Câu hỏi trắc nghiệm Hóa học Khối 11

Câu 1:Tìm câu không đúng:

 A. Nguyên tử của các nguyên tố nhóm VA có 5 electron ở lớp ngoài cùng

 B. So với các nguyên tố cùng nhóm VA, nitơ có bán kính nguyên tử nhỏ nhất

 C. So với các nguyên tố cùng nhóm VA, nitơ có tính kim loại mạnh nhất.

 D. Do phân tử N2 có liên kết ba rất bền nên nitơ trơ ở nhiệt độ thường.

Câu 2:Trong phòng thí nghiệm, nitơ tinh khiết được điều chế từ

 A. không khí B. NH3 và O2 C. NH4NO2 D. Zn và HNO3

Câu 2: Chất có thể dùng để làm khô khí NH3 là

 A. H2SO4 đặc B. P2O5 C. CuSO4 khan D. KOH rắn

Câu 3: Dung dịch NH3 có thể hoà tan Zn(OH)2 là do

 A. Zn(OH)2 là hiđroxit lưỡng tính

 B. Zn(OH)2 là một bazơ ít tan

 C. Zn(OH)2 có khả năng tạo thành với NH3 phức chất tan

 D. NH3 là một hợp chất có cực và là một bazơ yếu

Câu 3: Để điều chế 2 lít NH3 từ N2 và H2 với hiệu suất 25% thì thể tích N2 cần dùng ở cùng điều kiện là

 A. 8 lít B. 2 lít C. 4 lít D. 1 lít

 

doc2 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 08/07/2022 | Lượt xem: 286 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu hỏi trắc nghiệm Hóa học Khối 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Trắc nghiệm: Câu 1:Tìm câu không đúng: A. Nguyên tử của các nguyên tố nhóm VA có 5 electron ở lớp ngoài cùng B. So với các nguyên tố cùng nhóm VA, nitơ có bán kính nguyên tử nhỏ nhất C. So với các nguyên tố cùng nhóm VA, nitơ có tính kim loại mạnh nhất. D. Do phân tử N2 có liên kết ba rất bền nên nitơ trơ ở nhiệt độ thường. Câu 2:Trong phòng thí nghiệm, nitơ tinh khiết được điều chế từ A. không khí B. NH3 và O2 C. NH4NO2 D. Zn và HNO3 Câu 2: Chất có thể dùng để làm khô khí NH3 là A. H2SO4 đặc B. P2O5 C. CuSO4 khan D. KOH rắn Câu 3: Dung dịch NH3 có thể hoà tan Zn(OH)2 là do A. Zn(OH)2 là hiđroxit lưỡng tính B. Zn(OH)2 là một bazơ ít tan C. Zn(OH)2 có khả năng tạo thành với NH3 phức chất tan D. NH3 là một hợp chất có cực và là một bazơ yếu Câu 3: Để điều chế 2 lít NH3 từ N2 và H2 với hiệu suất 25% thì thể tích N2 cần dùng ở cùng điều kiện là A. 8 lít B. 2 lít C. 4 lít D. 1 lít Câu 4: Hiện tượng nào xảy ra khi dẫn khí NH3 đi qua ống đựng bột CuO nung nóng A. Bột CuO từ màu đen sang màu trắng B. Bột CuO từ màu đen sang màu đỏ, có hơi nước ngưng tụ C. Bột CuO từ màu đen sang màu xanh, có hơi nước ngưng tụ D. Bột CuO không thay đổi màu Câu 5: Axit nitric tinh khiết, không màu để ngoài ánh sáng lâu ngày sẽ chuyển thành A. màu đen sẫm B. màu vàng C. màu trắng đục D. không chuyển màu Câu 6: Phản ứng giữa HNO3 với Fe3O4 tạo khí NO. Tổng hệ số nguyên, tối giản nhất trong phương trình phản ứng này là A. 55 B. 31 C. 24 D. 37 Câu 7: Dãy kim loại nào sau đây đều không tác dụng được với dung dịch HNO3 đặc, nguội A. Fe, Al, Au B. Cu, Ag, Pt C. Zn, Pb, Fe D. Mn, Ni, Au Câu 8 : Sấm chớp trong khí quyển sinh ra chất nào sau đây A. CO B. H2O C. NO D. NO2 Câu 9: Cho HNO3 đặc vào than nung nóng có khí bay ra là A. CO2 B. NO2 C. hỗn hợp khí CO2 và NO2 D. không có khí bay ra Câu 10: Cho 3,2 gam Cu tác dụng hết với dung dịch HNO3 đặc. Thể tích khí NO2 (đktc) là A. 1,12 lít B. 3,36 lít C. 4,48 lít D. 2,24 lít Câu 11: Nhiệt phân KNO3 thu được A. KNO2, NO2, O2 B. K, NO2, O2 C. K2O, NO2 D. KNO2, O2 Câu 12: Thuốc thử dùng để nhận biết 3 dung dịch: HCl, HNO3 và H3PO4 là: A. quỳ tím B. Cu C. dung dịch AgNO3 D. Dung dich Ca(NO3)2 Câu 13: Cho 1,86 gam hợp kim Mg và Al vào dung dịch HNO3 loãng dư thấy có 560 ml (đktc) khí N2O duy nhất bay ra. Khối lượng của Mg trong hợp kim là A. 2,4 gam B. 0,24 gam C. 0,36 gam D. 3,6 gam Câu 14: Cho dung dịch KOH đến dư vào 50 ml dung dịch (NH4)2SO4 1M. Đun nóng nhẹ, thu được thể tích khí thoát ra là (ở đktc) A. 2,24 lít B. 1,12 lít C. 4,48 lít D. 6,72 lít Câu 15: Trong dung dịch H3PO4 có bao nhiêu loại ion khác nhau A. 2 B. 3 C. 4 D. vô số Câu 16: Trộn 50 ml dung dịch H3PO4 1M với V ml dung dịch KOH 1M thu được muối trung hoà. Giá trị của V là A. 200 B. 170 C. 150 D. 300 Câu 17: Phân bón nào sau đây có hàm lượng nitơ cao nhất A. NH4Cl B. NH4NO3 C. (NH4)2SO4 D. (NH2)2CO Câu 18: Tiêu chuẩn đánh giá phân đạm loại tốt là tiêu chuẩn nào A. Hàm lượng % nitơ có trong đạm B. Hàm lượng % phân đạm có trong tạp chất C. khả năng bị chảy rửa trong không khí D. có phản ứng nhanh với nước nên có tác dụng nhanh với cây trồng Câu 19: Cho 44 gam NaOH vào dung dịch chứa 39,2 gam H3PO4. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, đem cô cạn dung dịch thu được muối nào và có khối lượng là A. Na3PO4: 50 g B. Na2HPO4: 15 g C. NaH2PO4: 49,2 g và Na2HPO4: 14,2 g D. Na2HPO4: 14,2 g và Na3PO4: 49,2 g Câu 20: Đốt cháy hoàn toàn 6,2 gam photpho trong oxi lấy dư. Cho sản phẩm tạo thành tác dụng với 150 ml dung dịch NaOH 2M. Sau phản ứng trong dung dịch thu được các muối A. NaH2PO4 và Na2HPO4 B. Na2HPO4 và Na3PO4 C. NaH2PO4 và Na3PO4 D. Na3PO4 Câu 21: Dãy nào sau đây gồm tất cả các muối đều ít tan trong nước A. AgNO3, Na3PO4, CaHPO4, CaSO4 B. AgI, CuS, BaHPO4, Ca3(PO4)2 C. AgCl, PbS, Ba(H2PO4)2, Ca(NO3)2 D. AgF, CuSO4, BaCO3, Ca(H2PO4)2 Câu 22: Phân đạm urê thường chỉ chứa 46% N. Khối lượng (kg) urê đủ cung cấp 70 kg N là A. 152,2 B. 145,5 C. 160,9 D. 200,0 II. Tự luận 1. Viết các phương trình phản ứng xảy ra trong các trường hợp sau: a. Cho 1mol Ca(OH)2 tác dụng với 2mol H3PO4 b. Điều chế NH3 từ NH4NO3. 2. Nhận biết các chất sau bằng phương pháp hóa học – viết phương trình xảy ra (nếu có): NH4NO3, (NH4)2SO4, Na2SO4, NaCl 3. Hòa tan hoàn toàn 12,8g một kim loại A có hóa trị hai vào dung dịch HNO3 thì thu được 8960ml khí màu nâu đỏ (đktc ). Xác định tên kim loại A. 1. Viết các phương trình phản ứng xảy ra trong các trường hợp sau: a. Cho 1mol Ca(OH)2 tác dụng với 1mol H3PO4 b. Điều chế NH3 từ (NH4)2CO3 . 2. Nhận biết các chất sau bằng phương pháp hóa học – viết phương trình xảy ra (nếu có): NH4Cl, (NH4)2SO4, Na2SO4, NaNO3 3. Hòa tan hoàn toàn 1,2g một kim loại M vào dung dịch HNO3 dư thì thu được 134,4ml khí N2 (đktc). Xác định tên kim loại.

File đính kèm:

  • doccau_hoi_trac_nghiem_hoa_hoc_khoi_11.doc
Giáo án liên quan