Bài thu hoạch kiến thức An ninh quốc phòng

Vị trí, vai trò nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của QP-AN có nguồn gốc từ mối quan hệ biện chứng giữa quốc phòng, an ninh đối ngoại với các lĩnh vực khác của đời sống xã hội; giữa hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Nếu QP-AN được giữ vững và tăng cường, tất yếu sẽ góp phần quan trọng vào việc tạo lập, giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định đất nước, phát triển kinh tế, xã hội, chủ động hội nhập kinh tế và mở rộng quan hệ đối ngoại. tạo nền tảng vững chắc thực hiện khát vọng của nhân dân, sự lựa chọn đúng đắn của Ðảng ta vì mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

 Đảng ta khẳng định: “Trong khi đặt trọng tâm vào nhiệm vụ xây dựng Chủ nghĩa xã hội chúng ta không một chút lơi lỏng nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, luôn luôn coi trọng quốc phòng - an ninh, coi đó là nhiệm vụ chiến lược gắn bó chặt chẽ".

 Xây dựng nền QP-AN là tạo thế chủ động cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhằm bảo vệ vững xã hội chủ nghĩa chắc độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ sự nghiệp đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đât nước; bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; bảo vệ an ninh chính trị, an ninh kinh tế, an ninh tư tưởng văn hoá, xã hội; giữ vững ổn định chính trị, môi trường hoà bình, phát triển đất nước theo con đường mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn.

 Nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân chỉ có mục đích duy nhất là tự vệ chính đáng. Đặc trưng thể hiện sự khác nhau về bản chất trong xây dựng nền quốc phòng an ninh của những quốc gia có độc lập chủ quyền đi theo con đường xã hội chủ nghĩa với các nước khác. Chúng ta xây dựng nền quốc phòng, an ninh nhân dân vững mạnh là để tự vệ, chống lại thù trong, giặc ngoài, bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc của nhân dân.

 

doc20 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 455 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài thu hoạch kiến thức An ninh quốc phòng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. ĐẶT VẤN ĐỀ Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước". Thật vậy, trải qua hơn bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, tinh thần ấy, làn sóng ấy, sức mạnh đoàn kết ấy đã biết bao lần trở thành thứ vũ khí lợi hại, sắc bén để đánh tan biết bao kẻ thù xâm lược, giành lại độc lập tự do cho dân tộc. Nhìn lại lịch sử, thời nhà Hồ, khi chuẩn bị bàn kế sách đánh giặc ngoại xâm, Hồ Nguyên Trừng (con trai của Hồ Quý Ly) đã nói "Thần không sợ đánh mà chỉ sợ lòng dân không theo". Đến thời đại Hồ Chí Minh, sức mạnh toàn dân, tinh thần đại đoàn kết dân tộc đã được Bác Hồ kính yêu khẳng định: "Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong" và "Đoàn kết, đại đoàn kết, Thành công, đại thành công". Sức mạnh toàn dân, tinh thần đại đoàn kết dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đánh bại hai kẻ thù sừng sỏ: thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Ngày nay trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền quốc phòng nói chung và nền QP-AN nhân dân nói riêng có một vị trí, ý nghĩa vô cùng quan trọng. Ðối với nước ta, QP-AN là công cuộc giữ nước của quốc gia độc lập có chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, là hoạt động của cả nước, lấy lực lượng vũ trang, công an nhân dân làm nòng cốt nhằm giữ vững hòa bình, răn đe, ngăn chặn và đẩy lùi các hoạt động chống phá của kẻ thù, đồng thời sẵn sàng đánh thắng chiến tranh xâm lược dưới mọi hình thức, quy mô. Vì thế, xây dựng và đấu tranh QP-AN luôn thể hiện sự thống nhất biện chứng giữa tính giai cấp nhân dân, dân tộc; mang đậm dấu ấn của cuộc đấu tranh giai cấp trong điều kiện mới, hoàn cảnh mới; phong phú về nội dung, linh hoạt, sáng tạo về hình thức và phương pháp; tập trung, thống nhất về lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện. QP-AN toàn dân là quan điểm cơ bản của Ðảng, Nhà nước ta trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức, xây dựng nền QP-AN của đất nước. Xác định đúng vị trí, vai trò QP-AN phản ánh tầm nhìn chiến lược của Ðảng về sự cần thiết phải tiếp tục củng cố, tăng cường QP-AN, đồng thời chỉ rõ mối quan hệ không thể tách rời giữa quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế... Văn kiện Đại hội XI của Ðảng đã xác định một trong nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Ðảng, Nhà nước và toàn dân là tăng cường QP-AN, giữ vững an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. Luận điểm ấy vừa nêu bật vị trí nổi trội, vai trò, tầm quan trọng của QP-AN, đồng thời khẳng định ý thức trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ của mọi công dân, mọi tổ chức phải đóng góp tài năng và trí tuệ vào việc thực hiện tốt nhiệm vụ QP-AN bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới. Vị trí, vai trò nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của QP-AN có nguồn gốc từ mối quan hệ biện chứng giữa quốc phòng, an ninh đối ngoại với các lĩnh vực khác của đời sống xã hội; giữa hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Nếu QP-AN được giữ vững và tăng cường, tất yếu sẽ góp phần quan trọng vào việc tạo lập, giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định đất nước, phát triển kinh tế, xã hội, chủ động hội nhập kinh tế và mở rộng quan hệ đối ngoại... tạo nền tảng vững chắc thực hiện khát vọng của nhân dân, sự lựa chọn đúng đắn của Ðảng ta vì mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Đảng ta khẳng định: “Trong khi đặt trọng tâm vào nhiệm vụ xây dựng Chủ nghĩa xã hội chúng ta không một chút lơi lỏng nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, luôn luôn coi trọng quốc phòng - an ninh, coi đó là nhiệm vụ chiến lược gắn bó chặt chẽ". Xây dựng nền QP-AN là tạo thế chủ động cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhằm bảo vệ vững xã hội chủ nghĩa chắc độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ sự nghiệp đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đât nước; bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; bảo vệ an ninh chính trị, an ninh kinh tế, an ninh tư tưởng văn hoá, xã hội; giữ vững ổn định chính trị, môi trường hoà bình, phát triển đất nước theo con đường mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn. Nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân chỉ có mục đích duy nhất là tự vệ chính đáng. Đặc trưng thể hiện sự khác nhau về bản chất trong xây dựng nền quốc phòng an ninh của những quốc gia có độc lập chủ quyền đi theo con đường xã hội chủ nghĩa với các nước khác. Chúng ta xây dựng nền quốc phòng, an ninh nhân dân vững mạnh là để tự vệ, chống lại thù trong, giặc ngoài, bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc của nhân dân. Đó là nền quốc phòng, an ninh vì dân, của dân và do toàn thể nhân dân tiến hành. Điều đó là thể hiện truyền thống, kinh nghiệm của dân tộc ta trong lịch sử dựng nước và giữ nước. Vì dân, của dân, do dân và mục đích tự vệ của nền quốc phòng an ninh cho phép ta huy động mọi người, mọi tổ chức, mọi lực lượng để thực hiện xây dựng nền quốc phòng, an ninh luôn xuất phát từ lợi ích, nguyện vọng và khả năng của nhân dân, là đặc trưng trong đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Đó là nền quốc phòng, an ninh có sức mạnh tổng hợp do nhiều yếu tố tạo thành. Sức mạnh tổng hợp của nền quốc phòng, an ninh nước ta tạo thành bởi rất nhiều yếu tố như chính trị, kinh tế, văn hoá, tư tưởng, khoa học, quân sự, an ninhcả ở trong nước, ngoài nước, của dân tộc và thời đại, trong đó những yếu tố bên trong của dân tộc bao giờ cũng giữ vai trò quyết định. Sức mạnh tổng hợp của nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân là cơ sở, tiền đề và là biện pháp để nhân dân đánh thắng kẻ thù xâm lược. Nền quốc phòng, an ninh nhân dân được xây dựng toàn diện và từng bước hiện đại. Việc tạo ra sức mạnh quốc phòng, an ninh không chỉ ở sức mạnh quân sự, an ninh mà phải huy động được sức mạnh của toàn dân về mọi mặt chính trị, quân sự, an ninh, kinh tế, văn hoá, khoa học. Phải kết hợp hữu cơ giữa quốc phòng, an ninh với các mặt hoạt động xây dựng đất nước, kết hợp chặt chẽ giữa quốc phòng, an ninh với hoạt động đối ngoại. Xây dựng nền quốc phòng, an ninh toàn diện phải đi đôi với xây dựng nền quốc phòng, an ninh hiện đại là một tất yếu khách quan. Xây dựng quân đội nhân dân, công an nhân dân từng bước hiện đại. Kết hợp giữa xây dựng con người có giác ngộ chính trị, có tri thức với vũ khí trang bị kỹ thuật hiện đại. Phát triển công nghiệp quốc phòng, từng bước trang bị hiện đại cho các lực lượng vũ trang nhân dân. Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế xã hội với tăng cường quốc phòng an ninh. Nền quốc phòng toàn dân gắn chặt với an ninh nhân dân. Nền quốc phòng và nền an ninh nhân dân của chúng ta đều được xây dựng nhằm mục đích tự vệ, đều phải chống thù trong, giặc ngoài để bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Giữa nền quốc phòng toàn dân với nền an ninh nhân dân chỉ khác nhau về phương thức tổ chức lực lượng, hoạt động cụ thể, theo mục tiêu cụ thể được phân công mà thôi. Kết hợp chặt chẽ giữa quốc phòng và an ninh, phải thường xuyên và tiến hành đồng bộ, thống nhất từ trong chiến lược, qui hoạch, kế hoạch xây dựng, hoạt động của cả nước cũng như từng vùng, miền, địa phương, mọi ngành, mọi cấp. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Vài nét về huyện Ea H'Leo. Huyện EaH’leo được thành lập ngày 08/4/1980 theo Quyết định số 110/QĐ-HĐBT của Hội đồng bộ trưởng, huyện là đơn vị hành chính được tách ra từ huyện Krông Buk với 04 xã và tổng dân số của huyện lúc bấy giờ là 15.000 người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 70% dân số của cả huyện. Qua nhiều lần chia tách, đến nay huyện có 11 xã và 01 trị trấn, gồm: thị trấn Ea Drăng, xã Ea Khal, Ea Sol, Ea Hiao, Dliê Yang, Cư Mốt, Ea Wy, Ea Tir, Ea Ral, Ea H’leo, Ea Nam, Cư aMung; có 188 thôn buôn, trong đó có 53 buôn dân tộc thiểu số tại chỗ; diện tính tự nhiên 133 512 ha; dân số 123 773 người, dân tộc thiểu số chiếm 40%. Ea H'Leo là một trong những huyện có vị trí rất quan trọng trên địa bàn chiến lược của tỉnh Đắk Lắk, phía Tây giáp huyện Ea Súp (Đắk Lắk), phía Nam giáp huyện Krông Buk, Krông năng (Đắk Lắk), phía Đông giáp thị xã A Yun Pa (Gia Lai), phía Bắc giáp huyện Cư Pưh (Gia Lai). Huyện cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột 82 km, có diện tích tự nhiên là 133.512 ha. Tổng dân số khoảng hơn 125.000 người, gồm 26 dân tộc khác nhau sinh sống. trong đó có hơn 24.000 người là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ. Dân số phân bố không đồng đều chủ yếu tập trung ở thị trấn Ea Đrăng và trung tâm các xã. Huyện có 12 xã, thị trấn với 188 thôn buôn, tổ dân phố (122 thôn, 56 buôn, 13 TDP); có 9 công ty, nông trường của tỉnh, trung ương đứng chân trên địa bàn. Hệ thống chính trị được xây dựng cơ bản từ huyện đến cơ sở 180/188 thôn buôn TDP có Đảng viên, trên 90% thôn buôn có chi bộ, 12/12 xã thị trấn có chi bộ quân sự trong đó có 1 chi bộ có cấp uỷ (xã Ea Hiao) đảng trong LLDQTV, hàng năm tăng 2% đến 3% so với năm trước, đảng viên đạt 15,88 %. 100% thôn, buôn, TDP đều có tổ chức đoàn thể quần chúng như: Phụ nữ, Mặt trận, Nông dân, Thanh niên, Cựu chiến binh hoạt động có hiệu quả. Các xã, Thị trấn đều có hệ thống đài phát thanh cơ sở, Văn hoá xã hội phát triển. 100% người dân được nghe đài phát thanh của xã, huyện, khoảng 90% hộ có ti vi, 11/12 xã, thị trấn có điện lưới quốc gia. Nhân dân trên địa bàn các xã, thị trấn đều có truyền thống cách mạng. một lòng trung thành với Đảng với Tổ quốc. Vừa qua được Nhà nước tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho huyện và 2 xã Ea Hiao, Ea Khăl. Địa bàn huyện có 4 tôn giáo chính đó là: Tin lành, Thiên chúa, Phật giáo và Cao đài. Hoạt động của hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở ngày càng được củng cố, kiện toàn, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng ngày một nâng lên, hoạt động của chính quyền và các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội ngày càng có hiệu quả đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng tình hình hiện nay. Nghị định 119/2004/NĐ-CP ngày 11/05/2004, cùng các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành nhằm thể chế hoá các quan điểm của Đảng. Pháp luật của Nhà nước về công tác quốc phòng trong tình hình mới tạo điều kiện thuận lợi cho địa phương có cơ sở pháp lý xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh tiềm lực kinh tế xã hội Quốc phòng - An ninh luôn luôn phát triển. Trong những năm qua được sự quan tâm lãnh đạo chỉ đạo của cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương, sự phối hợp chặt chẽ của các ban ngành đoàn thể từ huyện đến cơ sở và nhân dân các dân tộc trong huyện, đời sống của nhân dân tiếp tục được cải thiện tình hình kinh tế chính trị xã hội cơ bản được ổn định, QP-AN được củng cố tăng cường đó là những nhân tố thuận lợi thúc đẩy để xây dựng khu vực phòng thủ của huyện liên hoàn, vững chắc đáp ứng được yêu cầu chiến lược bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới Tuy nhiên những năm qua trên địa bàn tỉnh ĐắkLắk nói chung, huyện Ea H’Leo nói riêng còn nhiều vấn đề kinh tế xã hội QP- AN đặt ra cần quan tâm, đời sống của một số bộ phận nhân dân còn nhiều khó khăn, đặc biệt là đồng bào dân số thiểu số tại chỗ, vùng sâu vùng xa, tỉ lệ hộ nghèo giảm nhưng chưa vững chắc, hiện tượng tái nghèo, tái mù chữ vẫn còn xẩy ra. Các thế lực thù địch phản động bên ngoài thường xuyên cấu kết với bọn trong nước lợi dụng vấn đề “Dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền" và các phần tử chống đối đẩy mạnh các hoạt động chống phá gây mất ổn định về an ninh chính trị. Nhận thức về nhiệm vụ quân sự quốc phòng và ý thức trách nhiệm cán bộ và nhân dân đối với nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới còn hạn chế, các chế độ chính sách chưa đáp ứng kịp nhu cầu xây dựng lực lượng vũ trang nói riêng, nhiệm vụ quốc phòng nói chung. Những đặc điểm trên đã tác động chi phối đến việc triển khai thực hiện nhiệm vụ QP-AN, song được sự quan tâm lãnh đạo chỉ đạo của cấp uỷ đảng, sự quản lý của chính quyền và vai trò làm tham mưu cho các ban ngành mà trọng tâm là cơ quan quân sự các cấp trong thời gian qua huyện Ea H’Leo ổn định về chính trị, vững mạnh về QP-AN, kinh tế phát triển mạnh, đời sống của nhân dân ngày càng được nâng lên. 2. Thực trạng nền QP-AN của địa phương Sự lãnh đạo của Đảng: Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân, UBND huyện đã quán triệt sâu sắc các Nghị quyết của Đảng, Nghị định 119/2004NĐ-CP của chính phủ các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước về công tác quốc phòng địa phương. Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, giữ vững ổn định chính trị, tiếp tục đổi mới toàn diện, đẩy mạnh công nghiệp hoá – hiện đại hoá, phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững. Trên cơ sở đó Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện đã kịp thời ra các Nghị quyết, Chỉ thị, Quyết định, Kế hoạch, Hướng dẫn để lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện công tác quốc phòng phù hợp với tình hình và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh của địa phương. Hàng năm Huyện uỷ, UBND huyện ban hành chỉ thị về QP-AN được quán triệt trong Hội nghị triển khai nhiệm vụ quốc phòng quân sự của huyện. Đảng bộ huyện đã tập trung lãnh đạo thực hiện tốt nhiệm vụ QP-AN và chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Huyện ủy đã ban hành Nghị quyết xây dựng khu vực phòng thủ "cơ bản, liên hoàn, vững chắc"; tổ chức quán triệt trong toàn Đảng, toàn dân, làm cho cán bộ, nhân dân nhận thức sâu sắc về yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo khai thác, xây dựng các tiềm lực để củng cố ngày càng vững chắc khu vực phòng thủ, thế trận phòng thủ của huyện. Nhờ vậy đã làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù, tiếp tục giữ vững ổn định chính trị, tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế, xã hội phát triển. Tiếp tục củng cố và tăng cường xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân; tăng cường khả năng phòng thủ, sẵn sàng chiến đấu, phòng chống âm mưu "diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch. Xây dựng, bổ sung, hoàn chỉnh kế hoạch tác chiến phòng thủ của huyện và kế hoạch tác chiến trị an của các xã, thị trấn; chú trọng chỉ đạo xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên, công tác tuyển quân. Chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu của lực lượng vũ trang ngày càng được nâng cao, tình hình an ninh chính trị trên địa bàn huyện được giữ vững, an ninh nông thôn, trật tự an toàn xã hội cơ bản được ổn định. Sự điều hành, quản lý của chính quyền: Trong thời gian qua, chính quyền các cấp của huyện luôn thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền cơ sở đặt dưới sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của Đảng ủy, Chi ủy. HĐND huyện, xã thực hiện tốt việc họp theo quy định, qua đó đề ra Nghị quyết và xác định các chủ trương, biện pháp thực hiện nhiệm vụ QP-AN của địa phương trên cơ sở các nghị quyết của, đường lối quân sự của Đảng, các chính sách của Nhà nước, Chỉ thị của cấp trên. UBND các cấp tập trung đề ra các kế hoạch, biện pháp thực hiện QP-AN của địa phương. Thực hiện tốt công tác huy động nhân vật lực cho nhiệm vụ QP-AN theo yêu cầu. Đã xác định kế hoạch và biện pháp xây dựng lực lượng DQTV, lực lượng DBĐV, lực lượng ANND vững mạnh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ hoạt động tác chiến trị an và đối phó với các tình huống. Công tác tham mưu của các ban ngành đoàn thể: Nhiều năm qua Ban CHQS huyện, các ban ngành đoàn thể đã thực hiện tốt chức năng tham mưu cho Huyện uỷ, HĐND, UBND các cấp lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện nghiêm túc, đồng bộ, toàn diện nhiệm vụ quốc phòng, công tác quân sự địa phương, góp phần cùng Đảng bộ và nhân dân thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, củng cố, tăng cường tiềm lực quốc phòng an ninh trong khu vực phòng thủ huyện. Ban CHQS huyện, các ban ngành đoàn thể và Ban quân sự các xã, thị trấn thường xuyên làm tốt chức năng tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương quán triệt sâu sắc đường lối, nhiệm vụ quốc phòng an ninh của Đảng trong tình hình mới. Phối hợp cùng với các cấp, các ngành, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể nhân dân chăm lo giáo dục nhiệm vụ cách mạng, đường lối đối mới của Đảng, nhất là quan điểm đường lối về phát huy sức mạnh tổng hợp trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, chiến tranh nhân dân gắn với thế trận an ninh nhân dân; xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc mà tiêu biểu là cuộc diễn tập chiến đấu trị an cho 3 đơn vị (xã Ea Wy, Cư A Mung và TT Ea DRăng). Song song với việc chuẩn bị các nội dung diễn tập, Ban CHQS huyện còn tham mưu cho Huyện ủy ra nghị quyết chuyên đề lãnh đạo triển khai tổ chức thực hiện, phối hợp hiệp đồng với Công an và các phòng, ban, ngành, đoàn thể, các đơn vị tích cực tham gia chuẩn bị các điều kiện bảo đảm như: lập dự toán ngân sách, trinh sát địa điểm thực binh, dự kiến biên chế khung tập; tổ chức bồi dưỡng kiến thức quốc phòng; những vấn đề lý luận, công tác tham mưu, thống nhất các quy định cho khung tập; giúp các ban, ngành, đoàn thể xây dựng văn kiện và huấn luyện bổ sung các nội dung diễn tập; xây dựng sở chỉ huy diễn tập, trận địa thực binh và bổ sung một số trang thiết bị cần thiết khác. Đặc biệt là đã nghiên cứu, xây dựng ý định diễn tập phù hợp với thủ đoạn tác chiến mới của kẻ thù và điều kiện thực tế của địa phương; đảm bảo tốt nhất về vũ khí trang bị, đạn dược và các phương tiện kỹ thuật. Cấp uỷ, chính quyền, ban ngành, đoàn thể địa phương đã quan tâm chăm lo tuyên truyền, giáo dục tình hình, nhiệm vụ cách mạng và đường lối đổi mới của Đảng, nhất là chủ trương xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, xây dựng LLVT và nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới cho cán bộ đảng viên, LLVT và nhân dân. Đại bộ phận cán bộ đảng viên, nhất là đội ngũ chủ trì các cấp, các ngành đã nhận thức rõ âm mưu “Diễn biến hoà bình", bạo loạn lật đổ của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch; nâng cao ý thức trách nhiệm trong lãnh đạo xây dựng nền quốc phòng toàn dân.   Công tác tuyển giao quân được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp, sự phối kết hợp đồng bộ của các cơ quan chức năng với nhiều hình thức, cách làm mới, có hiệu quả đảm bảo công khai, đúng luật, dân chủ và có chính sách động viên thiết thực. Kết quả giao quân luôn  hoàn thành 100% chỉ tiêu kế hoạch được giao. Các quân nhân hoàn thành nghĩa vụ trở về địa phương phần lớn được đào tạo nghề và giới thiệu việc làm, tạo khí thế phấn khởi trong chấp hành Luật NVQS trong mọi tầng lớp nhân dân. (nhận quân là 27 đ/c; giao quân là 200 thanh niên) Thường xuyên thực hiện truyền thống “Uống nước, nhớ nguồn”, “đền ơn, đáp nghĩa”. Trong những năm qua, công tác chính sách hậu phương quân đội được thực hiện có hiệu quả. Ban CHQS huyện, các ban ngành đã tham mưu cho huyện uỷ, UBND huyện lãnh đạo chỉ đạo thực hiện chính sách hậu phương quân đội gắn với thực hiện chính sách xã hội và trực tiếp tổ chức chi trả trợ cấp cho các đối tượng theo quyết định 290, 142 của Thủ tướng Chính phủ. Khảo sát đối tượng tham gia chiến tranh sau 30/4/1975 là 855 người Phát huy thành tích đã đạt được trong thời gian qua, Đảng bộ, Ban CHQS, các ban ngành huyện đã, đang và sẽ tiếp tục làm tốt hơn nữa vai trò tham mưu và tổ chức thực hiện toàn diện công tác quân sự quốc phòng địa phương, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Để đạt được những kết quả nêu trên, trước hết là sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn của Đảng ủy các cấp, sự điều hành, quản lý có hiệu quả của chính quyền địa phương, sự tham mưu kịp thời của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể. Đặc biệt là sự đoàn kết nhất trí cao của hệ thống chính trị và toàn thể nhân dân trên địa bàn. Kết quả xây dựng lực lượng và thế trận QP-AN: Trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk nói chung, huyện EaH’leo nói riêng, kinh tế-xã hội tiếp tục phát triển ổn định; QP-AN được củng cố. Nhưng các thế lực thù địch bọn phản động FULRÔ trong và ngoài nước tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động cài cắm móc nối xây dựng lực lượng, khôi phục “Tin lành đề Ga”, các tà đạo vẫn nhen nhóm hoạt động phát triển lực lượng, mở rộng địa bàn ; tình hình di cư tự do vào địa bàn huyện sẽ phức tạp khi có sự móc nối chỉ đạo của các thế lực thù địch. Lĩnh vực an ninh nông thôn, đặc biệt là việc tranh chấp đất đai, khiếu kiện ở một số địa bàn vẫn diễn biến phức tạp tạo nên sự cản trở trong thực hiện chủ trương giải toả đền bù, dễ bị các thế lực thù địch lợi dụng tạo thành các “điểm nóng”, thiên tai, dịch bệnh diễn biến khó lường; tình hình KT-XH vẫn còn những khó khăn, nhất là lạm phát, ảnh hưởng đến hoạt động QP-An và tác động trực tiếp đến đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân và LLVT huyện. Tuy nhiên chúng ta triển khai thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh cũng có những thuận lợi cơ bản đó là : Tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội cơ bản được giữ vững, ổn định đời sống kinh tế, văn hoá xã hội tiếp tục được cải thiện hầu hết cán bộ và nhân dân các dân tộc trong huyện vẫn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng sự điều hành của chính quyền các cấp. Tiếp tục quán triệt sâu sắc chủ trương, quan điểm của Đảng và pháp luật của Nhà nước về xây dựng các tiềm lực trong khu vực phòng thủ, bảo đảm xây dựng tỉnh thành khu vực phong thủ vững chắc theo Nghị quyết số 28-NQ/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết 152/2007/NĐ-CP của Chính phủ. Triển khai thực hiện Thông tư số 78/2011/TT-BQP, ngày 25/5/2011 của Bộ QP tổ chức khảo sát khả năng động viên nền kinh tế quốc dân bảo đảm nhu cầu quốc phòng những năm đầu chiến tranh, làm cơ sở triển khai xây dựng kế hoạch bảo đảm nhu cầu năm đầu chiến tranh (kế hoạch B) của địa phương theo Chỉ thị số 12/2008/CT-TTG, ngày 26/3/2008 của thủ tướng Chính phủ. Quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội cần chú trọng kết hợp chặt chẽ với cũng cố, tăng cường quốc phòng an ninh. Chỉ đạo chặt chẽ nghiên cứu kịp thời rà soát điều chỉnh, bổ sung Quyết tâm A, kế hoạch tác chiến, bảo đảm cho tác chiến sát với tinh hình nhiệm vụ theo chỉ thị 1641/TC-BTL, ngày 15/9/2009 của Tư lệnh QK 5 bổ sung hoàn chỉnh kế hoạch xây dựng huy động và tiếp nhận LLDBĐV. Hoàn thành triển khai quy hoạch xây dựng thế trận quân sự trong khu vực phòng thủ đến năm 2015 theo hướng dẫn của Bộ CHQS tỉnh. Tập trung củng cố kiện toàn Ban chỉ đạo phòng không nhân dân các cấp; tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị định số 65/2002/NĐ-CP ngày 01/7/2002 của chính phủ về công tác phòng không nhân dân và thông tư số 118/2004/TT-BQP ngày 07/9/2004 của Bộ Quốc phòng về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 65 của Chính phủ. Tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc kế hoạch phối hợp bảo vệ an ninh Quốc gia và trật tự an toàn xã hội trong tình hình mới theo Nghị định 77/2010/NĐ-CP ngày12/7/2010 của Chính phủ từ huyện đến cơ sở. Nghị định số 74/2010/NĐ-CP ngày12/7/2010 của Chính phủ quy định về phối hợp hoạt động giữa LLDQTV với LL Công an xã, thị trấn, lực lượng kiểm lâm và các lực lượng khác trong công tác giữ gìn ANCT, TTATXH, trong công tác bảo vệ rừng. Chủ động rà soát và quản lý chặt chẽ quỹ đất quốc phòng trên địa bàn. UBND huyện đã chủ động bố trí ngân sách, chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp với Ban CHQS huyện tiến hành giải quyết những vấn đề có liên quan về đất quốc phòng, các thủ tục về quyền sử dụng đất vào mục đích quốc phòng. Công tác giáo dục QP-AN: Cấp ủy, chính quyền địa phương và các ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh thường xuyên quán triệt, tuyên truyền sâu rộng cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân về nhiệm vụ quân sự, quốc phòng của địa phương; nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc; bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa; các nghị quyết của Đảng, Nhà nước về nhiệm vụ quốc phòng-an ninh trong giai đoạn cách mạng mới. Thông qua công tác giáo dục tuyên truyền đã góp phần nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, ý thức tự giác gìn giữ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương, nêu cao tình thần cảnh giác cách mạng trong phòng, chống các luận điệu xuyên tạc và các quan điểm sai trái trong thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Hội đồng giáo dục quốc phòng, an ninh các cấp luôn phát huy đạt kết quả tốt, công tác giáo dục quốc phòng, an ninh cho các đối tượng được các ngành, các cấp chú trọng, thực hiện nề nếp đạt hiệu quả. Công tác giáo dục quốc phòng toàn dân được triển khai thực sự có chiều sâu, diện rộng, từng bước được xã hội hoá và đạt được kết quả quan trọng. Cơ quan quân sự đã phối hợp tham mưu chỉ đạo chặt chẽ việc giáo dục, bồi dưỡng kiến thức QP-AN cho 315 thuộc đối tượng 4, 5; 26 đ/c tham gia bồi dưỡng kiến thức QP-AN đối tượng 3; Giáo dục chính trị, kiến thức quân sự cho lực lượng DQTV, DBĐV và học sinh theo kế hoạch. Xây dựng lực lượng quốc phòng, an ninh là xây dựng lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang nhân dân đáp ứng yêu cầu của quốc phòng an ninh, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này cần đặc biệt tập trung xây dựng tiềm lực chính trị, tinh thần. Tiềm lực chính trị, tinh thần của nền quốc phòng toàn dân, an ninh n

File đính kèm:

  • docbai_thu_hoach_kien_thuc_an_ninh_quoc_phong.doc