I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Bé hiểu được nội dung của bài thơ
- Cảm nhận tình cảm của bé đối với ngôi nhà của mình.
- Biết tên một số con vật: ếch, dế mèn, gà mái, cá cờ, chim.
- Tìm các chữ quen thuộc đã học trong bài thơ.
2. Kỹ năng:
- Đọc diễn cảm bài thơ "Em yêu nhà em"
- Kể lại nội dung bài thơ thành câu truyện.
Kỹ năng gõ - đệm theo bài hát.
3. Phát triển:
- Phát triển óc tưởng tượng, sáng tạo
4. Giáo dục:
- Tình cảm yêu mến ngôi nhà của mình và những con vật có lợi cho con người.
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1995 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chủ điểm: Thế giới động vật - Đề tài Thơ: Em yêu nhà em (Lớp lá), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN
MÔN : LQVH (THƠ)
Chủ điểm: Thế giới động vật
Đề tài: Thơ: "Em yêu nhà em"
Lớp: Lá
Nội dung T.hợp: Toán - Âm nhạc - MTXQ ...
MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
Kiến thức:
- Bé hiểu được nội dung của bài thơ
- Cảm nhận tình cảm của bé đối với ngôi nhà của mình.
- Biết tên một số con vật: ếch, dế mèn, gà mái, cá cờ, chim...
- Tìm các chữ quen thuộc đã học trong bài thơ.
Kỹ năng:
- Đọc diễn cảm bài thơ "Em yêu nhà em"
- Kể lại nội dung bài thơ thành câu truyện.
Kỹ năng gõ - đệm theo bài hát.
Phát triển:
- Phát triển óc tưởng tượng, sáng tạo
Giáo dục:
- Tình cảm yêu mến ngôi nhà của mình và những con vật có lợi cho con người.
CHUẨN BỊ:
- Mô hình về nội dung của bài thơ "Em yêu nhà em"
- Tranh vẽ, nhạc nhẹ, bài hát dân tộc "Con gà gáy..." và một số dụng cụ âm nhạc
- Giáy, bút chì sáp đủ màu, bài thơ viết ra giấy.
- Trẻ thuộc bài thơ: "Em yêu nhà em"
TIẾN TRÌNH:
Hát "Ba ngọn nến lung linh"
Đàm thoại: + Vì sao khi đi xa mình luôn nhớ về gia đình của mình? (có ba mẹ, người thân, là nơi thân thuộc của bé...)
- Có một bài thơ nói về một em bé kể về ngôi nhà của mình, các bạn có biết bài đó là bài gì không?
- Các bạn muốn biết em bé đã kể về ngôi nhà của mình như thế nào thì mình cùng lắng nghe nhá.
Cô đọc diễn cảm + mô hình
- Hỏi tên và nội dung của bài thơ.
Cô đọc khổ 1:
Đàm thoại: + Trong khổ thơ này em bé đã kể về ngôi nhà của mình như thế nào?
+ Có những con vật gì trong nhà của bé?
+ Con đoán xem tại sao con chim nó lại hót líu lo như vậy? (vui, chào bình minh)
+ Các con đã được nghe tiếng chim hót chưa?
Nghe nhạc (thưởng thức tiếng chim)
Cô đọc khổ 2:
+ Vừa rồi, em bé (em bé) còn cho các con biết có những cảnh vật nào trong nhà của mình?
+ Hình ảnh: "Bà chuối, ông ngô bắp, râu hồng" các con tưởng tượng ra điều gì?
+ Tại sao trong đoạn thơ này em bé lại tưởng tượng mình là cô tấm (yêu quý cô tấm, thích cô tấm...)
Cô đọc khổ 3:
+ Các con thử nhắm mắt lại xem, và tưởng tượng như mình đang đứng trước 1 đầm sen ngào ngạt hương thơm, các con sẽ cảm thấy như thế nào?
(Trẻ nghe nhạc giao hưởng êm dịu)
Hỏi về cảm xúc của trẻ sau đó
Đọc lại 2 câu cuối:
Các con thấy tình cảm của em bé như thế nào đối với ngôi nhà của mình?
Tại sao mặc dù em bé đi xa nhưng vẫn nhớ về nhà?
Cho lớp đọc lại cả bài:
- Nhóm cá nhân (dưới dạng TC)
TC: Đọc thơ theo hình vẽ
+ Trẻ kể lại truyện dựa vào nội dung củabài thơ.
+ Về nhóm: TC: "Nghe đọc thơ, tìm chữ cái"
- Chia 3 nhóm, mỗi nhóm phát tờ giấy có viết bài thơ, bút chì sáp 3 màu (mỗi nhóm một màu), khi nghe bạn, cô đọc thơ, bé khoanh các chữ cái đã học.
- Khi làm xong, đổi nhóm kiểm tra nhau.
Kết thúc: Vận động thư giãn . . .
Hát và vận động theo nhạc bài "con gà gáy le te . . ."
File đính kèm:
- GIÁO ÁN.doc