Câu hỏi lý thuyết Hoá học Lớp 11

Câu 1. Chỉ ra nội dung sai :

A. Tính dẫn điện của các dung dịch axit, bazơ và muối là do trong dung dịch của chúng có các ion.

B. Những chất tan trong nước phân li ra ion được gọi là những chất điện li.

C. Độ điện li của các chất điện li khác nhau nằm trong khoảng 0 < 1.

D. Cân bằng điện li là cân bằng động.

Câu 2. Khi pha loãng dung dịch, độ điện li của các chất điện li :

A. đều tăng B. đều giảm.

A. không thay đổi. D. tăng hay giảm phụ thuộc vào từng chất điện li.

Câu 3. Chất điện li yếu có độ điện li nằm trong khoảng :

A. 0 1. B. 0 < 1. C. 0 < 1. D. 0 < < 1.

Câu 4. Axit và bazơ theo thuyết A-rê-ni-út :

 A. Axit là chất khi tan trong nước phân li ra cation H+.

 Bazơ là chất khi tan trong nước phân li ra anion OH–.

 B. Axit là chất khi tan trong nước phân li ra anion OH–.

 Bazơ là chất khi tan trong nước phân li ra cation H+.

 C. Axit là chất nhường proton. Bazơ là chất nhận proton.

 D. Axit là chất nhận proton. Bazơ là chất nhường proton.

 

doc36 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 11/07/2022 | Lượt xem: 282 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Câu hỏi lý thuyết Hoá học Lớp 11, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÂU HỏI Lý THUYếT Hoá học lớp 11 Chương 1 Sự điện li Câu 1. Chỉ ra nội dung sai : Tính dẫn điện của các dung dịch axit, bazơ và muối là do trong dung dịch của chúng có các ion. Những chất tan trong nước phân li ra ion được gọi là những chất điện li. Độ điện li a của các chất điện li khác nhau nằm trong khoảng 0 < a Ê 1. Cân bằng điện li là cân bằng động. Câu 2. Khi pha loãng dung dịch, độ điện li của các chất điện li : A. đều tăng B. đều giảm. không thay đổi. D. tăng hay giảm phụ thuộc vào từng chất điện li. Câu 3. Chất điện li yếu có độ điện li a nằm trong khoảng : A. 0 Ê a Ê 1. B. 0 Ê a < 1. C. 0 < a Ê 1. D. 0 < a < 1. Câu 4. Axit và bazơ theo thuyết A-rê-ni-út : A. axit là chất khi tan trong nước phân li ra cation H+. Bazơ là chất khi tan trong nước phân li ra anion OH–. B. axit là chất khi tan trong nước phân li ra anion OH–. Bazơ là chất khi tan trong nước phân li ra cation H+. C. Axit là chất nhường proton. Bazơ là chất nhận proton. D. Axit là chất nhận proton. Bazơ là chất nhường proton. Câu 5. Ưu điểm của thuyết axit – bazơ theo Bron-stêt : áp dụng đúng cho trường hợp dung môi là nước. áp dụng đúng cho trường hợp dung môi khác nước. áp dụng đúng khi vắng mặt cả dung môi. Cả A, B và C. Câu 6. Chỉ ra nội dung sai : Theo thuyết Bron-stêt, axit và bazơ có thể là phân tử hoặc ion. Theo thuyết Bron-stêt, nước là chất lưỡng tính. Thuyết Bron-stêt tổng quát hơn thuyết A-rê-ni-út. Khi nghiên cứu tính chất axit – bazơ trong dung môi nước, thuyết Bron-stêt cho kết quả khác với thuyết A-rê-ni-út. Câu 7. Theo thuyết Bron-stêt, nước đóng vai trò là chất : A. axit. B. bazơ. C. trung tính. D. lưỡng tính. Câu 8. Đối với axit hay bazơ xác định thì hằng số axit (Ka) hay hằng số bazơ (Kb) có đặc điểm là : A. Chỉ phụ thuộc nhiệt độ. B. Không phụ thuộc nhiệt độ. C. Chỉ Ka phụ thuộc nhiệt độ. D. Chỉ Kb phụ thuộc nhiệt độ. Câu 9. Phương trình điện li của [Ag(NH3)2]Cl : A. [Ag(NH3)2]Cl đ [Ag(NH3)]Cl + B. [Ag(NH3)2]Cl đ AgCl + 2NH3 C. [Ag(NH3)2]Cl đ [Ag(NH3)2]+ + Cl– D. [Ag(NH3)2]Cl đ Ag+ + [Cl(NH3)2]– Câu 10 : Thuyết A-rê-ni-út khẳng định: Trong phân tử axit luôn có nguyên tử hiđro (ý 1). Ngược lại trong phân tử chất nào mà có hiđro thì đều là chất axit (ý 2). Vậy : A. ý 1 đúng, ý 2 sai. B. ý 1 sai, ý 2 đúng. C. Cả hai ý đều đúng. D. Cả hai ý đều sai. Câu 11 : Một dung dịch có chứa [OH–] = 1.10–13. Dung dịch này có môi trường A. axit. B. kiềm. C. trung tính. D. chưa xác định được vì không biết [H+]. Câu 12 : Chỉ ra nội dung sai : A. Tích số ion của nước : = [H+] [OH–]. B. Tích số ion của nước không phụ thuộc vào nhiệt độ. C. Tích số ion của nước là hằng số cả trong dung dịch loãng của các chất khác nhau. D. ở 250C: [OH–] = ( : tích số ion của nước ; [H+], [OH–] lần lượt là nồng độ của H+, OH– ở thời điểm cân bằng trong dung dịch). Câu 13 : Chỉ ra nội dung sai : A. Dựa vào pH có thể đánh giá được môi trường của dung dịch đó. B. pH của máu người và động vật có giá trị không đổi nghiêm ngặt. B. Thực vật có thể sinh trưởng bình thường chỉ khi giá trị pH của dung dịch trong đất ở trong khoảng đặc trưng xác định cho mỗi loại cây. D. Tốc độ ăn mòn kim loại trong nước tự nhiên phụ thuộc ít vào pH của nước. Câu 14 : Chỉ ra nội dung đúng: A. Quỳ tím là một chất chỉ thị axit – bazơ vạn năng. B. Để xác định giá trị chính xác pH của dung dịch người ta dùng giấy tẩm chất chỉ thị axit – bazơ vạn năng. C. Chất chỉ thị axit – bazơ là chất có màu biến đổi phụ thuộc vào giá trị pH của dung dịch. D. Trong môi trường axit, phenolphtalein có màu đỏ. Câu 15 : Cho các chất : NaCH3COO, NH4Cl, NaCl, K2S, Na2CO3, KNO3, Fe(NO3)3, ZnBr2, KI. Có bao nhiêu chất khi tan trong nước tạo ra dung dịch có môi trường axit ? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 16 : Dung dịch Fe(CH3COO)2 có môi trường : A. axit. B. bazơ. C. trung tính. D. chưa kết luận được vì phụ thuộc vào độ thuỷ phân của hai ion. Câu 17 : Cho các cặp chất : HCl và Na2CO3 ; FeSO4 và NaOH, BaCl2 và K2SO4 ; H2SO4 và HNO3; NaCl và CuSO4; CH3COOH và NaOH. Có bao nhiêu cặp chất không cùng tồn tại trong một dung dịch. A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 18 : Chỉ ra nội dung sai : Trong phương trình ion rút gọn của phản ứng, người ta lược bỏ những ion không tham gia phản ứng. Phương trình ion rút gọn không cho biết bản chất của phản ứng trong dung dịch các chất điện li. Trong phương trình ion rút gọn của phản ứng, những chất kết tủa, điện li yếu, chất khí được giữ nguyên dưới dạng phân tử. Phương trình ion rút gọn chỉ áp dụng cho phản ứng xảy ra trong dung dịch các chất điện li. Câu 19 : Muối nào sau đây khi hoà tan trong nước không bị thuỷ phân ? A. NaCH3COO B. Fe(NO3)3 C. KI D. (NH4)2S Câu 20 : Cho các muối : CuSO4, KCl, FeCl3, Al(NO3)3, Na2CO3, NH4Cl, (NH4)2S, NaNO3. Có bao nhiêu muối bị thuỷ phân khi hoà tan vào nước? A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Chương 2 Nhóm nitơ Câu 1 : Chỉ ra nhận xét sai khi nói về tính chất của các nguyên tố nhóm nitơ : “Từ nitơ đến bitmut thì...” A. nguyên tử khối tăng dần. B. bán kính nguyên tử tăng dần. C. độ âm điện tăng dần. D. năng lượng ion hoá thứ nhất giảm dần. Câu 2 : Nguyên tố nào trong nhóm nitơ không có cộng hoá trị 5 trong các hợp chất ? A. Photpho. D. Nitơ. C. Asen. D. Bitmut. Câu 3 : Trong các hợp chất, nitơ có thể thể hiện bao nhiêu số oxi hoá ? A. 6 B. 5 C. 4 D. 3 Câu 4 : Chỉ ra nội dung sai : A. Trong các hợp chất, các nguyên tố nhóm nitơ có số oxi hoá cao nhất là +5. B. Trong các hợp chất, nitơ có thể có các số oxi hoá –3, +1, +2, +3, +4, +5. C. Các nguyên tố nhóm nitơ thể hiện tính oxi hoá và tính khử. D. Trong nhóm nitơ, khả năng oxi hoá của các nguyên tố tăng dần từ nitơ đến photpho. Câu 5 : Trong nhóm nitơ, nguyên tố có tính kim loại trội hơn tính phi kim là : A. Photpho. B. Asen. C. Bitmut. D. Antimon. Câu 6 : Trong nhóm nitơ, nguyên tố thể hiện tính kim loại và tính phi kim ở mức độ gần như nhau là : A. Photpho. B. Asen. C. Bitmut. D. Antimon. Câu 7 : Chỉ ra nội dung đúng: A. Tất cả các nguyên tố nhóm nitơ đều tạo được hiđrua. B. Các hiđrua của các nguyên tố nhóm nitơ có độ bền nhiệt tăng dần theo khối lượng phân tử. C. Dung dịch các hiđrua của các nguyên tố nhóm nitơ có tính axit yếu. D. Cả A, B và C. Câu 8 : Từ nitơ đến bitmut, độ bền của các oxit : A. có số oxi hoá +3 tăng, có số oxi hoá +5 nói chung giảm. B. có số oxi hoá +3 giảm, có số oxi hoá +5 nói chung tăng. C. có số oxi hoá + 3 và + 5 đều tăng. D. có số oxi hoá + 3 và + 5 đều giảm. Câu 9 : Oxit của nguyên tố trong nhóm nitơ có số oxi hoá +3 có tính chất của oxit bazơ là : A. P2O3 B. Bi2O3 C. As2O3 D. Sb2O3 Câu 10 : Trong các oxit của nguyên tố trong nhóm nitơ có số oxi hoá +3, oxit nào là lưỡng tính mà có tính bazơ trội hơn tính axit ? A. P2O3 B. Bi2O3 C. As2O3 D. Sb2O3 Câu 11 : Trong các oxit của nguyên tố thuộc nhóm nitơ có số oxi hoá +3, oxit nào dễ dàng tan trong dung dịch axit và hầu như không tan trong dung dịch kiềm ? A. P2O3 B. Bi2O3 C. As2O3 D. Sb2O3 Câu 12 : Trong các oxit của nguyên tố thuộc nhóm nitơ với số oxi hoá +3, oxit nào có tính lưỡng tính mà tính axit trội hơn tính bazơ ? A. P2O3 B. Bi2O3 C. As2O3 D. Sb2O3 Câu 13 : Trong các hợp chất, nitơ có cộng hoá trị tối đa là : A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 14 : Chỉ ra nội dung sai : A. Phân tử nitơ rất bền. B. ở nhiệt độ thường, nitơ hoạt động hoá học và tác dụng được với nhiều chất. C. Nguyên tử nitơ là phi kim hoạt động. D. Tính oxi hoá là tính chất đặc trưng của nitơ. Câu 15 : Cho 2 phản ứng sau : N2 + 3H2 đ 2NH3 (1) N2 + O2 đ 2NO (2) A. Phản ứng (1) thu nhiệt, phản ứng (2) toả nhiệt. B. Cả hai phản ứng đều thu nhiệt. C. Phản ứng (1) toả nhiệt, phản ứng (2) thu nhiệt. D. Cả hai phản ứng đều toả nhiệt. Câu 16 : ở điều kiện thường, nitơ phản ứng được với : A. Mg B. K C. Li D. F2 Câu 17 : Trong phản ứng nào sau đây, nitơ thể hiện tính khử ? A. N2 + 3H2 đ 2NH3 B. N2 + 6Li đ 2Li3N C. N2 + O2 đ 2NO D. N2 + 3Mg đ Mg3N2 Câu 18 : Có bao nhiêu oxit của nitơ không điều chế được từ phản ứng trực tiếp giữa nitơ và oxi? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 19 : Diêm tiêu chứa : A. NaNO3 B. KCl C. Al(NO3)3 D. CaSO4 Câu 20 : Viết công thức các chất là sản phẩm của phản ứng sau : NaNO2 + NH4Cl A. NaCl, NH4NO2 B. NaCl, N2ư, 2H2O C. NaCl, NH3ư, HNO2 D. 2NaCl, 2NH3ư, N2O3, H2O Câu 21 : Trong công nghiệp, phần lớn lượng nitơ sản xuất ra được dùng để : A. làm môi trường trơ trong luyện kim, điện tử... B. tổng hợp phân đạm. C. sản xuất axit nitric. D. tổng hợp amoniac. Câu 22 : Một lít nước ở 200C hoà tan được bao nhiêu lít khí amoniac ? A. 200 B. 400 C. 500 D. 800 Câu 23 : Hiện tượng xảy ra khi cho giấy quỳ khô vào bình đựng khí amoniac là : A. Giấy quỳ chuyển sang màu đỏ. B. Giấy quỳ chuyển sang màu xanh. C. Giấy quỳ mất màu. D. Giấy quỳ không chuyển màu. Câu 24 : Nhúng 2 đũa thuỷ tinh vào 2 bình đựng dung dịch HCl đặc và NH3 đặc. Sau đó đưa 2 đũa lại gần nhau thì thấy xuất hiện A. khói màu trắng. B. khói màu tím. C. khói màu nâu. D. khói màu vàng. Câu 25 : Khi nhỏ dung dịch amoniac (dư) vào dung dịch muối nào sau đây thì thấy xuất hiện kết tủa ? A. AgNO3 B. Al(NO3)3 C. Ca(NO3)3 D. Cả A, B và C Câu 26 : Trong ion phức [Cu(NH3)4]2+, liên kết giữa các phân tử NH3 và Cu2+ là: A. Liên kết ion. B. Liên kết cộng hoá trị. C . Liên kết cho – nhận. D. Liên kết kim loại. Câu 27 : Khi dẫn khí NH3 vào bình chứa khí clo, học sinh quan sát thấy hiện tượng: NH3 tự bốc cháy (ý 1) tạo ra khói trắng (ý 2). Phát biểu này: A. Có ý 1 đúng, ý 2 sai. B. Có ý 1 sai, ý 2 đúng. C. Cả hai ý đều sai. D. Cả hai ý đều đúng. Câu 28 : Cho các oxit : Li2O, MgO, Al2O3, CuO, PbO, FeO. Có bao nhiêu oxit bị khí NH3 khử ở nhiệt độ cao? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 29 : Từ NH3 điều chế được hiđrazin có công thức phân tử là: A. NH4OH B. N2H4 C. NH2OH D. C6H5NH2 Câu 30 : Có thể làm khô khí NH3 bằng : A. H2SO4 đặc B. P2O5 C. CaO D. CuSO4 khan Câu 31 : Trong phản ứng tổng hợp NH3 từ N2 và H2, người ta sử dụng chất xúc tác là: A. nhôm B. sắt C. platin D. niken Câu 32 : Chỉ ra nội dung sai : A. Muối amoni là những hợp chất cộng hoá trị. B. Tất cả muối amoni đều dễ tan trong nước. C. Ion amoni không có màu. D. Muối amoni khi tan điện li hoàn toàn. Câu 33 : Bột nở để làm cho bánh trở nên xốp chứa muối A. NaHCO3 B. NH4HCO3 C. (NH4)2CO3 D. Na2CO3 Câu 34 : Để điều chế N2O ở trong phòng thí nghiệm, người ta nhiệt phân muối : A. NH4NO2 B. (NH4)2CO3 C. NH4NO3 D. (NH4)2SO4 Câu 35 : Khi đun nóng muối nào sau đây có hiện tượng thăng hoa ? A. NH4Cl B. NH4NO2 C. NH4NO3 D. NH4HCO3 Câu 36 : Trong phân tử HNO3, nitơ có : A. hoá trị 4 và số oxi hoá +5. B. hoá trị 5 và số oxi hoá +4. C. hoá trị 4 và số oxi hoá +4. D. hoá trị 5 và số oxi hoá +5. Câu 37 : Chỉ ra nội dung sai : A. Axit nitric là axit có tính oxi hoá mạnh. B. Tuỳ thuộc vào nồng độ của axit và bản chất của chất khử mà HNO3 có thể bị khử đến một số sản phẩm khác nhau của nitơ. C. Trong HNO3, ion H+ có tính oxi hoá mạnh hơn ion . D. Thông thường khi tác dụng với kim loại, axit HNO3 đặc bị khử đến NO2, còn axit HNO3 loãng bị khử đến NO. Câu 38 : Nước cường toan là hỗn hợp gồm : A. một thể tích HNO3 đặc và 1 thể tích HCl đặc. B. một thể tích HNO3 đặc và 3 thể tích HCl đặc. C. một thể tích HCl đặc và 3 thể tích HNO3 đặc. D. một thể tích HCl đặc và 5 thể tích HNO3 đặc. Câu 39 : Phát biểu : “Khi thêm từng giọt dầu thông vào HNO3 đặc để trong bát sứ thì mỗi giọt sẽ tự bốc cháy mạnh (ý 1) cho ngọn lửa có nhiều muội (ý 2)”. Phát biểu này: A. có ý 1 đúng, ý 2 sai. B. có ý 1 sai, ý 2 đúng. C. có 2 ý đều đúng. D. có 2 ý đều sai. Câu 40 : Phần lớn HNO3 sản xuất trong công nghiệp được dùng để điều chế A. phân bón. B. thuốc nổ. C. thuốc nhuộm. D. dược phẩm. Câu 41 : HNO3 được sản xuất từ amoniac. Quá trình sản xuất gồm A. 2 giai đoạn. B. 3 giai đoạn. C. 4 giai đoạn. D. 5 giai đoạn. Câu 42 : Chỉ ra nội dung sai : A. Tất cả các muối nitrat đều tan tốt trong nước và là chất điện li mạnh. B. Muối nitrat đều không có màu. C. Độ bền nhiệt của muối nitrat phụ thuộc vào bản chất của cation kim loại tạo muối. D. Muối nitrat là các chất oxi hoá mạnh. Câu 43 : Cho các muối nitrat : NaNO3, Cu(NO3)2, Mg(NO3)2, Fe(NO3)3, AgNO3, KNO3, Pb(NO3)2, Al(NO3)3. Có bao nhiêu muối nitrat khi bị nhiệt phân sinh ra oxit kim loại, NO2 và O2? A. 2 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 44 : Chỉ ra nội dung sai : A. Photpho trắng có cấu trúc mạng tinh thể phân tử. B. Trong photpho trắng các phân tử P4 liên kết với nhau bằng lực Van de Van yếu. C. Photpho trắng rất độc, gây bỏng nặng khi rơi vào da. D. Dưới tác dụng của ánh sáng, photpho đỏ chuyển dần thành photpho trắng. Câu 45 : Photpho trắng được bảo quản bằng cách ngâm trong : A. dầu hoả. B. nước. C. benzen. D. ete. Câu 46 : Chất nào bị oxi hoá chậm và phát quang màu lục nhạt trong bóng tối ? A. P trắng B. P đỏ C. PH3 D. P2H4 Câu 47 : Chỉ ra nội dung đúng: A. Photpho đỏ có cấu trúc polime. B. Photpho đỏ không tan trong nước, nhưng tan tốt trong các dung môi hữu cơ như benzen, ete... C. Photpho đỏ độc, kém bền trong không khí ở nhiệt độ thường. D. Khi làm lạnh, hơi của photpho trắng chuyển thành photpho đỏ. Câu 48 : ở điều kiện thường, photpho hoạt động hoá học mạnh hơn nitơ là do : A. độ âm điện của photpho lớn hơn của nitơ. B. ái lực electron của photpho lớn hơn của nitơ. C. liên kết trong phân tử photpho kém bền hơn trong phân tử nitơ. D. tính phi kim của nguyên tử photpho mạnh hơn của nitơ. Câu 49 : Chỉ ra nội dung đúng: A. Photpho đỏ hoạt động hơn photpho trắng B. Photpho chỉ thể hiện tính oxi hoá. C. Photpho đỏ không tan trong các dung môi thông thường. D. ở điều kiện thường, photpho đỏ bị oxi hoá chậm trong không khí và phát quang màu lục nhạt trong bóng tối. Câu 50 : Phần lớn photpho sản xuất ra được dùng để sản xuất A. diêm. B. đạn cháy. C. axit photphoric. D. phân lân. Câu 51 : Trong diêm, photpho đỏ có ở đâu ? A. Thuốc gắn ở đầu que diêm. B. Thuốc quẹt ở vỏ bao diêm. C. Thuốc gắn ở đầu que diêm và thuốc quẹt ở vỏ bao diêm. D. Trong diêm an toàn không còn sử dụng photpho do nó độc. Câu 52 : Phản ứng xảy ra đầu tiên khi quẹt que diêm vào vỏ bao diêm là : A. 4P + 3O2 đ 2P2O3 B. 4P + 5O2 đ 2P2O5 C. 6P + 5KClO3 đ 3P2O5 + 5KCl D. 2P + 3S đ P2S3 Câu 53 : Hai khoáng vật chính của photpho là : A. Apatit và photphorit. B. Photphorit và cacnalit. C. Apatit và đolomit. D. Photphorit và đolomit. Câu 54 : Trong phòng thí nghiệm, axit photphoric được điều chế bằng phản ứng sau : A. 3P + 5HNO3 + 2H2O đ 3H3PO4 + 5NO B. Ca3(PO4)2 + 3H2SO4 đ 2H3PO4 + 3CaSO4 ¯ C. 4P + 5O2 đ P2O5 ; P2O5 + 3H2O đ 2H3PO4 D. 2P + 5Cl2 đ 2PCl5 ; PCl5 + 4H2O đ H3PO4 + 5HCl Câu 55 : Urê được điều chế từ : khí amoniac và khí cacbonic. khí amoniac và axit cacbonic. khí cacbonic và amoni hiđroxit. axit cacbonic và amoni hiđroxit. Câu 56 : Chỉ ra nội dung đúng: Supephotphat đơn chứa Ca(H2PO4)2 và CaSO4; supephotphat kép chứa Ca(H2PO4)2. Thành phần chính của supephotphat đơn và supephotphat kép là muối canxi hiđrophotphat. Supephotphat đơn sản xuất qua hai giai đoạn. Supephotphat đơn và supephotphat kép đều sản xuất qua hai giai đoạn. Câu 57 : Độ dinh dưỡng của phân kali được đánh giá bằng hàm lượng % của : A. K B. K+ C. K2O D. KCl Câu 58 : Tro thực vật cũng là một loại phân kali vì có chứa A. KNO3 B. KCl C. K2CO3 D. K2SO4 Câu 59 : Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá bằng hàm lượng % của : A. P B. P2O5 C. D. H3PO4 Câu 60 : Muối (NH4)KHPO4 là loại phân bón : A. Phân hỗn hợp. B. Phân phức hợp. C. Phân NPK. D. Supephotphat. Chương 3 Nhóm Cacbon Câu 1 : Nguyên tử nguyên tố nào sau đây ở trạng thái kích thích có số electron hoá trị bằng số obitan hoá trị? A. Si B. C C. Pb D. Cả A, B và C Câu 2 : Ngoài khả năng tạo liên kết cộng hoá trị với các nguyên tử của nguyên tố khác, các nguyên tử nguyên tố nào trong nhóm cacbon còn có thể liên kết với nhau thành mạch ? A. Cacbon. B. Silic. C. Gemani. D. Cả A, B và C. Câu 3 : Chỉ ra nội dung sai : Trong mỗi lớp của tinh thể than chì, mỗi nguyên tử cacbon liên kết theo kiểu cộng hoá trị với ba nguyên tử cacbon lân cận. Trong tinh thể than chì, khoảng cách giữa hai nguyên tử cacbon thuộc hai lớp lân cận ngắn hơn độ dài liên kết C – C. Trong tinh thể than chì, các lớp liên kết với nhau bằng lực Van de Van yếu. Than chì được dùng làm điện cực, chế chất bôi trơn,... Câu 4 : Loại than nào được dùng làm chất độn khi lưu hoá cao su, để sản xuất mực in, xi đánh giày... ? A. Than cốc. B. Than gỗ. C. Than muội. D. Than chì. Câu 5 : Than muội được điều chế bằng cách : Nung than chì ở 30000C dưới áp suất 70 000 – 100 000 atm. Nung than cốc ở 25000C – 30000C trong lò điện, không có không khí. Nung than mỡ ở 10000C – 12500C trong lò điện, không có không khí. Nhiệt phân metan có xúc tác. Câu 6 : Công thức cấu tạo của phân tử CO được biểu diễn như sau : A. : C B. : C O : C. : C D. : C O Câu 7 : Trong phòng thí nghiệm, CO được điều chế bằng phản ứng : A. 2C + O2 2CO B. C + H2O CO + H2 C. HCOOH CO + H2O D. 2CH4 + 3O2 2CO + 4H2O Câu 8 : Nước đá khô là : A. CO2 rắn. B. NH3 rắn. C. CF2Cl2 rắn. D. F2O rắn. Câu 9. Sođa là muối : A. NaHCO3 B. Na2CO3 C. NH4HCO3 D. (NH4)2CO3 Câu 10. Thuốc muối nabica để chữa bệnh đau dạ dày chứa muối : A. Na2CO3 B. (NH4)2CO3 C. NaHCO3 D. NH4HCO3 Câu 11. Muối nào có tính chất lưỡng tính ? A. NaHSO4 B. Na2CO3 C. NaHCO3 D. Không phải các muối trên Câu 12. Nguyên tố phổ biến thứ hai ở vỏ trái đất là A. oxi. B. cacbon. C. silic. D. sắt. Câu 13. Silic đioxit là chất ở dạng A. vô định hình. B. tinh thể nguyên tử. C. tinh thể phân tử. D. tinh thể ion. Câu 14. Silicagen là A. SiO2 B. H2SiO3. nH2O C. SiO2. nH2O (n 1) Câu 15 : “Thuỷ tinh lỏng” là : A. silic đioxit nóng chảy. B. dung dịch đặc của Na2SiO3 và K2SiO3. C. dung dịch bão hoà của axit silixic. D. thạch anh nóng chảy. Câu 16 : Thành phần hoá học của loại thuỷ tinh thường được biểu diễn gần đúng bằng công thức : A. SiO2.CaO.6Na2O B. CaO.2Na2O.6SiO2 C. CaO.6SiO2.2Na2O D. 2Na2O.CaO.6SiO2 Câu 17 : Sau khi nung, gạch và ngói thường có màu đỏ gây nên bởi thành phần nào có trong đất sét ? A. Nhôm oxit. B. Silic đioxit. C. Sắt oxit. D. Magie oxit. Câu 18 : Men có thành phần chính giống : A. sành. B. sứ. C. thuỷ tinh. D. pha lê. Câu 19 : Thành phần chính của xi măng Pooclăng gồm : A. Canxi silicat và magie aluminat. B. Magie silicat và nhôm aluminat. C. Canxi silicat và canxi aluminat. D. Nhôm silicat và canxi aluminat. Câu 20 : Quá trình đông cứng xi măng chủ yếu là : A. Xảy ra sự kết hợp của các chất có trong thành phần của xi măng với nhau dưới xúc tác của nước. B. Sự kết hợp của các chất có trong xi măng với nước, tạo nên những tinh thể hiđrat. C. Quá trình đóng rắn do sự bay hơi nước. D. Quá trình đóng rắn dưới tác dụng của khí cacbonic trong không khí. Chương 4 Đại cương về hoá học hữu cơ Câu 421 : Cho các chất : C2H2, CHF3, CH5N, Al4C3, HCN, CH3COONa, (NH2)2CO, CO, (NH4)2CO3, CaC2. Có bao nhiêu chất hữu cơ ? 7 6 5 4 Câu 422 : Đâu không phải là đặc điểm chung của các hợp chất hữu cơ ? Nhất thiết phải chứa cacbon. Liên kết hoá học ở các hợp chất hữu cơ thường là liên kết cộng hoá trị. Phản ứng của các hợp chất hữu cơ thường xảy ra hoàn toàn, theo một hướng nhất định. Không tan hoặc ít tan trong nước. Câu 423 : Cho các chất : CH4, C2H6, C2H2, C12H6, C6H12, C6H6, C4H10, C6H8, C20H42, C20H36, C20H30. Có bao nhiêu chất là đồng đẳng của nhau ? 2 3 4 5 Câu 424 : Những chất đồng phân là những hợp chất khác nhau nhưng có cùng : công thức cấu tạo. công thức phân tử. công thức hoá học. công thức lập thể. Câu 425 : Cấu tạo hoá học là : Bản chất liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử. Thứ tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử. Số lượng liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử. Các loại liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử. Câu 426 : Chỉ ra nội dung đúng: Xen phủ trục và xen phủ bên đều tạo ra liên kết s. Xen phủ trục và xen phủ bên đều tạo ra liên kết p. Xen phủ trục tạo liên kết s và xen phủ bên tạo liên kết p. Xen phủ trục tạo liên kết p và xen phủ bên đều tạo liên kết s. Câu 427 : Chỉ ra nội dung đúng: Trong liên kết đơn và liên kết bội đều có liên kết s. Trong liên kết đơn và liên kết bội đều có liên kết p. Trong liên kết đơn chỉ có liên kết s và liên kết bội chỉ có liên kết p. Trong liên kết đơn chỉ có liên kết p và liên kết bội chỉ có liên kết s. Câu 428 : Đâu không phải là đồng phân cấu tạo ? Đồng phân nhóm chức. Đồng phân lập thể. Đồng phân mạch cacbon. Đồng phân vị trí nhóm chức. Câu 429 : Các đồng phân lập thể có cấu tạo hoá học khác nhau. cấu tạo hoá học giống nhau. cấu trúc không gian khác nhau. cấu trúc không gian giống nhau. Câu 430 : Cấu trúc hoá học cho biết : cấu tạo hoá học. sự phân bố trong không gian của các nguyên tử trong phân tử. bản chất và số lượng các nguyên tử trong phân tử. cả A, B và C. Chương 5 Hiđrocacbon no Câu 431 : Các nguyên tử cacbon trong ankan ở trạng thái lai hoá sp. lai hoá sp2. lai hoá sp3. không lai hoá. Câu 432 : Trong phân tử ankan, các góc hoá trị CCC , CCH , HCH đều gần bằng : 900 109,50 1200 1800 Câu 433 : Chỉ ra nội dung sai : Các nhóm nguyên tử liên kết với nhau bởi liên kết đơn C – C có thể quay tương đối tự do quanh trục liên kết đó tạo ra vô số cấu dạng khác nhau. Cấu dạng che khuất bền hơn cấu dạng xen kẽ. Không thể cô lập riêng từng cấu dạng được. Phân tử metan không có cấu dạng. Câu 434 : Đối với ankan, theo chiều tăng số nguyên tử cacbon trong phân tử thì nhiệt độ sôi tăng dần, khối lượng riêng giảm dần. nhiệt độ sôi giảm dần, khối lượng riêng tăng dần nhiệt độ sôi và khối lượng riêng đều tăng dần. nhiệt độ sôi và khối lượng riêng đều giảm dần. Câu 435 : Chỉ ra nội dung đúng: Các ankan đều nhẹ hơn nước. Ankan là những dung môi có cực. Ankan là những chất có màu. Ankan tan được trong nước. Câu 436 : Chỉ ra nội dung sai : Ankan là những chất ưa nước. Ankan hoà tan được nhiều chất không phân cực. Ankan là những chất ưa bám dính vào quần, áo, lông, da. Những ankan lỏng có thể thấm được qua da và màng tế bào. Câu 437 : Ankan còn có tên là parafin, nghĩa là : sinh ra từ dầu mỏ. trơ về mặt hoá học. ít ái lực hoá học. không tan trong nước. Câu 438 : Clorofom là : CH3Cl CCl4 CHCl3 CH2Cl2 Câu 439 : Chỉ ra nội dung sai, khi nói về phản ứng halogen hoá ankan : Clo thế cho H ở cacbon các bậc khác nhau. Brom hầu như chỉ thế cho H ở cacbon bậc thấp. Flo phản ứng mãnh liệt nên phân huỷ ankan thành C và HF. Iot quá yếu nên không phản ứng với ankan. Câu 440 : Khi đốt cháy hoàn toàn một ankan bất kì thì tạo ra số mol H2O lớn hơn số mol CO2. số mol CO2 lớn hơn số mol H2O. số mol CO2 bằng số mol H2O. số mol CO2 lớn hơn hay nhỏ hơn số mol H2O phụ thuộc vào từng ankan cụ thể. Câu 441 : Khi nung natri axetat với vôi tôi xút, tạo ra khí axetilen. etan. metan. etilen. Câu 442 : Chỉ ra nội dung sai khi nói về phân tử xiclohexan : Sáu nguyên tử cacbon nằm trên một mặt phẳng. Không tham gia phản ứng cộng mở vòng với nước brom. Tham gia phản ứng thế với clo dưới tác dụng của ánh sáng. Nguyên tử cacbon ở trạng thái lai hoá sp3. Câu 443 : Có bao nhiêu đồng phân xicloankan có cùng công thức phân tử C6H12 ? 1 3 4 5 Câu 444 : Xicloankan nào sau đây có thể làm mất màu nước brom ở điều kiện thường ? Xiclobutan. Xiclopropan. Xiclopentan. Cả A, B và C. Câu 445 : Xicloankan nào sau đây khi tham gia phản ứng cộng với hiđro (xúc tác Ni, t0) cho 1 sản phẩm duy nhất ? Xiclopropan. Metylxiclopropan. Xiclobutan. Xiclopentan. Câu 446 : Chỉ ra nội dung đúng: Xicloankan là những hiđrocacbon mạch vòng. Xicloankan là hiđrocacbon có công thức chung CnH2n (n ³ 3). Xicloankan là hiđrocacbon có 1 vòng hoặc nhiều vòng. Trong phân tử xicloankan các nguyên tử cacbon cùng nằm trên một mặt phẳng. Câu 447 : Chất sau : có tên gọi là : Xiclohexan. 1, 1, 2-trimetylxiclopropan. 1, 2, 2-trimetylxiclopropan. 1, 2-đimetylmetylxiclopropan. Câu 448 : Cho các xicloankan : Có bao nhiêu chất tham gia phản ứng cộng với hiđro (xúc tác Ni, t0) ? 1 2 3 4 Câu 449 : Các xicloankan đều : không làm mất màu nước brom. không tham gia phản ứng thế bởi halogen. không làm mất màu dung dịch KMnO4. không tan trong nước và trong dung môi hữu cơ, nhưng lại là dung môi tốt. Câu 450 : Chỉ ra nội dung đúng: Từ xiclohexan có thể điều chế được benzen, còn từ benzen không điều chế được xiclohexan. Từ benzen điều chế được xiclohexan, còn từ xiclohexan không điều chế được benzen. Từ xiclohexan điều chế được benzen và ngược lại. Không điều chế được benzen từ xiclohexan và ngược lại. Chương 6 Hiđrocacbon không no Câu 451 : Trong phân tử anken, hai nguyên tử cacbon mang nối đôi ở trạng thái lai hoá sp. lai hoá sp2. lai hoá sp3. không lai hoá. Câu 452 : Hai nhóm nguyên tử liên kết với nhau bởi liên kết đôi C = C không quay tự do được quanh trục liên kết, do bị cản trở bởi liên kết đơn. liên kết đôi. liên kết p. liên kết s. Câu 453 : ở phân tử etilen : hai nguyên tử C và hai nguyên tử H ở vị trí trans với nhau nằm trên một mặt phẳng, hai nguyên tử H còn lại nằm trên mặt phẳng khác. hai nguyên tử C và hai nguyên tử H ở vị trí cis với nhau nằm trên mộ

File đính kèm:

  • doccau_hoi_ly_thuyet_hoa_hoc_lop_11.doc