòng Đìa tháp gần đó, ở độ sâu 0,60m, trên chiều dài 1km dọc theo bờ kinh. Cùng với gạch có số lượng lớn, còn có nhiều mảnh gốm thuộc loại hình Óc Eo nằm rải rác, 1 Linga, 1 Pesani, một phần bệ thờ và 3 đoạn cột đá kiến trúc. Các hiện vật bằng đá được lưu giữ tại nhà truyền thống huyện Cai Lậy, có đặc điểm tương tự những di vật cùng loại ở các di tích Đá Nổi (Kiên Giang), Ba Thê (An Giang), có niên đại từ thế kỷ VI -VII sau Công Nguyên. 7. Di tích Gò Tân Hiệp Thuộc địa phận thị trấn Tân Hiệp, huyện Châu Thành (nay thuộc khu làm việc của Huyện uỷ) phân bố trên một gò cao khoảng 5-7m so với chung quanh, diện tích khoảng 3.000m2. Đây là di tích kiến trúc có qui mô được xem là lớn nhất ở Tiền Giang. Gò nhân tạo này được bó nền (bọc nền) bằng gạch có hình vuông với chiều cao khoảng 4,00m. Gạch bó nền có kích thước giống gạch tại di tích Gò Thành (Chợ Gạo). Hiện nay còn 1 tảng đá lớn rộng khoảng 1,50m2 nằm bên ngoài thành gạch cũ. Trên mặt gò, các kiến trúc đã bị sụp đổ. Thực dân Pháp sử dụng độ cao của gò để xây đồn bót. Thời Mỹ xâm lược cũng xây dựng các công trình phục vụ quân sự tại đây. Nay thành gạch không còn vết tích cũ. Qua khảo sát, có thể đoán định di tích là kiến trúc trung tâm có liên quan đến tôn giáo vào thời kỳ Óc Eo muộn (thế kỷ thứ VII-XIII). 8. Di tích Gò Gạch Thuộc địa phận xã Tân Lý Tây, huyện Châu Thành, nằm trên một gò cao của giồng Tân Hiệp, có diện tích khoảng 1.000 m2. Hiện một ngôi chùa có tên Kim Thạch Bửu Tự được xây cất khá lâu trên di tích. Tại đây, vẫn còn những nền gạch lộ trên mặt đất. Nhiều viên gạch của kiến trúc cổ đã được mang đi lát đường hoặc xây nền chùa. Trong sân chùa còn nhiều đá cuội, một số tảng đá bị vỡ, nhiều mảnh tượng và bệ tượng vỡ. Nhiều khả năng di tích là kiến trúc tôn giáo vào thời kỳ Óc Eo muộn. 9. Di tích Gò Sau Thuộc địa phận ấp Tân Phú, xã Tân Lý Tây, huyện Châu Thành, nằm trong khu vực đình Tân Lý Tây, phía trước Uỷ ban Nhân dân xã. Di tích xuất lộ nhiều nền gạch gần đình và các vỉa gạch nằm ở độ sâu 1,00m cách đình 20,00m về phía tây nam. Đã phát hiện 1 tượng Visnu bán tròn, 1 rìu đá, một số mảnh vỡ của bình cổ, 1 bàn nghiền bị vỡ. Khảo sát các loại gạch cho thấy nhiều khả năng di tích ở vào thời kỳ Óc Eo muộn. 10. Di tích Thân Hòa Thuộc địa phận ấp Thân Hòa, xã Thân Cửu Nghĩa, huyện Châu Thành, thuộc giồng Tân Hiệp, trên diện tích rộng hàng chục ngàn mét vuông. Tầng văn hóa cổ có độ sâu từ 1,00m - 2,50m tập trung ở chùa Cầu Kè - một gò nổi cao hơn trên giồng cát pha sét ở Thân Hòa. Nhiều vỉa gạch xuất lộ trên đường đi cũng như sân, vườn của các gia đình trong ấp. Đã phát hiện một số rìu đá, 1 chì lưới bằng đất nung, 1 núm đậy lớn khá lạ mắt, một số đá cuội; nhiều gạch thuộc văn hóa Óc Eo được người địa phương đem lót đường hoặc xây nhà. Trong một lần dùng xáng đào kinh, đã phát hiện nhiều mảnh gốm tô màu và không tô màu, nhiều bàn nghiền bằng đá, chày đá và vòi bình. Tại chùa Cầu Kè hiện có một tảng đá lớn có lỗ ở giữa được sử dụng làm đá thờ.Đây là di tích được phân bố trên diện tích rộng, cần tiếp tục khảo sát, khai quật và nghiên cứu. Bước đầu, qua hiện vật bằng đá và gốm cùng các loại gạch cho thấy có nhiều khả năng di tích ở vào thời kỳ Óc Eo muộn. Cảnh Quan – Nét Đặc Trưng Tiền Giang là tỉnh có nhiều tiềm năng về du lịch. Hàng năm, lượng du khách đến đạt hơn 331.500 lượt. Thế mạnh của du lịch Tiền Giang chủ yếu nhờ vào các di tích văn hóa lịch sử và sinh thái như: Gò Thành (thế kỷ 1 đến thế kỷ 6 sau công nguyên); di tích lịch sử Rạch Gầm-Xoài Mút, di tích Ấp Bắc, lũy Pháo Đài; nhiều lăng mộ, đền chùa: lăng Trương Định, lăng Hoàng Gia, lăng Tứ Kiệt, chùa Vĩnh Tràng, chùa Bửu Lâm, chùa Sắc Tứ... các điểm du lịch sinh thái mới được tôn tạo như: vườn cây ăn quả ở cù lao Thới Sơn, Ngũ Hiệp, Trại rắn Đồng Tâm, khu sinh thái Đồng Tháp Mười, biển Gò Công. Nhưng nói Tiền Giang thì ngừơi ta sẽ nghĩ ngay đến một di tích lịch sử cổ và nổi tiếng, đó chính là : Chùa Vĩnh Tràng Chùa tọa ở xã Mỹ Phong, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Chùa do ông bà Bùi Công Đạt xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ XIX. Đến năm 1849, Hòa thượng Huệ Đăng ở chùa Giác Lâm (Gia Định) về trụ trì đã tổ chức xây dựng thành ngôi đại tự và đặt tên là chùa Vĩnh Tràng. Đến năm 1907, Hòa thượng Chánh Hậu đã cho trùng kiến ngôi chùa, pha hòa cả nét kiến trúc Aá-Âu. Chánh điện được bài trí trang nghiêm, chùa còn bảo tồn nhiều tượng cổ, bao lam chạm trổ công phu. Bộ Thập bát La hán thượng kỳ thú là những tác phẩm tượng tròn độc đáo được các nghệ nhân Nam Bộ tạc vào những năm đầu thế kỷ XX. Chùa hiện đặt văn phòng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Tiền Giang. Vĩnh Tràng là ngôi chùa danh tiếng bậc nhất ở miền Nam. Chùa đã được Bộ Văn hóa công nhận là Di tích lịch sử - văn hoá quốc gia.   Sau năm 1849 Hòa thượng Huệ Đăng, người trụ trì ngôi chùa đầu tiên đã đặt hiệu chùa là Vĩnh Trường, với ngụ ý ước cho chùa được "Vĩnh cửu đối sơn hà, trường tồn tề thiên địa". Người dân vùng lân cận đến nay vẫn quen gọi là chùa Vĩnh Tràng. Chùa Vĩnh Trường nằm về hướng đông bắc thành phố Mỹ Tho, ven tỉnh lộ 22, tọa lạc trên địa phận ấp Mỹ An, xã Mỹ Phong - một xã ven thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Chùa được xây cất do công trình kiến trúc của nhiều người, trong nhiều năm, là một chùa lớn, được kiến trúc khá tinh vi, đa dạng theo lối kiến trúc tổng hợp Á - Âu (Pháp, La Mã, Thái, Miên, Chàm). Tuy nhiên, chùa vẫn mang đậm nét lối kiến trúc điêu khắc dân tộc. Chùa Vĩnh Trường được xây cất năm 1849, trước đó, chùa mới chỉ là một cái am nhỏ, mái lá vách đất, quang cảnh hoang vu, do ông Bùi Công Đạt kiến tạo. Năm 1849, hòa thượng Huệ Đăng khởi tạo xây chùa, ngoài việc lo kinh kệ, Huệ Đăng còn gánh đất đắp nền cùng với nhiều đạo hữu đến giúp. Năm 1864 Huệ Đăng mất trong lúc công việc chưa hoàn tất, ông Huệ Đăng không có đệ tử kế truyền nên bổn đạo thỉnh ông Minh Đề làm trụ trì. Năm 1878,  Hòa thượng Minh Đề tịch hòa thượng Quản Ân thay thế được một thời gian rồi đi du học ở Thái Lan. Bổn đạo thỉnh sư Minh Truyện về chủ trì được một thời gian rồi cũng chuyển đi nơi khác. Vì chùa không có người chủ trì nên phật tử trong bổn đạo họp nhau lại bàn bạc và nhất trí đến hội ý hòa thượng Tổ Từ Trung, hoà thượng Trung (chùa Bửu Lâm, Mỹ Tho) đến thỉnh hòa thượng Trà Chánh Hậu (hiệu là Quảng Ân) về trụ trì, tiếp tục công việc của hòa thượng Huệ Đăng. Năm 1907, hòa thượng Trà Chánh Hậu bắt đầu trùng tu lại ngôi chùa, tầng 1 của gian chánh điện được xây cất. Hòa thượng Lê Ngọc Xuyên, pháp danh Tục Thông, tự Tâm Liễu, pháp hiệu An Lạc là đệ tử kế thế của hòa thượng Quảng Ân lên thay. Đến năm 1930, ông lo chỉnh trang nóc chùa và mặt dựng bốn phía chùa. Cuối 1930, chùa được hoàn tất thêm 3 gian và tầng 2 của gian chánh điện. Năm 1933, ông cho xây 2 cổng Tam quan và xây rào xung quanh.  Ngày 22-6-1939 hòa thượng qua đời, thọ 67 tuổi. Chùa Vĩnh Trường được kiến trúc theo dạng chữ Quốc, gồm 4 gian nối tiếp nhau (tiền đường, chánh điện, nhà tổ và nhà hậu) rộng 14.000 m2, dài 70m, rộng 20m, xây bằng xi măng và gỗ quý, nền đúc cao 1m, xung quanh xây tường vững chắc. Phía trong gian chánh điện và nhà tổ làm theo kiểu Trung Quốc nhưng vẫn giữ được nét kiến trúc Việt Nam, nối hai gian này là một khoảng nhỏ có hòn non bộ ở giữa, hòn non bộ này phác họa lại cảnh thiên nhiên sinh động mang bản sắc Việt Nam, điều đó chứng tỏ rằng tổ tiên ta nhễ muốn đưa thiên nhiên vào tận nhà. Đúng trên hòn non bộ nhìn về mặt sau gian chánh điện, hai bên nhà cầu, mặt trước nhà tổ, ta sẽ thấy lối kiến trúc Rôma với những hàng đá hoa màu sắc sặc sỡ của Pháp được trang trí trên thành nóc, trên những cột xây bằng xi măng kiểu cách. Đi vào từng gian ta sẽ thấy một màu vàng óng ánh được thếp rên các hình chạm, trên các tượng phật. Đáng chú ý hơn cả là những đôi long trụ trong gian chánh điện, đó là những cây cột tròn to, bằng gỗ quý kiến trúc theo kiểu "thượng thu hạ cách". Trước chùa có 2 cổng Tam quan kiểu võ rất tinh xảo, xây theo kiểu cổ lầu để hình hòa thượng Lê Ngọc Xuyên đúng trên bậc đúc bằng xi măng, cửa ngõ này cẩn toàn bằng đồ sứ có giá trị (sứ Trung Hoa, Việt Nam) in hình long, lân, quy, phượng. Canh, mục, ngư tiều, mấy câu đối cũng cẩn bằng miếng chai nổi mầu sắc óng ánh trông rất đẹp. Tóm lại, bằng những vất liệu gỗ, những nhà kiến trúc, nhà điêu khắc cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đã chạm khắc những hình tượng mang mầu sắc tôn giáo huyền ảo, thoáng đượm vẻ vương quyền, qua đó ta thấy được những công trình điêu khắc của người xưa - qua những hình tượng sống động ấy ta thấy rõ cuộc sống vui tươi và ý chí vươn lên của dân tộc Việt Nam - một dân tộc tự nhận mình là dòng dõi con rồng cháu tiên thể hiện qua chạm khắc hình tượng tứ linh. Chùa Vĩnh Trường được trang bị trên 60 tượng phật đúc bằng gỗ, đồng, đất nung, xi măng, đa số tượng bằng gỗ, tất cả được thếp vàng óng ánh và được tạo vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Riêng 3 tượng đồng (Di đà, cao 98 cm, Quan Âm và Thế Chí cao 93 cm) được tạo tác giữa thế kỷ XIX. Bên cạnh những pho tượng, hiện vật còn lại trong chùa này phải kể dến là Đại Hồng Chung mang tên Pháp Bảo Chuông cao 12 cm, nặng khoảng 150 kg được đúc giữa tháng 5 năm 1854 trên đó khắc chữ "Vĩnh Trường Tự". Hiện nay Pháp Bảo Chuông không sử dụng được, bị hỏng do nằm lâu dưới nước sau thời gian thất lạc. Ngoài ra trong chùa hiện nay còn hơn 20 bức tranh sơn thủy rất giá trị. Tuy ảnh hưởng tranh vẽ Trung Quốc nhưng những bức vẽ này mang đậm nét dân gian Việt Nam, in hình "Mai, lan, cúc, trúc" in hình phong cảnh Việt Nam rất nên thơ. Đó là công trình của Long Giang cư sĩ phác họa năm 1904. Điều đáng chú ý là những bức hoành, câu đối trong chùa được điêu khắc chữ nổi thếp vàng như những chữ "Hoàng kim bửu điện" được khắc từ 1851 đến nay vẫn còn khá đẹp... Từ trước tới nay, ngôi chùa vẫn được bảo quản tốt, bổn đạo khắp nơi vẫn thường đến viếng, góp tiền của cho việc tu sửa chùa, các tu sĩ trong chùa vẫn chú trọng công tác bảo vệ chùa. Ngoài ra, vùng đất Tiền Giang còn hay được nhắc đến với một khu chợ buôn bán tấp nập và sầm uất và cũng không xa lạ mấy đối với người dân Việt Nam, đó chính là Khu Chợ Nổi Cái Bè Chợ nổi Cái Bè là một trong nhiều “chợ nổi” nổi tiếng khác ở miền Tây Nam bộ. Theo sách Đại Nam Nhất Thống chí soạn vào đời Tự Đức, thì Cái Bè thuở ấy đã là nơi buôn bán sầm uất. Tất cả hàng hoá đều được chở trên các bè xuôi ngược trên sông. Chợ nổi Cái Bè đã hình thành từ thời nhà Nguyễn và địa danh Cái Bè cũng xuất phát từ đó mà ra. Cái Bè là huyện có nhiều vườn cây ăn trái lớn nhất tỉnh Tiền Giang với những đặc sản như cam sành, cam mật, xoài cát, ổi xá lỵ, quýt đường… Cho đến nay, thị trấn Cái Bè được du khách về đây tham quan du lịch ngày càng nhiều vì đây là thị tứ độc đáo với những dãy phố nằm dọc theo bờ sông, lúc ẩn lúc hiện dưới hàng dừa nước và những rặng bần… trông xa như bức tranh thuỷ mặc. Vẻ đẹp của Cái Bè còn là nét duyên của miền quê, thuần chất miệt vườn, không cầu kỳ theo kiến trúc hiện đại. ở đây, vườn nối tiếp vườn, sông nối tiếp sông, kênh rạch đan xen như mạng nhện, nên phương tiện giao thông hoàn toàn bằng đường thuỷ. Những phố ven sông là những vựa trái cây, Thị trấn Cái Bè - Tiền Giang chính thức có tên trên bản đồ hành chính Việt Nam từ năm 1732. Hệ thống sông rạch chằng chịt, đặc biệt là sự giao nhau của những nhánh sông đã tạo nên vùng sông nước rộng lớn mà người dân bản địa quen gọi là vàm Cái Bè. Từ năm 1986, người dân trong vùng và các vùng dân lân cận đã tập hợp về đây trao đổi, mua bán những sản phẩm của địa phương, dần dần biến  vàm Cái Bè thành một khu chợ trên sông mà cư dân quanh vùng quen gọi là chợ nổi. Đến chợ nổi Cái Bè, du khách được chứng kiến nếp sống thương hồ của cộng đồng cư dân sống bằng nghề mua bán trên sông nước Đồng bằng sông Cửu Long. Chợ nổi Cái Bè hình thành 2 khu vực riêng biệt: khu vực bán sĩ nông sản hàng hoá và khu vực mua bán trái cây. Khu vực chợ sĩ được hình thành trên đoạn sông từ vàm sông Tiền đến ngã ba nhà thờ Cái bè, có diện tích mặt nước gần 90 ha. Khu vực này hoạt động rất nhộn nhịp, hàng ngày thường xuyên có từ 80-100 ghe trọng tải từ 20-60 tấn neo đậu để mua bán (những ngày cao điểm số lượng tăng nhiều lần). Ngoài ra còn có rất nhiều thuyền nhỏ lưu động cung cấp các dịch vụ ăn uống, giải khát và các sản phẩm phục vụ nhu cầu đời sống sinh hoạt hàng ngày cho các gia đình sống trên sông. Khu vực chợ trái cây là nơi các thương nhân từ nơi khác đến thu mua trái cây của các hộ nhà vườn ở địa phương lân cận. Chợ hoạt động theo con nước lớn, nhưng thường diễn ra ở bờ Nam vào 3-5 giờ sáng và 13-16 giờ chiều. Quy mô chợ phụ thuộc vào mùa vụ trái cây, trung bình hàng ngày có vài chục phương tiện có trọng tải lớn neo đậu để thu gom và khoảng vài trăm phương tiện ghe thuyền lớn nhỏ của các hộ dân địa phương hội tụ tại đây để giao dịch mua bán. Sản lượng trái cây mua bán bình quân mỗi ngày khoảng 150-200 tấn. Cùng với sự phát triển của ngành Du lịch, chợ nổi Cái Bè đã trở thành địa chỉ hấp dẫn du khách trong, ngoài nước đến tham quan tìm hiểu về nét sinh hoạt đặc trưng của cư dân vùng sông nước Nam bộ. Nếu như năm 2004, tổng lượt khách du lịch đến tham qua chợ nổi Cái Bè là 45.575 lượt người thì đến năm 2005 đã đạt 65.589 lượt người. Riêng trong 6 tháng đầu năm 2006, số khách đến chợ nổi Cái

File đính kèm:

  • docThuyet minh ve Tien Giang.doc
Giáo án liên quan