Chủ đề: bám sát (học kì 2)

1) Kiến thức:

 Phân biệt được cách ghi CTHH của đơn chất và hợp chất

 Lập PTHH từ những dữ liệu khi đề cho biết các chất tham gia và sản phẩm.

2) Kỹ năng: rèn kỹ năng: lập CTHH của chất, lập PTHH.

II. Chuẩn bị:

1) Giáo viên: Bảng con ghi nội dung đề các bài tập.

2) Hoc sinh: tập, sgk hoá 8, sách bài tập hoá học 8.

 

doc14 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1666 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chủ đề: bám sát (học kì 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tröôøng trung hoïc cô sôû Tam Hieäp. Toå: Hoaù Sinh Giaùo aùn Giaùo duïc töï choïn Moân Hoùa hoïc 8 Chuû ñeà: Baùm saùt (Hoïc kì 2) Giaùo vieân boä moân: Nguyeãn Ngoïc Tuaán Naêm hoïc: 2006 – 2007 Tuần 19 Tiết 1, 2 Ns: 10.1 Nd: 20.1 Bài 1: coâng thöùc hoaù hoïc, phöông trình hoaù hoïc bbb¨aaa Mục tiêu: Kiến thức: Phân biệt được cách ghi CTHH của đơn chất và hợp chất Lập PTHH từ những dữ liệu khi đề cho biết các chất tham gia và sản phẩm. Kỹ năng: rèn kỹ năng: lập CTHH của chất, lập PTHH. Chuẩn bị: Giáo viên: Bảng con ghi nội dung đề các bài tập. Hoc sinh: tập, sgk hoá 8, sách bài tập hoá học 8. Phương pháp: đàm thoại, thuyết trình. Tiến trình dạy học: Nội dung: Viết được CTHH của đơn chất và hợp chất; lập CTHH của hợp chất khi biết hoá trị. Bài tập áp dụng Các hoạt động yêu cầu học sinh thực hiện: Hoạt động của GV H.động của HS Nội dung Hãy cho biết cách viết công thức hoá học của đơn chất và hợp chất có gì khác nhau ? CTHH của kim loại khác CTHH của phi kim như thế nào ? Lấy vd minh hoạ ? Bổ sung, hoàn chỉnh nội dung. Hãy nêu các bước lập PTHH ? Hướng dẫn hs (qua ví dụ): + Phân biệt chất tham gia với sản phẩm. + Chỉ số với hệ số + Nguyên tử với nguyên tố hoá học. Cho học sinh thảo luận nhóm hoàn thành bài tập. Thảo luận nhóm; đại diện phát biểu, nhóm khác bổ sung. Đại diện phát biểu các bước lập PTHH. Quan sát các thao tác thực hiện khi cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố. thảo luận nhóm hoàn thành, đại diện phát biểu, bổ sung. I. Công thức hoá học: dùng để biểu diễn chất. Đơn chất: gồm 1 KHHH của n.tố. TD: + CTHH của kim loại: Na, K, Fe, Al, … + CTHH của phi kim * Chất khí: N2; O2; Cl2…gồm KHHH và chỉ số (cho biết số ntử của ntố đó có trong 1 phân tử đơn chất); * Của phi kim khác: P,Si, C, S,… Hợp chất: gồm 2, 3, … KHHH của 2, 3, … ntố và chỉ số ntử của mỗi ntố có trong 1 phân tử của hợp chất. TD:H2O; HNO3; NaOH, Ba(OH)2, Fe2(SO4)2… II. Lập phương trình hoá học: các bước lập PTHH: Viết sơ đồ của phản ứng, Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố: chọn BSCNN của mỗi nguyên tố trước và sau phản ứng rồi đặt vào hệ số trước các CTHH. Vd: Lập PTHH các sơ đồ phản ứng sau: FeS2 + O2 ® Fe + SO2 C2H5OH + O2 ® CO2 + H2O NH3 + O2 ® NO + H2O Na + H2O ® NaOH + H2 III. Bài tập áp dụng: 1. KClO3 ® KCl + O2 2. H2SO4 + Zn ® ZnSO4 + H2 3. Al + HCl ® AlCl3 + H2 4. Ba(OH)2 + H2SO4 ® BaSO4 + H2O 5. HCl + Al(OH)3 ® AlCl3 + H2O 6. CaCO3 ® CaO + CO2 7. Ca(OH)2 + CO2 ® Ca(HCO3)2 8. NaOH + CO2 ® Na2CO3 + H2O 9. Fe + S ® FeS 10. N2 + H2 ® NH3 Dặn dò: hoàn hành tiếp các PTHH còn lại Rút kinh nghiệm: Duyệt của tổ trưởng: Tuần 20 Tiết 3, 4 Ns: 21.1 Nd: 27.1 Bài 2: tính chaát cuûa oxi – Oxit. bbb¨aaa Mục tiêu: Kiến thức: Biết: hệ thống lại các kiến thức về: Tính chất vật lí của oxi; thu oxi, Tính chất hoá học của oxi - phản ứng hoá hợp; Khái niệm, phân loại, gọi tên oxit Kỹ năng: rèn luyện kỹ năng tính toán theo PTHH Chuẩn bị: Giáo viên: Bảng con ghi nội dung đề các bài tập. Hoc sinh: tập, sgk hoá 8, sách bài tập hoá học 8. Phương pháp: đàm thoại, thuyết trình. Tiến trình dạy học: Nội dung: Tính chất của oxi, Oxit, phân loại oxit Bài tập áp dụng Các hoạt động yêu cầu học sinh thực hiện: Hoạt động của GV H.động của HS Nội dung Hãy cho biết tính chất vật lí của oxi ? Cách xác định tỉ khối với không khí? Hãy nêu tính chất hoá học của oxi ? Viết PƯHH minh hoạ ? Nêu khái niệm phản ứng hoá hợp là gì ? Khái niệm về oxit ? có mấy loại ? Hãy phân biệt oxit axit với oxit bazơ ? - Cách gọi tên như thế nào ? Tiền tố: 1 = mono 2 = Di 3 = Tri 4 = Tetra 5 = Penta Cho học sinh thảo luận nhóm hoàn thành bài tập. Đại diện phát biểu, nhóm khác bổ sung tính tan, tỉ khối với không khí . Kể tính chất hoá học : Tác dụng với phi kim, kim loại, hợp chất. Đại diện nêu khái niệm phản ứng hoá hợp lấy ví dụ minh hoạ. Đại diện phát biểu, bổ sung. Đại diện phát biểu, bổ sung. Nghe giáo viên thuyết trình về tiền tố. Thảo luận nhóm hoàn thành bài tập. I. Tính chất của oxi: a. Tính chất vật lí: chất khí ít tan trong nước, nặng hơn không khí (d = 32 / 29) b. Tính chất hoá học: 3 t/c (xảy ra ở nhiệt độ cao) - Tác dụng với phi kim: S, P, C tạo oxit axit. S + O2 SO2 P + O2 P2O5 C + O2 CO2 - Tác dụng với kim loại: Fe, Na, K, Zn,…tạo oxit bazơ : 3Fe + 2O2 Fe3O4 2Zn + O2 ® 2ZnO … - Tác dụng với hợp chất: CH4, C2H4, … tạo CO2 và H2O: CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O C2H4 + O2 2CO2 +H2O * Khái niệm phản ứng hoá hợp : Là PƯHH , trong đó có 1 sản phẩm được sinh ra từ hai hay nhiều chất ban đầu. Vd: 2Na + O2 à 2Na2O 2. Oxit : là hợp chất 2 nguyên tố , trong đó có 1 nguyên tố là oxi. a. Phân loại : có 2 loại : - Oxit bazơ : là oxit của kim loại và tương ứng với 1 bazơ. Vd Fe2O3, ZnO, CuO, K2O.. - Oxit axit: là oxit của phi kim và tương ứng với 1 axit. Vd : CO2, P2O5, N2O5, SO2, CO2,… b. Gọi tên: - Tên oxit bazơ = tên kim loại + Oxit (kèm theo hoá trị - nếu k.loại có nhiều hoá trị) Vd: ZnO: kẽm oxit CuO: đồng (II) oxit Al2O3 : nhôm oxit Fe2O3 : sắt (III) oxit FeO : sắt (II) oxit - Tên oxit axit = tên phi kim + oxit (kèm tiền tố chỉ số ntử phi kim) (kèm tiền tố chỉ số ntử oxi - nếu có) Vd: CO : cacbon oxit CO2 : Cacbon di oxit SO2 : Lưu huỳnh di oxit SO3 : Lưu huỳnh tri oxit P2O3 : Di photpho tri oxit P2O5 : Di photpho pentan oxit N2O5 : Di nitơ pentan oxit III. Bài tập áp dụng: Bài 1 Đốt cháy 6,2 g photpho trong bình chứa 7,84 lit oxi (đktc). Hãy cho biết sau khi cháy: a) Photpho hay oxi chất nào còn dư & khối lượng là bao nhiêu ? b) Chất nào được tao thành , khối lượng là bao nhiêu ? Bài 2 Trong phòng thí nghiệm khi đốt sắt cháy trong lọ oxi ở nhiệt độ cao được oxit sắt từ ( Fe3O4). Tính số g sắt & khí oxi cần dùng để điều chế được 2,32 g oxit sắt từ ? Số g kali pemanganat (KMnO4) cần dùng để điều chế được lượng oxi dùng cho phản ứng trên ? * Bổ sung một số bài trong bài luyện tập 4. Dặn dò: hoàn hành tiếp các PTHH còn lại Rút kinh nghiệm: Duyệt của tổ trưởng: Tuần 21 Tiết 5, 6 Ns: 28.1 Nd: 3.2 Bài 3: ñieàu cheá oxi – phaûn öùng phaân huyû Thaønh phaàn cuûa khoâng khí bbb¨aaa Mục tiêu: Kiến thức: Biết hệ thống lại các kiến thức về: Cách điều chế oxi trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. Khái niệm phản ứng phân huỷ, cho ví dụ minh hoạ Thành phần của không khí. Kỹ năng: rèn luyện kỹ năng: Điều chế, thu khí oxi bằng phương pháp đẩy nước. Tính toán theo PTHH Chuẩn bị: Giáo viên: Bảng con ghi nội dung đề các bài tập. Hoc sinh: tập, sgk hoá 8, sách bài tập hoá học 8. Phương pháp: đàm thoại, thuyết trình. Tiến trình dạy học: Nội dung: Điều chế, thu khí oxi, Khái niệm Phản ứng phân huỷ Thành phần của không khí. Các hoạt động yêu cầu học sinh thực hiện: Hoạt động của GV H.động của HS Nội dung Hãy cho biết phương pháp điều chế oxi trong phòng thí nghiệm ? Viết PƯHH minh hoạ ? Cách thu khí oxi ? Dựa vào tính chất vật lí nào chúng ta có phương thu oxi như vậy Cách sx oxi trong công nghiệp ? Nêu khái niệm phản ứng phân huỷ ? lấy ví dụ minh hoạ ? Hãy nêu điểm khác nhau giữa PƯPH với PƯHH ? Thuyết trình: không khí là một hỗn hợp khí. Hãy nhắc lại thành phần không khí theo thể tích ? Cách bảo vệ không khí tránh ô nhiễm ? Cho học sinh thảo luận nhóm hoàn thành bài tập. Đại diện phát biểu, nhóm khác bổ sung cách điều chế oxi trong PTN; viết PTHH . Đại diện nêu cách thu, cơ sơ khoa học của phương pháp. Đại diện nêu khái niệm phản ứng phân huỷ; lấy ví dụ minh hoạ. Đại diện phát biểu, bổ sung. Nghe giáo viên bổ sung, hoàn chỉnh nội dung . Nghe giáo viên thông báo về thành phần của không khí. Đại diện nhắc lại thành phần của không khí theo thể tích. Thảo luận nhóm hoàn thành bài tập. I. Điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm: Nhiệt phân thuốc tím (kalipemanganat - KMnO4) ; Kali clorat (KClO3) * Phương trình phản ứng: 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2 ­ 2KClO3 2KCl + 3O2 ­ Thu khí: 2 cách: + Đẩy không khí (do O2 nặng hơn không khí), + Đẩy nước (O2 ít tan trong nước). * Sản xuất oxi trong công nghiệp: Hoá lỏng không khí Điện phân nước bằng dòng điện một chiều: 2H2O 2H2 + O2 II. Phản ứng phân huỷ: Phản ứng phân huỷ là PƯHH trong đó một chất sinh ra 2 hay nhiều chất mới. Ví dụ : 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2 2KClO3 2KCl + 3O2 CaCO3 CaO + CO2 2H2O 2H2 + O2 III. Thành phần của không khí : Không khí là một hỗn hợp khí. Thành phần theo thể tích của không khí là : + 78 % khí nitơ, + 21 % khí oxi, (tương ứng 1/5) + 1 % các khí khác như : hơi nước, khí cacbonic, khí hiếm (Ne, Ar,…), bụi, khói. IV. Bài tập áp dụng: Bài 1 Cho các chất sau: CuSO4; KClO3; CaCO3; KMnO4; H2O; K2SO4; HgO. a) Chất nào dùng để điều chế oxi ? Viết PTHH minh hoạ (cho biết điều kiện pứ) ? b) Phản ứng điều chế khí oxi thuộc loại phản ứng nào ? Tại sao ? Bài 2 Dùng 3,2 kg khí oxi để đốt cháy hoàn toàn khí axetilen (C2H2) ở đktc thì thu được bao nhiêu m3 khí axetilen ? Bài 3 Đốt cháy hoàn toàn 5,4 g nhôm. Tính thể tích khí oxi cần dùng ? Tính số gam KMnO4 cần dùng để điều chế được lượng oxi dùng cho phản ứng trên ? Dặn dò: hoàn hành tiếp các PTHH còn lại Rút kinh nghiệm: Duyệt của tổ trưởng: Tuần 22 Tiết 7, 8 Ns: 5.2 Nd: 10.2 Bài 4: luyeän taäp. bbb¨aaa Mục tiêu: Kiến thức: Củng cố hệ thống hoá các kiến thức trong chương 4 về: khí oxi, không khí, oxit, sự oxi hoá, phản ứng hoá hợp, phản ứng phân huỷ. Kỹ năng: rèn kỹ năng tính toán hoá học liên quan đến khí oxi. Chuẩn bị: Giáo viên: Bảng con ghi nội dung đề các bài tập. Hoc sinh: tập, sgk hoá 8, sách bài tập hoá học 8. Phương pháp: đàm thoại, thuyết trình. Tiến trình dạy học: Nội dung: Điều chế, thu khí oxi, Khái niệm Phản ứng phân huỷ Thành phần của không khí. Các hoạt động yêu cầu học sinh thực hiện: Hoạt động của GV H.động của HS Nội dung Hãy nêu tính chất hoá học của oxi ? Viết PƯHH minh hoạ ? Thế nào là sự oxi hoá ? Viết PTHH ? Cách điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm ? Cách thu khí oxi ? Viết PTHH minh hoạ ? Nêu sự khác nhau giữa phản ứng phân huỷ với phản ứng hoá hợp? Lấy ví dụ minh hoạ Oxit là gì ? Có mấy lại ? Đó là gì ? Nêu đặc điểm khác nhau giữa oxit axit và oxit bazơ ? Lấy ví dụ minh hoạ Cách gọi tên oxit axit và oxit bazơ ? Hãy nêu thành phần của không khí ? Phân biệt sự cháy và sự oxi hoá chậm ? Đại diện phát biểu, nhóm khác bổ sung tính chất hoá học của oxi; Viết PTHH . Đại diện phát biểu, bổ sung . Đại diện nêu cách thu, cơ sơ khoa học của phương pháp. Viết PTHH minh hoạ ? Đại diện nêu so sánh phản ứng phân huỷ với phản ứng hoá hợp; lấy ví dụ minh hoạ. Đại diện phát biểu, bổ sung. Đại diện nêu sự khác nhau giữa oxit axit và oxit bazơ. Nêu điểm khác nhau trong gọi tên. Đại diện phát biểu, bổ sung I. Kiến thức cần nhớ: 1) Tính chất của oxi : Tính chất hoá học: khí oxi là 1 đơn chất phi kim có tính oxi hoá mạnh, đặc biệt ở nhiệt độ cao dể dàng tham gia phản ứng với nhiều phi kim (P, S, C), kim loại (Fe, Zn,…) và hợp chất (CH4, C2H2). Viết PTHH: S + O2 SO2 4P + 5O2 2P2O5 C + O2 CO2 3Fe + 2O2 Fe3O4 CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O Sự o.hoá là sự tác dụng của oxi với 1 chất. S + O2 SO2 4P + 5O2 2P2O5 C + O2 CO2 2) Điều chế oxi: Nguyên liệu: điều chế oxi phòng thí nghiệm: KMnO4, KClO3. Ví dụ: PTHH 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2 2KClO3 2KCl + 3O2 Thu khí oxi: đẩy nước và đẩy không khí. 3) Phân biệt phản ứng hoá hợp và phản ứng phân huỷ: Phản ứng hoá hợp: Là PƯHH tr.đó chỉ có 1 chất mới được tạo thành từ 2 hay nhiều chất b.đầu. Ví dụ: 4P + 5O2 2P2O5 Phản ứng phân huỷ: Là PƯHH trong đó chỉ có 1 chất sinh ra 2 hay nhiều chất. Ví dụ: CaCO3 CaO + CO2 4) Khái niệm oxit: oxit là hợp chất 2 ng.tố trong đó có 1 nguyên tố là oxi; * Phân loại oxit – Gọi tên: có 2 loại: Oxit axit: thường là oxit của phi kim và tương ứng với 1 axit. Tên oxit axit = tên phi kim + oxit (Kèm theo tiền tố chỉ (kèm tiền tố chỉ số ng. tử oxi) sồ ntử phi kim) * Tiền tố (tiếp đầu ngữ) : chỉ số nguyên tử : di – 2 ; tri – 3 ; tetra – 4 ; penta – 5 Vd: Tên oxit ….. axit tương ứng : CO2 : Cacbon dioxit – H2CO3  P2O5: Diphotphopentaoxit – H3PO4 SO2: lưu huỳnh dioxit – H2SO3… SO3: lưu huỳnh tri oxit – H2SO4… Oxit bazơ: là oxit của kim loại và tương ứng với 1 bazơ. Tên oxit bazơ = tên kim loại + oxit (Kèm theo hoá trị – nếu kim loại nhiều hoá trị) Vd: Tên oxit …… bazơ tương ứng : Na2O : Natri oxit – NaOH… CaO : Canix oxit – Ca(OH)2 … FeO: sắt (II) oxit – Fe(OH)2 … Fe2O3: sắt (III) oxit – Fe(OH)3 … 5) Thành phần không khí theo thể tích là: 78% khí nitơ, 21% khí oxi, 1% khí khác. 6) Sự cháy và sự oxi hoá chậm Sự cháy là sự oxi hoá có toả nhiệt và phát sáng Sự oxi hoá chậm là sự oxi hoá có toả nhiệt nhưng không phát sáng. II. Bài tập áp dụng: Gọi tên các oxit sau: FeO, SO2, K2O, N2O5 và cho biết thuộc loại oxit nào ? Lập PTHH các sơ đồ phản ứng sau và cho biết chúng thuộc loại phản ứng nào ? H2 + O2 ® H2O c) BaCO3 ® BaO + CO2 N2O5 + H2O ® HNO3 d) CaO + SO2 ® BaSO3 Tính khối lượng của lưu huỳnh khi đốt chất này trong 2,24 (l) khí oxi (đktc) ? Tính thể tích của khí CO2 sinh ra (đktc) khi nhiệt phân 200 (g) CaCO3 thu được CaO và khí CO2. Tính khối lượng khí cacbonic sinh ra trong mỗi trường hợp sau: Khi đốt 0,3 mol cacbon trong bình chứa 4,48 (l) khí oxi (ở đktc) Khi đốt 6 (g) cacbon trong bình chứa 13,44 (l) khí oxi (ở đktc) Dặn dò: Hoàn hành tiếp các PTHH còn lại Rút kinh nghiệm: Duyệt của tổ trưởng: Tuần 23 Tiết 9, 10 Ns: 20.2 Nd: 3. 3 Bài 6. Tính chaát – öùng duïng cuûa hidro bbb¨aaa Mục tiêu: Kiến thức: Nêu được tính chất vật lí của khí hidro. Viết được PTHH minh hoạ các tính chất hoá học của hidro, Kỹ năng: củng cố kĩ năng tính toán hoá học liên quan đến khí hidro. Chuẩn bị: Giáo viên: Bảng con ghi nội dung đề các bài tập. Hoc sinh: tập, sgk hoá 8, sách bài tập hoá học 8. Phương pháp: đàm thoại, thuyết trình. Tiến trình dạy học: Nội dung: Tính chất vật lí của hidro Tính chất hoá học của hidro. Bài tập áp dụng Các hoạt động yêu cầu học sinh thực hiện: Hoạt động của GV H.động của HS Nội dung Hãy nêu tính chất vật lí của hidro ? Hãy nêu tính chất hóa học của hidro ? Viết PƯHH minh hoạ ? Tại sao nói hidro có tính khử ? Lấy vd về tính khử của hidro. Yêu cầu hs hoàn thành các PTHH. Có phải khí hidro khử được tấc cả mọi oxit của kim loại ? Nêu ứng dụng của hidro trong đời sống và sản xuất ? Đại diện phát biểu, nhóm khác bổ sung tính chất vật lí Đại diện phát biểu, bổ sung.Viết PTHH Đại diện nêu tính khử của hidro; kết luận về tính chất hóa học của hidro. Đại diện phát biểu, bổ sung. Khí hidro chỉ khử một số oxit kim loại. Đại diện phát biểu, bổ sung I. Tính chất vật lí: Khí hidro là chất khí không màu không mùi, không vị. Là khí nhẹ nhất trong các khí, tan rất ít trong nước. II. Tính chất hoá học: 1. Tác dụng với oxi: 2H2 + O2 2H2O Hỗn hợp khí hidro và oxi là hỗn hợp nổ khi trộn theo tỉ lệ 2:1. 2. Tác dụng với đồng (II) oxit: CuO + H2 Cu + H2O. (r) (k) (r) (h) H2 đã chiếm O trong hợp chất CuO. Hidro có tính khử. 3. Kết luận: Ở nhiệt độ thích hợp, khí hidro có tính khử: H không chỉ kết hợp được với đơn chất oxi mà còn kết hợp được nguyên tố oxi trong hợp chất (oxit kim loại). VD: H2 + FeO Fe + H2O 3H2 + Fe2O3 2Fe + 3H2O III. Ứng dụng: của hidro: Nhiên liệu cho động cơ tên lửa, ô tô, đèn xì hàn cắt kim loại Nguyên liệu để sản xuất amoniac (NH3), axit, hợp chất hữu cơ. Làm chất khử để điều chế một số kim loại từ oxit của chúng. Bơm vào khí cầu, bóng thám không,… II. Bài tập áp dụng: Dùng khí hidro khử 480 gam đồng (II) oxit. Hãy: Hãy tìm số gam đồng thu được ? Tính thể tích khí hidro ở đktc cần dùng ? Khử 2,17 gam thủy ngân (II) oxit bằng khí hidro. Hãy: Tính khối lượng thủy ngân thu được ? Tính số mol và thể tích khí hidro ở đktc cần dùng ? Dùng khí hidro khử sắt (III) oxit thành sắt. Tính thể tích khí hidro (ở đktc) cần dùng để điều chế 35 gam sắt ? Có 4 bình đựng riêng biệt các khí sau: không khí, khí oxi, khí hidro, khí cacbonic. Bằng cách nào có thể nhận biết các chất khí trong mỗi lọ. Giải thích và viết các phương trình hóa học (nếu có) ? Dặn dò: Hoàn hành tiếp các bài tập còn lại (nếu chưa xong) Rút kinh nghiệm: Duyệt của tổ trưởng: Tuần 24 Tiết 11, 12 Ns: 20.2 Nd: 3.3 oân taäp – kieåm tra bbb¨aaa Mục tiêu: Kiến thức: Phân biệt được phản ứng hóa hợp với phản ứng phân hủy; các tính chất vật lí, hóa học, cách điều chế oxi, hidro. Thực hiện được các bước tính toán theo PTHH với các đơn chất oxi, hidro. Kỹ năng: Rèn kỹ năng lập tính toán theo PTHH. Chuẩn bị: Bảng con ghi nội dung đề bài kiểm tra. Phương pháp: Đàm thoại + Thuyết trình. Tiến trình dạy học: Nội dung: Ôn tập. Kiểm tra. Các hoạt động yêu cầu học sinh thực hiện: Hoạt động của GV H.động của HS Nội dung Hãy nêu điểm giống và khác nhau trong tính chất vật lí của oxi so với hidro ? Từ điểm khác nhau trong tỉ khối với không khí chúng ta có cách thu khí này khi đẩy không khí như thế nào ? Nêu các tính chất hóa học của khí oxi, hidro. Cách điều chế oxi trong phòng thí nghiệm ? Nêu điểm khác nhau của phản ứng hóa hợp với phản ứng phân hủy ? Lấy ví dụ minh họa ? Hướng dẫn học sinh cách xác định: + Phản ứng oxi hóa khử + Phản ứng thế. Lấy ví dụ minh họa cho từng loại phản ứng. Yêu cầu hs thảo luận nhóm, đai diện phát biểu bổ sung hoàn chỉnh nội dung Nêu các phương pháp thu khí. So sánh Thảo luận nhóm hoàn thành tính chất hóa học. Đại diện phát biểu, bổ sung. Nêu số lượng chất tham gia và sản phẩm trong từng loại phản ứng. Tìm hiểu 2 loại phản ứng oxi hóa khử và phản ứng thế. Đại diện lập PTHH các phản ứng trên. 1) Tính chất, ứng dụng của hidro, oxi: * Tính chất vật lí: giống nhau: ít tan trong nước, không màu, … Oxi: nặng hơn không khí ® thu bặng cách úp ống nghiệm (đẩy không khí) Hidro: nhẹ hơn không khí ® thu bặng cách ngửa ống nghiệm (đẩy không khí) * Tính chất hóa học: Oxi: tác dụng với: hidro, S, P, C, Fe, CH4, Hidro: Tác dụng với: oxi, một số oxit của kim loại như: CuO, Fe2O3, HgO, PbO, … * Điều chế: Oxi: (trong phòng thí nghiệm) từ những hợp chất chứa oxi nhiều oxi: KMnO4, KClO3 . 2) Phân biệt các loại phản ứng: * Phản ứng hoá hợp 4P + 5O2 2P2O5 * Phản ứng phân hủy CaCO3 CaO + CO2 * Phản ứng oxi hóa khử. H2 + CuO H2O + Cu 3CO + Fe2O3 2Fe + 3CO2 * Phản ứng thế. 2HCl + Zn ® ZnCl2 + H2 CuSO4 + 2Ag ® Ag2SO4 + Cu 3. Tính theo PTHH với hidro: Hướng dẫn học sinh hai bài tập Bài 1. Khử 12 gam sắt (III) oxit bằng khí hidro. Thể tích khí hidro (ở đktc) cần đùng là bao nhiêu ? Khối lượng sắt thu được là bao nhiêu ? Bài 2. Người ta điều chế được 24 g đồng bằng cách dùng khí hidro khử đồng (II) oxit a) Tính khối lượng CuO cần dùng ? b) Cần dùng bao nhiêu lit hidro (ở đktc) ? ĐỀ BÀI KIỂM TRA 30’: Lập PTHH và phân loại các PƯHH sau: (5 điểm) a) Ca + O2 ® CaO d) H2 + CuO Cu + H2O b) HgO Hg + O2 d) AgNO3 + Cu ® Cu(NO3)2 + Ag c) CO + O2 CO2 Bài 2. Người ta điều chế được 48 g đồng bằng cách dùng khí hidro khử đồng (II) oxit a) Tính khối lượng CuO cần dùng ? b) Cần dùng bao nhiêu lit hidro (ở đktc) ? Đáp án: Bài 1. (5 điểm) Có 5 phương trình hoá học x 1đ / PTHH Chọn hệ số đúng, viết cao bằng CTHH 0,5 đ CTHH viết không chính xác trừ 0,25 đ Gọi tên loại phản ứng đúng 0,5 đ Bài 2. (5 điểm) a) Số mol của 48 g Cu: nCu = = = 0,75 (mol) 1 đ PTHH: H2 + CuO Cu + H2O 0,75 0,75 mol => nCuO = 0,75 mol 1 đ Khối lượng CuO cần dùng: mCuO = 0,75 . 80 = 60 (g) 1 đ b) Số mol H2: nH2 = nCu = 0,75 (mol) 1 đ Thể tích khí hidro cần dùng ở đktc: vH2 = n . 22,4 = 0,75 . 22,4 = 16,8 (l) 1 đ Rút kinh nghiệm: Duyệt của tổ trưởng

File đính kèm:

  • docBam sat- hoc ki 2.doc
Giáo án liên quan