Chủ đề nhánh: Động vật sống dưới nước - Đề tài Bà còng đi chợ

Yêu cầu :

 - Cháu hát đúng nhạc, rõ lời, vận động đúng theo nhịp.

 - Rèn cháu kỹ năng gõ đúng nhịp .

 - Giáo dục cháu biết yêu thích các con vật . Ăn tôm ,cá có nhiều chất đạm.

*Chuẩn bị:

 - Tivi, đầu đĩa ,băng nhạc bài“Bà còng đi chợ”,“Chiều nay em đi câu cá”.

 - Các loại nhạc cụ ,mũ múa.( Đủ cho mỗi trẻ ).

*Tiến trình hoạt động :

I. Hoạt động mở đầu :

 - Cho trẻ xem băng hình về “Bà Còng”

 - Các con vừa xem gì đó?

 Đúng rồi đó các con, có bài hát gì về “Bà Còng” hôm trước cô đã dạy các con hát.

 - Vậy cô cháu mình cùng hát bài “Bà Còng đi chợ”.

 - Trẻ hát và nhún nhảy tự do về đội hình chữ u.

II. Hoạt động trọng tâm:

1/Hoạt động 1:Dạy vận động gõ đệm theo nhịp bài “Bà Còng đi chợ”.

 - Cháu nào giỏi cho cô biết vỗ tay theo nhịp là vỗ như thế nào?

 Đúng rồi vỗ tay theo nhịp là phách mạnh vỗ vào, phách nhẹ mở ra.

 - Cô làm mãu 3 lần.

 - Dạy trẻ thao tác vỗ tay 3 làn.

 - Cô hát và vỗ tay theo nhịp bài “Bà còng đi chợ” 1 lần.

 - Cho cả lớp hát và vỗ tay theo nhịp bài “Bà Còng đi chợ” 1 lần.(Cô chú ý sửa sai kịp thời cho trẻ)

 - Để đệm cho bài hát hay hơn mình phải dùng gì?

 

doc10 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 6574 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chủ đề nhánh: Động vật sống dưới nước - Đề tài Bà còng đi chợ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ngày tháng năm 2009 KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG Chủ đề nhánh : ĐỘNG VẬT SỐNG DƯỚI NƯỚC Đề tài : BÀ CÒNG ĐI CHỢ (Nhạc và lời: Phạm Tuyên) Nghe :Chiều nay em đi câu cá. Vận động theo nhịp. Trò chơi : Đoán tên bạn hát. *Yêu cầu : - Cháu hát đúng nhạc, rõ lời, vận động đúng theo nhịp. - Rèn cháu kỹ năng gõ đúng nhịp . - Giáo dục cháu biết yêu thích các con vật . Ăn tôm ,cá có nhiều chất đạm. *Chuẩn bị: - Tivi, đầu đĩa ,băng nhạc bài“Bà còng đi chợ”,“Chiều nay em đi câu cá”. - Các loại nhạc cụ ,mũ múa.( Đủ cho mỗi trẻ ). *Tiến trình hoạt động : I. Hoạt động mở đầu : - Cho trẻ xem băng hình về “Bà Còng” - Các con vừa xem gì đó? Đúng rồi đó các con, có bài hát gì về “Bà Còng” hôm trước cô đã dạy các con hát. - Vậy cô cháu mình cùng hát bài “Bà Còng đi chợ”. - Trẻ hát và nhún nhảy tự do về đội hình chữ u. II. Hoạt động trọng tâm: 1/Hoạt động 1:Dạy vận động gõ đệm theo nhịp bài “Bà Còng đi chợ”. - Cháu nào giỏi cho cô biết vỗ tay theo nhịp là vỗ như thế nào? Đúng rồi vỗ tay theo nhịp là phách mạnh vỗ vào, phách nhẹ mở ra. - Cô làm mãu 3 lần. - Dạy trẻ thao tác vỗ tay 3 làn. - Cô hát và vỗ tay theo nhịp bài “Bà còng đi chợ” 1 lần. - Cho cả lớp hát và vỗ tay theo nhịp bài “Bà Còng đi chợ” 1 lần.(Cô chú ý sửa sai kịp thời cho trẻ) - Để đệm cho bài hát hay hơn mình phải dùng gì? - Cháu đi lấy nhạc cụ. - Cả lớp dùng nhạc cụ hát và gõ đệm theo nhịp 2 lần. - Luân phiên tổ, nhóm, cá nhân.(Cô chú ý sửa sai cho cháu). 2/Hoạt động 2: Nghe hát “Chiều nay em đi câu cá”. - Cô hát lần 1 cháu chú ý nghe. - Câu cá về làm gì? - Canh chua ăn vào như thế nào? - Cô mở nhạc cho trẻ nghe và làm động tác minh hoạ. 3/Hoạt động 3: Trò chơi. Cho cháu chơi trò chơi đoán tên bạn hát. *Cách chơi :Một cháu đội mũ chóp che kín. Cô mời 1 trẻ hát và cháu đội mũ chóp sẽ đoán tên bạn hát. Đoán đúng cô tuyên dương. *Luật chơi : Đội mũ kín khi bạn hát. Cho cháu chơi 3-4 lần, cô nhận xét sau mỗi làn cháu chơi. III. Hoạt động kết thúc: - Cô nhận xét tiết học, tuyên dương trẻ. Nội dung đánh giá cuối ngày: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Thứ ngày tháng năm 2009 KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG Chủ đề nhánh : ĐỘNG VẬT SỐNG DƯỚI NƯỚC. Đề tài:NHẬN BIẾT SỐ LƯỢNG 4-ĐẾM ĐẾN 4. *Yêu cầu : - Cháu nhận biết số lượng 4 và đếm đến 4. - Rèn thao tác đồ dùng nhanh nhẹn và trả lời các câu hỏi rõ ràng, trọn câu. - Giáo dục cháu thu dọn đồ dùng sau khi học gọn gàng. *Chuẩn bị: - Đồ dùng của cô: Tivi, đầu máy, đĩa có cá, cua, tôm có số lượng 4. - Đồ dùng của cháu:Mỗi cháu có 1 đĩa đựng 5 đồ dùng có 5 cá, 5 tôm… - Mỗi trẻ có 1 thẻ bài có số lượng 4, 3, hoặc 2 con vật. - 4 hồ tôm, cua, cá có số lượng tương ứng với thẻ bài . *Tiến trình hoạt động: I. Hoạt động mở đầu : Nhạc “Cá vàng bơi”, trẻ hát theo và về đội hình chữ u. - Các con vừa hát xong bài hát về gì? II.Hoạt động trọng tâm: 1/Hoạt động 1: Cho trẻ nhận biết số lượng 4, đếm đến 4. - Cô có con gì đây? - Có mấy con cá? Cho cả lớp đếm đồng thanh. - Cô muốn được 4 con cá cô phải làm gì? - Để kiểm tra xem đủ 4 con cá không cô cháu ta cùng đếm nào. - Vậy 3 thêm 1 bằng mấy? Cho cả lớp đồng thanh. - Các con xem cô có nhóm gì nữa đây? - Có mấy con cua? - Cô cùng cháu đếm. - Nhóm cua và nhóm cá nhóm nào nhiều hơn, nhóm nào ít hơn? - Muốn nhóm cua bằng nhóm cá thì phải làm gì? - Hai nhóm đều bằng nhau và bằng mấy? Cho cả lớp đếm đồng thanh. - Các con nhìn xem trong lớp mình có đồ dùng gì có số lượng 4. 2/ Hoạt động 2: Luyện tập. - Các con cùng chơi với cô nào. - Con hãy xếp cho cô 3 con cá.( Đếm). - Muốn có 4 con cá thì con phải làm gì? - Con xếp tiếp cho cô 2 con tôm. - Nhóm cá và nhóm tôm nhóm nào nhiều hơn? - Muốn nhóm tôm và nhóm cá bằng nhau con phải làm gì? - Vậy hai nhóm đã bằng nhau chưa và bằng mấy? - Cho cả lớp đếm đồng thanh, gọi cá nhân đếm. - Ba tổ thi đua theo yêu cầu của cô. .Tổ 1 xếp 3 con cá. .Tổ 2 xếp 2 con cá. .Tổ 3 xếp 3 con tôm. Các con thêm vào để đủ 4 con. - Gọi cá nhân đếm. 3/Hoạt động 3: trò chơi “Về đúng hồ” * Cách chơi: Cô phát cho mỗi trẻ 1 thẻ bài có các hình tôm, cua, cá có số lượng giống với số lượng hồ tôm, cua, cá.trẻ vừa đi vừa nhìn các hồ. Khi cô nói về hồ trẻ cầm thẻ bài chạy về đúng hồ của mình.trẻ nào về sai sẽ nhảy lò cò. * Luật chơi: Về đúng hồ của mình. Cô cho trẻ chơi 2-3 lần, sau mỗi lần chơi cô nhận xét. III. Hoạt động kết thúc: Cô nhận xét tiết học, tuyên dương trẻ. Nội dung đánh giá cuối ngày: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Thứ ngày tháng năm 2009 KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG Chủ đề nhánh : ĐỘNG VẬT SỐNG DƯỚI NƯỚC Đề tài : RONG VÀ CÁ ( Phạm Hổ ) *Yêu cầu : - Trẻ đọc thuộc thơ , hiểu nội dung bài thơ ,biết tên bài thơ và tên tác giả. - Rèn cháu giọng đọc rõ ràng , trả lời trọn câu. - Giáo dục cháu biết chăm sóc cá, cho cá ăn , trang trí rong cho hồ cá thêm đẹp. * Chuẩn bị : - Đồ dùng của cô :Tranh vẽ về nội dung bài thơ (Đầu đĩa). Hai hình ảnh về nội dung đoạn thơ. - Đồ dùng của cháu: Mỗi trẻ 1 Album ,hình ảnh rong và cá, hồ dán. Mỗi cháu 1 mũ rong hoặc mũ cá. - Máy cassette , nhạc đệm, tivi, đầu đĩa. *Tiến trình hoạt động: I. Hoạt động mở đầu: - Cho trẻ xem hình ảnh nội dung bài thơ “Rong và cá”. - Các con xem gì? - Rong có màu gì? - Cá có màu gì? - Có bài thơ nói về Rong và Cá rất hay , hôm nay cô sẽ dạy các con. II. Hoạt động trọng tâm: 1/Hoạt động 1: Quan sát, đàm thoại ,giáo dục, giới thiệu bài thơ. - Cô đọc lần 1 diễn cảm. - Tóm tắt ý:Các con vừa nghe cô đọc bài thơ “Rong và Cá” do chú Phạm Hổ sáng tác.Chú Phạm Hổ đã nói về các cô Rong ở trong hồ nước rất là đẹp và chú đã ví Rong giống như con người nhẹ nhàng uốn lượn thật là dễ mến. Ở hồ đó có đàn cá nhỏ đuôi đỏ lụa hồng, quanh cô Rong đẹp, vừa có màu xanh của rong và màu đỏ của đuôi cá giống như là múa văn công. - Cô đọc lần 2 vừa đọc vừa chỉ vào tivi theo hình ảnh của từng đoạn thơ. * Đàm thoại ,trích dẫn. - Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì, do ai sáng tác? - Chú Phạm Hổ dã nói gì trong bài thơ? - Cháu nào giỏi đọc những câu thơ nói về rong? Đúng rồi, những câu thơ nói về rong: Có cô ………uốn lượn. - Trong bài thơ còn nói về gì nữa? - Cháu nào giỏi đọc những câu thơ nói về đàn cá? Đúng rồi :Một đàn cá………..văn công. - Cháu nào giỏi cho cô biết cá cho ta chất gì? Cá cho ta chất đạm và giúp cho cơ thể phát triển tốt, thông minh. Vậy khi ba mẹ và cô giáo cho các con ăn cá thì các con nhớ ăn cá, và khi ăn cá các con chú ý xương bỏ ra nhé! 2/Hoạt động 2: Dạy trẻ đọc thơ. - Dạy trẻ đọc cả lớp, tổ nhóm, cá nhân.Cô chú ý sửa sai kịp thời cho trẻ. 3/Hoạt động 3: Trò chơi thử tài của bé. Cách chơi: Cô chuẩn bị sẵn các hình ảnh các cháu lựa chọn những hình ảnh có trong bài thơ dán vào Album để tạo thành hình ảnh hồ cá đẹp. Cô mở nhạc đệm cho cháu thực hiện. III. Hoạt động kết thúc: - Cô nhận xét tiết học, tuyên dương trẻ. Nội dung đánh giá cuối ngày: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Thứ ngày tháng năm 2009 KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG Chủ đề nhánh: ĐỘNG VẬT SỐNG DƯỚI NƯỚC Đề tài : VẼ CON CÁ *Yêu cầu: - Cháu vẽ được con cá có đầy đủ các bộ phận của cá , chọn màu phù hợp để tô. - Rèn cháu kỹ năng vẽ nét cong , nét xiên, nét sổ thẳng và kỹ năng tô màu. - Giáo dục chúa quí trọng sản phẩm , biết được ích lợi của cá và biết bảo vệ, chăm sóc cá. *Chuẩn bị: - Giấy vẽ đủ cho mỗi cháu. - Màu tô, bút chì. - Mẫu của cô. - Tivi, đầu đĩa, nhạc đệm. *Tiến trình hoạt động: I. Hoạt động mở đầu: Cho trẻ nghe nhạc và cùng hát bài “Cá vàng bơi”về chỗ ngồi. - Các con vừa hát bài hát nói về con gì? - Con cá sống ở đâu? II. Hoạt động trọng tâm: 1/Hoạt động 1: Giới thiệu và hướng dẫn. - Hôm nay cô dạy các con vẽ con cá, các con có thích không? - Cô vẽ mẫu 1 lần cho trẻ xem. - Cô vẽ mẫu lần 2 vừa vẽ vừa phân tích: Nuốn vẽ được con cá, các con cầm bút bằng ba ngón tay, vẽ một nét cong trên, nét cong dưới sao cho hai nét cong nối mí lại với nhau tạo thành thân cá. Rồi các con dùng bút đặt ngay mí nối vẽ một nét xiên lên, một nét xiên xuống, sau đó nối hai nét xiên lại tạo thnàh đuôi cá.Vẽ nét cong ở phần mình cá làm mang cá, vẽ vòng tròn nhỏ làm mắt cá và cuối cùng các con vẽ vây lưng, vây bụng ta được một con cá. - Để con cá được đẹp, các con tô màu cho cá. 2/Hoạt động 2:Trẻ thực hiện. - Cô mở nhạc nhẹ. - Cô xuống từng cháu quan sát, giúp đỡ những cháu yếu để cháu hoàn thành sản phẩm. 3/Hoạt động 3: Nhận xét sản phẩm. - Cháu nhận xét sản phẩm của bạn, của mình. - Cô nhận xét chung. III. Hoạt động kết thúc: Cho cháu hát một bài và cất dọn đồ dùng. Nội dung đánh giá cuối ngày: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Thứ ngày tháng năm 2009 KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG Chủ đề nhánh: ĐỘNG VẬT SỐNG DƯỚI NƯỚC Đề tài: Quan sát một số động vật sống dưới nước *Yêu cầu: - Trẻ biết gọi tên, đặc điểm của một số loại cá, cua. So sánh sự giống nhau và khác nhau của con cá, con cua. - Hình thnàh cho trẻ kỹ năng chăm sóc các con vật. - Giáo dục cháu ăn những món ăn có tôm, cua, cá, mực. *Chuẩn bị: - Đĩa có các hình ảnh con cá, con cua…. - Tivi, đầu đĩa. - Các hình ảnh tôm ,cua ,cá cho trẻ chơi. *Tiến trình hoạt động: I. Hoạt động mở đầu: - Nhạc bài “Bà còng” trẻ vừa hát vừa làm điệu bộ minh hoạ. - Các con vừa hát bài hát nói về gì? II. Hoạt động trọng tâm: 1/Hoạt động1: Quan sát, so sánh, đàm thoại. - Ở nhà mẹ đi chợ mua tôm cá cho các con ăn không? - Các con xem cô có con gì đây?(Cho cháu xem con cá). - Cho cả lớp đồng thanh. - Gọi cá nhân đọc. - Cháu nào giỏi chỉ cho cô và các bạn xem đâu là đầu cá, mình cá, đuôi cá? - Đầu cá có gì? - Mình cá có gì? - Đuôi cá để làm gì? –Cá thở bằng gì? - Các bơi bằng gì?Cá sống ở đâu? Đúng rồi, cá sống dưới nước, cá cho ta chất đạm. Ngoài ra người ta còn nuôi cá để làm cảnh nữa đấy. Cho cháu xem một số cá cảnh, cô cho cháu làm động tác cá bơi. - Cô đố cháu :Con gì tám cẳng hai càng Chẳng đi chẳng lại bò ngang cả ngày. - Cho trẻ xem con cua và đồng thanh con cua. - Con cua có dạng hình gì? - Con cua có mấy mắt, mấy chân, mấy càng? - Cua dùng gì để bò và bò như thế nào? - Cua cho ta chất gì? Đúng rồi đó các con cua cho ta chất đạm và canxi nữa đấy! 2/Hoạt động 2: So sánh con cua và con cá. - Giống nhau : Cua và cá đều là động vật sống dưới nước. - Khác nhau: Cá bơi bằng vây, lái bằng đuôi, thở bằng mang. Cua có tám cẳng, hai càng, bò ngang. * Ngoài con cua, con cá, còn có rất nhiều con vật sông dưới nước như con mực, con tôm, con ốc, con sò…Cho trẻ xem các con vật qua tivi. - Những con vật này cho ta chất gì? - Vậy khi được ba mẹ, cô giáo cho các con ăn các con nhớ ăn hết xuất rõ chưa? Và nhà cháu nào có nuôi cá, các con nhớ cho cá ăn để cá mau lớn. 3/Hoạt động 3: Trò chơi. - Cho cháu ngồi ba tổ vòng tròn chơi trò chơi câu cá. III. Hoạt động kết thúc: - Cô nhận xét tiết học, tuyên dương trẻ. Nội dung đánh giá cuối ngày: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

File đính kèm:

  • docđộng vật song duoi nuoc.doc