Câu hỏi trắc nghiệm Hóa học Lớp 11 - Phần: Ancol

1/ Trong dãy đồng đẳng của ancol đơn chức no, khi mạch cacbon tăng thì:

A. Nhiệt độ sôi tăng, độ tan trong nước giảm B. Nhiệt độ sôi tăng, độ tan trong nước tăng

C. Nhiệt độ sôi giảm, độ tan trong nước tăng D. Nhiệt độ sôi giảm, độ tan trong nước giảm

2/ Một chai ancol etylic ghi 25o có nghĩa là:

A. Cứ 100g dung dịch có 25g ancol nguyên chất

B. Cứ 100g dung dịch có 25ml ancol nguyên chất

C. Cứ 75ml nước có 25ml ancol nguyên chất

D. Cứ 100ml nước có 25ml ancol nguyên chất

3/ Câu nào sau đây là đúng nhất ?

A.Ancol là hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm OH

B. Hợp chất CH3-CH2-OH là ancol rtylic

C. Hợp chất C6H5CH2OH là phenol

D. Tất cả đều đúng

4/ Công thức dãy đồng đẳng của ancol etylic là:

A. R-OH B. CnH2n+1OH C. CnH2n+2O. D. Tất cả đều đúng

5/ Các ancol được phân loại trên cơ sở:

A. Bậc của ancol B. Số lượng nhóm OH

C. Đặc điểm cấu tạo gốc hiđrocacbon D. Tất cả các cơ sở trên

 

doc5 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 465 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu hỏi trắc nghiệm Hóa học Lớp 11 - Phần: Ancol, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1/ Trong dãy đồng đẳng của ancol đơn chức no, khi mạch cacbon tăng thì: A. Nhiệt độ sôi tăng, độ tan trong nước giảm B. Nhiệt độ sôi tăng, độ tan trong nước tăng C. Nhiệt độ sôi giảm, độ tan trong nước tăng D. Nhiệt độ sôi giảm, độ tan trong nước giảm 2/ Một chai ancol etylic ghi 25o có nghĩa là: A. Cứ 100g dung dịch có 25g ancol nguyên chất B. Cứ 100g dung dịch có 25ml ancol nguyên chất C. Cứ 75ml nước có 25ml ancol nguyên chất D. Cứ 100ml nước có 25ml ancol nguyên chất 3/ Câu nào sau đây là đúng nhất ? A.Ancol là hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm OH B. Hợp chất CH3-CH2-OH là ancol rtylic C. Hợp chất C6H5CH2OH là phenol D. Tất cả đều đúng 4/ Công thức dãy đồng đẳng của ancol etylic là: A. R-OH B. CnH2n+1OH C. CnH2n+2O. D. Tất cả đều đúng 5/ Các ancol được phân loại trên cơ sở: A. Bậc của ancol B. Số lượng nhóm OH C. Đặc điểm cấu tạo gốc hiđrocacbon D. Tất cả các cơ sở trên 6/ Công thức nào dưới đây là công thức ancol no mạch hở chính xác nhất? A. R(OH)n B. CnH2n+2Ox C. CnH2n+2-x(OH)x D. CnH2n+2O 7/ Câu nào đúng nhất khi nói về các đồng phân có CTPT C4H10O ? A. Có 3 đồng phân thuộc chức ancol B. Có 2 đồng phân thuộc chức ete C. Có 2 đồng phân ancol bậc nhất D. Tất cả đều đúng 8/ Số đồng phân ancol bậc hai ứng vời CTPT C5H12O ? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 9/ Ancol đơn chức có 10 nguyên tử H trong phân tử có số đồng phân là: A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 10/ Số đồng phân ancol tối đa ứng với CTPT C3H8Ox là: A. 3 B. 4 C. 5 D. Không xác định 11/ Xác định tên quốc tế( danh pháp IUPAC) của ancol sau: A. 4-Metylpentan-2-ol B. 1,3-đimetylbutan-1-ol C. 1,3,3-trimetylpropan-1-ol D. 4,4-đimetylbutan-2-ol 12/ Ancol etylic có thể tạo thành trực tiếp từ: A. etilen B. Etylclorua C. Axetanđehit D. Tất cả đều đúng 13/ Phương pháp điều chế ancol etylic từ chất nào sau đây là phương pháp sinh hóa? A. Etilen B. Tinh bột C. Etylclorua D. Anđehit axetic 14/ Ancol nào sau đây bị oxi hóa thành xeton? A. Butan-1-ol B. Propan-2-ol C. Propan-1-ol D. 2-metylpropan-1-ol 15/ Đun nóng một ancol A với H2SO4 đặc ở nhiệt độ thích hợp thu được olefin duy nhất. Công thức tổng quát của X là( với n>0, nguyên): A. CnH2n+1OH B. ROH C. CnH2n+1CH2OH D. CnH2n+2O 16/ Khi đun nóng butan-2-ol với H2SO4 đặc ở 170oC thì nhận được sản phẩm chính là: A. But-1-en B. But-2-en C. Đibutyl ete D. Đietyl ete 17/ Hiđrat hóa 2-metylbut-2-en thì thu được sản phẩm chính là: A. 3-metylbutan-1-ol B. 3-metylbutan-2-ol C. 2-metylbutan-2-ol D. 2-metylbutan-1-ol 18/ Hiđrat hóa propen và một olefin A thu được 3 ancol, số cacbon trong phân tử không quá 4. Tên của A là: A. Etilen B. But-2-en C. Iso butilen D. Cả A và B đúng 19/ Chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất: A. CH3-O-CH3 B. C2H5OH C. CH3-CHO D. H2O 20/ Có thể phân biệt 2 chất lỏng ancol etylic và benzen bằng chất nào? A. Dung dịch brom B. Na C. Dung dịch HCl D. Tất cả đều đúng 21/ Có mấy đồng phân C3H8O bị oxi hóa thành anđehit? A. 1 B. 2 C. 3 D.4 22/ Số đồng phân có chứa vòng benzen phản ứng với Na, có CTPT C7H8O là: A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 23/ Số hợp chất thơm có CTPT C7H8O tác dụng được với NaOH là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 24/ Khi làm thí nhgiệm với phenol xong, trước khi tráng lại bằng nước, nên rửa ống nghiệm với dung dịch loãng nào sau đây? A. Dung dịch HCl B. Dung dịch NaOH C. Dung dịch NaCl D. Dung dịch Na2CO3 25/ Khi đun nóng n ancol đơn chức có mặt H2SO4 đặc ở 140oC thì thu được số ete tối đa là: A. 2n B. 3n C. n2 D. 26/ Khi đun nóng hỗn hợp ancol etylic và ancol iso propylic với H2SO4 đặc ở 140oC có thể thu được số ete tối đa là: A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 27/ Đun nóng từ từ hỗn hợp etanol và propan-2-ol với xúc tác H2SO4 đậm đặc có thể thu được tối đa bao nhiêu sản phẩm hữu cơ trong phân tử chứa 3 nguyên tố C,H,O: A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 28/ Phenol không tác dụng với dung dịch nào ? A. HCl B. Br2 C. NaHCO3 D. Cả A,B đúng 29/ Chọn phản ứng sai: A. Phenol + dung dịch Br2 → axit picric + HBr B. Ancol benzylic + CuO anđehit benzoic + Cu + H2O C. Propan-2-ol + CuO axeton + Cu + H2O D. Etylenglicol + Cu(OH)2 → dung dịch màu xanh thẫm + H2O 30/ Anken thích hợp để điều chế 3-etylpentan-3-ol bằng phản ứng hiđrat hóa: A. 3-etylpent-2-en B. 3-etylpent-1-en C. 3,3-đimetylpent-2-en D. 3-etylpent-3-en 31/ Công thức nào sau đây không phải là một phenol( phân tử các chất đều có nhân benzen)? A. CH3-C6H4-OH B. (CH3)2-C6H3-OH C. C6H5-CH2OH D. C2H5-C6H4-OH 32/ Bậc của ancol là: A. Số nhóm chức có trong phân tử B. Bậc cacbon lớn nhất trong phân tử C. Bậc của cacbon liên kết với nhóm OH D. Số cacbon có trong phân tử ancol 33/ Cho sơ đồ biến hóa: Tên của C là: A. Propen B. But-2-en` C. Đibutyl ete D. iso butilen 34/ Cho sơ đồ biến hóa: C6H6 → X → C6H5OH → Y → C6H5OH a/ Công thức của X có thể là: A. C6H5Cl B. C6H5NH2 C. C6H5NO2 D. C6H5COOH b/ Công thức của Y có thể là: A. C6H5Cl B. C6H5ONa C. C6H5NO2 D. C6H5NH2 35/ Cho sơ đồ biến hóa: Công thức của B có thể là: A. C6H5NO2 B. C6H5ONa C. C6H5NH2 D. C6H5Br 36/ Một ancol no có công thức phân tử là (C2H5O)n. Công thức phân tử ancol có thể là: A. C2H5O B. C4H10O2 C. C4H10O D. C6H15O3 37/ Ancol etylic có lẫn ít nước, có thể dùng chất nào sau đây để làm khan ancol? A. CaO B. Na C. CuSO4 khan D. Tất cả đều được 38/ Cho các chất: C6H5OH(X), CH3-C6H4-OH (Y), C6H5CH2OH(Z). Cặp các chất là đồng đẳng của nhau là: A. X và Y B. Y và Z C. X và Z D. X,Y và Z 39/ Khi tách nước từ một chất X có CTPT C4H10O tạo thành 3 anken là đồng phân của nhau( tính cả đồng phân hình học). Công thức cấu tạo thu gọn của X là: A. (CH3)3COH B. CH3CH(OH)CH2CH3 C. CH3OCH2CH2CH3 D. CH3CH(CH3)CH2OH 40/ Cho dãy chuyển hóa điều chế sau: Chất D là: A. Benzyl clorua B. m-metylphenol C. o-metylphenol hoặc p-metylphenol D. o-clotoluen hoặc p-clotoluen 41/ Thuốc thử duy nhất để nhận biết 3 chất lỏng đựng trong 3 lọ mất nhãn: phenol, stiren. Ancol benzylic là: A. Na B. Dung dịch KMnO4 C. Quì tím D. Dung dịch brom 42/ Một ancol no đơn chức có %H = 13,04 về khối lượng. Công thức phân tử của ancol là: A. CH3OH B. C2H5OH C. CH2=CH-CH2-OH D. C6H5CH2OH 43/ Một ancol đơn chức có %O = 50 về khối lượng. Công thức phân tử của ancol là: A. CH3OH B. C3H7OH C. CH2=CH-CH2-OH D. C6H5CH2OH 44/ Đốt cháy một ancol X được . Kết luận nào sau đây là đúng nhất? A. X là ankanol B. X là ankađiol C. X là ancol đa chức mạch hở D. X là ancol no, mạch hở 45/ Khi đốt cháy đồng đẳng của ancol đơn chức thấy tỉ lệ số mol tăng dần. Ancol trên thuộc dãy đồng đẳng nào? A. Ancol no B. ancol không no C. Ancol thơm D. Không xác định 46/ Khi đốt cháy một ancol đơn chức X thu được CO2 và hơi nước theo tỉ lệ thể tích . Công thức phân tử của X là: A. C2H6O B. C3H6O C. C4H10O D. C5H12O 47/ Khi đốt cháy một ancol đa chức thu được nước và khí CO2 theo tỉ lệ khối lượng . Công thức phân tử của ancol là: A. C2H6O2 B. C4H8O2 C. C3H8O2 D. C5H10O2 48/ Khi đun nóng hỗn hợp 2 trong 4 ancol có công thức phân tử CH4O, C2H6O, C3H8O với H2SO4 đặc, nhiệt độ thích hợp chỉ thu được một olefin duy nhất thì 2 ancol đó là: A. CH4O và C2H6O B. CH4O và C3H8O C. C3H8O và C2H6O D. cả A và B 49/ X là ancol mạch hở có chứa một liên kết đôi trong phân tử. Khối lượng lượng phân tử của X nhỏ hơn 58 đvC. Công thức phân tử của X là: A. C2H4O B. C2H4(OH)2 C. C3H6O D. C3H6(OH)2 50/ Khi đun nóng một ancol đơn no A với H2SO4 đặc ở điều kiện nhiệt độ thích hợp thu được sản phẩm B có tỉ khối hơi so với A là 0,7. Vậy công thức của A là: A. C3H7OH B. C2H5OH C. C3H5OH D. C4H7OH 51/ Oxi hóa 6g ancol đơn chức no X thu được 5,8g anđehit. CTCT của X là: A. CH3-CH2-OH B. CH3-CH2-CH2-OH C. CH3CH(OH)CH3 D. Kết quả khác 52/ Đề hiđrat hóa 14,8g ancol thì thu được 11,2g anken. Tìm CTPT của ancol: A. C2H5OH B. C3H7OH C. C4H9OH D. CnH2n+1OH 53/ Cho 46,4 gam ancol đơn chức X tác dụng hết với Na tạo ra 8,96 lit H2(đktc). Gọi tên X: A. Etanol B. Ancol propylic C. Ancol anlylic D. Metanol 54/ Khi đun nóng ancol X với H2SO4 đặc ở 140oC thu được ete Y. Tỉ khối Y đối với X là 1,4375. Xác định X: A. CH3OH B. C2H5OH C. C3H7OH D. C4H9OH 55/ Đốt cháy hoàn toàn 5,8gam ancol đơn chức X thu được 13,2 gam CO2 và 5,4 gam H2O. Xác định X A. C3H5OH B. C3H7OH C. C2H5OH D. Tất cả đều sai 56/ Cho 10,6gam hỗn hợp 2 ancol đơn chức no kế tiếp nhau tác dụng hết với Na tạo thành 2,24 lit H2( đktc) a/ CTPT ancol có KLPT lớn hơn là: A. CH3-CH2-OH B. CH3-CH2-CH2-OH C. CH3OH D. CH3-CH2-CH2-CH2-OH b/ Khối lượng của ancol có KLPT lớn hơn là: A. 3,2g B. 4,6g C. 6g D. 7,4g c/ Thành phần % theo khối lượng của ancol có KLPT lớn hơn là: A. 43,4% B. 56,6% C. 30,19% D. 69,81% 57/ Một chất X có CTPT C4H8O làm mất màu nước brom, tác dụng với Na. Sản phẩm oxi hóa X bởi CuO không có khả năng tráng gương. X là: A. 3-metylbutan-1-ol B. 3-metylbutan-2-ol C. 2-metylpropenol D. Tất cả đều sai 58/ Đốt cháy một ancol đa chức thu được H2O và CO2 có tỉ lệ mol . Vậy ancol đó là: A. C3H8O2 B. C2H6O2 C. C4H10O2 D. Tất cả đều sai 59/ Ancol đơn chức no X mạch hở có . Cho X tác dụng với H2SO4 đặc đun nóng đến 180oC thấy tạo thành một anken có nhánh duy nhất. Tên của X là: A. Butan-1-ol B. Butan-2-ol C. 2-metylpropan-2-ol D. Propan-2-ol 60/ Một ancol đơn X mạch hở tác dụng với HBr được dẫn xuất Y chứa 58,4% brom về khối lượng. Đun X với H2SO4 đặc ở 180oC được 3 anken. Tên của X là: A. Buatn-1-ol B. Butan-2-ol C. Pentan-1-ol D. 2-metylpropan-2-ol 61/ X chứa 3 nguyên tố C,H,O tác dụng đủ với H2 theo tỉ lệ mol 1:1 có Ni xúc tác được hợp chất hữu cơ Y. Đun nóng Y với H2SO4 đặc ở 170oC được hợp chất hữu cơ Z. Trùng hợp Z được poliisobutilen. CTPT của X là: A. CH2=CH-CH(OH)CH3 B. CH3-CH(CH3)-CHO C. CH2=CH-O-CH2-CH3 D. CH3-CH2-CH2-CHO 62/ Đun nóng hỗn hợp gồm 6g ancol etylic và 6g axit axetic với H2SO4 đặc xúc tác. Nếu hiệu suất phản ứng đạt 75% thì khối lượng este tạo thành là: A. 8,6g B. 6,6g C.8,8g D. 7,2g 63/ Đun nóng V ml ancol etylic 95o với H2SO4 đặc ở 170oC được 3,36 lit khí etilen(đktc). Biết hiệu suất đạt 60% và khối lượng riêng của ancol etylic là 0,8g/ml. Trị số V là: A. 10,18 B. 15,13 C. 8,19 D. 12 64/ Đun nóng 132,8g hỗn hợp ancol đơn chất với H2SO4 đặc ở 140oC thu được 111,2g hỗn hợp 6ete có số mol bằng nhau. Số mol mỗi ete là: A. 0,4 mol B. 0,2mol C. 0,8mol D. Không xác định 65/ Cho Na tác dụng vừa đủ với 1,24g hỗn hợp 3 ancol đơn chất x,Y,Z thấy thoát ra 0,336 lit H2( đktc). Khối lượng natri ancolat thu được là: A. 1,9g B. 2,4g C. 2,85g D. Không xác định 66/ Ba ancol X,Y,Z đều bền và có khối lượng phân tử khác nhau. Đốt cháy mỗi chất đều sinh ra CO2 và H2O theo tỉ lệ mol . Vậy công thức 3 ancol là: A. C2H6O, C3H8O, C4H10O B. C3H8O, C4H10O, C5H10O C. C3H8O, C3H8O2, C3H8O3 D. C3H6O, C3H6O2, C3H6O3 67/ Lên men 0,5lit ancol etylic 8o. Tính khối lượng axit axetic thu được biết hiệu suất lên men là 80% và khối lượng riêng của ancol nguyên chất là 0,8g/ml. A. 41,7g B. 35,6g C. 33,4g D. 29,2g 68/ Đốt cháy hoàn toàn m gam ancol no đơn chức mạch hở thu được 13,2g CO2 và 8,1g H2O. Công thức của ancol no đơn chức là: A. CH3OH B. C2H5OH C. C3H7OH D. C4H9OH 69/ Cho 15,6 gam hỗn hợp 2 ancol đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy tác dụng hết với 9,2g Na thu được 24,5g chất rắn. Hai ancol đó là: A. C3H5OH và C4H7OH B. C2H5OH và C3H7OH C. C3H7OH và C4H9OH D. CH3OH và C2H5OH 70/ Cho hỗn hợp gồm không khí( dư) và hơi của 24g metanol đi qua chất xúc tác Cu ning nóng, người ta thu được 40ml fomalin 36% có d = 1,1g/ml. Hiệu suất của quá trình lên men là: A. 80,4% B. 70,4% C. 65,5% D. 76,6% 71/ Oxi hóa 4g ancol đơn chức A bằng O2 ( có mặt xúc tác) thu được 5,6g hỗn hợp B gồm anđehit, ancol dư và nước. Tên của A và hiệu suất phản ứng là: A. Metanol; 75% B. etanol; 75% C. Propan-1-ol; 80% D. metanol; 80% 72/ Cho 21,2 g hỗn hợp gồm glixerol và ancol propylic tác dụng với Na dư thì thu được 5,6 lit khí (đktc). Nếu cũng cho hỗn hợp trên tác dụng với Cu(OH)2 thì có bao nhiêu gam cu(OH)2 bị hòa tan? A. 4,9g B. 9,8g C. 19,6g D. Đáp án khác 73/ Cho m gam tinh bột lên men thành ancol etylic với H=81%. Toàn bộ lượng CO2 sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2 thu được 550g kết tủa và dung dịch X. Đun kĩ dung dịch X thu được thêm 100g kết tủa. Giá trị m là: A. 550g B. 810g C. 750g D. 650g

File đính kèm:

  • doccau_hoi_trac_nghiem_hoa_hoc_lop_11_phan_ancol.doc