Biên bản thảo luận về việc đánh giá chương trình và sách giáo khoa phổ thông

Môn Ngữ Văn toàn cấp THCS:

 1/ Đánh giá chương trình:

 a/ Ưu điểm:

 - Từng phân môn: Văn - Ngữ pháp - Làm văn phân chia khá rõ, nhưng lại có tính tích hợp cao.

- Thể hiện tính hiện đại, cập nhật kiến thức sát thực tiễn Việt Nam.

- Đảm bảo các yêu cầu về kiến thức, kĩ năng, thái độ phù hợp với trình độ phát triển của học sinh, theo độ tuổi, vùng miền.

- Sắp xếp và phát triển hợp lí các mạch kiến thức

- Có sự cân đối giữa lí thuyết với thực hành

- Phù hợp với định hướng đổi mới phương pháp dạy học

 b/ Hạn chế: Phân bố thời gian chưa hợp lí cho từng bài (Có bài nội dung khá dài lại bố trí 1 tiết, có bài nội dung đơn giản bố trí 2 – 3 tiết)

 c/ Đề xuất chỉnh lí: Chỉnh sửa chương trình cho phù hợp.( theo tinh thần đã thảo luận tại Hội nghị chuyên môn

tại Lạc tánh ngày 14/10/2006, và tại Nghị Đức ngày 29/9/2007).

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2213 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Biên bản thảo luận về việc đánh giá chương trình và sách giáo khoa phổ thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ™«˜ BIÊN BẢN THẢO LUẬN VỀ VIỆC ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH VÀ SGK PHỔ THÔNG Thời gian: vào lúc 17h30 ngày 7 tháng 4 năm 2008. Địa điểm: Tại phòng hoc số 2 Trường THCS Duy Cần. Thành phần: 1. Nguyễn Hữu Tạo: Nhóm trưởng bộ môn Ngữ Văn, Gv dạy Ngữ văn 9. 2. Ngô Văn Thắng: Giáo viên dạy Ngữ văn 6. 3. Lại Thế Lâm: Giáo viên dạy Ngữ văn 6. 4. Nguyễn Thị Thanh Vân: Giáo viên dạy Ngữ văn 7. 5. Mai Thị Ánh: Giáo viên dạy Ngữ văn 8. Nội dung: Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu và thảo luận về chương trình và SGK phổ thông môn Ngữ văn khối 6,7,8,9 theo tinh thần CV 10/PGDĐT – THCS kí ngày 01 / 4 / 2008. Kết quả như sau: Môn Ngữ Văn toàn cấp THCS: 1/ Đánh giá chương trình: a/ Ưu điểm: - Từng phân môn: Văn - Ngữ pháp - Làm văn phân chia khá rõ, nhưng lại có tính tích hợp cao. Thể hiện tính hiện đại, cập nhật kiến thức sát thực tiễn Việt Nam. Đảm bảo các yêu cầu về kiến thức, kĩ năng, thái độ phù hợp với trình độ phát triển của học sinh, theo độ tuổi, vùng miền. Sắp xếp và phát triển hợp lí các mạch kiến thức Có sự cân đối giữa lí thuyết với thực hành Phù hợp với định hướng đổi mới phương pháp dạy học b/ Hạn chế: Phân bố thời gian chưa hợp lí cho từng bài (Có bài nội dung khá dài lại bố trí 1 tiết, có bài nội dung đơn giản bố trí 2 – 3 tiết) c/ Đề xuất chỉnh lí: Chỉnh sửa chương trình cho phù hợp.( theo tinh thần đã thảo luận tại Hội nghị chuyên môn tại Lạc tánh ngày 14/10/2006, và tại Nghị Đức ngày 29/9/2007). 2/ Đánh giá SGK : a/ Tính sư phạm và tính khoa học của sách. *Về nội dung sách: + Ưu điểm: - Thể hiện đúng mục tiêu, yêu cầu trong chương trình hoá học bậc THCS - Hiện đại, chính xác khoa học, có tính hệ thống (Sắp xếp và phát triển hợp lí các mạch kiến thức) - Chưa có sự cân đối giữa lí thuyết với thực hành. Lí thuyết nhiều, thực hành ít. - Chưa thuận lợi cho việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh trong việc chiếm lĩnh kiến thức. - Nội dung kiến thức của các bài khá phù hợp với trình độ phát triển của học sinh và với cơ sở vật chất của trường. + Hạn chế: Kênh hình quá ít, nhất là chân dung các tác giả, phong cảnh, cảnh phục vụ bài học. Hệ thống câu hỏi quá nhiều, hơi cao so với học sinh nông thôn, trong khi SGV lại hướng dẫn khác với câu hỏi ở SGK. * Về hình thức và cách trình bày của sách: + Ưu điểm: - Cấu trúc của chương , bài hợp lí - Kênh hình, kênh chữ rõ ràng, dễ nhận biết ( dù còn thiếu hình) - Ngôn ngữ rõ ràng mạch lạc, cỡ chữ to, rõ, gây hứng thú học tập cho học sinh. + Hạn chế: Khổ sách qua lớn (17x24 cm). Dùng nhiều từ ngữ các địa phương phía Bắc. Đề nghị thay đổi: Chương / Bài /Trang Nội dung góp ý Đề xuất chỉnh lí Lớp 6 Bài Động từ/ phần II, trang 146 (SGK Văn 6 - tập 1) Nên cho thêm các ví dụ: Động từ tình thái Động từ chỉ hành động, trạng thái mỗi loại Đt nên có 1 ví dụ minh hoạ. Bài Câu trần thuật đơn không có từ là trang 119(SGK Văn 6 - tập 2) Chưa chỉ rõ thế nào là câu miêu tả, thế nào là câu tồn tại, chưa có ví dụ cụ thể Nên có 1 ví dụ minh hoạ, và hệ thống câu hỏi để rút ra kết luận từng kiểu câu. Bài tổng kết phần Tiếng Việt (SGK Văn 6 - tập 1, 2) PPCT chỉ có 1 tiết Nên dành ra 2 tiết Lớp 8: Bài 20 trang 31 Bài tập 1,2,3 có yêu cầu quá cao. Thêm kiến thức, ngữ liệu có liên quan đến dạng bài tập Bài 21, trang 37,38,39,40 Bài Đi đường ( HDTH), nhưng có yêu cầu quá dài. Tăng thêm thời gian Bài 23, trang 62,63 Câu hỏi số 4 bài Hành động nói chưa rõ Nếu hiểu hành động nói: “ là việc làm cụ thể của con người nhằm một mục đích nhất định”, thì lời nói của Lí Thông có phải là một hành động không? Lớp 9: Các tiết ôn tập và kiểm tra sắp xếp quá gần nhau. - Bài: Nguyễn Du và các đoạn trích trong truyện Kiều, trang77,80,84,93,106. - Bài Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, trang 26 tập 2. Bài Ôn tập thơ, trang 89, Bài Rôbinxơn...., trang127 Các thông tin về Tác giả văn học ( nhín chung cả 2 tập sách giáo khoa) Giản xa nhau ra ít nhất là 2 tuần. SGK dành quá ít nội dung về Truyện Kiều. Thời lượng quá ít Thông tin còn ít và sơ sài. Giản xa nhau ra ít nhất là 2 tuần. Tăng thêm nhiều đoạn trích cho HS học về tác phẩm bất hủ của dân tộc VN. Tăng thêm thời lương trong PPCT. Cung cấp thêm thông tin chi tiết hơn, nhất là những tác giả còn sống. Các văn bản hành chính Biên bản, Hợp đồng, thư , điện chúc mừng…Thời luợng ít. Tăng tiết thực hành, vì sau này các em phải vận dụng vào cuộc sống. Các bài đọc thêm SGK in quá ít. Thêm nhiều bài đọc thêm hay vào SGK. b/ Khía cạnh kinh tế của sách: Giá cả chưa phù hợp c/ Đề xuất chỉnh lí: Hổ trợ giá cho học sinh nông thôn, nhất là các sách bài tập. Biên bản kết thúc lúc 19 giờ cùng ngày. Gia an, ngày 7 tháng 4 năm 2008 Nhóm trưởng Thư ký Nguyễn Hữu Tạo Ngô Văn Thắng

File đính kèm:

  • docDanh gia chuong trinh va SGK Ngu van 9.doc