1. Khi làm thí nghiệm hóa học, phải tuyệt đối tuân theo các quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm và sự hướng dẫn của thầy cô giáo.
2. Khi làm thí nghiệm cần trật tự, gọn gàng, cẩn thận, thực hiện thí nghiệm theo đúng trật tự quy trình.
3. Tuyệt đối không làm đổ vỡ, không để hóa chất bắn vào người và quần áo. Đèn cồn dùng xong đậy nắp để tắt lửa.
2 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 5998 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài thực hành số 1 tính chất nóng chảy của chất, tách chất từ hỗn hợp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài thực hành số 1
TÍNH CHẤT NÓNG CHẢY CỦA CHẤT, TÁCH CHẤT TỪ HỖN HỢP
I. Một số quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm
SGK trang 154
1. Khi làm thí nghiệm hóa học, phải tuyệt đối tuân theo các quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm và sự hướng dẫn của thầy cô giáo.
2. Khi làm thí nghiệm cần trật tự, gọn gàng, cẩn thận, thực hiện thí nghiệm theo đúng trật tự quy trình.
3. Tuyệt đối không làm đổ vỡ, không để hóa chất bắn vào người và quần áo. Đèn cồn dùng xong đậy nắp để tắt lửa.
4. Sau khi làm thí nghiệm thực hành phải rửa dụng cụ thí nghiệm, vệ sinh phòng thí nghiệm.
II. Một số dụng cụ thí nghiệm đơn giản
Ống nghiệm
Kẹp ống nghiệm
Cốc
Phễu
Đũa thủy tinh
Đèn cồn
III. Tiến hành thí nghiệm
Tên thí nghiệm
Dụng cụ và hóa chất
Cách tiến hành
Nhận xét, kết luận
1. Theo dõi sự nóng chảy của các chất parafin và lưu huỳnh
- Parafin, lưu huỳnh
- Ống nghiệm (2)
- Nhiệt kế
- Cốc thủy tinh
- Đèn cồn
- Giá sắt, lưới amiang
- Lấy một ít mỗi chất vào 2 ống nghiệm
- Đặt đứng 2 ống nghiệm và nhiệt kế vào một cốc nước
- Đun nóng cốc nước (đặt trên giá sắt có lưới amiang) bằng đèn cồn
- Theo dõi nhiệt độ ghi trên nhiệt kế, đồng thời quan sát chất nào nóng chảy, ghi lại nhiệt độ nóng chảy của từng chất
- Khi nước sôi thì ngừng đun
- Parafin nóng chảy ở nhiệt độ khoảng 50 – 55oC
- Lưu huỳnh không nóng chảy khi nước sôi (tos = 100oC) vì nhiệt độ nóng chảy của lưư huỳnh cao hơn nhiệt độ sôi của nước (tonc = 113oC)
- Nhiệt độ nóng chảy của lưu huỳnh cao hơn nhiệt độ nóng chảy của parafin.
2. Tách riêng chất từ hỗn hợp muối ăn và cát
- Muối ăn, cát
- Cốc, đũa thủy tinh
- Phễu thủy tinh, giấy lọc
- Ống nghiệm
- Kẹp gỗ
- Bát sứ
- Bỏ hỗn hợp muối ăn và cát vào cốc nước, khuấy đều
- Đổ nước từ từ theo đũa thủy tinh qua phễu có giấy lọc, thu lấy phần nước lọc vào cốc
- Đổ phần nước lọc vào ống nghiệm
- Dùng kẹp gỗ kẹp ống nghiệm rồi đun nóng cho đến khi nước bay hay hết. Lúc đầu hơ dọc ống nghiệm trên ngọn lửa cho nóng đều, sau mới đun phần đáy ống nghiệm. Hướng miệng ống nghiệm về phía không có người.
- Quan sát chất còn lại trong ống nghiệm và trên giấy lọc
- Chất trên giấy lọc là cát vì cát không tan trong nước.
- Chất thu được trong ống nghiệm là muối ăn vì muối ăn tan được trong nước. Khi cho nước bay hơi hết thì muối ăn không bay hơi nên vẫn còn lại trong ống nghiệm.
Bảng theo dõi quá trình làm thí nghiệm
Nhóm
1
2
3
4
5
6
7
8
Kỉ luật
Vệ sinh
Thời gian
Kết quả
File đính kèm:
- Bai 3 Thuc Hanh 1 An Thuy.doc