Chủ đề: Quê hương – Đất nước – Bác Hồ - Chủ đề nhánh 1: Quê hương của bé

I-YÊU CẦU

Sau khi học xong chủ đề này trẻ có thể biết:

- Trẻ biết thời tiết đặc trưng của mùa hè: nóng, có mưa, cầu vồng, nắng

- Đặc trưng của mùa hè: có hoa bằng lăng, hoa phượng, có tiếng ve,

- Các hoạt động vào mùa hè, trang phục của mùa hè.

- Biết các món ăn của mùa hè.

II-KẾ HOẠCH TUẦN

 

doc18 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 9091 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chủ đề: Quê hương – Đất nước – Bác Hồ - Chủ đề nhánh 1: Quê hương của bé, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: QUÊ HƯƠNG – ĐẤT NƯỚC – BÁC HỒ CHỦ ĐỀ NHÁNH 1: QUÊ HƯƠNG CỦA BÉ KẾ HOẠCH TUẦN Từ ngày / đến ngày / / I-YÊU CẦU Sau khi học xong chủ đề này trẻ có thể biết: - Trẻ biết thời tiết đặc trưng của mùa hè: nóng, có mưa, cầu vồng, nắng… - Đặc trưng của mùa hè: có hoa bằng lăng, hoa phượng, có tiếng ve, - Các hoạt động vào mùa hè, trang phục của mùa hè. - Biết các món ăn của mùa hè.. II-KẾ HOẠCH TUẦN STT Hoạt động Nội dung 1 Đón trẻ, trò chuyện, thể dục sáng -Đón trẻ: + Cô đón trẻ từ tay phụ huynh. + Nhắc trẻ xếp gọn đồ dùng. + Trao đổi nhanh với phụ huynh. + Trò chuyện: Hướng dẫn trẻ vào hoạt động chính -Thể dục sáng: a. Khởi động Cho trẻ đi vòng tròn, đi các kiểu chân, chạy chậm, chạy nhanh, sau đó về theo tổ tâp bài thể dục đồng diễn của trường: “Hòa bình cho bé” với các động tác: b.Trọng động: - Hô hấp: Thổi nơ - Tay : Từng tay đưa thẳng lên cao, hạ xuống. - Chân: Ngồi xổm đứng lên liên tục. - Bụng: 2 đưa ra trước, nghiêng người. 2 tay giơ lên cao, xoay người 90 độ, đồng thời đưa 1 tay về trước - Bật: Bật chân trước chân sau, 2 tay giơ cao.. c.Hồi tĩnh: Tập động tác hồi tĩnh trên nền nhạc bài “ con công” 2 Hoạt động học Thứ Hai PTTC: ÂM NHẠC PTTM: TẠO HÌNH - Cắt dán nan giấy ( Mẫu) Thứ Ba PTNT: MTXQ Trò chuyện, tìm hiểu về một số di tích, danh lam thắng cảnh của quê hương Thứ Tư PTTC: THỂ DỤC - Đi bước lùi - Trò chơi vận động Thứ Năm PTNT: TOÁN - Đếm đến 9, nhận biết nhóm có số lượng 9 Thứ Sáu PTNN: VĂN HỌC - Thơ: Em yêu nhà em 3 Hoạt động góc *Yêu Cầu: - Trẻ biết thể hiện vai chơi, Nhà hàng ăn uống có chủ quán, tiếp viên , tiếp viên vui vẻ chào hỏi khách, khách hàng biết trẻ tiền… - Trẻ biết xây công viên , đoàn kết nhóm chơi. - Thể hiện được các bài hát theo chủ đề. - Vẽ , nặn theo ý thích - Yêu thiên nhiên chăm sóc cây, tưới nước cho cây.. I/GÓC PHÂN VAI: Nhà hàng ăn uống 1-Chuẩn bị: - Góc chơi , đồ chơi phục vụ trò chơi - Bàn ghế 2-Gợi ý hoạt động: - Động viên trẻ thể hiện vai chơi: Cho cháu chơi đóng vai người bán hàng, tiếp viên, khách hàng… II/ GÓC XÂY DỰNG-LẮP GHÉP: Xây công viên 1-Chuẩn bị: - Đồ chơi phục vụ góc chơi: gạch, cây xanh. 2-Gợi ý hoạt động: - Trẻ xây công viên với cổng, hàng rào, đường đi, các khu trồng hoa, cây xanh, hoa kiểng, ghế đá, đèn chiếu sáng... III/GÓC TẠO HÌNH : 1-Chuẩn bị: - Góc chơi - Giấy màu, hồ, bút màu, đất nặn , bảng con, khăn lau 2-Gợi ý hoạt động: - Trẻ biết vẽ , nặn , cắt, dán theo chủ đề IV/GÓC ÂM NHẠC : 1-Chuẩn bị: - Dụng cụ âm nhạc , băng theo chủ đề 2-Gợi ý hoạt động: - Cô hướng dẫn trẻ cách sử dụng nhạc cụ và cách vỗ . - Nghe nhạc, hát múa theo chủ đề V/GÓC SÁCH, TRUYỆN: 1-Chuẩn bị: - Tranh về chủ đề “Quê hương của bé” - Tranh thơ : “Em yêu nhà em” 2-Gợi ý hoạt động: - Trẻ xem tranh về chủ đề - Biết lật sách xem tranh VI/GÓC THIÊN NHIÊN/KHOA HỌC : 1-Chuẩn bị: - Cây xanh, bình tưới, nước - Tranh các vở tập toán 2-Gợi ý hoạt động: - Trẻ biết tô các đồ dùng của các nghề. chơi với vở tập toán - Trẻ biết chăm sóc cây xanh 4 Hoaït ñoäng ngoaøi trôøi Thứ hai Quan sát: Tranh chủ điểm +Các con nhìn xem trong tranh chủ điểm hôm nay có gì mới? +Trong tranh có những di , tích danh lam nào ? + Các con có biết những di tích, danh lam này ở đâu không ? - Cô tóm ý giáo dục trẻ - Hoạt động tập thể: Đổi khăn -Chơi tự do với các đồ chơi ngoài trời. -Nhặt lá rụng -Chăm sóc góc thiên nhiên. Thứ ba - Quan sát: : Trò chuyện về các danh lam, thắng cảnh của quê hương. + Các nhìn xem trong tranh có những danh tham, thắng cảnh nào ? + Vậy các con có biết những danh này ở đâu không? + Cô tóm ý giáo dục. - Hoạt động tập thể: Đổi khăn Thứ tư - Quan sát: Tranh đền thờ Bác + Các con ơi! Đây là di tích nào? + Các con có biết đền thờ Bác ở đâu không? + Ngoài ra các con còn biết những di tích lịch sử nào nữa của Tỉnh ta nữa? + Cô tóm ý giáo dục trẻ - Hoạt động tập thể: Kéo co Thöù naêm - Quan sát: Trò chuyện về tranh di tích nhà hát Cao Văn Lầu. +Cô có tranh gì đây? +Đố con biết đây là di tích lịch sử gì? Ở đâu? Các con đã từng đến đây chưa? +Các con có biết di tích lịch sử này có ý nghĩa gì không? - Hoạt động tập thể: Kéo co Thöù saùu - Quan sát : tranh vườn nhãn, vườn chim +Cô có tranh gì đây ? Ở đâu vậy các con? + Các con có được đi đến nơi này chưa? - Hoạt động tập thể: Trốn tìm 5 Vệ sinh, nêu gương, trả trẻ -Sửa sang lại quần áo, đầu tóc cho trẻ. -Cho trẻ đi vệ sinh -Cô tiến hành trả trẻ tận tay phụ huynh -Trò chuyện trao đổi về tình hình của trẻ, chủ điểm ……. -Trước khi ra về kiểm tra điện nước và khoá cửa cẩn thận. HOẠT ĐỘNG HỌC Thứ hai ngày tháng năm 201 HỌP MẶT ĐẦU TUẦN: I/ YÊU CẦU: - Cháu biết kể lại việc làm 2 ngày nghĩ. - Nắm được tiêu chuẩn bé ngoan trong tuần - Biết được chủ điểm mới trong tuần mình sắp học. II/ TIẾN HÀNH: - Trẻ kể lại việc làm của 2 ngày nghĩ, cô nhận xét. - Cô giáo dục nhẹ cháu làm những công việc nhỏ giúp cha mẹ. - Nhắc trẻ những việc trẻ không nên làm. - Đọc thơ : “Cháu hứa với cô” - Trẻ đoán thời tiết trong ngày? - Hỏi trẻ hôm nay thứ mấy? - Cô nêu tiêu chuẩn bé ngoan. + Đi học đều, đúng giờ. + Móng tay chân cắt ngắn, chà sạch. + Không xả rác trong lớp. + Chú ý lên cô. - Hát “ Quê hương tươi đẹp” - Cô giới thiệu chủ đề mới “Quê hương của bé” PHÁT TRIỂN THẨM MĨ Đề tài : CẮT DÁN NAN GIẤY ( MẪU) I. YÊU CẦU - Trẻ tập cắt nan giấy bằng nhát thẳng. - Luyện cách dán nan giấy. - Giaó dục trẻ có ý thức học tập. II. CHUẨN BỊ - Tranh mẫu gợi ý của cô, - Tập, keo, kéo cho trẻ. - Mổi trẻ 3 băng giấy màu (5x15cm) - Bàn ghế. - Tích hợp : AN, MTXQ, LQVT III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ DỰ KIẾN HĐ CỦA TRẺ * HOẠT ĐỘNG 1 : Trò chuyện, gây hứng thú - Cô cho trẻ đọc thơ “Em yêu nhà em” - Các con vừa đọc bài thơ nói về gì ? - Xung quanh nhà của bạn nhỏ trồng những loại cây nào? Nuôi những con gì? - Còn xung quanh nhà con thì sao? - Nếu muốn vừa nuôi các con vật nuôi, vừa muốn trồng rau thì người ta thường làm gì để bảo vệ các luống rau của mình? - Cốc! Cốc! Cốc!... Chào các bạn !... - Búp bê ơi! Bạn đi đâu mà cầm kéo thế? - Tớ vừa cắt dán xong, các ban xem tớ cắt dán gì nhé! -Ồ, cắt dán nan giấy (hàng rào) - Các bạn biết không, ở nhà búp bê có trồng 1 vườn rau rất tốt, nhưng khổ nổi là cạnh nhà búp bê các chú thiếm gà cứ sang phá hoài. Tớ phải giúp cha mẹ làm hàng rào để ngăn gà phá vườn rau nhà tớ, cho nên đã nghĩ ra cách làm hàng rào, khi làm xong tớ đã cắt dán lại hàng rào này và mang cho các bạn xem đấy. - Các bạn xem tớ đã cắt dán những kiểu hàng rào nào? - Các nan giấy được cắt, dán ra sao? - Bây giờ tớ sẽ tặng cho các bạn bức tranh này nhé! - Thôi, búp bê về đây, tạm biệt các bạn… -Các con ơi! Các con thấy Búp bê cắt dán bức tranh này thế nào? Các con có thích không? Hôm nay cô sẽ tổ chức hội thi cắt dán nan giấy, để cho mỗi bạn lớp mình được 1 bức tranh thật đẹp nhé * HOẠT ĐỘNG 2: Cô làm mẫu - Bây giờ các con xem cô làm mẫu trước nhé! - Cô cầm kéo bằng tay phải, cầm bằng 2 ngón ngón cái, ngón giữa, ngón giữa đỡ kéo. - Tay trái cô cầm băng giấy hình chữ nhật nằm ngang, cô cắt từ phải lùi dần sang trái, cắt ước lượng bằng mắt, cô cắt đứt từng nhát thẳng từ dưới lên rên sao cho các nan giấy cách đều nhau. - Cắt xong cô sắp xếp các nan giấy lên sao cho thẳng hàng, cân đối… rồi bôi hồ lên giấy nền và dán. - Vậy trước khi cắt dán nan giấy con cầm kéo như thế nào? - Cắt từ đâu sang đâu? Cắt như thế nào? - Để có những nan giấy đẹp con sẽ làm sao? - Cắt xong con làm gì? - Con xếp các nan giấy như thế nào? - Con dán ra sao? - Muốn dán cho thành hàng rào đẹp con phải làm sao? - Con ngồi dán thế nào? - Để cho đôi tay sạch con phải làm sao? - Trẻ đọc thơ - Trẻ trả lời - chuối, ngô, gà… - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Chào búp bê - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ chú ý - Cầm bằng tay phải… - Trẻ trả lời - Cắt thẳng nhát - Xếp nan giấy… - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Ngồi thẳng lưng - Trẻ trả lời * HOẠT ĐỘNG 3 : Trẻ cắt dán - Trẻ cắt dán. - Cô bao quát giúp đỡ trẻ còn lúng túng - Mở nhạc nhỏ cho trẻ nghe trong khi trẻ thực hiện đề tài. - Trẻ đi về chỗ ngồi. - Trẻ thực hiện đề tài. * HOẠT ĐỘNG 4: Tổ chức nhận xét sản phẩm - Trẻ mang sản phẩm lên giá, các cháu xem chung. - Mời trẻ chọn sản phẩm thích? Vì sao? - Cô chọn sản phẩm thích? Vì sao? - Cô nhận xét bổ sung sản phẩm chưa hoàn chỉnh. - Nhận xét chung. - Trẻ chọn sản phẩm đẹp IV- HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: Bây giờ cô cháu mình cùng về góc xây dựng xây nhà và vườn rau nhé! Thứ ba ngày tháng năm 201 PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC Đề tài : TRÒ CHUYỆN , TÌM HIỂU VỀ MỘT SỐ DI TÍCH, DANH LAM, THẮNG CẢNH CỦA QUÊ HƯƠNG I. YÊU CẦU: - Trẻ biết được một số di tích, danh lam , thắng cảnh của quê hương - Yêu quí cảnh đẹp của quê hương. - Luôn giữ cho môi trường xanh, sạch, đẹp. II. CHUẨN BỊ : - Cô gợi ý cho trẻ tham quan địa danh ở địa phương cùng cha mẹ. - 1 số tranh ảnh: Tranh vườn nhãn, tranh đồng Nọc Nạng, tranh đền thờ Bác, tranh nhà hát Cao Văn Lầu. - Băng nhạc chủ điểm - Tích hợp: Âm nhạc. III. TIẾN HÀNH: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ DỰ KIẾN HĐ CỦA TRẺ * Hoạt động 1. Ổn định- gây hứng thú Cô hát bài “Bạc Liêu ơi!” - Cô vừa hát cho các con nghe bài hát nói về gì? - Chúng ta đang ở đâu thế? Bạc liêu thuộc miền nào của tổ quốc? - Thế các con có biết Bạc liêu có những di tích lịch sữ, danh lam , thắng cảnh nào không? - À, Bạc Liêu có nhiều di tích, danh lam và thắng cảnh Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về các di tích, danh lam , thắng cảnh của quê hương Bạc Liêu chúng ta nhé! * Hoạt động 2: Trò chuyện, tìm hiểu về một số di tích, danh lam, thắng cảnh của quê hương Bạc Liêu. - Cô gọi nhiều trẻ hỏi: Nhà con ở đâu? ở ấp nào, xã nào, nhà con ở gần nhà ai? Xóm con có đông người không? Có vui không? - Mình đang ở tỉnh nào? - Cô và các con đang ở ấp nào?Xã nào? Huyện nào? Tỉnh gì? - Thế ở Bạc Liêu ta có những di tích văn hóa, di tích lịch sử nào? - Nhìn xem cô có tranh gì đây? - Ai biết đền thờ Bác ở đâu nè? - À, đền thờ Bác ở xã Châu Thới, Huyện Vĩnh lợi đó các con, đây là di tích lịch sử cấp quốc gia đó các con. - Các con đã được đi thăm đền thờ Bác chưa? - Vậy các con nhớ chăm ngoan, vâng lời cô và cha mẹ thì các con sẽ được cha mẹ chở đi tham quan đền thờ Bác các con nhé! - Các con nhìn xem đây là di tích lịch sử nào? - À, di tích đồng Nọc Nạng ở huyện nào các con ? Di tích Đồng Nọc Nạng , tọa lạc tại ấp 4, xã Phong Thạnh, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu Các con biết không khu di tích có diện tích 3 ha với nhiều hạng mục: Khu mộ gia đình Mười Chức, phủ thờ - nhà trưng bày hiện vật, cụm tượng diễn tả lại sự kiện ngày 17/02/1928, (trận quyết tử đòi lại ruộng đất của anh em Mười Chức với bọn địa chủ, quan lại cướp đất) Đây là di tích đuợc Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng là di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1991 đó các con? - Các con có được cha mẹ chở đi tham quan nơi này chưa? - Ngoài những di tích trên các con còn biết những di tích lịch sử – văn hóa nào nữa? * À, ở Bạc liêu còn những di tích lịch sử – văn hóa như :Di tích lịch sử - văn hóa Khu lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu, Tháp cổ Vĩnh Hưng, Đồng hồ mặt trời…. - Ngoài những di tích trên, Bạc Liêu ta còn có những cảnh đẹp gì? - Đây là tranh gì các con? - Các con có biết vườn nhãn ở đâu không? - Các con có được đi vườn nhãn chưa? * Các con biết không vườn nhãn cổ Bạc Liêu dài trên 11km đi qua 2 xã Hiệp Thành và Vĩnh Trạch Đông, thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu. khu vườn nhãn cổ đến nay đã trên trăm tuổi. Đây là vườn nhãn đặc biệt nhất ở ĐBSCL, là niềm tự hào của người dân địa phương và còn là điểm thu hút khách phương xa đến tham quan đó các con. - Ngoài ra ở Bạc Liêu còn có Vườn chim cũng là du lịch sinh thái đó các con. - Ở tỉnh ta có những công trình gì gì lớn? Khu trung tâm thương mại Bạc Liêu- siêu thị Bạc Liêu- nhà hát Cao Văn Lầu- khu vui chơi công viên Trần Huỳnh- công viên Lê Thị Riêng, công viên nước, nhà hàng khách sạn Công Tử Bạc Liêu - Cô tóm ý, nhấn mạnh, tỉnh ta có rừng ngập mặn, có bờ biển dài với nhiều loài thủy sản. Và đặc biệt hơn nữa là lòng hiếu khách của người dân Bạc Liêu, ai ai cũng yêu thích. -Các con ơi! tỉnh ta thời tiết có mấy mùa? -À, tỉnh ta thì có 2 mùa đặc trưng đó là mùa mưa và mùa nắng. -Cô giới thiệu đặc sản của quê hương:Bún nước lèo, bánh xèo,bánh khọt, bánh tầm Ngan Dừa; nhãn, khóm… - Các con ơi ! Quê hương của chúng ta rất đẹp, có nhiều di tích, danh tham thắng cảnh đẹp nữa, vì vậy các con nhớ học cho giỏi, ngoan vâng lời cô và cha mẹ thì các con sẽ được cha mẹ chở đi tham quan các cảnh đẹp của quê hương các con nhé! *Hoạt động 3: Trò chơi * Trß ch¬i : Ghép tranh - Cách chơi: Cô mời 2 đội lên chơi, mỗi đội 4 bạn, trên đây cô có các mãnh ghép của bức tranh, mỗi đội sẽ lên ghép sau cho thành một bức tranh hoàn chỉnh. - Luật chơi: Mỗi bạn chỉ ghép được một tranh - Trẻ ghép tranh vườn nhãn, tranh vườn chim, cô nhận xét * C¸c con ¹ . Bạc Liêu mình thật đẹp phải không? Các con nhớ mình phải biết bảo vệ cảnh đẹp quê hương mình, bằng cách không vứt rác bừa bãi các con nhé! - Cháu nghe cô hát - Trẻ trả lời - Tỉnh Bạc Liêu, miền nam - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Tỉnh Bạc Liêu - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Đền thờ Bác - Vĩnh Lợi - Trẻ trả lời - Đồng Nọc Nạng - Giá Rai - Trẻ trả lời - Trẻ kể - Vuờn nhãn, vườn chim.. - Vườn Nhãn - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời -………… Cháu chơi trò chơi IV- HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI: Bây giờ cô cháu ta cùng về góc tạo hình vẽ lại cảnh quê hương nhé! Thứ tư ngày tháng năm 201 PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT Đề tài : ĐI BƯỚC LÙI I/ YÊU CẦU: - Trẻ biết thực hiện đi từng chân bước lùi lại phía sau. - Phát triển cơ chân cho trẻ. - Giáo dục trật tự trong giờ học biết đoàn kết với bạn. Trẻ hứng thú tham gia hoạt động. II/ CHUẨN BỊ: - Vạch chuẩn. x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x - Băng nhạc, trống lắc. - Tích hợp: MTXQ, AN III/TIẾN HÀNH: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ DỰ KIẾN HĐ CỦA TRẺ HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động. - Cho trẻ xếp thành 4 hàng dọc chuyển thành vòng tròn (kết hợp các kiểu đi, chạy) rồi di chuyển thành 4 hàng ngang dãn cách đều. (Tập kết hợp với bài hát “Hòa bình cho bé”) - Cháu đọc bài thơ “xếp hàng” - Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô. HOẠT ĐỐNG 2: Trọng động. *Bài tập phát triển chung: - Tay - vai 1 : Đưa lên cao, ra phía trước, sang ngang (4/4N) - Lưng- bụng 1 : Nghiêng người sang bên (4/4N) - Chân 3: Đứng , một chân đưa lên trước, khuỵu gối (6/4N) Cô dùng khẩu lệnh cho trẻ tách 3 hàng thành 2 hàng ngang đối diện. *Vận động cơ bản: “Đi bước lùi” - Các con ơi! Phía truớc các con có gì? - Các con biết không, hôm nay cô sẽ cho lớp mình thực hiện một vận động đó là vận động “ Đi bước lùi” - Cho trẻ nhắc tên vận động. - Để biết rõ cách vận động thì các con chú ý nhé! - Cô phân tích: + Tư thế chuẩn bị: đứng tự nhiên trước vạch chuẩn , hai tay chống hông. + Thực hiện : Khi có hiệu lệnh, từng chân bước đi lùi lại phía sau đến đầu bên kia thì dừng lại và đi về chổ. - Mời 2 trẻ xung phong lên thực hiện . - Lần lượt cho trẻ thực hiện đến hết lớp. - Cô bao quát, động viên, sửa sai. - Mời trẻ yếu, trẻ khá tập lại. **Trò chơi vận động: “ Kéo co” - Cho cháu chơi trò chơi “ Kéo co” - Cô cho trẻ nhắc lại cách chơi. - Cho trẻ chơi vài lần. HOẠT ĐỘNG 3: Hồi tĩnh. - Cho trẻ thực hiện các động tác hồi tĩnh trên nền nhạc “con công” - Trẻ tập theo cô. - Trẻ nhắc tên bài - Trẻ chú ý - Trẻ lên thực hiện -Trẻ thực hiện. - Trẻ chơi trò chơi - Trẻ chơi và đi nhẹ nhàng về chỗ ngồi IV- HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI: Chơi “uống đá chanh” Thứ năm ngày tháng năm 201 PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC Đề tài: ĐẾM ĐẾN 9, NHẬN BIẾT NHÓM CÓ SỐ LƯỢNG 9 I-YÊU CẦU: Phaùt trieån lónh vöïc nhaän thöùc tö duy cuûa treû Trẻ biết đếm đến 9, nhận biết nhóm có 9 đối tượng. Treû tích cöïc tham gia hoaït ñoäng. II-CHUẨN BỊ: - Đồ dùng của cô : + Các đồ dùng xung quanh lớp : bánh xèo, nhãn, bún mắn , khóm, bánh tằm + 9 con tôm , 9 con cá giống trẻ nhưng kích thướt lớn hơn. - Mỗi trẻ có 9 con tôm, 9 con cá * Tích hợp: Âm nhạc, tìm hiểu III-TIẾN HÀNH: Hoạt động của cô Dự kiến hoạt động của trẻ *HOẠT ĐỘNG 1: Ôn tâp nhận biết nhóm có số lượng 8 - Cô cùng cháu hát bài “ Quê hương tươi đẹp”. - Các con ơi! Các con đang ở tỉnh nào vậy? - Các con ơi! Các con có biết quê hương Bạc Liêu mình có những địa danh nào không? - Ở Bạc Liêu mình có rất nhiều di tích lịch sử, và nhiều địa danh nỗi tiếng như vườn nhãn , vườn chim, biển , nhà công tử Bạc Liêu, Đền thờ Bác…! - Vậy các con có biết đặc sản của quê hương Bạc Liêu mình không? - Các con biết không ở quê mình có rất nhiều đặc sản nổi tiếng đó và xung quanh lớp mình có rất nhiều các đặc sản của quê hương bạn nào lên tìm giúp cô xem đặc sản nào có số lượng là 8? - Cho trẻ lên tìm nhóm có số lượng ít hơn 8 là 1 . -Trẻ tìm, cô và cả lớp quan sát, nhận xét. - Các con ơi! Cô thấy lớp mình học rất ngoan bây giờ cô sẽ thưởng cho các con một món quà nhé! Cô mời các con đi nhận quà - Trẻ đi lấy đồ dùng về ngồi 3 hàng ngang *HOẠT ĐỘNG 2: Đếm đến 9, nhận biết nhóm có số lượng 9 - Nhìn xem trong rổ con có những gì nè? - À, cá, tôm cũng là những đặc sản của quê hương chúng ta đó các con. - Các con hãy xếp hết số lượng nhóm tôm ra thành 1 hàng ngang, xếp từ trái sang phải. -Xếp 8 con cá ra đặt phía dưới nhóm tôm xếp tương ứng với 1-1 với nhóm tôm, Con cũng xếp từ trái sang phải. - Đếm số lượng nhóm cá, nhóm tôm -Các con ơi! Số lượng nhóm tôm và số lượng nhóm cá như thế nào với nhau - Vậy số lượng nhóm nào ít hơn? Ít hơn là mấy? Vì sao con biết? - Thế số lượng nhóm nào nhiều hơn? Nhiều hơn là mấy? - Muốn số lượng nhóm tôm và số lượng nhóm cá bằng nhau ta phải làm sao? - Cô thực hiện 2 cách bớt ra , thêm vào cho trẻ xem. - Vậy muốn cho số lượng nhóm cá nhiều bằng số lượng nhóm tôm ta phải làm sao? - Cho trẻ đặt vào 1 con cá vào? - Đếm lại số lượng nhóm cá và số lượng nhóm tôm. - 2 nhóm lúc này có số lượng như thế nào với nhau? Cùng bằng mấy? -Con tìm xem xung quanh lớp có những nhóm đặc sản của quê hương có số lượng là 9 -Trẻ tìm, cô và cháu quan sát nhận xét. -Các nhóm bạn vừa tìm có số lượng là mấy? - So với số lượng nhóm tôm và số lượng nhóm cá thì chúng như thế nào với nhau? Cùng bằng mấy? -Để chỉ nhóm có số lượng 9 người ta dùng thẻ số mấy? -Cô giới thiệu và đọc thẻ số 9 lớp đọc, cá nhân đọc. - Các con ơi ! hàng ngày các con thấy số 9 ở đâu nào? - À, số 9 còn có ý nghĩa trong cuộc sống các con sẽ thấy ở tờ lịch như ngày 9, tháng 9, năm 2009 và ở điện thoại , biển số xe gắn máy cũng có số 9 nữa đó các con. -Các con ơi ! có 2 chú cá bơi đi rồi! -Trẻ cất 2 con cá - Có 9 con cá , đã bơi đi 2 con rồi, còn mấy con cá ? - Các con ơi! Bây giờ có 3 chú cá cũng bơi theo đàn luôn rồi? -Trẻ cất 3 con cá. vậy có 7 con cá bơi đi hết 3 con rồi vậy còn lại mấy con cá các con? - 3 con cá cũng bơi theo đi kiếm mồi luôn rồi . -Vậy mình còn lại mấy con cá ? - À, còn 1 con cá hãy cho nó đi theo đàn luôn nhé! -Bây giờ các con hãy thả các con tôm này xuống ao tìm mồi ăn nhé! (vừa cất vừa đếm) -Cho trẻ đọc lại số 9. -Cho trẻ đi cất đồ dùng. * HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập - Trò chơi: Ai nhanh hơn + Cách chơi: Cô mời 2 đội lên chơi. Mỗi đội 5 bạn. ở trên cô có bức tranh các nhóm đồ dùng và ở giữa bức tranh cô có số 9. mỗi đội sẽ lên tìm nhóm đồ dùng nào có số lượng là 9 thì các con sẽ nối số 9 với nhóm đồ dùng đó! Đội nào gắn nhanh và đúng thì chiến thắng. Thời gian là 1 bài hát. +Luật chơi: Mỗi bạn chỉ nối được 1 lần. - Tổ chức cho trẻ chơi. - Cô nhận xét -Cho trẻ chơi “Tai ai tinh” -Cách chơi: Cô gõ (hoặc vỗ tay), cháu lắng nghe, đếm và nói cô gõ mấy tiếng? Cô vỗ tay, yêu cầu cháu vỗ theo yêu cầu của cô. - Chơi 2 , 3 lần - Lớp hát - Tĩnh Bạc Liêu - Trẻ trả lời - Bánh xèo, bún mắm, nhãn,.. - Trẻ lên tìm 8 cái bánh xèo, 8 tô bún mắm. - Trẻ tìm 7 dĩa bánh tằm - Trẻ lấy đồ dùng về ngồi 3 hàng ngang - Tôm , cá - Trẻ xếp hết nhóm tôm - Trẻ xếp 8 con cá - Trẻ đếm - Trẻ trả lời - Nhóm cá ít hơn, ít hơn là 1.... - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ chú ý - Thêm 1 con cá - Trẻ đặt thêm 1 con cá - Trẻ đếm - Trẻ trả lời - Trẻ lên tìm - Trẻ trả lời - số lượng 9....... - Thẻ số 9 - Trẻ đọc - Trẻ trả lời - còn 7 con cá - Trẻ cất - Còn 4 con cá - Trẻ cất thêm 3 con cá - còn 1 con cá .......... - Trẻ cất - Trẻ đọc - Trẻ cất đồ dùng - Trẻ chơi trò chơi - Trẻ chơi IV-HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI: Các con cùng đến khám phá khoa học thực hiện vở toán nhé! Đọc thơ ”Em yêu nhà em ” Thứ sáu ngày tháng năm 201 PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Đề tài : THƠ: EM YÊU NHÀ EM I/ YÊU CẦU -Trẻ thuộc và đọc diễn cảm bài thơ. Trẻ hiểu nội dung bài thơ: - Trẻ biết đọc thơ diễn cảm, thể hiện động tác minh hoạ cho bài thơ. - Thông qua bài thơ trẻ yêu mến ngôi nhà của mình ở, trẻ biết cần phải làm gì cho ngôi nhà mình thêm sạch đẹp. II/ CHUẨN BỊ - Tranh minh họa. - Tích hợp TOÁN, MTXQ III/ TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ HOẠT ĐỘNG 1: Gây hứng thú gợi mở trẻ - Cho trẻ hát bài ” Nhà của tôi” - Các con vừa hát bài hát gì ? - Thế nhà của các con ở đâu ? - Vậy xung quanh nhà con có những gì ? - Các con có yêu ngôi nhà của mình không? Vì sao? - Có một bài thơ nói về một bạn nhỏ kể về ngôi nhà của mình, Các bạn muốn biết bạn nhỏ đã kể về ngôi nhà của mình như thế nào thì mình cùng lắng nghe cô đọc bài thơ này nha. -Trẻ hát -Trẻ trả lời…. - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Đèn đỏ - Vạch trắng HOẠT ĐỘNG 2: Cô đọc -Cô đọc lần 1 hỏi tên bài thơ + tác giả ( Em yêu nhà em – Đoàn Thị Lam Luyến ) -Cô đọc lần 2 xem tranh nêu nội dung: Ngôi nhà của bạn nhỏ thật đẹp có đàn chim sẻ, có gà, có chuối, có ngô , có ao muống..thật đẹp, dù đi xa thật là xa thì bạn vẫn nhớ về ngôi nhà thật đẹp của mình đó các con. - Cháu ngồi nghe cô đọc thơ HOẠT ĐỘNG 3: Trích dẫn-đàm thoại - Trong bài thơ bạn nhỏ đã miêu tả cảnh đẹp của ngôi nhà như thế nào? - Có những con vật nào trong nhà bạn? - Những câu thơ nào nói về điều đó? - À, đúng rồi, quang cảnh nhà của bạn rất đẹp . “ Em yêu nhà em ……………….. Cục ta, cục tác khi vừa đẻ xong” - Nhà của bạn nhỏ còn có những cảnh vật nào nữa? - Khung cảnh tươi đẹp đầm ấm trong ngôi nhà của bạn nhỏ được thể hiện qua câu thơ nào? - Bạn nhỏ muốn mình giống ai trong chuyện cổ tích để đợi Bống lên? - À, đúng rồi, bạn muốn làm chị Tấm để đợi chờ Bống lên đó các con. “ Có bà chuối mật, lưng ong ……………………… Ếch con học nhạc, dế mèn ngâm thơ” - Các con thấy tình cảm của em bé như thế nào đối với ngôi nhà của mình? - Đúng rồi, dù đi đâu bạn nhỏ cũng nhớ về ngôi nhà của mình. “ Dù đi xa thật là xa Chẳng đâu vui được như nhà của em” - Còn các con khi đi xa các con có nhớ ngôi nhà của mình không? Vì sao? - À, ngôi nhà là nơi chúng ta sinh ra và lớn lên, nơi đó đầy ấp tiếng cười của những người thân yêu, nên dù có đi đâu xa thì mình vẫn nhớ về ngôi nhà của mình phải không các con. - Vậy yêu ngôi nhà mình thì các con làm vì cho ngôi nhà mình thêm đẹp? - Các con nhớ phải làm vệ sinh nhà cửa, không bôi bẩn lên tường, nhổ cỏ xung quanh nhà cho ngôi nhà mình thêm đẹp các con nhé! - Trẻ trả lời - chim én, gà hoa mơ -

File đính kèm:

  • docNhánh 1 - Quê hương của Bé - Lớp 4 tuổi.doc