I- Những chú ý khi ra đề
-Thời gian: bài kiểm tra một tiết và KTHK môn lịch sử thường là 45 ph. Do vậy , nhà giáo cần chú ý lượng câu hỏi cho sát lượng thời gian. Vd: một câu hỏi trắc nghiệm cả đọc và trả lời là 2 phút/câu; câu tự luận có nhiều cấp độ nhận thức là 20 ph/câu.
-Với dạng đề kết hợp cả hai hình thức trắc nghiệm và tự luận, cần phân phối tỉ lệ giữa TNKQ và TL cho hợp lý(3/7 hoặc 2/8)
-Chất lượng đề: mức độ thông hiểu và vận dụng phải đạt từ 50% trở nên so với toàn đề.
7 trang |
Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 1496 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cách thiết lập ma trận đề kiểm tra môn lịch sử trường thcs, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cách thiết lập ma trận đề kiểm tra môn lịch sử trường thcs
I- Những chú ý khi ra đề
-Thời gian: bài kiểm tra một tiết và KTHK môn lịch sử thường là 45 ph. Do vậy , nhà giáo cần chú ý lượng câu hỏi cho sát lượng thời gian. Vd: một câu hỏi trắc nghiệm cả đọc và trả lời là 2 phút/câu; câu tự luận có nhiều cấp độ nhận thức là 20 ph/câu.
-Với dạng đề kết hợp cả hai hình thức trắc nghiệm và tự luận, cần phân phối tỉ lệ giữa TNKQ và TL cho hợp lý(3/7 hoặc 2/8)
-Chất lượng đề: mức độ thông hiểu và vận dụng phải đạt từ 50% trở nên so với toàn đề.
II- Ví dụ cụ thể
1. Với đề chỉ áp dụng một hình thức kiểm tra duy nhất(Tự luận)
a. Khung ma trận
Cấp độ
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Thấp
Cao
Chủ đề 1: cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược(1858-1884)
Nêu vắn tắt quá trình xâm lược Việt Nam của Pháp
Đánh giá trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để mất nước ta vào tay Pháp
Sc:1
Sđ:4
Tỉ lệ:40%
Sc:1/2
Sđ:1,5
Sc:1/2
Sđ:2,5
Sc:1
4đ=40%
Chủ đề 2: phong trào kháng Pháp trong những năm cuối thế kỷ XIX
Trình bày những nét chính các giai đoạn cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế
Lý giải nguyên nhân thất bại của cuộc khởi nghĩa
Rút ra được những hạn chế của phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX
Sc:1
Sđ:6
Tỉ lệ:60%
Sc:1/3
Sđ:3
Sc:1/3
Sđ:1
Sc:1/3
Sđ:2
Sc:1
6đ=60%
Tổng Sc:2
Tổng sđ:10
Tỉ lệ:100%
Sc:0,83
Sđ:4,5
45%
Sc:0,33
Sđ:1
10%
Sc:0,83
Sđ:4,5
45%
Sc:2
Sđ:10
b.Đề bài
Câu 1:Nêu vắn tắt quá trình xâm lược Việt nam của thực dân Pháp(Từ 1858-1884)? Trong việc để mất nước ta vào tay Pháp cuối thế kỷ XIX nhà Nguyễn có trách nhiệm như thế nào?(4đ)
Câu 2:Trình bày những nét chính các giai đoạn cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế? Vì sao khởi nghĩa Yên Thế thất bại? Từ Việc thất bại của khởi nghĩa nông dân Yên Thế và những cuộc khởi nghĩa cùng thời , em hãy chỉ ra những hạn chế của phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX?
c. Đáp án-biểu điểm
Câu
Nội dung
Kiến thức trình bày
Điểm
1
*Quá trình xâm lược Việt Nam của Pháp
-1858:Pháp đánh Đà Nẵng mở đầu quá trình xâm lược nước ta.
-1859 chúng đánh, chiếm Gia Định rồi lần lượt chiếm Định Tường, Biên Hòa(1861),Vĩnh Long (1862).
-1862 Nhà Nguyễn ký với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất thừa nhận sự cai quản của Pháp đối với 3 tỉnh miền Đông Nam kỳ và đảo Côn Lôn...
-1867 Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây
-1873 Pháp đánh chiếm Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc kỳ lần thứ nhất
-1874 triều đình Huế ký với Pháp hiệp ước Giáp Tuất thừa nhận 6 tỉnh Nam kỳ hoàn toàn thuộc Pháp.
-1882 Pháp đánh chiếm Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc kỳ lần thứ hai.Thừa thắng, chúng tấn công Thuận An, buộc triều đình Huế ký với chúng hiệp ước Hác- măng và Pa-tơ-nốt hoàn thành quá trình xâm lược Việt Nam
0,2
0,2
0,2
0,2
0,2
0,2
0,3
*Trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để mất nước ta
-Trước khi Pháp xâm lược:
+Nhà Nguyễn thi hành chính sách đối nội , đối ngoại thiển cận khiến cho xã hội Việt Nam khủng hoảng...
+Trước cuộc xâm lăng đang đến gần nhà Nguyễn không có được giải pháp phù hợp, tiếp tục làm tiềm lực đất nước suy yếu...
-Khi Pháp xâm lược:
+Không đề ra được một đường lối đúng đắn, không có quyết tâm đánh thắng. Vd” án binh bất động”...
+Bỏ lỡ nhiều cơ hội đánh Pháp(khi Pháp rút khỏi Đà Nẵng 1859, Khi Pháp kéo quân sang Trung Quốc 1860, khi quân Pháp bị thất bại ở Cầu Giấy lần thứ nhất).
+Đầu hàng từng bước thực dân Pháp , phản bội nhân dân tiến đến đầu hàng hoàn toàn với hai hiệp ước Hác- măng và Pa-tơ -nốt.
->Trong việc để nước ta rơi vào tay Pháp nhà Nguyễn có trách nhiệm chính.
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
2
*Những nét chính các giai đoạn khởi nghĩa nông dân Yên Thế
-1884-1892:nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng rẽ dưới sự chỉ huy của Đề Nắm.
-1893-1908:nghĩa quân vừa chiến đấu vừa xây dựng cơ sở, chỉ huy :Đề Thám.
-1909-1913:Pháp tập trung lực lượng tấn công Yên Thế, lực lượng hao mòn, phong trào tan rã sau khi Đề thám bị sát hại.
1
1
1
*Nguyên nhân thất bại
-Do Pháp còn mạnh lại cấu kết với phong kiến để đàn áp
-Quy mô khởi nghĩa còn nhỏ , thiếu liên kết với các cuộc khởi nghĩa cùng thời, cách thức tổ chức và lãnh đạo còn hạn chế.
0,5
0,5
* Những hạn chế của phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX
-Phương pháp đấu tranh :chưa kết hợp các phương pháp một cách hợp lý , chỉ dừng lại ở đấu tranh vũ trang
-Quy mô: nhỏ hẹp , thiếu liên kết với các cuộc khởi nghĩa cùng thời
1
1
2. Với đề áp dụng cả hai hình thức tự luận và trắc nghiệm
a. Khung ma trận
Cấp độ
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Thấp
Cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Chủ đề 1: cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược(1858-1884)
Quá trình xâm lược Việt Nam của Pháp
Vì sao Pháp xâm lược Việt nam
Bốn điều ước nhà Nguyễn đã ký với Pháp chứng tỏ nhà Nguyễn đầu hàng từng bước tiến tới đầu hàng hoàn toàn Pháp
Đánh giá trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để mất nước ta vào tay Pháp
Sc:4
Sđ:4
Tỉ lệ:40%
Sc:2
Sđ:0,5
Sc:1/2
Sđ:1
Sc:1
Sđ:0,5
Sc:1/2
Sđ:2
Sc:4
4đ=40%
Chủ đề 2: phong trào kháng Pháp trong những năm cuối thế kỷ XIX
Các giai đoạn và những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương
Trình bày những nét chính các giai đoạn cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế
Vì sao khởi nghĩa Hương Khê được coi là tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương
So sánh sự giống và khác nhau của phong trào
Cần
Vương và khởi nghĩa nông dân Yên Thế
Rút ra được những hạn chế của phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX
Sc:4
Sđ:6
Tỉ lê:60%
Sc:2
Sđ:0,5
Sc:1/3
Sđ:1,5
Sc:1
Sđ:0,5
Sc:1/3
Sđ:1,5
Sc:1/3
Sđ:2
Sc:4
6đ=60%
Tổng sc:8
Tổng sđ:10
Tỉ lệ :100%
Sc:4
Sđ:1
10%
Sc:1/3
Sđ:1,5
15%
Sc:1
Sđ:0,5
5%
Sc:1/2
Sđ:1
10%
Sc:1
Sđ:0,5
5%
Sc:1/3
Sđ:1,5
15%
Sc:0,83
Sđ:4
40%
Sc:8
10đ=
100%
b. Đề bài
A-Trắc nghiệm khách quan(2đ)
Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu tiên của đáp án đúng nhất trong những câu dưới đây:
Câu 1. Quá trình xâm chiếm Việt Nam của thực dân Pháp được thực hiện theo các bước :
Đà Nẵng-Nam kỳ- Bắc Kỳ- Trung Kỳ
b. Đà Nẵng-Trung Kỳ- Bắc Kỳ- Nam Kỳ
c. Bắc Kỳ- Đà Nẵng -Trung Kỳ- Nam Kỳ
d. Trung Kỳ- Nam Kỳ-Bắc Kỳ- Đà Nẵng
Câu 2.Thực dân Pháp mấy lần đánh chiếm Bắc kỳ?
Một lần
Hai lần
Ba lần
Bốn lần
Câu 3.Bốn điều ước nhà nguyễn đã ký với Pháp(từ 1862-1884) chứng tỏ điều gì?
Thiện chí hòa bình của nhà Nguyễn
Đường lối ngoại giao mềm dẻo, phù hợp của nhà Nguyễn
Quá trình đầu hàng từng bước đi đến đầu hàng hoàn toàn của nhàNguyễn
Câu 4. Phong trào Cần Vương đã phát triển qua mấy giai đoạn?
Một giai đoạn
Hai giai đoạn
Ba giai đoạn
Bốn giai đoạn
Câu 5. những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương là:
a.Yên Thế, Bãi Sậy , Hương Khê
b. Yên Thế, Hương Khê, Ba Đình
c.Ba Đình, Bãi sậy , Hương khê
Câu 6.Khởi nghĩa Hương Khê tiêu biểu nhất cho phong trào Cần Vương vì:
Thời gian tồn tại lâu nhất
Quy mô rộng lớn, lực lượng đông đảo
Quy mô lớn nhất , lực lượng đông đảo, trình độ tổ chức cao, chiến đấu bền bỉ
B-Tự luận(8đ)
Câu 7.Vì sao Pháp xâm lược Việt Nam? Trong việc để mất nước ta vào tay Pháp cuối thế kỷ XIX nhà Nguyễn có trách nhiệm gì?(3đ)
Câu 8.Trình bày những nét chính các giai đoạn khởi nghĩa nông dân Yên Thế? So sánh những giống và khác nhau của phong trào Cần Vương và khởi nghĩa nông dân Yên Thế? Từ sự thất bại của phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX , Em hãy chỉ ra những hạn chế của các cuộc khởi nghĩa ấy?(5đ)
c.Đáp án-biểu điểm
A-Trắc nghiệm khách quan(2đ)
Mỗi ý đúng được 0,25đ thuộc các đáp án:
1-a 2-b 4-b 5-c
Mỗi ý đúng được 0,5đ thuộc các đáp án:
3-c 6-c
B- Tự luận
Câu
Nội dung
Kiến thức trình bày
Điểm
7
*Nguyên nhân Pháp xâm lược Việt Nam
-Từ giữa thế kỷ XIX, các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược các nước phương Đông để mở rộng thị trường, vơ vét nguyên liệu.
-Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi, giàu tài nguyên thiên nhiên.
-Chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng suy yếu.
0,5
0,25
0,25
* Trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để mất nước ta
-Trước khi Pháp xâm lược:
+Nhà Nguyễn thi hành chính sách đối nội , đối ngoại thiển cận khiến cho xã hội Việt nam khủng hoảng...
+Trước cuộc xâm lăng đang đến gần nhà Nguyễn không có được giải pháp phù hợp, tiếp tục làm tiềm lực đất nước suy yếu...
-Khi Pháp xâm lược:
+Không đề ra được một đường lối đúng đắn, không có quyết tâm đánh thắng. Vd” án binh bất động”...
+Bỏ lỡ nhiều cơ hội đánh Pháp(khi Pháp rút khỏi Đà Nẵng 1859, Khi Pháp kéo quân sang Trung Quốc 1860, khi quân Pháp bị thất bại ở Cầu Giấy lần thứ nhất).
+Đầu hàng từng bước thực dân Pháp , phản bội nhân dân tiến đến đầu hàng hoàn toàn với hai hiệp ước Hác- măng và Pa-tơ –nốt.
->Trong việc để nước ta rơi vào tay Pháp nhà Nguyễn có trách nhiệm chính.
0,2
0,2
0,4
0,4
0,4
0,4
8
*Những nét chính các giai đoạn khởi nghĩa nông dân Yên Thế
-1884-1892:nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng rẽ dưới sự chỉ huy của Đề Nắm.
-1893-1908:nghĩa quân vừa chiến đấu vừa xây dựng cơ sở, chỉ huy :Đề Thám.
-1909-1913:Pháp tập trung lực lượng tấn công Yên Thế, lực lượng hao mòn, phong trào tan rã sau khi Đề thám bị sát hại.
0,5
0,5
0,5
*Điểm giống và khác của phong trào Cần Vương và khởi nghĩa nông dân Yên Thế
-Giống:+phương pháp đấu tranh:vũ trang
+Quy mô: nhỏ hẹp, thiếu liên kết
+Kết quả: thất bại
-Khác:
+Lãnh đạo:*Cần Vương:văn thân sĩ phu yêu nước
*Yên Thế:nông dân
+Thời gian tồn tại:
*Cần Vương: 10 Năm
*Yên Thế:30 năm
0,3
0,2
0,2
0,2
0,2
0,2
0,2
* Những hạn chế của phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX
-phương pháp đấu tranh :chưa kết hợp các phương pháp một cách hợp lý , chỉ dừng lại ở đấu tranh vũ trang
-Quy mô: nhỏ hẹp , thiếu liên kết với các cuộc khởi nghĩa cùng thời
1
1
File đính kèm:
- cach_thiet_lap_ma_tran_de_kiem_tra_lich_su_thcs.doc