Chủ đề IV: Thế giới động vật (thời gian thực hiện: 4 tuần)

 

I. MỤC TIÊU:

1. Phát triển thể chất

- Thực hiện tự tin và một số vận động cơ bản: bò, trườn, trèo, chạy nhảy, tung, bắt .

- Phát triển khéo léo đôi bàn tay: xếp, xé nhỏ.

- Có thói quen hành vi vệ sinh trong ăn uống và giữ gìn an toàn khi tiếp xúc với con vật.

- Biết ích lợi của một số món ăn bắt nguồn từ thịt, cá đối với sức khoẻ con người

2. Phát triển nhận thức

- Biết so sánh để thấy được sự giống nhau và khác nhau của các con vật quen thuộc gần gũi qua một số đặc điểm của chúng

- Biết được ích lợi cũng như tác hại của chúng đối với đời sống con người

- Biết mối quan hệ đơn giản giữa con vật với môi trường sống(thức ăn, sinh sản, vận động.) của các con vật

- Có một số kỹ năng đơn giản về chăm sóc con vật gần gũi

- Biết so sánh kích thước, hình dạng, màu sắc. thông qua các con vật.

3. Phát triển ngôn ngữ

- Biết sử dụng các từ chỉ tên gọi các bộ phận và một số đặc điểm nổi bật rõ nét của một số con vật gần gũi

- Biết nói lên những điều trẻ biết, quan sát nhận xét được, biết trao đổi thảo luận với nhau.

- Nghe, kể lại truyện về một số con vật gần gũi( qua tranh ảnh, quan sát các con vật)

- Biết xem sác tranh ảnh về các con vật.

4. Phát triển thẩm mĩ.

- Thể hiện cảm xúc qua các bài hát, vận động theo nhạc, trò chơi nói về các con vật

- Được nghe và hát các bài hát dân ca nói về các con vật

- Làm các sản phẩm tạo hình có bố cục cân đối, màu sắc hài hoà qua vẽ nặn, cắt, xé, dán, xếp hình về các con vật theo ý thích

 

 

doc59 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1380 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Chủ đề IV: Thế giới động vật (thời gian thực hiện: 4 tuần), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề iv thế giới động vật Thời gian thực hiện: 4 tuần từ ngày 17/12/2012 - 11/01/2013 I. Mục tiêu: 1. Phát triển thể chất - Thực hiện tự tin và một số vận động cơ bản: bò, trườn, trèo, chạy nhảy, tung, bắt ... - Phát triển khéo léo đôi bàn tay: xếp, xé nhỏ... - Có thói quen hành vi vệ sinh trong ăn uống và giữ gìn an toàn khi tiếp xúc với con vật. - Biết ích lợi của một số món ăn bắt nguồn từ thịt, cá đối với sức khoẻ con người 2. Phát triển nhận thức - Biết so sánh để thấy được sự giống nhau và khác nhau của các con vật quen thuộc gần gũi qua một số đặc điểm của chúng - Biết được ích lợi cũng như tác hại của chúng đối với đời sống con người - Biết mối quan hệ đơn giản giữa con vật với môi trường sống(thức ăn, sinh sản, vận động...) của các con vật - Có một số kỹ năng đơn giản về chăm sóc con vật gần gũi - Biết so sánh kích thước, hình dạng, màu sắc... thông qua các con vật. 3. Phát triển ngôn ngữ - Biết sử dụng các từ chỉ tên gọi các bộ phận và một số đặc điểm nổi bật rõ nét của một số con vật gần gũi - Biết nói lên những điều trẻ biết, quan sát nhận xét được, biết trao đổi thảo luận với nhau. - Nghe, kể lại truyện về một số con vật gần gũi( qua tranh ảnh, quan sát các con vật) - Biết xem sác tranh ảnh về các con vật. 4. Phát triển thẩm mĩ. - Thể hiện cảm xúc qua các bài hát, vận động theo nhạc, trò chơi nói về các con vật - Được nghe và hát các bài hát dân ca nói về các con vật - Làm các sản phẩm tạo hình có bố cục cân đối, màu sắc hài hoà qua vẽ nặn, cắt, xé, dán, xếp hình về các con vật theo ý thích 5. Phát triển tình cảm- xã hội. - Yêu thích các con vật nuôi - Có ý thức bảo vệ môi trường sống và các con vật quý hiếm - Biết bảo vệ chăm sóc các con vật nuôi gần gũi trong gia đình. - Quý trọng người chăn nuôi - Thể hiện tình cảm của mình đối với con vật qua các góc chơi - Tập cho trẻ một số phẩm chất và kỹ năng sống phù hợp: mạnh dạn, tự tin, có trách nhiệm với công việc được giao * Chuẩn bị: - Tranh minh hoạ: + Con vật nuôi trong gia đình:gà, lợn, ngan, ngỗng... + Con vật sống trong rừng: voi, hổ, báo, gấu, khỉ... + Con vật sống dưới nước: tôm, cua, ốc, ếch, cá... + Côn trùng: ong, bướm, chuồn chuồn, chim,... - Con vật thât phù hợp không gây nguy hiểm cho trẻ: gà, mèo, chim,... - Vật liệu để trẻ tạo hình các con vật: lá, rơm, vỏ trứng... - Tranh có các ký hiệu để trẻ kể truyện sáng tạo,.. - Đồ dùng phục vụ môn học: thang TD, con giống học toán, các khối... II. Mạng nội dung 2. Động vật sống dưới nước -Tên gọi của các con vật khác nhau - Đặc điểm nổi bật, sự giống nhau khác nhau về cấu tạo, môi trường sống, thức ăn, thói quen kiếm mồi... - Mối quan hệ giữa môi trường sống với cấu tạo và vận động 1. Động vật nuôi trong gia đình - Tên gọi - Đặc điểm nổi bật, sự giống nhau khác nhau của một số con vật - Mối quan hệ giữa cấu tạo của con vật với môi trường sống, với vận động cách kiếm ăn - Quá trình phát triển - Cách tiếp xúc với con vật an toàn và giữ vệ sinh - Cách chăm sóc và bảo vệ động vật - ích lợi của vật nuôi đối với đời sống Động vật 4. Côn trùng - Tên gọi, đặc điểm nổi bật, sự giống nhau khác nhau giữa một số côn trùng - chim: cấu tạo, màu sắc, vận động, thức ăn, thói quen, kiếm mồi - ích lợi/ tác hại - Bảo vệ hay diệt trừ. 3. Động vật sống trong rừng -Tên gọi của các con vật khác nhau - Đặc điểm nổi bật, sự giống nhau khác nhau của một số con vật - Quá trình phát triển - ích lơi/ tác hại của một số con vật - Mối quan hệ giữa môi trường sống với cấu tạo và vận động, tiếng kêu thức ăn với thói quen của một số con vật - Nguy cơ tuyệt chủng của một số loài vật quý hiếm cần bảo vệ. III. Mạng hoạt động. 1. Phát triển thể chất * GDDD và sức khoẻ: - Tìm hiểu về giá trị dinh dưỡng của các thực phẩm có nguồn gốc từ động vật - Quan sát các món ăn được chế biến từ thực phẩm có nguồn gốc từ động vật. - Vệ sinh trong ăn uống - Trò truyện, thảo luận về những mối nguy hiểm khitiếp xúc với các con vật , cách đề phòng và tránh * PTVĐ - Ném đích ngang, nhảy qua suối nhỏ. Ném xa bằng 2 tay. Nhảy khép và tách chân, tung và bắt bóng. - TCVĐ: Cáo và thỏ, Chìm nổi.... 2. Phát triển nhận thức. *KPKH: - Trò chuyện, so sánh , phân biệt một số con vật gần gũi: ích lợi, tác hại, của nó đối với đời sống con người. - Tìm hiểu, phân loại, so sánh các con vật theo môi trường sống về thức ăn cách sinh sản - Thực hành chăm sóc các con vật nuôi * Toán: - So sánh to nhỏ. Ôn hình vuông, tròn, tam giác, xêp xen kẽ 1-1. So sánh hình dạng, kích thước, màu sắc các con vật. động vật 3. Phát triển ngôn ngữ. - Trò chuyện mô tả các bộ phận và một số đặc điểm nổi bật , rõ nét của một số con vật gần gũi. - Thảo luận kể lại những điều đã thấy và quan sát được từ con vật LQVH: - Nghe, kể truyện về các con vật: chuyện về loài Voi, Cá Chép con, Chú gà trống kiêu căng… Đọc thơ: Vè loài vật, Đàn gà con, Kiến tha mồi, Đồng dao... - Nghe và giải câu đố về các con vật... - Xem tranh, ảnh, sách, báo về các con vật 4. Phát triển thẩm mĩ. *Tạo hình: - Vẽ, tô màu, nặn, cắt, xé dán các con vật theo ý thích - Làm đồ chơi từ các nguyên vật liệu tự nhiên * ÂN: - Hát và vận động phù hợp theo nhạc các bài hát có nội dung về các con vật: Chú Voi con ở Bản Đôn, Vì sao con mèo rửa mặt, Cá vàng bơi, Xoay, xoay, xoay.... - Nghe: Tôm, cá, cua thi tài. Chim sáo….. Các bài hát dân ca: Thật đáng chê, Lý con Khỉ, Chim bay…. - Chơi trò chơi ÂN: tiếng kêu của chú Mèo, Thỏ nghe hát nhảy vào chuồng,... 5. Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội. - Trò truyện về những con vật trẻ yêu thích - Làm trực nhật chăm sóc góc thiên nhiên - Lao động chăm sóc vườn trường góc TN - Trò truyện với người chăn nuôi cá, gà.. - Chơi phòng khám thú y, cửa hàng thực phẩm... - Tham quan sở thú Kế hoạch tuần 1. Vật nuôi trong gia đình. Thời gian thực hiện: 1 tuần từ 17- 21/12/ 2012. I. Mục đích- yêu cầu. 1. Kiến thức: - Trẻ gọi tên một số con vật gần gũi nuôi trong gia đình, nói được đặc điểm chính của chúng: sinh sản, thức ăn... - Quan sát, so sánh, nhận xét sự giống nhau và khác nhau giữa 2 con vật theo những dấu hiệu rõ nét - Biết phân nhóm các con vật theo các dấu hiệu đặc trưng về cấu tạo, sinh sản, thức ăn, nơi sống... - Biết mối quan hệ của chúng với môi trường sống - ích lợi của các con vật đối với đời sống của con người - Tập các động tác TDBS theo nhịp đếm - Biết tự vào góc chơi và phân vai chơi 2. Kỹ năng: - Có kỹ năng quan sát và tính ham hiểu biết - Có kỹ năng trong khi trả lời, trò truyện về các con vật - Chăm sóc các con vật - Kỹ năng khi tiếp xúc với các con vật - Kỹ năng giao tiếp với cô giáo và các bạn 3. Thái độ. - Yêu quý các con vật, mong muốn được chăm sóc, bảo vệ vật nuôi - Giữ vệ sinh sạch sẽ cho vật nuôi. - Chia sẻ tình cảm của mình với bạn II. Chuẩn bị. - Tranh ảnh, mô hình về các con vật - Vật thật - Đồ dùng phục vụ môn học. - Đồ dùng các góc chơi. III. Tổ chức hoạt động: Tên các hoạt động Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Đón trẻ - Phòng học thông thoáng, sạch sẽ - Cô bật nhạc các bài hát về chủ đề - Trò truyện với phụ huynh về tình hình của trẻ - Nhắc trẻ dán ảnh đúng nơi quy định Trò chuyện - Ai có thể kể xem trong gia đình nhà mình nuôi những con vật gì? - Đặc điểm chính của con vật đó là gì? ( thức ăn, sinh sản,...) - Chúng thuộc nhóm nào? ( gia cầm/ gia súc) - Chúng có ích lợi gì đối với đời sống của con người. Thể dục sáng - KĐ: Cho trẻ đi vòng tròn bắt chước dáng đi của một số con vật. - TĐ: + Hô hấp: làm động tác gà gáy. + Tay: tay đưa ra phía trước gập trước ngực + Lườn: tay chống hông đứng quay người sang 2 bên + Chân: nhấc cao đùi + Bật: bật tiến về trước. - Hồi tĩnh: làm động tác chim bay. Hoạt động học TD: Ném đích ngang, nhảy qua suối nhỏ KPKH: Vật nuôi trong gia đình Tạo hình: Vẽ những con vật đáng yêu trong gia đình Thơ " Đàn gà con" ÂN: Vì sao con Mèo rửa mặt Hoạt động ngoài trời - HĐ: Dạy trẻ làm trâu lá - TC: Mèo đuổi chuột - HĐ: Vẽ phấn trên sân trường về vật nuôi trong gia đình - TC: Chuyển trứng - HĐ:QS con trâu ( bò) - TC: Mèo đuổi chuột - Nhặt lá xếp hình con vật - TC: Chuyển trứng - HĐ: QS đàn gà - TC: Kiếm mồi Hoạt động góc * Trò chuyện: - Cô cho trẻ hát bài : “Một con vịt" - Cô trò chuyện về nội dung bài hát. - Cô giới thiệu các góc chơi. - Ai muốn vào góc PV chơi bác sĩ thú y khám bệnh và chữa bệnh cho các con vật, chơi chăn nuôi ... - Ai muốn vào góc HT sẽ xem tranh ảnh về các con vật, dùng thẻ chữ cái ghép thành tên các con vật... - Ai muốn vào góc TN chăm sóc vườn rau tươi, chăm sóc cây cảnh của sân trường... * Quá trình chơi: - Trẻ vào góc chơi, cô bao quát gợi ý cho trẻ tự nhận và phân vai chơi. Với trẻ còn lúng túng cô có thể giúp trẻ góc đó phân vai chơi Nhắc trẻ trong khi chơi phải đoàn kết không tranh giành đồ chơi của bạn, dán ảnh đúng góc chơi của mình. Muốn đổi góc chơi phải thoả thuận với bạn * Kết thúc: - Kết thúc cô nhận xét và cô yêu cầu trẻ cất đồ chơi. Hoạt động chiều - TC: Mèo đuổi chuột - LQBT “ Đàn gà con” - Chơi tự chọn theo góc. - TC: Mèo đuổi chuột - Truyện: chú gà trống kiêu căng - Chơi tự chọn - TC: Cáo ơi ngủ à - HĐ:Giải câu đố về con vật - Chơi tự chọn - Ôn thơ: Đàn gà con - Đọc đồng dao: Đi cầu đi quán. - Chơi tự chọn - TC: Chuyển trứng -Vệ sinh lớp học - Chơi tự chọn Hoạt động nêu gương * Nờu gương cuối ngày: - Cụ cựng trẻ hát bài “ Một con vịt” - Cụ cựng trẻ kể về những việc làm tốt trong lớp. - Cụ khen ngợi, tuyờn dương chung cả lớp. - Tặng cờ cho trẻ - Cho trẻ chơi trũ chơi nhẹ nhàng. * Nờu gương cuối tuần: - Cho trẻ nhắc lại việc làm tốt của trẻ trong ngày, cụ thưởng cờ cho trẻ. - Hỏi trẻ: “Hụm nay là thứ mấy (hoặc cho trẻ hỏt ...) - Cho trẻ nờu lại cỏc tiờu chuẩn bộ ngoan, cụ nhận xột chung và nờu gương bộ ngoan nổi bật trong tuần. - Cụ phỏt bộ ngoan cho trẻ - Liờn hoan văn nghệ - Nhắc nhở giao nhiệm vụ cho tuần sau Chơi tự chọn, vệ sinh trả trẻ. Kế hoạch ngày. Thứ hai ngày 17 tháng 12 năm 2012. I. Mục đích. - Trẻ biết dùng lực của cánh tay ném trúng bao cát vào đích nằm ngang - Trẻ biết đứng đúng thư thế, dùng lực của 2 bàn chân nhảy qua suối - Biết đưa tay ra sau lấy đà để ném, định hướng được đích ném - Biết phối hợp chân và tay, nhún chân nhảy mạnh qua suối. - Trẻ biết xé lá làm con trâu theo cô. - Trẻ có ý thức kỷ luật trong giờ học, hứng thú luyện tập II. Chuẩn bị. - 2 vòng thể dục tròn có R = 0,4cm - 2 vạch đích cách vòng từ 1,2 – 1,5 m, vẽ 2 đường thẳng song song có chiều rộng khoảng 30cm giả làm con suối. - Sân tập bằng phẳng - Đĩa nhạc các bài hát trong chủ đề, tivi, đầu video…. III. Tổ chức thực hiện. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Bổ sung 1Hoạt động hoc: “ Ném đích ngang, nhảy qua suối nhỏ” HĐ1: Gây hứng thú - Cô đố, cô đố “ Con gì đuôi ngắn tai dài Mắt hồng, lông mượt, có tài nhảy nhanh” Ngày xưa trong một khu rừng nọ…Vì vậy thỏ thường xuyên luyện tập TDTT giúp cho cơ thể khỏe mạnh để chống được mọi kẻ thù. Cô cho trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi HĐ2:BT PTC ĐTT: Chèo thuyền ( 3lx4n) ĐTC: Đứng kiễng chân ( 3lc4n) ĐTB: Gà mổ thóc (2lx4n) ĐT bật: bật tiến (2lx4n) Cho trẻ về 2 hàng ngang 2 bên sân tập HĐ3 VĐCB: “ Ném đích ngang nhảy qua suối nhỏ”. Nhờ chăm luyện tập thể dục mà cơ thể chú thỏ rất khỏe mạnh và nhờ trí thông minh mà thỏ đánh lừa được cá sấu. Mỗi khi con cá sấu há miệng ra chuẩn bị ăn thịt thỏ thì miệng của nó to khủng khiếp bằng cái vòng tròn này (đích ngang). Vì vậy chú thỏ đã nghĩ ra 1 bài luyện tập để ném cát vào miệng cá sấu. Các con có muốn ném như chú thỏ không? - Cô làm mẫu lần 1( không giải thích) - Lần 2: làm mẫu và phân tích TTCB: Chân trái bước sát vạch chuẩn, chân phải bước phía sau, tay phải cầm túi cát đưa thẳng ra phía trước khi có hiệu lệnh ném tay cầm bao cát đưa vòng xuống dưới, ra sau vòng lên cao và ném trúng đích. - Lần 3: làm mẫu và nhấn mạnh động tác. - Cô mời 2 trẻ lên làm thử Cho lần lượt 2 trẻ lên tập lần lượt cho đến hết (mỗi trẻ 2-3 lần). Cô chú ý sửa sai cho trẻ, động viên trẻ ném trúng đích - Mời 2-3 trẻ khá lên làm lại và nhắc tên VĐCB. HĐ4: TCVĐ “ nhảy qua suối nhỏ” Và ngoài ra chú thỏ còn nghĩ ra một bài tập nữa đề phòng khi đi qua suối nhỏ chẳng may gặp cá sấu BT” nhảy qua suối nhỏ” - Nhắc trẻ cách nhảy qua suối. - Nhận xét và tuyên dương trẻ HĐ5: Hồi tĩnh Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng vừa đi vừa hát “ trời nắng trời mưa” 2. Hoạt động ngoài trời. HĐ1: Dạy trẻ làm trâu lá Cầm mẫu cô làm sẵn đố trẻ: Cô có con gì? - Đây là con nghé đấy các con ạ - Con nghé được làm bằng gì? - Cô nhặt lá đa rụng làm nghé ọ đấy các con ạ. - Các con có muốn làm như cô không? Cô hướng dẫn trẻ cách làm Dùng 2 tay xé 2 bên lá làm sừng, lấy dây buộc lá lại…. Hướng dẫn thêm cho trẻ chưa biết làm. HĐ2: TC: Mèo đuổi chuột 3. Hoạt động chiều. HĐ1 : TC: Mèo bắt chuột Cho trẻ nói lại cách chơi và luật chơi. Cho trẻ chơi. HĐ2 : LQBT “ Đàn gà con” - Cô giới thiệu tên bài tên tác giả. - Cô đọc cho trẻ nghe 2 lần + Tranh. - Cô giảng nội dung bài thơ - Cô cho cả lớp đọc cùng cô 3 – 4 lần. - Cô chú ý sửa sai cho trẻ. - Nhận xét tuyên dương trẻ HĐ3 Chơi tự chọn. * Nêu gương cuối ngày * Vệ sinh trả trẻ - Đố gì, đố gì? - Con thỏ ạ - Trẻ đi vòng tròn, đi các kiểu về 3 hàng ngang - Trẻ tập theo cô - Trẻ về 2 hàng ngang - Trẻ lắng nghe cô - Có ạ - Trẻ xem cô làm mẫu - Trẻ lắng nghe cô và quan sát - Trẻ quan sát và lắng nghe - 2 trẻ lên làm thử - Trẻ lần lượt lên tập 2-3 trẻ lên tập và nhắc lại - Trẻ thực hiện - Nghe cô nhận xét - Trẻ đi lại nhẹ nhàng - Con trâu - Bằng lá ạ - Có ạ - Trẻ quan sát cô làm - Trẻ làm theo cô - Trẻ chơi. - Trẻ chơi - Trẻ lắng nghe - Trẻ đọc cùng cô - Trẻ lắng nghe cô - Trẻ chơi Đánh giá cuối ngày: ....................................................................................................................................... ........................................................................................................................................ ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Thứ ba ngày 18 tháng 12 năm 2012. I. Mục đích. - Trẻ biết tên, đặc điểm, lợi ích của một số con vật nuôi trong gia đình - So sánh sự giống và khác nhaucủa một số con vật nuôi - Biết phân nhóm con vật nuôi thành 2 nhóm gia súc và gia cầm - Biết 1 số công việc nuôi chăm sóc con vật. - Trẻ vẽ phấn trên sân trường các con vật nuôi trẻ thích, nói được ý tưởng của mình. - Trẻ hứng thú nghe cô kể truyện, nhớ tên các nhân vật trong truyện, hiểu nội dung câu truyện - Đánh giá được các nhân vật trong truyện. - Tích cực tham gia các hoạt động học tập và vui chơi II. Chuẩn bị. - Tranh ảnh, lôtô, đồ chơi các con vật - Câu đố bài hát về các vật nuôi - Con vật thật: gà, mèo - Phấn - Thìa, quả trứng - Tranh truyện III. Tiến hành: Hoạt của động cô Hoạt động của trẻ Bổ sung 1Hoạt động hoc: Vật nuôi trong gia đình - Gây hứng thú: cho trẻ hát bài " gà trống, mèo con và cún con" - Bài hát nói về những con vật gì? Đó là những con vật được nuôi ở đâu? Nhà cháu còn nuôi những con vật nào nữa? Cô cho trẻ xem tranh 1số con vật Ai có thể nói xem con vật đó có những đặc điểm gì? Con vật đó ăn gì? Nó có mấy chân? Nó đẻ ra trứng hay đẻ ra con? - Chia 3 nhóm mỗi nhóm có các lô tô, yêu cầu các nhóm chia con vật thành 2 nhóm theo ý của mình? Cho các nhóm nói ý tưởng của mình về cách chia? Cô chia như thế này chúng mình cùng xem nhé: + Nhóm gia cầm: gà, vịt, ngan, ngỗng( 2 chân, đẻ ra trứng) + Nhóm gia súc:chó, mèo, lợn, trâu, bò( 4 chân đẻ ra con) Cho trẻ chia các con vật thành nhóm gia súc và gia cầm. - Cô đặt câu đó về con vật nuôi trong gia đình. Con gì 2 cánh Mà lại biết bơi Ngày xuống ao chơi Đêm về đẻ trứng Là con gì? - Cô và trẻ bắt chước dáng đi của các con vật 2. Hoạt động ngoài trời. HĐ1: Vẽ phấn trên sân trường Chúng mình đã được làm quen các vật nuôi trong gia đình, ai có thể kể lại tên các con vật và đặc điểm của chúng? Chúng mình yêu quý con vật gì nhất sẽ vẽ lại con vật đó Cho trẻ nói ý tưởng của mình xem đang vẽ gì và vẽ như nào? Cho các bạn cùng tham quan sản phẩm của nhau. HĐ2 TC: Chuyển trứng Chia trẻ thành 2 nhóm xếp thành 2 hàng dọc dưới vạch chuẩn cách 2 vòng tròn 2m, mỗi trẻ đứng đầu cầm 1 cái thìa và 1 quả trứng. Khi có hiệu lệnh đặt trứng vào thìa cầm giơ tay thẳng đi về phía vòng tròn bước vào còng tròn và quay lại cũng đi như vậy, đưa cho bạn tiếp theo rồi đứng xuống cuối hàng , bạn thứ 2 đi như bạn thứ 1 lần lượt cho đến hết. Nhóm nào chuyển trứng xong trước và không bị rơi là thắng cuộc, nếu bị rơi nhặt lên đi tiếp, đội nào ítlần rơi hơn thì thắng cuộc. Cho trẻ chơi HĐ3 Chơi tự do. Cô gợi ý cho trẻ chơi. 3. Hoạt động chiều. HĐ1: TC: Mèo bắt chuột Cho trẻ nói lại cách chơi và luật chơi. Cho trẻ chơi. HĐ2: Truyện: Chú gà trống kiêu căng. Cô đọc câu đố: Đầu đội chiếc mũ Chân đi đôi giày vàng Cất cao giọng gáy vang Dục trời mau mau sáng Là con gì? Gà Trống gáy như nào? Vì tiếng gáy hay nên chú tự cho mình là số 1, nên chú phải mang biệt danh là " chú gà trống kiêu căng " đấy. Cô sẽ kể cho cả lớp cùng nghe. Cô kể lần 1: bằng lời Vừa cô kẻ cho cả lớp nghe truyện gì? Cô kể lần 2 kết hợp tranh - Giúp trẻ hiểu nội dung câu truyện Trong câu truyện có những nhân vật nào? Gà Trống Non đã nói về tiếng gáy của mình như nào? Đã bị ai phản đối? Ai đã mổ cho chú đau? Gà Trống Non đã hiểu ra điều gì? GD: phải biết khiêm tốn không được khoe khoang tự cao sẽ bị mọi người cười chê. + Kết thúc: cô kể kết hợp rối dẹt HĐ3 : Chơi tự chọn. Cô gợi ý cho trẻ chơi. * Nêu gương cuối ngày * Vệ sinh trả trẻ - Trẻ hát - gà, mèo, cún - trong gia đình - trẻ kể - suy nghĩ và trả lời - trẻ chia - trẻ nói - Trẻ chú ý - Trẻ chia - con vịt - Trẻ chơi - Trẻ nói - hứng thú vẽ - trẻ nói - trẻ xem - chú ý gnhe - hứng thú chơi - chơi theo ý trẻ - trẻ nói lại - hứng thú chơi - gà trống - trẻ làm động tác gà gáy - chú ý nghe - gà trống… - suy nghĩ và trả lời - Trẻ lắng nghe - hứng thú nghe - Trẻ vào góc chơi trẻ muốn. Đánh giá cuối ngày: ....................................................................................................................................... ........................................................................................................................................ ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Thứ tư ngày 19 tháng 12 năm 2012. I. Mục đích: - Trẻ dùng đường nét hình khối,... để vẽ các con vật yêu quý trong gia đình - Trẻ biết bố cục tranh hài hoà, đường nét phù hợp, màu sắc hợp lý - Trẻ hứng vẽ và nói được nội dung bức tranh trẻ vẽ - Trẻ QS con Trâu/ Bò nói lên những gì trẻ thấy về con vật, ích lợi của con vật đó đối với đời sống. - Trẻ hứng thú nghe cô đặt câu đố và tìm lời giải cho câu đố - Tích cực tham gia các hoạt động học tập và vui chơi. II. Chuẩn bị. - Giấy A4, sáp màu - Một số tranh tham khảo - Tranh vẽ con trâu/ bò - Câu đố III. Tiến hành: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Bổ sung 1. Hoạt động học Vẽ những con vật đáng yêu ( ĐT) - GHT: Cho trẻ hát và vận động bài " chú Mèo đáng yêu" Bài hát nói về con vật gì? Đó là con vật nuôi ở đâu? Trong gia đình còn có những con vật nào nữa? - Cô đã vẽ được những bức tranh về các con vật trong gia đình nhà cô chúng mình cùng xem nhé. Đây là con gì? Có đặc điểm gì? Cô vẽ như nào? - Cháu có muốn vẽ các con vật đáng yêu đó không? Cháu định vẽ con gì? Vẽ như nào? - Cho trẻ thực hiện. Cầm bút bằng tay nào? Khi vẽ vào giấy chúng mình phải căn đều tờ giấy không vẽ lệch về phía nào. Cô bao quát trẻ vẽ, với trẻ còn chậm cô đến và gợi ý giúp trẻ. - Trưng bày tranh- nhận xét. Cho trẻ treo tranh lên giá Cho trẻ nhận xét bình bài đẹp Cô nhận xét 2. Hoạt động ngoài trời. HĐ1: QS con trâu/ bò Cô cùng trẻ ra ngoài QS tranh ( vật thật) Đó là con gì? Có đặc điểm gì? Con vật ăn gì? Đẻ ra gì? Thuộc nhóm vật nuôi nào? ích lợi của chúng. GD trẻ biết chăm sóc vật nuôi. HĐ2: TC: Mèo đuổi chuột Cho trẻ nói lại cách chơi Cho trẻ chơi. HĐ3: Chơi tự do. Cô gợi ý cho trẻ chơi. 3. Hoạt động chiều. HĐ1: TC: Bẫy chuột. 1 nhóm làm chuột, 1 nhóm làm bẫy những cái bẫy rải khắp phòng cá chú chuột bò quanh chui qua chui lại vừa bò vừa kêu "chit, chít" khi có tín hiệu sập bẫy thì bạn là bẫy ngồi xuống "bắt chuột" con chuột nào bị chạm vào người coi như bị bắt phải ra ngoài 1 lần chơi, sau 2- 3 lần đổi vai chơi. Cho trẻ chơi. HĐ2: Giải câu đố về các con vật Cô đọc câu đố cho trẻ giải. HĐ3: Chơi tự chọn Cô gợi ý trẻ vào góc chơi trẻ muốn. * Nêu gương cuối ngày * Vệ sinh trả trẻ - Trẻ hát và vận động - Con mèo ạ - Trong gia đình - Con gà, con vịt, con trâu… - Trẻ xem tranh - Trẻ nói những gì trẻ thấy - Có ạ - Trẻ nêu ý tưởng của mình - Tay phải - Trẻ lắng nghe - Trẻ thực hiện - Trẻ treo tranh - Trẻ nhận xét - Chú ý nghe - Con trâu, con bò - Trẻ trả lời - Ăn cỏ - Ra con - Trong gia đình - Chú ý nghe - Trẻ nói lại - Chơi hứng thú - Chơi theo ý trẻ - Chú ý nghe - Chơi hứng thú - Trẻ hứng thú giải câu đố - Trẻ vào góc chơi trẻ muốn. Đánh giá cuối ngày: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Thứ năm ngày 20 tháng 12 năm 2012. I. Mục đích: - Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả, nội dung của bài. - Trẻ đọc thơ diễn cảm thể hiện được tính chất của bài, khi đọc không ngọng - Trẻ tự tin khi đứng lên đọc và trả lời câu hỏi. - Hiểu được nội dung bài thơ, biết được vẻ đẹp và sự đáng yêu của các chú gà con thông qua bài thơ. - Trẻ khéo léo khi chơi trò chơi. - Phát triển khả năng chú ý quan sát của trẻ - Giáo dục trẻ tình yêu đối với những con vật xung quanh, biết chăm sóc, bảo vệ những con vật nuôi trong gia đình. - Trẻ hứng thú thực hiện II. Chuẩn bị. - Tranh minh họa bài thơ - Sa bàn - Mũ gà mẹ, bài hát “ đàn gà con” - Mỗi trẻ một mũ gà con - Đồ dùng, đồ chơi các góc III. Tiến hành: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Bổ sung 1. Hoạt động học Thơ “ Đàn gà con”, TG: Phạm Hổ HĐ1: Gây hứng thú: Hát cho trẻ nghe bài hát “ đàn gà con” ( Duy Tiến) - Trong bài hát có con vật gì? - Nhà các con có nuôi gà không? HĐ2: Đọc thơ cho trẻ nghe Cô biết có một bài thơ rất hay viết về những chú gà thật đáng yêu đấy. Đó là bài thơ “ Đàn gà con” do Phạm Hổ sáng tác. - Cô đọc lần 1: Hỏi trẻ tên bài thơ, tên tác giả. - Cô đọc lần 2: Dùng tranh HĐ3: Đàm thoại - Bài thơ nói về con gì? - Đố các con biết gà mẹ đẻ ra trứng hay đẻ ra con? - Để cho những quả trứng nở thành con thì gà mẹ phải làm ntn? à để cho những quả trứng nở thành những chú gà con thì gà mẹ phải ấp trứng dưới cánh, dưới bụng của mình: “ Mười quả…. …….. thành chân” Nhờ sự ấp ủ của gà mẹ từ những quả trứng đã nở ra những chú gà con với những cái mỏ tí hon, cái chân bé xíu thật đáng yêu. - Mỏ của gà con ntn? - Cái chân thế nào? - Lông của chú gà ntn? Cô giải thích từ “mát dịu” - Các con thấy những chú gà con có đáng yêu không? Vậy khi ở nhà các con phải cho gà ăn uống, yêu quý và chăm sóc những con vật nuôi xung quanh chúng ta nhé. HĐ4: Dạy trẻ đọc thơ Đọc chậm cho trẻ đọc cùng (chú ý sửa sai khi trẻ đọc) - Gọi từng tổ đọc - Nhóm đọc - Nhóm bạn trai đọc - Nhóm bạn gái đọc

File đính kèm:

  • docTG dong vat 4T MG be.doc
Giáo án liên quan