Chuyên đề 1 Cấu tạo nguyên tử

Dạng 1: Bài toán tính toán các loại hạt của nguyên tử

VD1: Trong thành phần của mọi nguyên tử nhất thiết phải có các loại hạt nào sau đây:

A. Proton và nơtron B. Proton và electron C. Nơtron và electron D. Proton, nơtron, electron

VD2 (B-2013) Số proton và số nơtron có trong một nguyên tử nhôm (

27

13

Al

) lần lượt là

A. 13 và 13. B. 13 và 14. C. 12 và 14. D. 13 và 15

pdf4 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2473 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề 1 Cấu tạo nguyên tử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LTĐH Chuyên đề Cấu tạo nguyên tử 1 I. CẤU TẠO NGUYÊN TỬ Dạng 1: Bài toán tính toán các loại hạt của nguyên tử VD1: Trong thành phần của mọi nguyên tử nhất thiết phải có các loại hạt nào sau đây: A. Proton và nơtron B. Proton và electron C. Nơtron và electron D. Proton, nơtron, electron VD2 (B-2013) Số proton và số nơtron có trong một nguyên tử nhôm ( 27 13 Al ) lần lượt là A. 13 và 13. B. 13 và 14. C. 12 và 14. D. 13 và 15 VD3 (A-2010) Nhận định nào sau đây đúng khi nói về 3 nguyên tử: X2613 , Y 55 26 , Z 26 12 ? A. X và Z có cùng số khối. B. X, Z là 2 đồng vị của cùng một nguyên tố hoá học. C. X, Y thuộc cùng một nguyên tố hoá học. D. X và Y có cùng số nơtron. VD4 (CĐ-2009) Một nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 52 và có số khối là 35. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố X là A. 18. B. 23. C. 17. D. 15. VD5. Nguyên tử của một nguyên tố R có tổng số các loại hạt bằng 82, trong hạt nhân số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện là 4 hạt. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố R là: A. 20 B. 22 C. 24 D. 26 Dạng 2: Bài toán tính toán các loại hạt của ion, hợp chất VD6. Hạt nhân nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt là 16 trong đó số hạt mạng điện bằng số hạt không mang điện. Tổng số hạt có trong ion X2- là : A. 24. B. 22. C. 26. D. 14. VD7. Một ion M3+ có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 37, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 9. Số hiệu nguyên tử của M là: A. 13. B. 12. C. 14. D. 15. VD8 (B-2007) Trong hợp chất ion XY (X là kim loại, Y là phi kim), số electron của cation bằng số electron của anion và tổng số electron trong XY là 20. Biết trong mọi hợp chất, Y chỉ có một mức oxi hóa duy nhất. Công thức XY là A. AlN. B. MgO. C. LiF. D. NaF. VD9. Trong phân tử M2X có tổng số hạt p,n,e là 140, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44 hạt. Số khối của M lớn hơn số khối của X là 23. Tổng số hạt p,n,e trong nguyên tử M nhiều hơn trong nguyên tử X là 34 hạt. CTPT của M2X là (Cho Z : K=19, O=8, Rb=37, Na=11, Li=3) A. K2O B. Rb2O C. Na2O D. Li2O VD10. Hợp chất MX3 có tổng số hạt proton, nơtron, electron của các nguyên tử là 196, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 60. Nguyên tử khối của X lớn hơn của M là 8. Tổng ba loại hạt trên trong ion X- nhiều hơn trong ion M3+ là 16. M và X lần lượt là : (Cho Z : Al=13, Br=35, Cl=17, Cr=26) A. Al và Br B. Al và Cl C. Cr và Cl D. Cr và Br VD11. Trong phân tử MX2 .Trong đó M chiếm 46,67% về khối lượng. Hạt nhân M có số nơtron nhiều hơn số proton là 4 hạt. Trong nhân X số nơtron bằng số proton. Tổng số proton trong phân tử MX2 là 58. CTPT của MX2 A. FeS2 B. NO2 C. SO2 D. CO2 II. ĐỒNG VỊ VD12. Phát biểu nào dưới đây không đúng: A. Các đồng vị phải có số khối khác nhau. B. Các đồng vị phải có số nơtron khác nhau. C. Các đồng vị phải có số electron khác nhau D. Các đồng vị phải có cùng điện tích hạt nhân Dạng 1: Số phân tử tạo ra từ hỗn hợp các đồng vị VD13. Oxi có 3 đồng vị là 16O , 17O, 18O . Cacbon có 2 đồng vị là 12C , 13C . Số loại phân tử khí CO2 có thành phần đồng vị khác nhau có thể tạo ra từ các đồng vị trên là: A. 11 B. 13 C. 14 D. 12 VD14. Có các đồng vị 16O, 17O và 18O và 1H, 2H. Hỏi có thể tạo ra bao nhiêu phân tử H2O có thành phần đồng vị khác nhau từ các đồng vị trên? A. 12 B. 9 C. 15 D. 6 VD15. Oxi có 3 loại đồng vị: 16O, 17O và 18O. Hidro có 3 loại đồng vị: 1H, 2H và 3H. Clo có 2 đồng vị: 35Cl và 37Cl. Số phân tử HClO2 (có thành phần đồng vị khác nhau) có thể tạo ra từ các đồng vị trên là: A. 18 B. 24 C. 30 D. 36 LTĐH Chuyên đề Cấu tạo nguyên tử 2 Dạng 2: Nguyên tử khối trung bình VD16. Trong tự nhiên thành phần phần trăm các đồng vị của Kali là : 93,258% 39 19K ; 0,012% 40 19K và 6,730% 41 19K . Nguyên tử khối trung bình của Kali là: A. 39,00 B. 39,25 C. 40,21 D. 39,13 VD17. Nguyên tử khối trung bình của nguyên tố X là 79,91. Biết X có hai đồng vị trong đó đồng vị 7 9 X chiếm 54,5% số nguyên tử. Số khối của đồng vị còn lại là: A. 80. B. 81. C. 82. D. 83. VD18. Trong tự nhiên cacbon có 2 đồng vị bền là C và C. Nguyên tử khối trung bình của cacbon là 12,011. Phần trăm của 2 đồng vị trên lần lượt là A. 98,9% và 1,1% B. 49,5% và 51,5% C. 99,8% và 0,2% D. 75% và 25% VD19 (CĐ-2007) Trong tự nhiên, nguyên tố đồng có hai đồng vị là Cu6329 và Cu 65 29 . Nguyên tử khối trung bình của đồng là 63,54. Thành phần phần trăm tổng số nguyên tử của đồng vị Cu6329 là A. 27%. B. 50%. C. 54%. D. 73%. Dạng 3: Tính % khối lượng của đồng vị trong hợp chất VD20. Trong tự nhiên Cu có hai đồng vị: Cu;Cu 6529 63 29 . Khối lượng nguyên tử trung bình của Cu là 63,54. Thành phần % về khối lượng của Cu6329 trong CuCl2 là (Cho Cl=35,5) A. 73,00% B. 27,00% C. 32,33% D. 34,18%. VD21 (B-2011) Trong tự nhiên Clo có hai đồng vị bền: Cl3717 chiếm 24,23% tổng số nguyên tử, còn lại là Cl 35 17 . Thành phần % theo khối lượng của Cl3717 trong HClO4 là (Cho H=1; O=16) A. 8,43%. B. 8,79%. C. 8,92%. D. 8,56%. III. CẤU HÌNH E Dạng 1: Cấu hình e của nguyên tử VD22 (A-2013) Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron của nguyên tử Na (Z = 11) là A. 1s22s22p53s2 B. 1s22s22p43s1 C. 1s22s22p63s2 D. 1s22s22p63s1 VD23. Cho biết số hiệu nguyên tử của các nguyên tố X và Y lần lượt là ZX = 24, ZY = 29. Cấu hình electron nguyên tử của X, Y lần lượt là A. [Ar] 3d44s2 và [Ar] 3d94s2. B. [Ar] 3d54s1 và [Ar] 3d94s2. C. [Ar] 3d44s2 và [Ar] 3d104s1. D. [Ar] 3d54s1 và [Ar] 3d104s1. VD24. Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt (p, n, e) là 76, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 20 hạt. Cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố X là A. [Ar] 3d54s1. B. [Ar] 3d44s2. C. [Ar] 4s13d5. D. [Ar] 4s23d4. VD25 (B-2010) Một ion M3+ có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 79, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 19. Cấu hình electron của nguyên tử M là A. [Ar]3d54s1. B. [Ar]3d64s2. C. [Ar]3d64s1. D. [Ar]3d34s2. Dạng 2: Cấu hình e của ion (cation) VD26. X là nguyên tố có số hiệu nguyên tử là 26. Cấu hình electron của ion X2+ là A. 1s22s22p63s23p63d64s2. B. 1s22s22p63s23p63d6. C. 1s22s22p63s23p63d54s1. D. 1s22s22p63s23p63d44s2. VD27 (A-2007) Dãy gồm các ion X+, Y- và nguyên tử Z đều có cấu hình electron 1s22s22p6 là: A. K+, Cl-, Ar. B. Li+, F-, Ne. C. Na+, F-, Ne. D. Na+, Cl-, Ar. VD28 (B-2011) Cấu hình electron của ion Cu2+ và Cr3+ lần lượt là A. [Ar]3d9 và [Ar]3d3. B. [Ar]3d9 và [Ar]3d14s2. C. [Ar]3d74s2 và [Ar]3d14s2 . D. [Ar]3d74s2 và [Ar]3d3. VD29. Cation kim loại Mn+ có cấu hình electron lớp vỏ ngoài cùng là 2s22p6. Cấu hình electron lớp vỏ ngoài cùng của nguyên tử M là: A. 3s1 hoặc 3s2 hoặc 3s23p1 B. 3s1 hoặc 2s22p5 C. 2s22p5 hoặc 2s22p4 D. 2s22p4 hoặc 3s2 12 6 13 6 LTĐH Chuyên đề Cấu tạo nguyên tử 3 IV. AO NGUYÊN TỬ - LỚP - PHÂN LỚP VD30. Electron thuộc lớp liên kết chặt chẽ nhất với hạt nhân và có mức năng lượng cao nhất lần lượt là : A. Lớp K và Q B. Lớp L và K C. Lớp M và O D. Lớp N và P VD31. Chọn phát biểu đúng: A. Lớp N có tối đa 2 phân lớp. B. Số electron tối đa trong lớp M và L lần lượt là 18, 32. C. Trong cùng 1 lớp các electron có năng lượng bằng nhau. D. Các nguyên tố Z = 12, Z = 13 đều có 6 electron ở phân lớp s. VD32. Nguyên tử của nguyên tố R có tổng số hạt p,n,e bằng 34, hiệu số hạt nơtron và electron bằng 1. Số e độc thân của R là: A. 3 B. 4 C. 2 D. 1 VD33. Nguyên tử của nguyên tố R có tổng số hạt p,n,e bằng 18. và tổng số hạt không mang điện bằng trung bình cộng của tổng số hạt mang điện.Vậy số electron độc thân của nguyên tử R là A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 VD34. Cấu hình electron ở trạng thái cơ bản của nguyên tử nào sau đây có electron độc thân ở obitan s ? A. Cr (Z = 24). B. Mn (Z = 25). C. Fe (Z = 26). D. Co (Z = 27). VD35. Cấu hình electron ở trạng thái cơ bản của nguyên tử nào sau đây có 4 electron độc thân ở obitan d ? A. Cr (Z = 24). B. Mn (Z = 25). C. Fe (Z = 26). D. Co (Z = 27). VD36. Nguyên tử X có 3 electron độc thân ở phân lớp 3d. Số hiệu nguyên tử của X là A. 21. B. 23. C. 23 hoặc 27. D. 21 hoặc 27. VD37. Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có số electron độc thân là lớn nhất ? A. Cl (Z = 17). B. Ca (Z = 20). C. Al (Z = 13). D. C (Z = 6). VD38. Trong 20 nguyên tố đầu tiên của bảng tuần hoàn, số nguyên tố có 1 electron độc thân trong cấu hình electron nguyên tử là A. 5. B. 6. C. 7. D. 8. VD39. Trong 20 nguyên tố đầu tiên của bảng tuần hoàn, số nguyên tố có 2 electron độc thân trong cấu hình electron nguyên tử là A. 4. B. 6. C. 8. D. 10 VD40 ( CĐ-2013) Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử của nguyên tố X có 4 electron ở lớp L (lớp thứ hai). Số proton có trong nguyên tử X là A. 8 B. 5 C. 6 D. 7 VD41. Biết rằng các electron của nguyên tử X được phân bố trên bốn lớp electron (K, L, M, N), lớp ngoài cùng có 5 electron. Số electron ở lớp M trong nguyên tử X là A. 8. B. 18. C. 11. D. 13. VD42 (CĐ-2008) Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt electron trong các phân lớp p là 7. Số hạt mang điện của một nguyên tử Y nhiều hơn số hạt mang điện của một nguyên tử X là 8 hạt. Các nguyên tố X và Y lần lượt là (biết số hiệu nguyên tử của nguyên tố: Na = 11; Al = 13; P = 15; Cl = 17; Fe = 26) A. Fe và Cl. B. Na và Cl. C. Al và Cl. D. Al và P. VD43. Một nguyên tố X có tổng số electron ở các phân lớp s là 6 và tổng số electron ở lớp ngoài cùng là 7. X là nguyên tố nào sau đây ? A. F (Z = 9). B. P (Z = 15). C. S (Z = 16). D. Cl (Z = 17). VD44. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số electron ở các phân lớp p là 11. Nguyên tố X thuộc loại nguyên tố A. s. B. p. C. d. D. f. VD45. Tổng số hạt trong 1 nguyên tử nguyên tố X bằng 48. Trong đó số hạt mang điện gấp đôi số hạt không mang điện. Cho các phát biểu sau về X : (a) X có số hiệu nguyên tử là 16. (b) X có tất cả 3 lớp electron. (c) Số electron trong phân lớp s và p của X lần lượt là 6 và 10. (d) X có 6 electron ở phân lớp ngoài cùng. (e) Ở trạng thái kích thích nguyên tử X có 2, 4, hoặc 6 electron độc thân. Số phát biểu đúng là: A. 2. B. 4. C. 5. D. 3. “Hãy là chính mình và đừng bao giờ từ bỏ ước mơ” Lớp LTĐH môn Hóa Add: Nghĩa Hưng-Vĩnh Tường-Vĩnh Phúc Vi Nhân Nan LTĐH Chuyên đề Cấu tạo nguyên tử 4 Thế hệ của tôi… Một thế hệ vứt đi? Bạn của tôi ạ, bạn hỏi tôi đang nghĩ gì trong đầu ư? Tôi cũng như bạn vậy. Tôi không hiểu các bạn nghĩ gì trong đầu. Các bạn không thấy một ngày của các bạn trôi qua buồn tẻ sao. Các bạn trao nhau những câu từ nhạt thếch. Các bạn tung ảnh tự sướng. Các bạn vào mạng xã hội chửi một thằng hiếp dâm. Một thằng đâm cha, chém mẹ, và châu đầu vào cái quần lót của 1 người mẫu để mà bình phẩm v.v. Các bạn tung tăng khắp nơi, trợn mắt dòm dòm từ cái chuồng xí trở đi, miệng trầm trồ xuýt xoa: “Ồ, lạ quá, đẹp quá”. Các bạn về ưỡn bụng, vắt chân chữ ngũ mà thầm nhủ ta là người hạnh phúc nhất đời. Các bạn có bao giờ mơ thấy những gì lớn lao hơn chuyện ngày mai sẽ sống thế nào chăng? Tôi chắc là không. Cái xã hội này đã dạy cho các bạn cách sống mà chẳng cần phải tư duy gì cả rồi. Các bạn chẳng cần tri thức, chẳng cần sự thật. Các bạn thậm chí cũng chẳng cần bộ não nữa. Cứ cột các bạn lại, như cột những con cừu ấy, rồi ném cho mỗi người một bó cỏ. Thế là xong. Các bạn có dám dấn thân vào cuộc sống này không, có dám thay đổi cuộc sống này không? Các bạn có thấy buồn không khi hòa bình đã bốn chục năm mà đất nước vẫn chưa có nổi một ngày sung sướng? Các bạn có thấy nhục nhã không khi từng tốp sinh viên Việt Nam vừa dí bưu ảnh vào mặt người nước ngoài vừa giải thích bằng thứ tiếng Anh lắp ba lắp bắp: “Đây Việt Nam, đây Hồ Hoàn Kiếm, đây Hoàng Thành”? Người ta quan tâm đến cái xứ này cũng chẳng nhiều hơn họ quan tâm đến sao Hỏa. Mà có khi còn chẳng bằng đâu các bạn ạ. Các bạn có đau không khi mảnh đất quê hương mình bị người ta xâu xé, khi đập thủy điện bị vỡ, khi đồng bào các bạn lang thang không cửa không nhà? Các bạn có buồn không khi tổ quốc nghẹn ngào nhìn “người lạ” lấn dần từng phân đất, từng mảnh rừng đầu nguồn và chở đi từng tấn tài nguyên. Các bạn có muốn khóc không khi một ông già cúi gập người bôi xi lên giày của một ông Tây, và rưng rưng cảm kích với mấy đồng tiền lẻ nát? Tất cả nỗi đau hằn xuống mảnh đất này có đáng làm cho các bạn quan tâm hơn một cái túi xách Gucci, một hốt–gờ hở trên hở dưới hay chẳng may toạc váy hở nội y, hay một cô ca sĩ hay người mẫu mới nổi với những phát biểu “đầy chất xám”, một trận đấu bóng hay một cuốn tiểu thuyết ba xu không? Muốn hiểu được nỗi đau các bạn chẳng cần tìm chúng trong một cuốn tiểu thuyết ba xu làm gì. Cách các bạn không xa, người ta đang khóc, người ta đang phải gồng mình lên mà chống chịu và nuốt nước mắt vào trong lòng. Một con đê đang vỡ. Một con tàu sắp chìm. Rất nhiều tập đoàn kinh tế vỡ nợ mà chính các bạn phải gánh lấy phần trả nợ. Một khúc sông sắp mất. Người dân ngậm đắng nhìn từng tấc đất có máu thịt tổ tiên bị mất. Còn các bạn thì sao? Các bạn ở trong nhà, trùm chăn kín đầu, đánh đánh gõ gõ trao cho nhau những lời nhạt phèo và foward những tin nhắn vô vị. Tôi không nói như thế tức các bạn phải ôm súng xông ra chiến trường hay phải đao to búa lớn hay phải là cái gì cho lớn lao. Mà rằng các bạn chẳng thiết làm gì cả, chẳng thiết tìm hiểu, chẳng thiết suy ngẫm, chẳng thiết tìm tòi. Tất nhiên khi đọc đến đây, các bạn sẽ tấn công lại cá nhân tôi bằng những câu hỏi đại loại như sau:“Thế mày đã làm được cái quái gì ra hồn chưa mà lớn tiếng la lối và chỉ trích”. Tất nhiên tôi sẽ thẳng thắng trung thực trả lời, tôi cũng không khác mấy các bạn là bao, bởi thế hệ chúng ta – Một thế hệ vứt đi! Tôi cũng sẽ thành thật trả lời rằng: – Tôi vẫn không biết phải làm thế nào để ngư dân VN không bị tàu lạ đánh, có nói gì, làm gì cũng không làm các ngư dân có cái ăn và những người đã chết sống lại. – Tôi chả làm gì được để khiến những tệ nạn chấm dứt. – Tôi chả làm gì được để khiến các ông lãnh đạo hết tham nhũng và dân bớt khổ. – Tôi cũng chả làm gì được để làm cho điện hết cúp và giao thông hết tắc, và xăng thôi không tăng giá. – Tôi chả làm gì được hay có giải pháp gì làm cho cô gái trẻ ở các tỉnh nghèo ngưng đi lấy chồng ĐL, HQ. – Tôi không biết làm gì hay có kế sách gì để khiến các người dân nghèo thôi bán nhà sang xuất khẩu lao động ở Malaysia hay Đông Âu. – Tôi chả biết làm gì để ngăn các cô gái trẻ không lơ ngơ bị lừa sang làm điếm ở Campuchia. – Tôi vẫn không biết làm thế nào để các tập đoàn kinh tế bớt làm ăn thất thoát, kém hiệu quả, tham nhũng tràn lan – Tôi chả biết làm gì, và làm thế nào để… Tôi biết bạn sẽ chúng ta sẽ chẳng làm dược gì hơn, nhưng bạn ạ, chúng ta, khi chưa có 1 hành động thực sự cụ thể và 1 giải pháp rõ ràng, ít nhất có thể lên tiếng để làm thức tỉnh và tác động. 1 hành động nhỏ nhoi là quan tâm và lên tiếng vẫn còn hơn ngồi yên đó thụ động chết chìm trong ảo tưởng và tự thõa mãn tự phong. Và tôi đã sống, và tôi đã hiểu tại sao cái xã hội này vô cảm đến vậy, vô tâm đến vậy rồi. Vì nơi đó còn một lớp người không biết tư duy, không ý chí tiến thủ, không tri thức, không nghị lực, không ước muốn, không lý tưởng, không cả niềm tin? Họ giới hạn hạnh phúc của mình trong hai mươi mét vuông nhà, bàn chuyện thiên hạ và tính xem ngày mai nên đi xem phim hay lượn phố. Họ không đòi hỏi một điều gì hết, họ không ý thức được vị trí của mình, chẳng cần rung động, chẳng cần xót xa. Họ chẳng có động lực để làm bất cứ điều gì trừ khi người khác lấy roi quất vào mông họ.

File đính kèm:

  • pdfBAI GIANG CHUYEN DE CAU TAO NGUYEN TU.pdf
Giáo án liên quan