Như chúng ta đã biết trẻ mầm non học mà chơi chơi mà học là một trong các hoạt động học tập của trẻ và có mục đích to lớn đối với sự phát triển toàn diện về nhân cách con người trẻ thông qua hoạt động vui chơi còn hình thành ở trẻ những chức năng tâm lý những cơ sở ban đầu của nhân cách.
Không những thế mà cón hình thành và phát triển ở trẻ trên các lĩnh vực sau:
1.Tình cảm và quan hệ xã hội
2.Nhận thức
3.Ngôn ngữ
4.Thể chất thẩm mỹ
Vì hoạt động vui chơi không thể thiếu đối với trể mầm non nên tôi chọn đề tài này .
7 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 6484 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bản sáng kiến kinh nghiệm: hoạt động vui chơi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng giáo dục huyện tân kỳ-- tỉnh nghệ an
Bản sáng kiến kinh nghiệm
Đề tài: hoạt động vui chơi
Họ và tên: trần thị lộc
Đơn vị : Trường Mầm Non xã Nghĩa Thái
I. lý do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết trẻ mầm non học mà chơi chơi mà học là một trong các hoạt động học tập của trẻ và có mục đích to lớn đối với sự phát triển toàn diện về nhân cách con người trẻ thông qua hoạt động vui chơi còn hình thành ở trẻ những chức năng tâm lý những cơ sở ban đầu của nhân cách.
Không những thế mà cón hình thành và phát triển ở trẻ trên các lĩnh vực sau:
1.Tình cảm và quan hệ xã hội
2.Nhận thức
3.Ngôn ngữ
4.Thể chất thẩm mỹ
Vì hoạt động vui chơi không thể thiếu đối với trể mầm non nên tôi chọn đề tài này .
II. đặt vấn đề
Đối với trẻ mầm non học đi đôi với hành đó là một trong những phương tiện để phát triển trí thông minh cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ.
Thông qua hoạt động vui chơi nhằm phát triển về mặt tình cảm và quan hệ xã hội cho trẻ cung cấp cho trẻ một số hiểu biết về hiện tượng xã hội xung quanh từ đó hình thành ở trẻ tình cảm thái độ tích cực đối với cộng đồng và môi trường xung quanh giáo dục ở trẻ sự tự tin vào khả năng và năng lực của bản thân phát triển ở trẻ tính tự lực biết sáng kiến theo năng lực của bản thân biết chịu trách nhiệm về việc mình làm ví dụ thông qua trò chơi:
Bác sỹ
Bán hàng
qua đó hình thành ở trẻ nếp sống và hành vi văn hoá biết gần gũi yêu thương và biết bảo vệ thành quả lao động của mình và người khác.
Không những thế mà qua hoạt động vui chơi còn phát triển cho trẻ về mặt nhận thức.
Nhằm cung cấp cho trẻ hiểu biết về thế giới xung quanh biết về hành động hợp lý trong môi trường đó . Hình thành và phát triển về năng lực và trí tuệ cho trẻ ( quan sát ,phân tích ,so sánh ,phân loại )trẻ hiểu được một số quan hệ nhân quả trong môi trường gần gủi với trẻ . Qua việc học tập như: Thơ , Truyện:
Ví dụ: Truyện tấm cám.
Truyện cây khế.
phát triển ở trẻ tính tò mò và ham hiểu biết khả năng chú ý tưởng tượng từ nhỏ và tư duy sáng tạo khả năng làm việc độc lập.
Thông qua hoạt động học tập và vui chơi nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Rèn luyện cho trẻ kỹ năng nghe nói cần thiết để giao tiếp với mọi người xung quanh.
Ví dụ: Thông qua trò chơi (xây dựng , lắp ghép )
biết cách diễn đạt ý nghĩa và mong muốn yêu cầu tình cảm -cảm xúc của mình một cách rõ ràng dễ hiểu đối với mọi người xung quanh .Cho trẻ làm quen kỷ năng đọc viết phát triển ở trẻ hứng thú sự say mê đọc sách truyện
Ví dụ: Trò chơi học tập
Thông qua hoạt động vui chơi nhằm phát triển cho trẻ về mặt thể chất ;như bảo vệ và rèn luyện sức khoẻ cho trẻ, cung cấp cho trẻ hiểu biết về cơ thể, tập cho trẻ một số kỹ năng giữ gìn vệ sinh cơ thể, vệ sinh môi trường và tự phục vụ hàng ngày .
Rèn luyện phát triển kỹ năng vận động ( thô_ tĩnh) và các tố chất thể lực nhanh nhẹn, dẻo dai ,linh hoạt. Phát triển năng lực của các giác quan, thông qua đó trẻ được phát triển một cách hài hoà, được tiếp xúc với cuộc sống thực của mình và năng lực hiểu biết của bản thân .
III.biện pháp thực hiện
A.Để trẻ không cảm thấy nhàm chán trong giờ hoạt động vui chơi cô giáo cần nắm vững những bước sau :
1.Nói cho trẻ rõ cách tự chon góc chơi bằng thẻ tên, ký hiệu
2.Giải thích cho trẻ hiểu nội dung và nội quy từng góc chơi
3.Bao quát và giúp đỡ tham gia khi cần thiết ,cung cấp đồ dùng đồ chơi, bổ sung kiến thức chỉ bảo kỷ năng, uốn nắn hành vi
4.Duy trì hoạt đông tích cực của trẻ
Giáo viên có thể tham gia vào hoạt động của trẻ ở các góc để trẻ được chơi tích cực ,chơi sáng tạo và nghĩ ra nhiều cách chơi trong các góc hoạt động .Muốn làm điều đó giáo viên cần biết cách giới thiệu các góc chơi và quản lý tốt trong quá trình trẻ chơi ở các góc
B. Giới thiệu góc chơi.
Là một biện pháp làm cho trẻ làm quen với điều kiện chơi trong lớp ,biện pháp này giúp trẻ chủ động tìm kiếm đồ chơi khi cần triển khai đồ chơi ,thu dọn và cất đồ chơi đúng nơi quy định
Nhiện vụ của giáo viên là phải giúp trẻ biết nơi lấy và cất đồ chơi ,các góc chơi bắt đầu từ đâu .
Giới thiệu góc chơi thì cô giáo nên tiến hành ngay đầu giờ chơi hoặc vào giờ sinh hoạt chiều tuỳ từng trường hợp cụ thể từng lứa tuổi .
Ví dụ: Đối với trẻ 2-4 tuổi thường thích chơi trò chơi (đi tàu hoả )vì mỗi ga là một góc chơi giúp trẻ làm quen góc chơi một cách thú vị (vừa đi vừa hát - một đoàn tàu )đến mỗi ga, cô giáo sẽ giới thiệu hoặc hỏi cho trẻ trả lời ,tên ga, tên góc chơi, ở ga này có những gì ? Cô có thể giới thiệu cách chơi nếu cần thiết
Đối với trẻ 5-6 tuổi cần kích thích trẻ suy nghĩ nhiều hơn có thể tổ chức các trò chơi.
Ví dụ : Ném bóng vào góc nào thì trẻ trả lời góc đó.
Thời gian trẻ chơi và sự quản lý của cô trong các góc chơi,
số lượng trẻ trong góc hoạt động từ 2-6 cháu đối với lớp ghép 2 độ tuổi ,có thể cho trẻ bé và trẻ lớn chơi cùng một góc để trẻ lớn hướng dẫn trẻ bé ,cũng có lúc trẻ bé chơi với trẻ bé trẻ lớn chơi với trẻ lớn.
Trẻ phải có chổ riêng để hoạt động khi trẻ hoạt động trong không gian riêng .Giáo viên không nên can thiệp vào hoạt động riêng của trẻ tạo điều kiện cho trẻ được chơi từ 30-60 phút . Trong 1 góc /1 ngày thay đổi luân phiên các đồ chơi đồ vật . Trong góc chơi đồ chơi phải đảm bảo an toàn vệ sinh . Đảm bảo tính thẩm mỹ ở các góc tuỳ thuộc vào từng chủ điểm, mục đích và thời điểm cụ thể .
Điều chỉnh hành vi của trẻ phải tuân theo từng quy định trong các góc, hoạt động hướng trẻ tới các góc chơi và gợi ý cách chơi với các đồ vật (nếu cần thiết )phải đầy đủ đúng về kích thước đảm bảo an toàn ,đảm bảo vệ sinh, đảm bảo về tính thẩm mỹ đủ màu sắc
Ngoài hoạt động chung ở các góc thì hoạt động ngoài trời không thể thiếu đối với trẻ mẫu giáo trong trường mầm non . Nó mang lại cho trẻ không khí trong lành ,ánh nắng, sự thoả mãn về nhu cầu vận động , nhu cầu tiếp nhận thông qua khám phá , tự khám phá thiên nhiên
Nội dung hoạt động ngoài trời gồm có : Quan sát hoạt động tập thể và hoạt động tự do của trẻ.
Trình tự của các nội dung trên có thể thay đổi tuỳ theo hứng thú của trẻ ,điều kiện về đồ dùng đồ chơi ,điều kiện về thời tiết . Giáo viên có thể tổ chức cả lớp, theo nhóm hoặc cá nhân
Nội dung quan sát có chủ định dựa vào nội dung của chủ điểm đang được tiến hành trong thời gian đó . Ngoài ra còn quan sát , qua phát hiện của trẻ , giáo viên phải khéo léo lôi kéo những trẻ khác cùng quan sát.
Trong thời gian dạo chơi ngoài trời giáo viên tổ chức cho trẻ chơi những trò chơi vận động mới ,ôn luyện trò chơi cũ và trò chơi dân gian ,giáo viên chỉ dẫn cho trẻ chơi các trò chơi ngoài trời an toàn và hiệu quả ,dạy trẻ biết tận dụng môi trường để rèn luyện thể lực.
Hoạt động ngoài trời thu hút hứng thú và gây cho trẻ cảm xúc tốt khi trẻ được tự do chơi theo ý thích.
Giáo dục trẻ yêu lao động giúp đỡ bạn bè làm việc đến nơi đến chốn.
Thông qua hoạt động vui chơi mhằm phát triển toàn diện cho trẻ về mọi mặt ,trẻ được tập làm người lớn để hoàn thiện dần nhân cách
Iv. kết quả đạt được
Qua một năm phòng chỉ đạo thực hiện chuyên đề tôi đạt được kết quả sau:
1.Trước khi dạy trẻ (hoạy động vui chơi) cô phải chuẩn bị đầy đủ về đồ dùng đồ chơi nguyên vật liệu
2.Bố trí thời gian phù hợp
3.Tâp trung chú ý vào nội dung cô giáo đã hướng dẫn
4.Kiên trì hoàn thành công việc được giao từ đầu đến cuối
5.Khuyến khích tính độc lập và tính tích cực ở trẻ kích thích trẻ thực hiện các quyết định động viên trẻ tham gia vào hoạt động chung:
6.Trẻ tự lựa chọn rỏ ràng các hoạt động
7.Tạo điều kiện trẻ tự khám phá thử nghiệm
8.Giúp trẻ tích luỹ kinh nghiệm phong phú
9.100%trẻ được hoạt động vui chơi
10.Trẻ được tiếp xúc với trò chơi vận động trò chơi dân gian trẻ được khám phá thế giới xung quanh -biết yêu thích cái đẹp biết giúp đỡ bạn bè
11.Trẻ biết yêu quý và bảo vệ thiên nhiên ,biết quan hệ người với người
12.Qua trò chơi qua thơ truyện trẻ biết được các ngày lễ như:
8-3 thì làm bánh tặng bà ,mẹ ,cô giáo
20-11 cắt dán hoa tặng cô
22-12 làm bánh đọc thơ về chú bộ đội
v.bài học kinh nghiệm
1.Để trẻ được chơi một cách thoải mái ,an toàn tự nguyện trước hết cô giáo phải nắm vững phương pháp của từng loại tiết kết, hợp giữa phương pháp cũ và mới ,sử dụng nhiều hình thức soạn bài lồng ghép nhiều bộ môn khác vào tiết học,chuẩn bị tốt đồ dùng đồ chơi cho bài dạy ,dạy trẻ mọi lúc mọi nơi ,trên tiết học ,và các hoạt động khác
2.Tham gia các buổi dự, giờ thao giảng ,dạy mẫu ,học hỏi từ các đồng nghiệp có kinh nghiệm
3.Tham gia học chuyên đề ,tự tham khảo tài liệu ,học tập bồi dưỡng thường xuyên, để rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân để có kiến thức vững vàng.
Trên đây là bản sáng kiến kinh nghiệm "hoạt động vui chơi" của bản thân tôi thực hiện trong thời gian qua chác chắn còn nhiều điều thiếu sót. Kính mong sự góp ý của cấp trên cho bản sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Giáo viên :Trần Thị Lộc
File đính kèm:
- SKKN Hoat dong vui choi.doc