Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất + Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định có nhịp điệu, hình ảnh, đúc kết những bài học của nhân dân về: - Quy luật của thiên nhiên
- Kinh nghiệm LĐSX
- Kinh nghiệm về con người và xã hội.
+ Những bài học kinh nghiệm về quy luật thiên nhiên và LĐSX là nội dung quan trọng của tục ngữ. - Những câu tục ngữ nói về cách đo thời gian, dự đoán thời tiết, quy luật nắng mưa, gió bão thể hiện kinh nghiệm quí báu của nhân dân về thiên nhiên.
- Những câu tục ngữ nói về mùa vụ, kĩ thụât cấy trồng, chăn nuôi đúc kết kinh nghiệm quí báu của nhân dân về LĐSX.
- căn cứ của việc đúc rút kinh nghiệm: chủ yếu dựa trên những quan sát. Trong quá trình vận dụng tục ngữ cần chú ý điều này - Sử dụng cách diễn đạt ngắn gọn, cô đúc.
- Sử dụng kết cấu diễn đạt theo kiểu đối xứng, nhân quả, hiện tượng và ứng xử cần thiết.
- Tạo vần, nhịp cho câu văn dễ nhớ, dễ vận dụng. Không ít câu tục ngữ về thiên nhiên và LĐSX là những bài học quí giá của nhân dân ta.
5 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1335 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuẩn kiến thức Ngữ văn lớp 7 – Phần văn bản học kỳ II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUẨN KIẾN THỨC NGỮ VĂN LỚP 7 – PHẦN VĂN BẢN (tt) - HKII
(Theo Tài liệu chuẩn của Bộ GD – ĐT)
* TỤC NGỮ - NGHỊ LUẬN DÂN GIAN VIỆT NAM
stt
Tên VB
Tìm hiểu chung
Nội dung
Nghệ thuật
Ý nghĩa
H/dẫn tự học
1
Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
+ Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định có nhịp điệu, hình ảnh, đúc kết những bài học của nhân dân về: - Quy luật của thiên nhiên
- Kinh nghiệm LĐSX
- Kinh nghiệm về con người và xã hội.
+ Những bài học kinh nghiệm về quy luật thiên nhiên và LĐSX là nội dung quan trọng của tục ngữ.
- Những câu tục ngữ nói về cách đo thời gian, dự đoán thời tiết, quy luật nắng mưa, gió bão … thể hiện kinh nghiệm quí báu của nhân dân về thiên nhiên.
- Những câu tục ngữ nói về mùa vụ, kĩ thụât cấy trồng, chăn nuôi …đúc kết kinh nghiệm quí báu của nhân dân về LĐSX.
- căn cứ của việc đúc rút kinh nghiệm: chủ yếu dựa trên những quan sát. Trong quá trình vận dụng tục ngữ cần chú ý điều này
- Sử dụng cách diễn đạt ngắn gọn, cô đúc.
- Sử dụng kết cấu diễn đạt theo kiểu đối xứng, nhân quả, hiện tượng và ứng xử cần thiết.
- Tạo vần, nhịp cho câu văn dễ nhớ, dễ vận dụng.
Không ít câu tục ngữ về thiên nhiên và LĐSX là những bài học quí giá của nhân dân ta.
- Học thuộc lòng tất cả các câu tục ngữ trong bài học.
- Tập sử dụng một vài câu tục ngữ trong bài học vào những tình huống giao tiếp khác nhau, viết thành những đoạn đối thoại ngắn.
- Sưu tầm một số câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
2
Tục ngữ về con người và xã hội
Những bài học kinh nghiệm về con người và xã hội là một nội dung quan trọng của tục ngữ.
- Tục ngữ thể hiện truyền thống tôn vinh giá trị con người:
+ Đạo lí
+ Lẽ sống nhân văn
- Tục ngữ còn là những bài học, những lời khuyên về cách ứng xử cho con người ở nhiều lĩnh vực: + Đấu tranh xã hội
+ Quan hệ xã hội
- Sử dụng cách diễn đạt ngắn gọn cô đúc
- sử dụng các phép so sánh, ẩn dụ, đối, điệp từ, ngữ…
- Tạo vần nhịp cho câu văn dễ nhớ, dễ vận dụng.
Không ít câu tục ngữ là những kinh nghiệm quí báu của nhân dân về cách sống, cách đối nhân xử thế
- Học thuộc lòng tất cả các câu tục ngữ trong bài học.
- Vận dụng các câu tục ngữ đã học trong những đoạn đối thoại giao tiếp.
- Tìm câu tục ngữ gần nghĩa, câu tục ngữ trái nghĩa với một vài câu tục ngữ trong bài học.
- Đọc thêm và tìm hiểu
Ý nghĩa của các câu tục ngữ VN và nước ngoài
- Tìm những câu tục ngữ VN có ý nghĩa gần gũi với những câu tục ngữ nước ngoài trên.
NGHỊ LUẬN HIỆN ĐẠI VIỆT NAM
stt
Tên VB
Tìm hiểu chung
Nội dung
Nghệ thuật
Ý nghĩa
H/dẫn tự học
1
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
-Văn chính luận chiếm vị trí quan trọng sự nghiệp văn thơ Hồ Chí Minh
- Yêu nước là truyền thống quí báu đáng tự hào của nhân dân ta được hình thành qua trường kì lịch sử và ngày càng được bồi đắp thêm. Hiểu rõ và phát huy truyền thống đó trong hoàn cảnh kháng chiến chống kẻ thù xâm lược là một việc hết sức quan trọng. VB Tinh thần yêu nước của nhân dân ta được trích từ văn kiện Báo cáo chính trị do Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày tại Đại hội lần thứ II của Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng cộng sản Việt Nam) họp tại Việt Bắc 2/1951.
- Khái quát vấn đề: dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, đó là truyền thống quí báu.
- Chứng minh truyền thống yêu nước của nhân dân ta theo dòng thời gian lịch sử.
- Chứng minh lụân điểm Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước bằng thực tế cuộc kháng chiến chống Pháp
- Nhiệm vụ của Đảng trong việc phát huy hơn nữa truyền thống yêu nước của toàn dân:
+ Biểu dương tất cả những biểu hiện khác nhau của lòng yêu nước.
+ Tuyên truyền tổ chức, lãnh đạo để mọi người đóng góp vào công việc kháng chiến.
- Xây dựng luận điểm ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng toàn diện, tiêu biểu, chọn lọc theo các phương diện:
+ Lứa tuổi.
+ Nghề nghiệp
+ Vùng miền
- Sử dụng từ ngữ gợi hình ảnh (làn sóng, lướt qua, nhấn chìm…), câu văn nghị lụân hiệu quả (câu có quan hệ từ … đến).
- Sử dụng biện pháp liệt kê nêu tên các anh hùng dân tộc trong lịch sử chống ngoại xâm của đất nước, nêu các biểu hiện của lòng yêu nước của nhân dân ta.
Truyền thống yêu nước quí báu của nhân dân ta cần được phát huy trong hoàn cảnh lịch sử mới để bảo vệ đất nước.
- Kể tên một số VB nghị luận xã hội của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
-Phân tích tác dụng của các từ ngữ, câu văn nghị lụân giàu hình ảnh trong VB.
2
Sự
giàu đẹp
của Tiếng Việt
- Đặng Thai Mai (1902- 1984) là nhà giáo, nhà nghiên cứu văn học, nhà hoạt động văn hóa, xã hội nổi tiếng.
- VB trích ở phần đầu bài tiểu luận: Tiếng Việt, một biểu hiên hùng hồn của sức sống dân tộc. (1967)
- Giải thích cụ thể về nhận định: Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay.
- Cứng minh cái hay và đẹp của tiếng Việt trên các phương diện: + Ngữ âm
+ Từ vựng
+ Ngữ pháp
+ Những phẩm chất bền vững và khả năng sáng tạo trong quá trình phát triển lâu dài.
- Bàn luận: Sự phát triển của tiếngViệt chứng tỏ sức sống dồi dào của dân tộc.
- Sự kết hợp khép léo và có hiệu quả giữa lập lụân giải thích và lập luận chứng minh bằng những lí lẽ dẫn chứng, lập luân theo kiểu diễn dịch – phân tích từ khái quát đến cụ thể trên các phương diện.
- Lựa chọn, sử dụng ngôn ngữ lập lụân linh hoạt: cách sử dụng từ ngữ sắc sảo, cách đặt câu có tác dụng diễn đạt thấu đáo vấn đề nghị luận.
- Tiếng Việt mang trong nó những giá trị văn hóa rất đáng tự hào của người Việt Nam.
So sánh cách sắp xếp lí lẽ, chứng cứ của VB Sự giàu đẹp của Tiếng Việt với VB Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
3
Đức tính giản dị của Bác Hồ
- Phạm Văn Đồng (1906- 2000) – một cộng sự gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông từng là Thủ tướng Chính phủ trên ba mươi năm đồng thời cũng là nhà hoạt động văn hóa nổi tiếng. Những tác phẩm của ông hấp dẫn người đọc bằng tư tưởng sâu sắc, tình cảm sối nổi, lời văn trong sáng.
- VB trích từ diễn văn Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại đọc trong Lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh của Bác Hồ (1970).
- Đức tính giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh được biểu hiện trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong lời nói và bài viết.
- Đức tính giản dị thể hiện phẩm chất cao đẹp của Hồ Chí Minh với đời sống tinh thần phong phú, hiểu biết sâu sắc, quí trọng lao động, với tư tưởng và tình cảm làm nên tầm vóc văn hóa của Người.
- Thái độ của tác giả đối với đức tính giản dị của Bác Hồ: cảm phục, ca ngợi chân thành, nồng nhiệt.
- Có dẫn chứng cụ thể, lí lẽ bình luận sâu sắc, có sức thuyết phục.
- Lập luận theo trình tự hợp lí.
- Ca ngợi phẩm chất cao đẹp, đức tính giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Bài học về việc học tập, rèn luyện noi gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Sưu tầm một số tác phẩm bài viết về đức tính giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Học thuộc lòng những câu văn hay trong VB.
4
Ý nghĩa văn chương
- Hoài Thanh (1909- 1982) là một trong những nhà phê bình văn học xuất sắc của nước ta ở TK XX. Ông là tác giả của tập Thi nhân Việt Nam – một công trình nghiên cứu nổi tiếng về phong trào Thơ Mới.
- VB được in trong cuốn Văn chương và hành động.
- Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng thương người và muôn loài, muôn vật.
- Văn chương là hình ảnh của sự sống và sáng tạo ra sự sống, gây cho ta những tình cảm mới, luyện những tình cảm vốn có, làm cho đời sống tình cảm con người trở nên phong phú, sâu rộng hơn nhiều.
- Đời sống nhân loại sẽ rất nghèo nàn nếu không có v/ chương.
- Có luận điểm rõ ràng, được luận chứng minh bạch và đầy sức thuyết phục
- Có cách nêu dẫn chứng đa dạng: khi trước, khi sau, khi hòa với luận điềm, khi là một câu chuyện ngắn.
- Diễn đạt bằng lời văn giản dị, giàu hình ảnh cảm xúc.
- VB thể hiện quan niệm sâu sắc của nhà văn về văn chương.
- Tự tìm hiểu ý nghĩa của một số từ Hán Việt được sử dụng trong đoạn trích.
- Học thuộc lòng một đoạn trong bài mà em thích.
TRUYỆN HIỆN ĐẠI VIỆT NAM (1900-1945)
1
Sống chết mặc bay
- Phạm Duy Tốn là một những nhà văn mở đường cho nền văn xuôi quốc ngữ hiện đại Việt Nam.
- Sống chết mặc bay là một trong những truyện ngắn thành công nhất của tg.
- Tp làm hiện lên những bức tranh hiện thực:
+ Về tình cảnh nhân dân trong nạn lụt được miêu tả với nhiều chi tiết chân thực. Hoàn cảnh (1 giờ đêm, ở chỗ đê xung yếu nhất) nói lên tình thế căng thẳng, cấp bách đe dọa cuộc sống của dân.
+ Về sự lạnh lùng, vô trách nhiệm của bọn quan lại, trong đó đáng chú ý nhất là quan phụ mẫu.
- Thái độ của tg đối với con người, sự việc xảy ra trong truyện:
+ Thể hiện sự đồng cảm, thương xót người dân trong hoạn nạn do thiên tai.
+ Lên án thái độ tàn nhẫn của bọn quan lại trước tình cảnh cuộc sống nghìn sầu muôn thảm của người dân.
- Xây dựng tình huống tương phản – tăng cấp và kết thúc bất ngờ, ngôn ngữ đối thoại ngắn gọn rất sinh động.
- Lựa chọn ngôi kể khách quan.
- Lựa chọn ngôn ngữ kể, tả, khắc họa chân dung nhân vật sinh động.
- Phê phán tố cáo thói bàng quan vô trách nhiệm, vô lương tâm đến mức góp phần gây ra nạn lớn cho nhân dân của viên quan phụ mẫu – đại diện cho nhà cầm quyên thời Pháp thuộc; đồng cảm, xót xa với tình cảnh thê thảm của nhân dân lao động do thiên tai và do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên.
- Kể sáng tạo truyện bằng cách đổi sang ngôi kể thứ nhất là nhân vật quan phụ mẫu.
- Nhận xét ngôn ngữ của nhân vật quan phụ mẫu và tính cách của y.
- Tìm một số câu thành ngữ, tục ngữ gần nghĩa với thành ngữ sống chết mặc bay.
2
Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu
- Năm 1925, Phan Bội Châu bị bắt, phong trào đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu của nhân dân ta lên cao.
- Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu là truyện ngắn trong tập Truyện kí Nguyễn Ái Quốc, viết bằng tiếng Pháp đầu những năm 20 của TK XX ở Pháp. Đoạn trích kể về trò lố thứ tư, trò lố cuối cùng do toàn quyền Va-ren bày ra tưởng đề cao bản thân và nước Pháp nhưng ngược lại mua cười cho thiên hạ.
- Chân dung nhà yêu nước cách mạng vĩ đại Phan Bội Châu trong nhà ngục của bọn thực dân Pháp hiện lên uy nghi kiên cường được khắc họa:
+ Qua sự im lặng tuyệt đối trước những lời dụ dỗ, mua chuộc của Va-ren.
+ Qua nụ cười nhếch mép khinh bỉ hay hay bãi nước bọt nhổ vào mặt Va-ren.
- Bộ mặt Va-ren dược vẽ lên như một nhà chính trị cáo già, lọc lõi xảo quyệt. Bản chất đó bộc lộ qua lời nói và hành động của hắn trong các hoàn cảnh:
+ Trước ngày sang Đông Dương nhậm chức.
+ Trong cuộc gặp gỡ với nhà cách mạng đang bị giam giữ trong ngục tù.
- Sử dụng triệt để biện pháp đối lập – twong phản nhằm khắc họa hai hình tượng nhân vật đối lập:người anh hùng Phan Bội Châu và kẻ phản bội hèn hạ Va-ren.
- Lựa chọn các chi tiết nhằm tập trung miêu tả cử chỉ tác phong có ý nghĩa tượng trưng.
- Sáng tạo nên hình thức ngôn ngữ đối thoại đơn phương của Va-ren.
- Có giọng điệu mỉa mai châm biếm sâu cay.
Truyện ngắn Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu vạch trần bản chất xấu xa, đê hèn của Va-ren, khắc họa hình ảnh người chiến sĩ cách mạng Phan Bội Châu trong chốn ngục tù, đồng thời giúp ta hiểu rằng không gì có thể lung lay được ý chí, tinh thần của người chiến sĩ cach mạng.
- Sưu tầm một số tranh ảnh, bài viết về Phan Bội Châu.
- Kể lại ngán gọn các sự việc xảy ra trong đoạn trích.
VĂN BẢN NHẬT DỤNG
Ca Huế trên sông Hương (Hà Ánh Minh)
- Bút kí: thể loại văn học ghi chép lại con người và sự việc mà nhà văn đã tìm hiểu, nghiên cứu cùng với những cảm nghĩ của mình nhằm thể hiện một tư tưởng nào đó.
- Ca Huế là một trong những di sản văn hóa đáng tự hào của người dân xứ Huế.
- Khung cảnh và sân khấu đặc biệt một buổi ca Huế trên sông Hương trong một đêm trăng thơ mộng.
- Ca Huế là hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống, một sản phẩm văn hóa phi vật thể rất đáng trân trọng, cần được bảo tồn và phát triển.
+ Nguồn gốc làn điệu ca Huế
+ Đặc điểm của ca Huế.
- Con người xứ Huế:
+ Tâm hồn người Huế qua các làn điệu dân ca: thanh lịch tao nhã, kín đáo và giàu tình cảm.
+ Những người nghệ sĩ Huế biểu diễn trên thuyền: tài ba, điêu luyện.
- Viết theo thể bút kí.
- Sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu biểu cảm, thấm đẫm chất thơ.
- Miêu tả âm thanh, cảnh vật con người sinh động.
Ghi chép lại một buổi ca Huế trên sông Hương, tg thể hiện lòng yêu mến, niềm tự hào đối với di sản văn hóa độc đáo của Huế, cũng là một di sản văn hóa của dân tộc.
- So sánh với dân ca và sinh hoạt văn hóa dân gian các vùng miền khác trên đất nước mà em biết để thấy cái độc đáo của ca Huế trên sông Hương.
- Tình hình thực tế của sinh hoạt văn hóa ca Huế trên sông Hương hiện nay và những vấn đề đặt ra.
- Viết cảm tưởng của em sau khi được trực tiếp thưởng thức một sinh hoạt âm nhạc dân gian địa phương.
KỊCH DÂN GIAN VIỆT NAM
Quan Âm Thị Kính
- Chèo cổ: Loại kịch hát, múa dân gian, kể chuyện, diễn tích bằng hình thức sân khấu, được phổ biến rộng rãi ở Bắc Bộ. Chèo thường được diễn ở sân đình: giữa trải chiếu, xung quanh bốn mặt là người xem, không có phông màn bài trí, quan hệ giữa người diễn và người xem rất gần gũi. Vì thế người ta gọi là chèo sân đình.
- Quan Âm Thị Kính là một vở chèo nổi tiếng. Đoạn trích Nỗi oan hại chồng nằm ở phần thứ nhất của vở chèo này.
- Mâu thuẫn chủ yếu giữa Sùng bà (mẹ chồng) và Thị Kính (con dâu) thực chất là mâu thuẫn người trên- kẻ dưới, người giàu - kẻ nghèo, mâu thuẫn giai cấp xã hội trong mâu thuẫn gia đình.
- Đặc điểm một số nhân vật:
+ Thị Kính: nhân vật nữ chính, là người vợ hiền dịu đảm đang rất mực thương chồng.
+ Sùng bà: nhân vật mụ ác, lời nói và hành động của nhân vật thể hiện bản tính tàn nhẫn, thô bạo.
- Xây dựng tình huống kịch tự nhiên.
- Xây dựng nhân vật chủ yếu qua ngôn ngữ, cử chỉ hành động.
Đoạn trích góp phần tái hiện chân thực mâu thuẫn giai cấp, thân phận người phụ nữ qua mối quan hệ hôn nhân ngày xưa.
- Sưu tầm một số băng hình nghệ thuật chèo cổ.
- Viết cảm nhận về một trong các nhân vật: Thị Kính, Thiện Sĩ, Sùng bà, Mãng ông ở đoạn trích.
File đính kèm:
- CHUAN KIEN THUC VB 7 HK II.doc