I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
Qua chuyên đề giúp cho học sinh:
1. Kiến thức:
Nắm được những kiến thức cơ bản về biển – đảo Việt Nam bao gồm những nội dung:
- Vị trí, chủ quyền của biển – đảo Việt Nam
- Nguồn tài nguyên biển – đảo và sự phát triển các ngành kinh tế biển dựa trên khai thác và sử dụng nguồn tại nguyên biển hiện có của chúng ta
- Môi trường biển – đảo của nước ta hiện nay
2. Kỹ năng
- Củng cố, phát triển kỹ năng xác lập mối quan hệ giữa tài nguyên và phát triển kinh tế biển.
11 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 891 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Biển – đảo tài nguyên và chủ quyền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ:
BIỂN – ĐẢO
TÀI NGUYÊN VÀ CHỦ QUYỀN
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
Qua chuyên đề giúp cho học sinh:
1. Kiến thức:
Nắm được những kiến thức cơ bản về biển – đảo Việt Nam bao gồm những nội dung:
- Vị trí, chủ quyền của biển – đảo Việt Nam
- Nguồn tài nguyên biển – đảo và sự phát triển các ngành kinh tế biển dựa trên khai thác và sử dụng nguồn tại nguyên biển hiện có của chúng ta
- Môi trường biển – đảo của nước ta hiện nay
2. Kỹ năng
- Củng cố, phát triển kỹ năng xác lập mối quan hệ giữa tài nguyên và phát triển kinh tế biển.
3. Thái độ
Giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, biết quý trọng, bảo vệ, giữ gìn và khai thác hợp lý nguồn tài nguyên biển - đảo
II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC
1. Nội dung
- Vị trí, chủ quyền của biển – đảo Việt Nam
- Nguồn tài nguyên, tình hình phát triển kinh tế biển – đảo ở nước ta
- Vấn đề môi trường biển đảo – đảo Việt Nam
2. Hình thức
Rung chuông vàng
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI GIAN
1. Đối tượng
- Học sinh trường
- Mỗi lớp chọn 5 học sinh: 5HS/lớp x 20 lớp = 100 HS
2. Thời gian
- Thời lượng cho chuyên đề: 60 phút
- Ngày thực hiện: 24/03/2013
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
- Chỉ đạo biên soạn: Hiệu trưởng
- Biên soạn chương trình: tổ Hóa - Sinh - Địa
- Tổ chức thực hiện: Tổ CM, Đoàn – Đội
PHẦN MỞ ĐẦU
Việt Nam là một quốc gia độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Đất nước ta, ngoài phần trên lục địa, còn một bộ phận rộng lớn trên Biển Đông. Giữa hai phần đất liền và biển có mối quan hệ mật thiết về mọi mặt.
Là một quốc gia biển, với nguồn tài nguyên đa dạng và phong phú. Nguồn tài nguyên ấy đã đem lại những thuận lợi và khó khăn thách thức gì trong quá trình phát triển kinh tế, khai thác - sử dụng, giữ gìn và bảo vệ chủ quyền và nguồn tái nguyên quý giá ấy. Đó là lí do tổ Hóa – Sinh – Địa tổ chức Chuyên đề “Biển – Đảo tài nguyên và chủ quyền”
HÌNH THỨC: RUNG CHUÔNG VÀNG
Cuộc thi có 100 học sinh tham dự. Các thí sinh được ngồi vào 1 sàn thi đấu hình vuông 10 * 10 (m) và chuẩn bị bảng, bút, khăn lau. Chương trình sẽ lần lượt đưa ra các câu hỏi. Thi sinh trả lời vào bảng. Nếu trả lời đúng thì được tiếp tục ngồi trên sàn thi đấu trả lời câu tiếp theo. Nếu sai bị loại và bước ra khỏi sàn thi. Thí sinh còn lại cuối cùng là người xuất sắc nhất.
Câu hỏi cuối cùng
Trong câu hỏi này, thí sinh còn lại sẽ được quyền chọn 1 trong 2 câu hỏi về: Chủ quyền vùng biển, tài nguyên và tình hình phát triển kinh tế biển - đảo. Thí sinh trả lời đúng là người chiến thắng.
NỘI DUNG
Câu 1: Huyện đảo Trường Sa là đơn vị hành chính thuộc tỉnh nào?
Đáp án: Tỉnh Khánh Hòa
Thông tin: Quần đảo Trường Sa là một tập hợp gồm nhiều đảo san hô, cồn cát, rạn đá san hô và bãi ngầm rải rác từ 6°12' đến 12°00' vĩ Bắc và từ 111°30' đến 117°20' kinh Đông, trên một diện tích gần 160.000 km² ở giữa biển Đông. Quần đảo này có độ dài từ tây sang đông là 800 km, từ bắc xuống nam là 600 km với độ dài đường bờ biển đạt 926 km.
Việt Nam chia quần đảo Trường Sa thành tám cụm là cụm Song Tử, cụm Thị Tứ, cụm Loại Ta, cụm Nam Yết, cụm Sinh Tồn, cụm Trường Sa, cụm An Bang (cụm Thám Hiểm) và cụm Bình Nguyên.
Câu 2: Đường bờ biển nước ta uống cong hình chữ S, kéo dài từ bờ biển Quảng Ninh đến Hà Tiên có chiều dài bao nhiêu Km?
Đáp án: 3260Km
Câu 3: Nước ta có bao nhiêu tỉnh thành giáp biển?
Đáp án: 28 tỉnh
1. Quảng Ninh 8. Hà Tỉnh 15. Bình Định 22. Tiền Giang
2. TP Hải Phòng 9. Quảng Bình 16. Phú Yên 23. Bến Tre
3. Thải Bình 10. Quảng Trị 17. Khành Hòa 24. Trà Vinh
4. Nam Định 11. TT – Huế 18. Ninh Thuận 25. Sóc Trăng
5. Ninh Bình 12. TP Đà Nẵng 19. Bình Thuận 26. Bạc Liêu
6. Thanh Hóa 13. Quảng Nam 20. Bà Rịa - V ũngTàu 27. Cà Mau
7. Nghệ An 14. Quảng Ngãi 21. TP. HCM 28. Kiên Giang
Câu 4: Ở huyện Hoài Nhơn tỉnh Bình Định có bãi biển Lộ Diêu rất xinh đẹp và thơ mộng, nơi gắn với sự kiện lịch sử nổi tiếng . Đó là sự kiện lịch sử gì?
Đáp án: Nơi cấp bến của tàu “Không số”
Bến Lộ Diêu đón chuyến hàng đầu tiên tàu “Không số”
Trong chiến công "huyền thoại" của những chuyến tàu "không số" được thành lập ngày 23/10/1961, không thể không nhắc đến bến Lộ Diêu, xã Hoài Mỹ, huyện Hoài Nhơn (Bình Định), địa điểm đã vinh dự đón tàu “không số” vào rạng sáng ngày 1/11/1964, với chuyến hàng đầu tiên chở trên 30 tấn vũ khí chi viện cho chiến trường khu 5 một cách an toàn.
Câu 6: Cảng nào sau đây thuộc cảng ở Miền Trung: Cảng Đà Nẵng, cảng Sài Gòn, cảng Hải Phòng
Đáp án: Cảng Đà Nẵng
Thông tin: Cảng Đà Nẵng hiện là một cảng biển tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực (cảng loại I) của Việt Nam nằm trong nhóm cảng Trung Trung Bộ Việt Nam, song đang được Chính phủ Việt Nam quy hoạch để trở thành một cảng cửa ngõ quốc tế (cảng loại IA) trong tương lai.
Câu 7: Điểm du lịch biển nào của nước ta đã được công nhận là “một trong bảy kỳ quan thiên nhiên thế giới mới”?
Đáp án: Vịnh Hạ Long
Thông tin: - Vịnh Hạ Long (vịnh nơi rồng đáp xuống) là một vịnh nhỏ thuộc phần bờ Tây vịnh Bắc Bộ tại khu vực biển Đông Bắc Việt Nam, bao gồm vùng biển đảo thuộc thành phố Hạ Long, Thành phố Cẩm Phả và một phần của huyện đảo Vân Đồn của tỉnh Quảng Ninh.
- Là trung tâm của một khu vực rộng lớn có những yếu tố ít nhiều tương đồng về địa chất, địa mạo, cảnh quan, khí hậu và văn hóa, với vịnh Bái Tử Long phía Đông Bắc và quần đảo Cát Bà phía Tây Nam, vịnh Hạ Long giới hạn trong diện tích khoảng 1.553 km² bao gồm 1.969 hòn đảo lớn nhỏ, phần lớn là đảo đá vôi, trong đó vùng lõi của Vịnh có diện tích 334 km² quần tụ dày đặc 775 hòn đảo.
- Lịch sử kiến tạo địa chất đá vôi của Vịnh đã trải qua khoảng 500 triệu năm với những hoàn cảnh cổ địa lýrất khác nhau; và quá trình tiến hóa carxtơ đầy đủ trải qua trên 20 triệu năm với sự kết hợp các yếu tố như tầng đá vôi dày, khí hậu nóng ẩm và tiến trình nâng kiến tạo chậm chạp trên tổng thể. Sự kết hợp của môi trường, khí hậu, địa chất, địa mạo, đã khiến vịnh Hạ Long trở thành quần tụ của đa dạng sinh học bao gồm hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới và hệ sinh thái biển và ven bờ với nhiều tiểu hệ sinh thái. 14 loài thực vật đặc hữu và khoảng 60 loài động vật đặc hữu đã được phát hiện trong số hàng ngàn động, thực vật quần cư tại Vịnh.
Câu 8: Nghề được phát triển từ lâu đời ở nhiều vùng biển từ Bắc vào Nam, đặc biệt là ven biển Nam Trung Bộ như Sa Huỳnh, Cà Ná là nghề gì?
Đáp án: Nghề làm muối
Thông tin: Vùng biển Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa khu vực Đông Nam Á. Độ muối trung bình của biển là 330/00 chính vì vậy biển nước ta là một kho muối vô tận. Đã từ bao đời nay, nghề làm muối phát triển ở nhiều vùng ven biển từ Bắc vào Nam. Đặc biệt nhờ có những điều kiện tự nhiên thuận lợi như diện tích mặt bằng ven biển rộng, số giờ năng trong năm nhiều, biển có độ mặn cao, người lao động có nhiều kinh nghiệm nên ven biển Nam Trung Bộ như Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Cà Ná (Ninh Thuận) nghề làm muối rất phát triển.
Câu 9: Tài nguyên nào dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp thủy tinh và pha lê?
Đáp án: Cát trắng
Hoang sơ đồi cát trắng Cam Hải
Chạy dọc theo bờ biển khoảng 30 km, con đường từ sân bay Cam Ranh đến thành phố biển Nha Trang trải dài những đồi cát trắng vô tận
Cát ở đây nhiều năm qua được khai thác để làm nguyên liệu xuất khẩu lý tưởng cho ngành sản xuất hàng thủy tinh, pha lê, ống kính máy ảnh, máy quay phim.
Câu 10: Ngoài các ngành: khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản; khai thác và chế biến khoáng sản biển; Giao thông vận tải biển, kinh tế biển còn ngành nào?
Đáp án: Du lịch biển – đảo
Thông tin: Việt Nam có hơn 3200 km bờ biển, hơn 1 triệu km2 diện tích mặt nước biển, hơn 2770 đảo ven bờ cùng hàng loạt các bãi tắm đẹp từ Bắc vào Nam với những đặc trưng khác nhau. Đó là lợi thế thiên nhiên ban tặng cho Việt Nam để phát triển du lịch. Chúng ta có những điểm du lịch nổi tiếng như: Phú Quốc, Cát Bà, Hạ Long, biển Nha Trang, biển Vũng Tàu, bãi tắm Non nước Đà Nẵng, biển Thuận An, Lăng cô ở Huế
Câu 11: Tỉnh giáp biển nằm ở vĩ độ thấp nhất của nước ta là tỉnh nào?
Đáp án: Tỉnh Cà Mau
Thông tin: Cà Mau là tỉnh ven biển ở cực nam của Việt Nam, nằm trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Cà Mau là một vùng đất trẻ, mới được khai phá khoảng trên 300 năm.
Tên gọi Cà Mau được hình thành do người Khmer gọi tên vùng đất này là “Tưk Kha-mau”, có nghĩa là nước đen. Do Nước đen là màu nước đặc trưng do lá tràm của thảm rừng tràm U Minh bạt ngàn rụng xuống làm đổi màu nước. Cà Mau là xứ đầm lầy ngập nước, có nhiều bụi lác mọc tự nhiên và hoang dã
Phần lãnh thổ đất liền của tỉnh Cà Mau nằm trong tọa độ từ 8o30' - 9o10' vĩ Bắc và 104o80' - 105o5' kinh Đông. Điểm cực Đông tại 105o24' kinh Đông thuộc xã Tân Thuận, huyện Đầm Dơi. Điểm cực Nam tại 8o33’ vĩ Bắc thuộc xã Viên An, huyện Ngọc Hiển. Điểm cực Tây tại 104o43' kinh Đông thuộc xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển. Điểm cực Bắc tại 9o33' vĩ Bắc thuộc xã Biển Bạch, huyện Thới Bình. Cà Mau là mảnh đất tận cùng của tổ quốc với 3 mặt tiếp giáp với biển. Đây là nơi có cột mốc điểm cực Nam của tổ quốc.
Câu 12: Tỉnh giáp biển nằm ở vĩ độ cao nhất của nước ta là tỉnh nào?
Đáp án: Quảng Ninh.
Thông tin: Quảng Ninh là tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Bắc, và là tỉnh có nhiều thành phố nhất của Việt Nam. Quảng Ninh được ví như một Việt Nam thu nhỏ, vì có cả biển, đảo, đồng bằng, trung du, đồi núi, biên giới. Toạ độ địa lý khoảng 106o26' đến 108o31' kinh độ đông và từ 20o40' đến 21o40' vĩ độ bắc
Câu 13: Cảng lớn thứ 2 Việt Nam và lớn nhất ở miền Bắc là cảng nào?
Đáp án: Cảng Hải Phòng
Thông tin: Cảng Hải Phòng là một cụm cảng biển tổng hợp cấp quốc gia, lớn thứ 2 ở Việt Nam và lớn nhất miền Bắc, là cửa ngõ quốc tế của Việt Nam nằm tại thành phố Hải Phòng.
Cảng Hải Phòng được người Pháp xây dựng năm 1874, là nơi được sử dụng để đổ bộ và tiếp tế cho quân đội viễn chinh. Sau đó, thương cảng này được nối liền với Vân Nam, Trung Quốc bằng đường xe lửa. Đến năm 1939, cảng này thực hiện 23% khối lượng vận chuyển xuất nhập khẩu của xứ Đông Dương.
Câu 14: Tên của đảo thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, nơi có một nhà tù của bọn thực dân đặt ở nước ta được mệnh danh là “chuồng cọp”?
Đáp án: CÔN ĐẢO hoặc CÔN SƠN hoặc CÔN LÔN
Trại Phú Tường, bên trong là hệ thống chuồng cọp kiểu Pháp
Thông tin: Côn Đảo nằm cách Vũng Tàu 97 hải lí và cách cửa sông Hậu 45 hải lí. Côn Đảo có cùng một kinh độ với Thành phố Hồ Chí Minh (106°36′ Đông) và cùng một vĩ độ với tỉnh Cà Mau(8°36′ Bắc)
Côn Đảo là một quần đảo ở ngoài khơi bờ biển Nam Bộ (Việt Nam) và cũng là huyện trực thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Côn Đảo hay Côn Sơn cũng hay dùng cho tên của hòn đảo lớn nhất trong quần đảo này. Lịch sử Việt Nam trước thế kỷ 20 thường gọi đảo Côn Sơn là đảo Côn Lôn hoặc Côn Nôn.
Nhà tù Côn Đảo là một khu nhà tù tại Côn Đảo. Hệ thống nhà tù này được người Pháp xây dựng để giam giữ những tù phạm tội đặc biệt nguy hiểm cho chế độ thực dân Pháp như: tù phạm chính trị, tử tù...nơi đây thời Pháp thuộc đã giam giữ những nhân vật cộng sản và những người ái quốc chống lại chính phủ thuộc địa. Hiện nay, nơi đây đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt. Địa điểm nổi tiếng nhất trong khu nhà tù này là "chuồng cọp".
Câu 15: Tên của một đảo trong vùng biển của tỉnh Bình Định là gì?
Đáp án: Cù Lao Xanh
Thông tin: Cù Lao Xanh còn gọi là đảo Vân Phi là một hải đảo nằm gần vịnh Xuân Đài, thuộc xã Nhơn Châu, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Đảo có diện tích: 365 ha, dân số: 2300 người và gồm 3 thôn: Thôn Tây (trung tâm), Thôn Trung, Thôn Đông. Đảo cách Quy Nhơn 17 km.
Trên đảo có một tháp hải đăng. Đảo đang được nước ngòai tài trợ thực hiện dự án năng lượng gió phục vụ dân cư và sản xuất. Gần đây, đảo được biết đến là một điểm tham quan, du lịch lặn hấp dẫn.
Thông tin: Vấn đề ô nhiễm môi trường biển nước ta đang ngày càng gia tăng ảnh hưởng rất lớn đến các vùng ven bờ, các hải cảng, đến tài nguyên sinh vật biển. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường biển là do: Lượng phân hóa hoc, thuốc trừ sâu từ đồng ruộng đưa ra biển ... Chất thải công nghiệp. Chất thải sinh hoạt (các khu dân cư tập trung ven biển). Tai nạn trên biển (các vụ đắm tàu và tràn dầu của tàu chở dầu).
Câu 16: Bãi biển nào của nước ta sau đây nằm ở nơi giáp ranh giữa Việt Nam và Trung Quốc?
Đáp án: Bãi Cháy
Thông tin: Bãi Cháy nằm dọc vịnh Hạ Long có bãi cát với chiều dài hơn 500m và rộng 100m. Đây là bãi tắm thu hút rất đông du khách vào mùa du lịch biển. Đặc điểm địa hình là một dải đồi thấp chạy thoai thoải về phía biển, kéo dài hơn 2 km ôm lấy hàng thông cổ thụ, nằm xen là những khách sạn, những biệt thự nhỏ kiến trúc riêng biệt.
Theo truyền thuyết, Bãi Cháy chính là nơi đoàn thuyền lương của quân Nguyên Mông do Trương Văn Hổ cầm đầu vào xâm lược Việt Nam đã bị tướng nhà Trần là Trần Khánh Dư cùng quân dân nhà Trần thiêu cháy và bị dạt vào bờ. Do nhiều thuyền giặc bị cháy, gió đông bắc lại thổi tạt lửa vào bờ phía tây Cửa Lục làm cháy luôn khu rừng đang hanh khô. Chính vì vậy mà khu rừng bị cháy đó có tên như ngày nay.
CÂU HỎI CUỐI CÙNG
Câu chủ quyền: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ () để hoàn thành nội dung về các bộ phận của vùng biển Việt Nam:
Vùng viển nước ta là một bộ phận của Biển Đông, bao gồm:.........., vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh v à thềm lục địa.
Đáp án: Vùng nội thủy
Đường màu đỏ nối 11 điểm từ hòn Nhạn đến Cồn Cỏ gọi là đường cơ sở, đường gạch đứt quãng màu xanh gọi là biên giới quốc gia trên biển).
Thông tin: - Nội thủy là vùng nước ở phía trong đường cơ sở và giáp với bờ biển. Đường cơ sở là đường nối liền các điểm nhô ra nhất của bờ biển và các điểm ngoài cùng của các đảo ven bờ tính từ ngấn nước thủy triều thấp nhất trở ra.
- Lãnh hải nước ta có chiều rộng 12 hải lí. Ranh giới phía ngoài của lãnh hải được gọi là biên giới quốc gia trên biển; trên thức tế đó là đường song song và cách điều đường cơ sở về phía biển 12 hải lí.
- Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển được quy định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền đất nước. Vùng tiếp giáp lãnh hải được quy định là 12 hải lí. Trong vùng này nước ta có quyền thực hiện các biện pháp để bảo vệ an ninh , kiểm soát thuế quan, các quy định về y tế, môi trường, di cư, nhập cư...
- Vùng đặc quyền kinh tế tiếp liền lãnh hải và hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lí, tính từ đường cơ sở. Ở vùng này, nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế.
- Thềm lục địa nước ta gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa Việt Nam, mở rộng ra ngoài lãnh hải Việt Nam cho đến bờ ngoài của rìa lục địa.
Câu tài nguyên, kinh tế: Đảo trồng tỏi nhiều nhất ở nước ta có tên là gì?
Đáp án: Đảo Lí Sơn
Thông tin: - Đảo Lí Sơn có diện tích của huyện là khoảng 9,97 km² nhưng dân số lại lên đến con số hơn 20.460 người. Gồm 3 đảo: đảo Lớn (Lý Sơn, cù lao Ré), đảo Bé (cù lao Bờ Bãi) ở phía Bắc đảo Lớn, và hòn Mù Cu ở phía Đông của đảo Lớn. Huyện được chia làm 3 xã: An Vĩnh (huyện lỵ - Đảo lớn), An Hải(Đảo lớn) và An Bình (đảo Bé).
- Hòn đảo là vết tích còn lại của một núi lửa với 5 miệng, được hình thành cách đây 25-30 triệu năm. Các mạch nước ngầm nóng, dưới chân núi lửa, cung cấp nhiệt năng để sản xuất điện phục vụ sinh hoạt cho Lý Sơn.
- Người dân trên đảo sống nhờ vào đánh bắt hải sản và trồng tỏi. Tuy nhiên, việc khai thác cát ven bờ biển để trồng tỏi và hành đã gây ra những thiệt hại không nhỏ do hiện tượng xâm thực.
Trên đây là toàn bộ nội dung chuyên đề “Biển – đảo tài nguyên và chủ quyền” dưới sự chỉ đạo của Hiệu trưởng, do tổ Hóa – Sinh – Địa phối hợp cùng với Chi Đoàn và Liên Đội tổ thức thực hiện theo hình thức “Rung chuông vàng”.
Ngày 20 tháng 3 năm 2013
Biên soạn
Nhóm Địa lí
Ý kiến của tổ trưởng chuyên môn
DUYỆT CỦA HIỆU TRƯỞNG
File đính kèm:
- chuyen de bien dao.doc