* Vận động:
- Phát triển cơ và hô hấp: Thực hiện đúng các động tác của bài tập thể dục theo bản nhạc. Bắt đầu kết thúc động tác đúng nhịp.
- Vận động cơ bản
+ Bật chụm tách chân theo ô vẽ ( 30 – 35 cm)
TC: Thi xem ai nhanh
+ Ném trúng đích thẳng đứng ( xa 1,5 m, cao 1,2m)
TC: Lộn cầu vồng
+ Lăn bóng và di chuyển theo bóng theo đường dích dắc
TC: Kéo co
+ Đi bước lùi liên tiếp khoảng 3m
TC: Bịt mắt bắt dê
+ Bài tập tổng hợp: Bật xa, ném xa bằng 1 tay, chạy 12m
- Vận đông tinh:
+ Tự cài , cởi cúc, xâu dây giày, cài quai dép, đóng mở
* Dinh dưỡng sức khoẻ:
- Quan sát, nghe cô giới thiệu về một số đặc điểm của mùa hè, của nước .
- Bảng chơi: Chọn thời tiết phù hợp trong ngày
- TC: Bé nào nhanh tay: Gắn tranh thời tiết và nguồn nước có lợi cho sức khoẻ. Nối tranh các hành vi đúng để bảo vệ nguồn nước sạch
- Thực hành một số kĩ năng vệ sinh cá nhân như rửa tay bằng xà phòng, lau mồm, .
90 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 8948 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Chủ đề: Nước, mùa hè, Bác Hồ - Trường Mầm Non Dương Xá - Lớp Mẫu Giáo Nhỡ B4, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bé học trong tuần
Lớp: Mẫu giáo nhỡ B4
Thứ
Buổi
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Sáng
KPKH
+ TDGH
Toán
Tạo hình
Văn học
Âm nhạc
Chiều
Ôn luyện
ôn luyện
Ôn luyện
Trò chơi với toán
Văn nghệ
Nêu gương bé ngoan.
CHủ đề:
Thời gian thực hiện : 5 tuần ( từ 18/4 -> 20/5/2011)
Giáo viên thực hiện: Phùng Thị Thu Hằng
Nguyễn Thị Ngân
Nguyễn Thuý Quỳnh.
Chủ đề nhánh:
* Nhánh 1 : Các nguồn nước
Thời gian thực hiện: 1 tuần ( 18/4 -> 22/4/2011)
* Nhánh 2 : Các hiện tượng tự nhiên
Thời gian thực hiện: 1 tuần (25/4 -> 29/4/2011)
* Nhánh 3 : Bé yêu mùa hè - Trang phục mùa hè
Thời gian thực hiện: 2 tuần ( 2/5 -> 13/5/2011)
* Nhánh 5 : Bác Hồ kính yêu
Thời gian thực hiện: 1 tuần ( 16/5 -> 20/5/2011)
I. Nội dung giáo dục chủ đề :
STT
Các lĩnh vực phát triển
Nội dung giáo dục
1
Phát triển thể chất
* Vận động:
- Phát triển cơ và hô hấp: Thực hiện đúng các động tác của bài tập thể dục theo bản nhạc. Bắt đầu kết thúc động tác đúng nhịp.
- Vận động cơ bản
+ Bật chụm tách chân theo ô vẽ ( 30 – 35 cm)
TC: Thi xem ai nhanh
+ Ném trúng đích thẳng đứng ( xa 1,5 m, cao 1,2m)
TC: Lộn cầu vồng
+ Lăn bóng và di chuyển theo bóng theo đường dích dắc
TC: Kéo co
+ Đi bước lùi liên tiếp khoảng 3m
TC: Bịt mắt bắt dê
+ Bài tập tổng hợp: Bật xa, ném xa bằng 1 tay, chạy 12m
- Vận đông tinh:
+ Tự cài , cởi cúc, xâu dây giày, cài quai dép, đóng mở
* Dinh dưỡng sức khoẻ:
- Quan sát, nghe cô giới thiệu về một số đặc điểm của mùa hè, của nước….
- Bảng chơi: Chọn thời tiết phù hợp trong ngày
- TC: Bé nào nhanh tay: Gắn tranh thời tiết và nguồn nước có lợi cho sức khoẻ. Nối tranh các hành vi đúng để bảo vệ nguồn nước sạch
- Thực hành một số kĩ năng vệ sinh cá nhân như rửa tay bằng xà phòng, lau mồm, ….
2
Phát triển nhận thức
* Khám phá khoa học:
- Bé tìm hiểu về 1 số nguồn nước, ích lợi và cách bảo vệ các nguồn nước
- Bé tìm hiểu về 1 số hiện tượng tự nhiên
- Trò chuyện về 1 số đặc điểm của mùa hè và hiạt động của con người trong mùa hè
- Bé tìm hiểu về 1 số trang phục mùa hè
- Bác Hồ kính yêu của bé.
* LQVT:
- Đo dung tích của 2 đối tượng
- Phân biệt khối cầu, khối trụ
- Nhận biết, phân biệt khối vuông, khối chữ nhật
- Ôn số lượng trong phạm vi 5
- Ôn xác định phải, trái, trước , sau, trên, dưới của bạn khác.
3
Phát triển ngôn ngữ
* LQVH:
- Truyện: Hồ nước và mây
- Thơ: Cầu vồng
- Truyện: Đám mây đen xấu xí
- Thơ: Mùa hạ tuyệt vời
- Truyện: Ai ngoan sẽ được thưởng
4
Phát triển tình cảm và quan hệ xã hội
- Bảo vệ Các nguồn nước, thiên nhiên..
- Biết ăn mặc phù hợp với thời tiết mùa hè..
- Biết thể hiện tình cảm đối với Bác qua hát, đọc thơ, cùng cô kể chuyện về Bác
- Quan tâm chia sẻ, hợp tác với bạn bè
- Dạy trẻ biết lắng nghe ý kiến của mọi ngừơi
5
Phát triển thẩm mỹ
* Tạo hình:
- Vẽ về biển (ĐT)
- Xé dán bức tranh cảnh bầu trời ban ngày (ĐT)
- Vẽ cảnh đẹp quê hương mà cháu thích (ĐT)
- Vẽ quần áo mùa hè (ĐT)
- Xé dán hoa mừng sinh nhật Bác (ĐT)
* Âm nhạc:
- NDTT:
+ Dạy hát: Trời nắng, trời mưa ; Sau mưa
+ VĐ: Cho tôi đi làm mưa với; nắng sớm; Đem qua em mơ gặp Bác Hồ
- NDKH:
+ NH: Mưa rơi; Bèo dạt mây trôi; Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng
+ TC: Tai ai tinh, Nghe tiếng hát tìm đồ vật
Kế hoạch hoạt động tuần I
Chủ đề nhánh: Các nguồn nước
Thực hiện từ 18/04 – 22/04 /2011
Giáo viên thực hiện: …………………………………………..
Tên hoạt động
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Đón trẻ
Thể dục sáng
* Hai giáo viên trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khoẻ và học tập của trẻ trong ngày để phụ huynh yên tâm đi làm và trẻ hào hứng khi đến lớp.
- Cô giáo tổ chức cho trẻ xem tranh, phim về một số hiện tượng thiên nhiên…, chơi tự chọn những đồ chơi dễ lấy…
Tập thể dục ngoài sân trường, tập trên nền nhạc của trường các động tác hô hấp, tay, chân, thân, bật, tập bài tập aerobic.
Trò chuyện
* Mở chủ đề:
- Cho trẻ hát 1 bài
- Trò chuyện với trẻ về sự thay đổi trong lớp học, hướng trẻ chú ý đến mảng chủ đề chính
- Trò chuyện với trẻ về các nguồn nước mà trẻ biết: ao, hồ , suối, biển , nước máy, nước giếng , và lợi ích của mỗi loại nguồn nước đó
- Cho trẻ phân biệt nguồn nước sạch – bẩn có một số hiểu biết về KN bảo vệ nguồn nước .
> Giáo dục trẻ bảo vệ nguồn nước sạch
Hoạt động học
KPKH
Bé tìm hiểu về 1 số nguồn nước
TDGH:
Bật chụm tách chân theo ô vẽ ( 30 – 35 cm)
TC : Thi xem ai nhanh
Toán
Đo dung tích của 2 đối tượng
Tạo hìmh
Vẽ về biển
(ĐT)
Văn học
Truyện : Hồ nước và mây
Âm nhạc
- DVD: Cho tôi đi làm mưa với
NH : Mưa rơi
TC : Tai ai tinh
Hoạt động góc
1. Góc phân vai:
- Chơi bán hàng
- Chơi Gia đình
-Trẻ biết nhận vai chơi trong từng nhóm
+ Biết bày bán một số mặt hàng: Quần áo mùa hè, áo mưa, ô, mũ…
+ Trò chuyện cùng nhau trong nhóm chơiđể phân vai chơi trong nhóm.
+ Biết làm một số công việc phù hợp với vai chơi ở trong nhóm
2. Góc xây dựng - lắp ghép( Có sự hướng dẫn của giáo viên )
- Công viên nước
KN:Trẻ biết phối hợp cùng nhau xếp mô hình công viên bằng các nguyên vật liệu khác nhau
CB: Mô hình bồn hoa, cây xanh, đồ chơi ngoài trời.
- Nút nhựa, hàng rào, lắp ghép…
3. Góc sách truyện:
- Xem tranh truyện
- Tô tranh truyện có hình ảnh
KN: Trẻ có kĩ năng giở sách, xem tranh.
- Đọc thơ bằng tranh hình, rối, sa bàn
- Tô tranh đóng thành truyện
CB: Bổ xung thêm một số bài thơ, câu truyện về chủ điểm
4, Góc tạo hình
- Vẽ cắt dán tranh về các nguồn nước hàng ngày
- Vẽ các phương tiện đi trên nước, vẽ các con vật sống dưới nước
KN : - Trẻ biết sử dụng các kĩ năng đã họcđể tạo ra sản phẩm
CB : - Giấy mầu, bút mầu, kéo thủ công
- Đất nặn, sáp mầu, tranh tô mầu,.
5, Góc thiên nhiên
- Quan sát và chăm sóc cây xanh.
Hoạt động ngoài trời
- HĐCMĐ:Quan sát cách chăm sóc cây
- TCVĐ: Kéo co
- Chơi tự chọn: Chơi làm nghé ọ từ lá đa, lá mít…vẽ phấn
- HĐCMĐ: Quan sát thời tiết trong ngày
- TCVĐ: Rồng rắn lên mây
- Chơi tự chọn: Chơi với cát, nước
- HĐCMĐ: Quan sát cây cối trong vườn trường
- TCVĐ: Lộn cầu vồng
- Chơi tự chọn: Chơi đồ chơi trên sân trường, chơi với cát, nước
- HĐCMĐ: Quan sát vườn rau
- TCVĐ: Lộn cầu vồng
- Chơi tự chọn: Chơi đồ chơi trên sân trường, chơi với cát, nước
- HĐCMĐ: Trò chuyện về :Một số hiện tượng tự nhiên
- TCVĐ: Kéo co
- Chơi tự chọn: Chơi làm nghé ọ từ lá đa, lá mít…vẽ phấn
Hoạt động chiều
Cô cho trẻ vận động nhẹ sau khi ngủ dậy: Như chơi trò chơi dân gian chi chi chành chành, nu na nu nống, trời nắng trời mưa, lộn cầu vồng...
Vệ sinh ăn quà chiều
Hướng dẫn trò chơi mới
Vệ sinh ăn quà chiều
Ôn luyện: Bật chụm tách chân theo ô vẽ
Vệ sinh ăn quà chiều
Rèn nề nếp , rèn kỹ năng tự phục vụ bản thân: Mặc quần áo, đi giầy..
Vệ sinh ăn quà chiều
Trò chơi học tập: Bài 20
Vệ sinh ăn quà chiều
Văn nghệ
Nêu gương
*Kế hoạch hoạt động ngày
Thứ 2 ngày 18/4/2011
Tên hoạt động
Mục đích - yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
KPKH:
Bé tìm hiểu về 1 số nguồn nước
* Kiến thức :
biết sự cần thiết của nước đối với con người và cây cối : Nước để phụ vụ cho sinh hoạt hàng ngày, không có nước cây cối sẽ khô héo và chết .
- Trẻ biết một số nguồn nước : ao, hồ , suối, biển , nước máy, nước giếng ,
* Kỹ năng :
- Rèn trẻ kỹ năng phát âm đúng , diễn đạt mạch lạc.
- Phát triển kỹ năng tư duy, sáng tạo, phán đoán, tưởng tượng của trẻ.
- Kỹ năng quan sát
- Kỹ năng luyện tập, thực hành
* Thái độ :
Trẻ biết giữ gìn bảo vệ nguồn nước sạch, biết sử dụng nước tiết kiệm
- Máy chiếu, máy vi tính
- Các Slide chiếu
* ổn định và giới thiệu bài
* Cô cho trẻ TC “ Mưa to, mưa nhỏ “
- Cô dùng âm thanh: mưa to, sấm chớp để trẻ về tổ.
- Vừa rồi là âm thanh gì nhỉ?
- Âm thanh đó báo hiệu hiện tượng thiên nhiên gì ?
- Các con ạ! Mưa cung cấp cho con người rất nhiều nước nhưng không biết nước mang lại lợi ích gì và có những nguồn nước nào trong tự nhiên, chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu nhé.
* Bài mới
1. Các nguồn nước có trong tự nhiên:
- Trong tự nhiên có rất nhiều các nguồn nước.Con đã nhìn thấy nước ở những đâu?.
- Có một bạn nhỏ rất thích đi chơi và chúng mình cùng lắng nghe xem bạn đang ở đâu nhé:
Rộng mênh mông
Bờ cát trắng
Tớ tắm nắng
Nước mặn lắm cơ
Đố các bạn biết tớ đang ở đâu?
- Bạn nào được đi biển rồi, chúng mình hãy kể cho cô và các bạn cùng nghe về biển nào?
+ Sile1: Nước biển
- Các con nhìn xem biển có những gì?
- Nước biển có vị như thế nào?
- Các con có biết vì sao nước biển mặn không?
( Đây là câu hỏi mà rất nhiều người quan tâm và không ít các nhà khoa học đã và đang nghiên cứu nhưng chưa có câu trả lời chính xác, nhà khoa học của Mỹ cho rằng: nước biển mặn là do hàm lượng muối cao sinh ra từ đá trên đất liền. Đó là câu trả lời thuyết phục nhiều người nhất cho đến nay. Và nếu bạn nào muốn biết rõ hơn khi nào lớn chúng mình sẽ đi nghiên cứu vấn đề này nhé.)
- Nước biển có dùng để nấu ăn được không? Vì sao?
+ Sile 2: Tắm biển
( Nước biển không dùng để nấu ăn được do hàm lượng muối cao, nhưng vì có nước biển lên các loài tôm, cá, cua …,và các sinh vật khác sống trong nguồn nước mặn mới sinh sống được. Các loại động vật biển đó mang lại nguồn lợi rất lớn cho nền kinh tế nước ta. Biển còn là nơi nghỉ mát, tắm nắng giúp con người sảng khoái trong mùa hè nóng bức).
+ Sile3: Nước sông.
Ngoài nước biển cô còn có hình ảnh nước sông:
- sông và biển nơi nào nhiều nước hơn?
(Lượng nước ở sông bao giờ cũng ít hơn lượng nước ở biển vì biển rộng hơn sông).
- Theo các con nước sông có mặn như nước biển không?Vì Sao?
( Nước sông không mặn vì khi nước bốc hơi tạo thành mưa không mang theo lượng muối nào cả)
- Các con có biết nước từ đâu chảy đến sông và nước sông lại chảy ra đâu không?
( Nước mưa từ trên vùng cao chảy xuống sông và nước sông sẽ chảy ra biển ).
- Không biết nước từ trên cao chảy xuống sông bằng con đường nào nhỉ? Cô mời các con xem hình ảnh tiếp theo nhé
+ Sile 4: Suối
- Suối được bắt nguồn từ những vùng cao, khi mưa xuống nước sẽ chảy qua các khe đá, qua những luồng cây và chảy ra sông
+ Sile 5: Ao, hồ .
- Chúng mình nhìn xem đàn vịt này đang bơi ở đâu?
- Vì sao con biết đây là ao, hồ?( vì ao hồ nhỏ hơn sông biển ).
- Ao, hồ từ đâu mà có? ( Do con người đào đất mưa nhiều tạo thành ao, hồ hoặc nước sông chảy vào những chỗ chũng )
- Các con có biết ao, hồ, sông, suối mang lại lợi ích gì không?
+ Sile 6: Nuôi sống các loài sinh vật sống dưới nước.
+ Sile 7: Dùng để tưới tiêu
+Sile 8: Cung cấp nước cho các nhà máy điện sản xuất ra điện thắp sáng hàng ngày.
- Nước ao, hồ, sông, suối có dùng để nấu ăn được không? Vì Sao?
* Các con lắng nghe cô đọc 1 đoạn lời thoại và đoán xem đó là câu chuyện cổ tích nào nhé?
“Bống bống bang bang
Mày ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta
Chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người”
- Bống được chị Tấm thả vào đâu?
+ Sile 9: Nước giếng
- Các con có biết vì sao người ta lại gọi là Giếng không? (Vì giếng được đào rất sâu)
- Nước giếng từ đâu mà có? ( ở dưới lòng đất có rất nhiều mạch nước ngầm đào sâu vào mạch sẽ có nước quanh năm)
- Nước giếng dùng để làm gì?
+ Si le 10: Nấu ăn
+ Sile 11: đánh răng, rửa mặt
+ Sile 12: Tắm giặt
Nước giếng là nguồn nước sạch chủ yếu dùng trong sinh hoạt hàng ngày của con người
+ Sile 13: Giếng làng
Có những cái giếng được đào rất to và rất sâu xuống lòng đất cung cấp nước cho cả làng sinh hoạt
- Ngoài các nguồn nước trong tự nhiên con còn biết các nguồn nước nào khác nữa?
+ Sile 14: Nước máy được lấy từ các giếng khoan hoặc từ sông hồ qua hệ thống xử lý nước sạch mới dùng được.
+ Sile 15: Nước bể dùng trong sinh hoạt hằng ngày
+ Sile 16: Hình ảnh bạn nhỏ đang tưởng tượng.
- Con thử tưởng tượng xem nếu không có nước thì điều gì sẽ xảy ra ?
+ Sile 17: Cây khô, đất khô.
- Cây khô, đất khô sẽ dẫn đến điều gì?
Sile 18: Sinh vật không có chỗ sinh sống.
Sile 19: Con người không sống được.
Nước mang lại lợi ích rất lớn cho cuộc sống
Giáo dục trẻ bảo vệ nguồn nước và tiết kiệm nước.
* Kết thúc;
Giờ học đã kết thúc rồi, để giữ vệ sinh sạch sẽ chúng mình phải làm gì? ( cho trẻ đi rửa tay với nước)
Thứ 2 ngày 18/04/2011
Tên hoạt động
Mục đích - yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
TDGH:
Bật chụm tách chân theo ô vẽ
- TC : Thi Xem ai nhanh
* Kiến thức : - Trẻ biết bật chụm 2 chân vào ô thứ nhất, tách chân vào ô thứ 2, cứ như thế cho đến hết
- Khi nhẩy trẻ biết chống tay vào hông
* Kỹ năng :
- Rèn tính khéo léo, tính mạnh dạn
- Trẻ nhẩy liên tục không dẫm vạch
* Thái độ :
Trẻ mạnh dạn tham gia tập luyện
- Ô vẽ
- Sân tập
* ổn định tổ chức:
Cho trẻ hát bài “Trời nắng, trời mưa”
* Bài mới:
1- Khởi động : Cô cho trẻ khởi động nhẹ nhàng kết hợp đi các kiểu chân, chạy về đội hình hàng ngang.
2- Trọng động :
A, BTPTC
- Tay : Tay đưa trước lên cao
- Chân : Ngồi xổm đứng lên
- Bụng : Đứng nghiêng người sang 2 bên
- Bật : Tiến
B. VĐCB: Bật chụm tách vào các ô
- Cô giới thiệu tên bài vận động
- Cô làm mẫu cho trẻ xem 2L .
Lần 2 làm mẫu kèm giải thích gắn gọn: Khi có hiệu lệnh thì trẻ biết chụm chân nhảy bật vào ô vẽ và nhảy tách chân vào 2 ô tiếp theo…
- Gọi 1 trẻ lên thực hiện
- Cả lớp quan sát và nhận xét .
- Cô cho trẻ lần lượt lên tập theo tốp 4 - 6/2L
- Cô chú ý sửa kỹ năng và viên những trẻ yếu, nhút nhát . Lưu ý cho trẻ béo phì tập thêm
C, TC : Thi xem ai nhanh
- Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi
- Tổ chức cho trẻ chơi 4 – 5 lần
3- Hồi tĩnh : cho trẻ đi nhẹ nhàng 2 '
* kết thúc:
Cô nhận xét giờ học và khen ngợi, động viên trẻ.
Thứ 3 ngày 19/4/2011
Tên hoạt động
Mục đích - yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
Toán
Đo dung tích của 2 đối tượng
* Kiến thức:
- Trẻ nhận biết đo dung tích của 2 đối tượng bằng 1 đơn vị đo
- Trẻ biết được có kết quả đo khác nhau là do độ lớn dung tích của 2 đối tượng khác nhau.
* Kỹ năng:
Trẻ thực hiện thao tác đong:
+ Trẻ múc đầy nước vào cốc rồi đổ vào chai
+ Khi chai đã đầy nước, cô yêu cầu trẻ đếm số cốc mà trẻ đã múc đổ vào chai đó
+ Số lượng cốc mà trẻ đếm được chính là dung tích của chai
* Thái độ :
- Giáo dục trẻ đoàn kết tham gia giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình thực hiện công việc
- Giáo dục trẻ chú ý tham gia giờ học, phát biểu ý kiến của mình
- Cốc, chai, phễu, bút
- Bảng ghi kết quả pháp đo
* ổn định và giới thiệu bài
Cô và trẻ cùng hát bài “Cho tôi đi làm mưa với. “
Trò chuyện với trẻ về bài hát
-> Giới thiệu bài
*Bài mới
1/ Trải nghiệm phép đo dung tích:
- Cô đã chuẩn bị cho lớp mình chai, nước, cốc…, lớp mình có muốn xem 1 chai chứa được bao nhiêu cốc nước không?
- Vật các con hãy chia thành 4 nhóm để xem chai của nhóm mình chứa được bao nhiêu cốc nước nhé.
- Đó là kết quả đong nước vào 1 chai của các nhóm, bây giờ chúng mình hãy cùng nhau đong nước vào chai to nhỏ khác nhau xem chai nào có dung tích lớn hơn, chai nào có dung tích nhỏ hơn nhé.
2/ Đo dung tích của 2 đối tượng bằng 1 đơn vị đo
- Cô làm mẫu cho trẻ xem:
+ Đầu tiên cô đặt phễu lên miệng chai
+ Cô múc nước đầy cốc
+ đổ cốc nước vào chai thứ nhất và xem nước đén mức nào của chai, cô dùng bút đánh dấu lên chai
+ Tiếp tục đong nước và làm như vậy cho đến khi đầy chai
+ Nói kết quả của pháp đo chai thứ nhất và ghi vào bảng ghi kết quả
Tương tự với chai thứ 2
+ So sánh kết quả của phép đo của cả 2 chai, chai nào có kết quả cao hơn là có dung tích lớn hơn, chai nào có kết quả nhỏ hơn là có dung tích nhỏ hơn.
- Cho trẻ về nhóm đong nước vào 2 chai và so sánh kết quả
-> Cô thu bảng kết quả và cho trẻ tập trung nhận xét
+ Cho trẻ so sánh: Trẻ nhận xét gì về dung tích của 2 chai?
=> Cô khái quát: Với cùng 1 dụng cụ đong, chai nào to hơn hay dung tích lớn hơn thì số cốc nước nhiều hơn, chai nào nhỏ hơn hay dung tích nhỏ hơn thì số cốc nước ít hơn, nếu 2 chai đựng được số cốc nước bằng nhau thì dung tích của 2 chai bằng nhau.
- Cho trẻ nhắc lại: Chai to hơn dung tích sẽ lớn hơn, chai nhỏ hơn sẽ có dung tích nhỏ hơn
* Ôn luyện, củng cố:
Chơi TC “Tìm nhà”, sau một bản nhac phải chạy về nhà có biểu tượng là chai có dung tích cô yêu cầu.
*Kết thúc
Cô NX giờ học.
Thứ 4 ngày 20/04/2011
Tên hoạt động
Mục đích- yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
Tạo hình
Vẽ về biển
* Kiến thức :
- Trẻ biết tạo ra các bức tranh vẽ về biển theo trí tưởng tượng của mình từ các kỹ năng đã học.
- Trẻ biết về cảnh đẹp của một số vùng biển ( Vịnh Hạ Long, Biển Nha Trang, Biển Vũng Tàu…)
* Kỹ năng :
- Trẻ biết sử dụng các kỹ năng vẽ, tô màu, xếp dán để tạo thành bức tranh vẽ về biển với các nguyên liệu khác nhau ( màu sáp, màu nước, các loại bút màu, các loại hạt, Rắc nhũ màu, bông, tăm bông, hình cắt sẵn...)
- Rèn luyện sự khéo léo của đôi tay cho trẻ trong hoạt động tạo hình.
- Trẻ có thể đặt tên cho bài vẽ của mình.
* Thái độ :
- Phát triển năng lực thẩm mỹ, sáng tạo, cảm thụ cảnh đẹp thiên nhiên của các vùng Biển. Phát triển kỹ năng làm việc theo nhóm nhỏ .
- Giáo dục trẻ tình cảm yêu mến cảnh đẹp của quê hương, đất nước.
- Giáo dục trẻ an toàn khi đi chơi biển.
- Trẻ cảm thấy tự hào với những sản phẩm do mình làm ra.
Cho trẻ xem một số tranh ảnh về biển
Tranh mẫu
Giấy bút cho trẻ
* ổn định tổ chức:
Cho trẻ hát bài “bé yêu biển”
Trò chuyện về nội dung bài hát :
+ Chúng mình vừa hát bài gì ? Bài hát nói về cái gì ?
+ Bạn nào đã được đi biển ? Đi vào mùa nào ? Con đã được đến vùng biển nào ? Có được ra ngoài biển một mình không ? tại sao ? Khi đi chơi biển con cảm thấy thế nào ?
* Cô Tấm đến tặng quà cho lớp : ( Tranh gợi ý của cô cuộn tròn và băng hình về biển )
Cùng khám phá về các món quà.
* Cô bật băng hình về biển cho trẻ xem
( Các con có biết đây là hình ảnh gì ? Vùng biển nào? Có những hoạt động gì trên biển...)
*Bài mới:
- Cô cho trẻ xem tranh mẫu và cùng trò chuyện
Tranh 1: bức tranh về biển vẽ trên Powerpoint
( ND tranh : mặt biển có cá, thuyền, trên bầu trời có mây, ông mặt trời )
-Bây giờ các con chú ý: Đoán xem xuất hiện bức tranh vẽ gì ?
Đặt câu hỏi để trẻ chú ý đến nội dung tranh :
- Bức tranh vẽ những gì ?
- Mặt biển và bầu trời được vẽ cách nhau như thế nào ?
- Sóng nước được vẽ như nào ? Các con đưa tay lên vẽ thử cô xem ?
* Tranh 2: Cùng khám phá món quà thứ hai nhé !
(ND : tranh vẽ cảnh đoàn tàu đi đánh cá trên biển)Đặt câu hỏi để trẻ chú ý đến bố cục tranh:
- Bức tranh vẽ gì và có gì đặc biệt ? ( Thuyền vẽ ở gần, xa, đám mây trang trí bằng bông...)
- Bức tranh này được tô bằng loại màu nào ?( màu nước, nước biển tô màu xanh, bãi cát tô màu vàng...)
- Theo các con bức tranh này sẽ đặt tên là gì ?
* Tranh 3: ( Tranh vẽ trên mành tre cảnh bãi cát dài với rặng dừa ven biển)
- Thêm một bức tranh vẽ gì nữa ?
- Các con có nhận xét gì về bức tranh này ? Có gì khác so với 2 bức tranh kia ?( Tranh vẽ bằng mành tre... trang trí thêm con sò, cá...)
- Phong cảnh biển như thế nào ? ( thanh bình, nhẹ nhàng, yên tĩnh... ) Điều gì trong tranh gợi cho các con cảm giác đó ? ( bãi cát dài , cây dừa ven biển,...)
* Hỏi ý định trẻ :
- Ai có thể nói về dự định thực hiện của mình nào ? Con sẽ vẽ những gì về biển ? Con chọn nguyên liệu gì ? Con định đặt giấy ngang hay giấy dọc cho hợp lý ?
*Cô cho trẻ vẽ
- Cô cho trẻ về bàn theo nhóm thực hiện. Trẻ tự chia giấy cho nhau
- Cô gợi ý cho những trẻ còn lúng túng.
- Cô có thể hướng dẫn gợi ý thêm cho trẻ thực hiện.
- Khuyến khích trẻ sáng tạo, tô màu đẹp, thể hiện sự tinh tế khi phối hợp nguyên vật liệu.
- Nhận xét sản phẩm
Cho trẻ vẽ xong tự lên treo bài của mình lên góc trưng bày.
- Trẻ tự do đi xem tranh của các bạn.
- Cô động viên khen trẻ và tập trung nhận xét 2, 3 tranh đặc biệt sáng tạo.: + Nội dung tranh, bố cục tranh
+ Cách tô màu
+ Sử dụng phối hợp nguyên liệu.
Cô nhận xét chung
* Kết thúc:
cô nhận xét và chuyển sang hoạt động khác
Thứ 5 ngày 21/4/2011
Tên hoạt động
Mục đích - yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
Văn học
Truyện: Hồ nước và mây
* Kiến thức:
- Trẻ hiểu nội dung câu chuyện.
- Trẻ nhớ tên nhân vật trong truyện
* Kỹ năng:
- Trẻ biết trả lời câu hỏi mạch lạc.
- Rèn kỹ năng nghe và ghi nhớ có chủ đích
* Thái độ :
Trẻ biết yêu thương giúp đỡ bạn bè
- Tranh truyện
- Rối rời : cô mây , hồ nước
- Mỗi trẻ 1 nhân vật rời
* ổn định và giới thiệu bài:
Cô và trẻ hát bài “ Cho tôi đi làm mưa với”.
- Bài hát nói về điều gì ?
- > cô giới thiệu về nội dung câu truyện
* Bài mới:
* Cô Kể L1 : Không tranh
+ Cho trẻ đặt tên
+ Câu chuyện kể về ai ?
* Cô kể L2 : Cùng đèn chiếu
* Đàm thoại và trích dẫn .
+ Vì sao cô mây lại giận dữ ?
+ Hồ nước cảm thấy thế nào vào những ngày hè nóng ?
- Hồ nước cầu cứu cô mây như thế nào ?
+ Khi mùa xuân sang áo của cô mây ntn ? vì sao ?
+ Hồ nước đã làm gì để cô mây lớn dần lên?
+ Câu chuyện này nhắc nhở các con điều gì ?
* GD trẻ phải biết giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn và phải biết đoàn kết yêu thương nhau.
* Cô kể L3 : Cô kể bằng rối tay.
* Kết thúc
Kết thúc truyện cô và trẻ cùng làm chị gió đi ra ngoài
Cô nhận xét và kết thúc giờ học
Thứ 6 ngày 22 / 04 /2011
Tên hoạt động
Mục đích - yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
Âm nhạc
VĐ (TT): Cho tôi đi làm mưa với
- NH: Mưa rơi
* Kiến thức:
- Trẻ hát đúng lời, vui tươi, nhí nhảnh. và vỗ đúng tiết tấu
-Trẻ hứng thú với trò chơi, chơi say mê đúng luật.
- Trẻ tập trung nghe cô hát, cảm nhận được giai điệu mượt mà, trong sáng của bài hát.
* Kỹ năng:
- Rèn trẻ hát đúng và vố đúng tiết tấu giai điệu của bài hát
* Thái độ
Trẻ tập trung vào
giờ học
Đàn,
* ổn định tổ chức
Cô và trẻ cùng trò chuyện về thời tiết trong ngày
* Bài mới;
1/Dạy vận động: Vận động vố tay theo tiết tấu chậm “ Cho tôi đi làm mưa với”
- Cô bật một đoạn nhạc bài hát cho trẻ đoán tên bài hát.,tên tác giả.
Cô cho trẻ hát một hát lại bài hát hai lần
-> Cô nhận xét
-> Cô cho trẻ vỗ tay theo tiết tấu chậm 1-2 lần
-> Cô vừa hát vừa vố tay theo tiết tấu chậm hai lần
-> Cô cho cả lớp hát và vỗ tay theo tiết tấu chậm theo bài hát, cho trẻ thực hiện ( lúc đầu trẻ hát và vỗ chậm, sau nhanh hơn )
- Cô cho tổ, nhóm ,cá nhân trẻ hát và vận động
* Nhge hát: Mưa rơi”
- Cô hát cho trẻ nghe 2 lần->giảng nội dung bài hát
- Lần 3 cho trẻ nghe đĩa và khuyến khích trẻ vận động
* Kết thúc :
Cô NX giờ học và khen ngợi trẻ
Kế hoạch hoạt động tuần II
Chủ đề nhánh: Các hiện tượng tự nhiên
Thực hiện từ 25/04 –> 29/04 /2011
Giáo viên thực hiện: ……………………………………………………
Tên hoạt động
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Đón trẻ
Thể dục sáng
* Giáo viên trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khoẻ và học tập của trẻ trong ngày để phụ huynh yên tâm đi làm và trẻ hào hứng khi đến lớp.
- Cô giáo tổ chức cho trẻ xem tranh, phim về một số hiện tượng tự nhiên…
Trò chuyện
Cho trẻ hát bài “Cho tôi đi làm mưa với”
Trò chuyện với trẻ về các hiện tượng thời tiết mà trẻ biết
Trò chuyện về các hoạt động của con người khi xảy ra các hiện tượng thời tiết đó( trú mưa, mặc áo mưa khi phải ra đường, tránh ra khỏi nhà khi có sấm sét…)
Giáo dục trẻ có các hành động phù hợp
Hoạt động học
KPKH
Bé tìm hiểu về 1 số hiện tượng tự nhiên
TDGH
Ném trúng đích thẳng đứng (xa 1,5m, cao 1,2m)
Toán
Phân biệt khối cầu, khối trụ
Tạo hình
Xé dán bức tranh cảnh bầu trời ban ngày (ĐT)
Văn học
Thơ: Cầu vồng
Âm nhạc
DH: Trời nắng, trời mưa
TC : Tai ai tinh
Hoạt động góc
1. Góc phân vai:
- Chơi bán hàng
- Chơi Gia đình
-Trẻ biết nhận vai chơi trong từng nhóm
+ Biết bày bán một số mặt hàng: Quần áo mùa hè, áo mưa, ô, mũ…
+ Trò chuyện cùng nhau trong nhóm chơiđể phân vai chơi trong nhóm.
+ Biết làm một số công việc phù hợp với vai chơi ở trong nhóm
2. Góc xây dựng - lắp ghép
- Công viên nước
KN:Trẻ biết phối hợp cùng nhau xếp mô hình công viên bằng các nguyên vật liệu khác nhau
CB: Mô hình bồn hoa, cây xanh, đồ chơi ngoài trời.
- Nút nhựa, hàng rào, lắp ghép…
3. Góc sách truyện: ( Có sự hướng dẫn của giáo viên )
- Xem tranh truyện
- Tô tranh truyện có hình ảnh
KN: Trẻ có kĩ năng giở sách, xem tranh.
- Đọc thơ bằng tranh hình, rối, sa bàn
- Tô tranh đóng thành truyện
CB: Bổ xung thêm một số bài thơ, câu truyện về chủ điểm
4, Góc tạo hình
- Vẽ cắt dán tranh về các nguồn nước hàng ngày
- Vẽ các phương tiện đi trên nước, vẽ các con vật sống dưới nước
KN : - Trẻ biết sử dụng các kĩ năng đã họcđể tạo ra sản phẩm
CB : - Giấy mầu, bút mầu, kéo thủ công
- Đất nặn, sáp mầu, tranh tô mầu,.
5,
File đính kèm:
- Nuoc mua he va Bac Ho.doc