Chủ điểm: Gia đình - Đề tài Xem ai cao nhất nào? (lớp lá)

I. Mục đích yêu cầu:

• Trẻ nhận biết được cách so sánh chiều cao 2 đối tượng.

• Hình thành cho trẻ các kỹ năng so sánh, hình thành ngôn ngữ biểu tượng toán học: cao nhất, cao hơn, thấp nhất.

• Phát triển kỹ năng quan sát và thao tác đặt chồng, đặt cạnh, so sánh chiều cao

• Biết kết hợp chơi cùng bạn.

II. Chuẩn bị:

• Rối nhân vật truyện: gà cồ giận mẹ.

• Thẻ tranh các vật dụng trong gia đình: ly, tủ, bàn (có đủ ba kích thước)

• Bảng nỉ

 

doc2 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2780 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chủ điểm: Gia đình - Đề tài Xem ai cao nhất nào? (lớp lá), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ điểm: GIA ĐÌNH Đề tài: Xem Ai Cao Nhất Nào? lớp lá. Mục đích yêu cầu: Trẻ nhận biết được cách so sánh chiều cao 2 đối tượng. Hình thành cho trẻ các kỹ năng so sánh, hình thành ngôn ngữ biểu tượng toán học: cao nhất, cao hơn, thấp nhất. Phát triển kỹ năng quan sát và thao tác đặt chồng, đặt cạnh, so sánh chiều cao Biết kết hợp chơi cùng bạn. Chuẩn bị: Rối nhân vật truyện: gà cồ giận mẹ. Thẻ tranh các vật dụng trong gia đình: ly, tủ, bàn (có đủ ba kích thước) Bảng nỉ Tiến hành: Cô cùng trẻ đi xem múa rối. Trẻ quan sát múa rối: gà cồ giận mẹ. Hoạt động 1: “ Xem ai cao nhất? ” Cho trẻ đoán xem trong câu chuyện, chú gà nào cao nhất? cao hơn, thấp nhất? → Muốn biết ai cao nhất, cao hơn và thấp nhất con phải làm cách nào? Cho trẻ dùng thẻ các nhân vật để thao tác so sánh. Sau khi so sánh xong cho trẻ xếp theo thứ tự đồ vật từ trái sang phải hoặc từ phải sang trái. Hoạt động 2: “Mình cùng đi siêu thị” Cô và bé cùng đi “siêu thị” mua các đồ dùng trong gia đình: mỗi trẻ đều mua: ly, ghế, bàn trẻ chia làm 3 nhóm, mỗi nhóm sắp xếp những vật dụng vừa mua được: bàn cao nhất kê chung với tủ cao nhất và những chiếc ly cao nhất được xếp trên bàn cao nhất này. Tương tự với các kích thước còn lại (sử dụng thẻ đồ vật và bảng nỉ để dán) Mỗi nhóm kiểm tra lại cách sắp xếp của mình. Cho trẻ so sánh các kết quả so sánh với nhau? Hoạt động 3: “trò chơi: đoàn kết” Cô cùng trẻ chơi: đoàn kết. kết 2: sau khi trẻ đứng thành nhóm 2 người, trong tiếng vỗ tay của cô, trẻ xếp thứ tự theo hàng dọc: thấp hơn đứng trước, cao hơn đứng sau. kết 3: trẻ đứng thành nhóm 3 người: trong thơi gian cô vỗ tay, mỗi nhóm sẽ xếp theo hàng dọc thứ tự: thấp nhất, cao hơn, cao nhất. kết 3 nữ, 3 nam…. Kết thúc: nhận xét giờ học.

File đính kèm:

  • docTOAN(4).doc