I. Mục đích yêu cầu:
- Hình thành cho trẻ tình yêu thương và gắn bó với gia đình của mình.
- Trẻ hiểu được ý nghĩa của việc gia đình quây quần bên nhau vào cuối tuần.
- Trẻ biết quan tâm và giúp đỡ mọi người.
- Trẻ biết thể hiện tình cảm của mình đối với những người thân trong gia đình thông qua các hoạt động.
- Rèn luyện cho trẻ sự tự tin, mạnh dạn.
- Biết phối hợp cùng bạn khác trong các hoạt động.
II. Chuẩn bị:
- Tranh, hình ảnh về các buổi xum họp gia đình, bữa cơm cuối tuần.v
- Rổ đựng các nguyên vật liệu tạo hình.
- Đồ dùng: chén bát (nhựa), bình hoa, khăn bàn.v cho mỗi nhóm thi trang trí bàn ăn.
- Chuẩn bị đồ chơi các góc.
2 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 7919 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chủ đề: Ngày cuối tuần của gia đình tôi - Đề tài Xum họp cuối tuần (nhóm lớp: lá), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề: Ngày cuối tuần của gia đình tôi
Đề tài: Xum họp cuối tuần
Nhóm lớp: Lá
I. Mục đích yêu cầu:
- Hình thành cho trẻ tình yêu thương và gắn bó với gia đình của mình.
- Trẻ hiểu được ý nghĩa của việc gia đình quây quần bên nhau vào cuối tuần.
- Trẻ biết quan tâm và giúp đỡ mọi người.
- Trẻ biết thể hiện tình cảm của mình đối với những người thân trong gia đình thông qua các hoạt động.
- Rèn luyện cho trẻ sự tự tin, mạnh dạn.
- Biết phối hợp cùng bạn khác trong các hoạt động.
II. Chuẩn bị:
- Tranh, hình ảnh về các buổi xum họp gia đình, bữa cơm cuối tuần.v…
- Rổ đựng các nguyên vật liệu tạo hình.
- Đồ dùng: chén bát (nhựa), bình hoa, khăn bàn.v… cho mỗi nhóm thi trang trí bàn ăn.
- Chuẩn bị đồ chơi các góc.
III. Tiến Hành:
1. Hoạt động 1: Xum họp cuối tuần:
Khám phá tranh:
Cô chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 5-6 người.
Trên bảng là một bức tranh lớn, được che bởi nhiều mảnh giấy nhỏ ghép lại. Mỗi mảnh giấy có đánh số: từ một đến 5. Mảnh giấy ở trung tâm không được đánh số.
Các nhóm lần lượt chọn số cho nhóm mình. Cô đọc câu đố về đồ dùng trong gia đình tương ứng với từng số. Cả nhóm thảo luận để trả lời câu đố. Nếu trả lời đúng sẽ được gỡ mảnh giấy ra.
Sau khi các mảnh giấy có đánh số được gỡ ra hết sẽ hiện ra một bức tranh (vẫn còn bị che bởi mảnh giấy trung tâm).
Các nhóm thảo luận về nội dung bức tranh và chọn một bạn lên trình bày.
Sau khi các nhóm trình bày xong, cô gỡ mảnh giấy cuối cùng xuống cho trẻ quan sát toàn diện bức tranh và trò chuyện với trẻ về nội dung bức tranh:
- Tranh vẽ gì? Có những ai? Đang làm gì?
Hướng trẻ đến đề tài: xum họp cuối tuần trong gia đình.
2. Hoạt động 2: Gia đình của bé:
Sau khi cùng trò chuyện về đề tài: xum họp gia đình vào cuối tuần. Mối nhóm sẽ về góc theo số thứ tự của nhóm mình để lấy: Rổ đựng các hình trẻ đã tô màu, bút màu, kéo, keo dán, giấy màu, vật liệu trang trí.
Mỗi nhóm chọn một đề tài xum họp gia đình cuối tuần: bữa ăn cuối tuần, trò chuyện cuối tuần.v.v...Sau đó, trẻ dán các nhân vật và công việc vào tờ giấy lớn tạo thành một bức tranh.
Mỗi nhóm sẽ nói về bức tranh của nhóm mình.
Khuyến khích trẻ đóng vai để thể hiện đề tài.
Thời gian cho mỗi nhóm là 3-5 phút.
3. Hoạt động 3: Bữa tối cuối tuần.
Mỗi nhóm sẽ có: 1 khăn trải bàn, bát nhựa, ly, đĩa và một số hình thực phẩm được trẻ cắt từ báo trước đó, bình hoa, khăn ăn.v.v...
Mỗi nhóm sẽ đếm số người và cùng nhau sắp xếp bàn ăn cuối tuần theo số lượng người.
Thi xem nhóm nào chuẩn bị bàn ăn: đúng, nhanh và đẹp mắt.
4. Hoạt động 4: Hoạt động ngoài trời: Tổ chức siêu thị.
Chia các nhóm đi siêu thị mua hàng cho gia đình vào cuối tuần.
Dạy trẻ cách sử dụng giá trị của tiền (giấy), tương ứng với giá trị hàng hóa.
Chuẩn bị bàn tiệc gia đình.
5. Hoạt động 5: Hoạt động vui chơi trong lớp:
Góc tạo hình: trang trí các vật dụng trong gia đình và chuẩn bị đồ dùng cần thiết cho giờ học sau.
Tạo ra một số đồ dùng từ nguyên vật liệu mở.
Góc âm nhạc: hát múa bài: ba ngọn nến lung linh. Bố là tất cả…
Góc xây dựng: Xây dựng khu vui chơi trẻ em.
Góc bán hàng: phân vai: siêu thị bán đồ dùng gia đình
Góc học tập: sao chép chữ a, đồ chữ a, điền chữ a vào chỗ trống trong từ.
Góc gia đình: bày bàn tiệc cuối tuần
6. Hoạt động 6: Hoạt động chiều
File đính kèm:
- Chu de Gia dinh Xum hop cuoi tuan.doc