Chuyên đề bồi dường học sinh giỏi môn hóa học lớp 9a

Xuất phát từ nhiệm vụ năm học do Phòng Giáo Dục và Nhà trường phải tập chung nâng cao chất lượng bôi dưỡng học sinh giỏi vòng huyện , vòng tỉnh . Nhiệm vụ của môn hóa học THCS ngoài dạy kiến thức cơ bản còn phải dạy bồi dưỡng HSG để tham gia kỳ thi HSG 2012 – 2013 do PGD – sở GDĐT tổ chức . Mặc khác chương trình hóa học THCS đồng tâm với trương trình THPT , vì vậy lượng kiến thức của học sing cần phải mở rộng

doc15 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 4079 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề bồi dường học sinh giỏi môn hóa học lớp 9a, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I - Cơ sở xây dựng chuyên đề Cơ sở lý luận Xuất phát từ nhiệm vụ năm học do Phòng Giáo Dục và Nhà trường phải tập chung nâng cao chất lượng bôi dưỡng học sinh giỏi vòng huyện , vòng tỉnh . Nhiệm vụ của môn hóa học THCS ngoài dạy kiến thức cơ bản còn phải dạy bồi dưỡng HSG để tham gia kỳ thi HSG 2012 – 2013 do PGD – sở GDĐT tổ chức . Mặc khác chương trình hóa học THCS đồng tâm với trương trình THPT , vì vậy lượng kiến thức của học sing cần phải mở rộng . Trong hóa học việc giải bài tập không chỉ đơn thuần là vận dụng kiến thức cũ mà có cả tìm kiếm kiến thức mới và vận dụng kiến thức cũ trong tình huống mới . Một bài toán có thể giải theo nhiều cách khác nhau , mỗi cách giải khác nhau đó giúp giáo viên , học sinh mở rộng thêm khả năng tư duy . Nhưng có những bài toán hóa học chỉ cần áp dụng đúng dạng sẽ có hướng đi ngắn , đúng đắn nhất . Để xác định con đường đi tới đích ngắn nhất nhóm Hóa – Sinh trường THCS Yên Đồng muốn giới thiệu chuyên đề giải bài toán hóa về “ Tăng giảm khối lượng” với mong muốn giúp các em học sinh nhận dạng bài tập hóa học nhanh hơn , các em có thêm cách giải mới và giúp các em hứng thú say mê trong học tập môn hóa học . Cơ sở thực tiễn Đội tuyển HSG gồm những em yêu thích môn học có lòng say mê với những bài toán hóa . Nhưng bên cạnh đó vẫn còn có những học sinh chưa chăm chỉ còn coi nhẹ môn học . Một số học sinh có lực học môn toán còn yếu dẫn đến việc vận dụng kiến thức toán vào việc giải toán hóa còn khó khăn . Mặt khác các em học sinh trong đội tuyển còn phải chịu nhiều áp lực của các môn thi vào THPT nên một số bậc cha mẹ không muốn cho con em mình tham gia đội tuyển . Vì vậy để hoàn thành được các chỉ tiêu đặt ra , thây trò chúng tôi phải có một phương pháp dạy , phương pháp học một cách tích cực để đạt hiệu quả cao . Phạm vi và mục đích chuyên đề Phạm vi chuyên đề Do thời gian có hạn nên chuyên đề chỉ đề cập đến một số dạng bài tập nhỏ của chuyên đề : “ Bài toán tăng giảm khối lượng ” . áp dụng đối với phản ứng của kim loại đối với dung dịch muối . Mục đích chuyên đề Giúp học sinh hiểu được phương pháp giải bài toán “ Tăng giảm khối lượng ” . Từ đó học sinh biết khai thác và phân dạng bài tập. . Phần II : Nội dung chuyên đề Đối với học sinh Thông qua chuyên đề này học sinh được cung cấp thêm dạng toán “ Tăng giảm khối lượng ” giúp các em có kỹ năng giải toán hóa học , các em biết tư duy , sáng tạo trong quá trình giải toán . Đối với giáo viên Để giảng dạy cho HSG đạt kết quả cao , giáo viên cần phải : Thông suốt mạch kiến thức chương trình hóa THCS Cung cấp đầy đủ các dạng bài tập thuần túy và đưa ra những bài tập mới lạ để học sinh được làm quen Sưu tầm các đề thi HSG cấp Huyện – cấp Tỉnh và các đề thi vào trường chuyên Luôn giao lưu trao đổi với đồng nghiệp để không ngừng nâng cao trìnhđộ chuyên môn Thường xuyên tổ chức luyện các đề thi , chữa đề , đánh giá cụ thể sát sao với từng học sinh. Ứng dụng thực tế A.Kiến thức lý thuyết Nguyên tắc của phương pháp là dựa vào sự tăng giảm khối lượng khi chuyển từ chất này sang chất khác , cụ thể khi chuyển từ 1 mol chất A thành 1 hay nhiều mol chất B ( có thể qua các giai đoạn trung gian ) ta có thể tính được một số mol các chất và ngược lại . Từ đó kết hợp với yêu cầu bài toán để giải quyết bài toán một cách triệt để Phương pháp này được áp dụng trong các bài toán vô cơ , hữu cơ kết hợp với phương pháp điện tích , bảo toàn khối lượng . Bài toán nay được áp dụng cho các loại phản ứng hóa học sau : Phản ứng trao đổi Xét phản ứng trao đổi giữa axit với muối VD1 : PT : CaCO3 + 2HNO3 ----> Ca(NO3)2 + H2O + CO2 (mol) a a Độ tăng khối lượng của muối = lượng 2NO3 - lượng CO3 = 124a - 60a = 64a Độ tăng khối lượng dung dịch = lượng Ca(NO3)2 - lượng CO2 VD2 : PT : CaCO3 + 2HCl -----> CaCl2 + H2O + CO2 (mol) a a Độ tăng khối lượng của muối = 35,5a - 60a = 11a Độ giảm khối lượng dung dịch sau PƯ = 44a Phản ứng thế Xét phản ứng của kim lọai tác dụng với dung dịch muối A + Bn+ ----> Am+ + B↓ Nếu MB > MA thì khối lượng thanh kim loại tăng Độ tăng khối lượng (∆m) = mB↓ - mA(tan) VD : Fe + CuSO4 ---> FeSO4 + Cu↓ (mol) a a ∆m = mCu↓ - mFe(tan) a = Hay độ tăng khối lượng kim loại = độ giảm lượng dung dịch = 64a – 56a = 8a Nếu MB khối lượng thanh kim loại giảm Độ giảm khối lượng ( ∆m ) = mA(tan) - mB↓ VD : Zn + FeSO4 -----> ZnSO4 + Fe↓ (mol) b b (∆m) = mZn(tan) - mFe↓ b= Chú ý : Trong trường hợp này , thường lấy thanh kim loại ra khỏi dung dịch trước khi kết thúc phản ứng.(phản ứng có thể xảy ra không hoàn toàn) Phản ứng hóa hợp - Xét phản ứng của kim loại với phi kim VD : 2Cu + O2 -----> 2CuO Độ tăng khối lượng kim loại = lượng O2 đã phản ứng Hay : Độ tăng khối lượng kim loại = khối lượng phi kim phản ứng Phản ứng phân hủy Xét phản ứng phân hủy của muối VD : CaCO3 ------> CaO + CO2 Độ giảm lượng CaCO3 = lượng CO2↑ Xét phản ứng phân hủy của Bazơ không tan VD : 2Fe(OH)3 ------> Fe2O3 + 3H2O Độ giảm khối lượng sau phản ứng = khối lượng H2O Cho dù các phản ứng thuộc loại nào đi chăng nữa , bài tập tăng giảm khối lượng cũng được chia làm 3 dạng Dạng 1 : Tính khối lượng và nồng độ dung dịch Dạng 2 : Tính thành phần % của các chất trong hỗn hợp Dạng 3 : Xác định CTHH của chất B.Bài tập minh họa Dạng 1 : Tính khối lượng và nồng độ dung dịch Bài tập 1 : Cho đinh sắt nặng 100g vào 400g dung dịch CuSO4 16% , sau một thời gian lấy đinh sắt ra rửa nhẹ , lau khô cân lại được 102g và còn lại dung dịch B. Tính khối lượng Fe tan ra và khối lượng Cu bám vào sau phản ứng ( Giả sử toàn bộ Cu tạo thành bám lên đinh sắt ) Cho 600g dung dịch Ba(OH)2 17,1% vào dung dịch B , sau PƯ thu được kết tủa D và dung dịch E . Xác định khối lượng kết tủa D và C% dung dịch E. Giải : nCuSO4 (ban đầu) = = 0,4 mol Gọi nFe (phản ứng) = x (mol) PT : Fe + CuSO4 -----> FeSO4 + Cu↓ (1) (mol) x x x x Vì sau phản ứng thanh kim loại tăng ( MCu > MFe ) Ta có : 64x – 56x = 102 – 100 ó 8x = 2 => x = 0,25 (mol) Theo phương trình ta thấy : nCu = nFe = x = 0,25(mol) mFe = 0,25 x 56 = 14(g) mCu = 0,25 x 64 = 16 (g) Từ (1) => dung dịch B NBa(OH)2 (ban đầu) = = 0,6(mol) Khi cho Ba(OH)2 vào dung dịch B ta có phản ứng : Ba(OH)2 + FeSO4 -----> BaSO4↓ + Fe(OH)2 ↓ (2) (mol) 0,25 0,25 0,25 0,25 Ba(OH)2 + CuSO4 -----> BaSO4↓ + Cu(OH)2↓ (3) (mol) 0,15 0,15 0,15 0,15 Từ (2) và (3) => mkết tủa D MD = 0,4 x 233 + 0,25 x 90 + 0,15 x 98 = 130,4(g) Từ (2) và (3) => Dung dịch E là Ba(OH)2 nBa(OH)2 dư = 0,6 - ( 0,25 + 0,15 ) = 0,2(mol) mBa(OH)2 dư = 0,2 x 171 = 34,2(g) mdd (sau PƯ) = 600 + 400 – 2 - 130,4 = 867,6(g) C%Ba(OH)2 = x 100 = 3,94% Bài tập 2 : Cho 4.15g hỗn hợp A gồm bột Fe và Al tác dụng với 200ml dung dịch CuSO4 0.25M . Khuấy kỹ hỗn hợp để phản ứng xảy ra hoàn toàn . Đem lọc được kết tủa B được 2 kim loại có khối lượng 7,84g và dung dịch nước lọc . Tìm số mol kim loại trong hỗn hợp A . Giải : Theo giả thiết bài toán . Kết tủa B gồm 2 kim loại và phản ứng xảy ra hoàn toàn , điều đó chứng tỏ nhôm phản ứng hết , sắt còn dư . Vậy chất rắn sau phản ứng gồm : Cu và Fe dư. Gọi x , y là nAl , nFe bđ và y1 là số mol Fe (pư) . Theo bài ta có phản ứng hóa học : 2 Al + 3CuSO4 -----> Al2(SO4)3 + 3Cu↓ (1) x 1,5x 0,5x 1,5x Fe + CuSO4 ------> FeSO4 + Cu↓ (2) y1 y1 y1 y1 Theo bài ta có : mAl + mFe = 27x + 56y = 4,15 (I) Từ (1) và (2) => nCu = nCuSO4 pư = 1,5x + y1 => mCu = 64 . ( 1,5x + y1 ) (g) Ta có nFe dư = (y - y1) (mol) => mFe dư = 56 . ( y - y1 ) (g) Theo bài ta có mCu + mFe = 64.( 1,5x + y1 ) + 56.( y - y1 ) = 7,84 (II) Mặt khác nCuSO4 pư = 1,5x + y1 = 0,2 . 0,525 = 0,105 (mol) (III) Kết hợp (I) , (II) , (III) giải hệ PT ta được : nFe dư trong kết tủa A = y – y1 = 0,02(mol) nCu trong kết tủa A = nCuSO4 phản ứng = 0,105 (mol) nAl trong hỗn hợp ban đầu = x = 0,05 (mol) nFe trong hỗn hợp ban đầu = y = 0,05 (mol) Dạng 2 : Tính thành phần phần trăm các chất các chất trong hỗn hợp Bài tập 1 : Cho 0,51g hỗn hợp A gồm Fe và Mg vào 100 ml dung dịch CuSO4 sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn , lọc , thu được 0,69g chất rắn B và dung dịch C . Thêm dung dịch NaOH dư vào dd C , lấy kết tủa đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi , được 0,45g chất rắn D 1.Tìm nồng độ mol của dd CuSO4 2.Tính thành phần % theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp A Giải Theo bài lúc đầu dùng 0,51g hỗn hợp Mg và Fe qua những biến đổi, chỉ thu được 0,45g MgO và Fe2O3 . Như vậy ở đây CuSO4 thiếu và Fe dư Xét khả năng ưu tiên phản ứng thì Mg sẽ phản ứng hết với CuSO4 trước , Fe phản ứng 1 phần , vậy sau PƯ Fe còn dư Vậy chất rắn B gồm Cu tạo ra và Fe dư Dung dịch C gồm MgSO4 , FeSO4 . Theo bào ta có các PTPƯ sau Mg + CuSO4 ----> MgSO4 + Cu↓ (1) Fe + CuSO4 -----> FeSO4 + Cu↓ (2) Khi cho dung dịch C phản ứng với NaOH dư MgSO4 + 2NaOH ------> Mg(OH)2↓ + Na2SO4 (3) FeSO4 + 2NaOH ------> Fe(OH)2↓ + Na2SO4 (4) Lọc kết tủa đem nung ta có phản ứng sau : Mg(OH)2 ------> MgO + H2O (5) 2Fe(OH)2 + ½ O2 -------> Fe2O3 + 2H2O (6) Gọi x , y lần lượt là nMg và nFe có trong 0.51g hỗn hợp A và y1 là số mol Fe tham gia PƯ (2) Theo bài ta có : Giải hệ PT trên ta được : x = 0,00375(mol) y = 0,0075 (mol) y1 = 0,00375 (mol) Tính nồng độ mol của CuSO4 Từ (1) và (2) (mol) CM CuSO4 = 0,075M Tính thành phần % về khối lượng của Mg và Fe trong hỗn hợp A %Mg = x 100 = 17,65% %Fe = 100% - 17,65% = 82,35% Bài tập 2 : Cho 1,36g hỗn hợp bột A gồm Fe và Mg vào 400 ml dung dịch CuSO4 có nồng độ x mol/lit, sau phản ứng xong thu được 1,84g chất rắn B và dung dịch C. Thêm NaOH dư và dung dịch C. Nung kết tủa này ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được 1,2g chất rắn D. Tính thành phần % về khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp A Giải: Xét khả năng ưu tiên phản ứng thì Mg phản ứng với CuSO4 sau đó đến Fe. PTHH: Mg + CuSO4 → MgSO4 + Cu (1) Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu (2) Dd C gồm: MgSO4, có thể có FeSO4 hoặc CuSO4 dư Đặt nMg (bđ) = a mol với a,b > 0 nFe (bđ) = b mol Ta có: 24a + 56b = 1,36 (I) Ta xét các trường hợp sau: Trường hợp 1: Mg và CuSO4 vừa đủ để tham gia phản ứng (1) Khi đó dd C : MgSO4; Chất rắn B: Cu và Fe còn nguyên. Ta có: 64a + 56b = 1,84 (II) Kết hợp (I) và (II) giải hệ ta được: a = 0,012 và b = 0,019 Cho dd NaOH vào dd C 2NaOH + MgSO4 → Mg(OH)2 + Na2SO4 (3) Mg(OH)2 → MgO + H2O (4) Theo (1),(3),(4) → nMgO = nMg = a = 0,012 (mol) ═> mMgO = mD = 0,012 × 40 = 0.48 < 1,2 (g) (*) Trường hợp này không thỏa mãn (loại) Trường hợp 2: Fe và CuSO4 vừa đủ để xảy ra phản ứng (2) ═> dd C: MgSO4, FeSO4; Chất rắn B: Cu ═> ∆m = mCu – mFe – mMg = 64 (a + b) – 56b 1,84 – 1,36 = 40a + 8b 0,48 = 40a + 8b (III) Kết hợp (I) và (III) ta có hệ : ═> Khi cho dd NaOH tác dụng với dd C FeSO4 + 2NaOH → Fe(OH)2 + Na2SO4 (5) 2Fe(OH)2 + ½ O2 → Fe2O3 + 2H2O (6) Từ (1), (3), (4) ═> nMgO = nMg = a = 0,0078 (mol) Từ (2), (5), (6) ═> nFe2O3 = ½ nFe = ½ b = ½ 0,0209 (mol) ═> mD = 0,0078 × 40 + ½ 0,00209 ×160 = 1,984g > 1,2 g (**) Trường hợp này không thỏa mãn (loại) Từ (*) và (**) ta có: 0,48 < 1,2 < 1,984 ═> Ở phản ứng (2) thì Fe PƯ một phần, CuSO4 hết. ═> dd C: (MgSO4, FeSO4) Chất rắn B: (Cu + Fe chỉ có một phần) Khi cho dd C vào NaOH ta có PƯ (3), (5) Lọc kết tủa nung đến khối lượng không đổi ta có phản ứng (4), (6) Đặt nFe (PƯ) = y (mol) => nFe dư = (b - y) mol Ta có : 1,84 = mCu + mFe (dư) 1,84 = (a+ y)64 + (b-y)56 1,84 = 64a + 56 b + 8y ∆m = 1,84 – (24a+56b) = 40a+8y ∆m = 1,84 – 1,36 = 40a + 8y (IV) Theo (1), (3), (4) => nMgO = nMg = a (mol) mMgO = 40a ( g) Theo (2), (5), (6) nFe2O3 = ½ Fe (PƯ) = ½ y (mol) mFe2O3 = 80y mMgO + mFe2O3 = 40a+80y = 1,2 (VI) Kết hợp (I), (IV), (V) ta có hệ phương trình: giải hệ ta được : Trong B có: mCu + mFe(dư) mCu = (a+y)64 = 0,02×64 = 1,28 (g) mFe (dư) = (0,02 – 0,01) × 56 = 0,56 (g) Dạng 3: Tìm CTHH của chất Bài tập 1 Nhúng thanh kim loại hóa trị II vào dd CuSO4. Sau một thời gian lấy thanh kim loại ra thấy khối lượng giảm 0,05%. Mặt khác cũng lấy thanh kim loại như trên nhúng vào dd Pb(NO3)2. Thì khối lượng thanh kim loại tăng lên 7,1%. Xác định kim loại A.Biết rằng số mol CuSO4 va Pb(NO3)2tham ra ở hai trường hợp bằng nhau. Giải Nhận xét: - khi nhúng kim loại A vào CuSO4 khối lượng thanh kim loại giảm chứng tỏ MA > MCu. -Khi nhúng kim loại A vào Pb(NO3)2 thì khối lượng thanh kim loại tăng .Chứng tỏ MA<MPb -Theo giả thiết số mol CuSO4 và Pb(NO3)2 tham gia ở hai trường hợp bằng nhau kim loại A có cùng số mol Gọi thanh kim loại A lúc đầu là m gam Gọi khối lương mol của kim loại A là MA và nA(PƯ) = x mol Theo bài ta có PTPƯ: A + CuSO4 → ASO4 + Cu ↓ (1) mol x x A + Pb(NO3)2 → A(NO3)2 + Pb ↓ (2) mol x x Từ (1) ta có pt: (I) Từ (2) ta có pt: (II) Kết hợp (I) và (II) giải hệ pt ta được: MA = 65. Vậy kim loại đó là Zn Bài tập 2 : Cho a gam bột kim loại M có hóa trị không đổi vào 500 ml dd hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 và AgNO3 Có nồng độ 0,4M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn ta lọc được a + 27,2 gam một chất rắn gồm 3 kim loại và được một dd chỉ chứa 1 muối tan. Hãy xác định kim loại M đem phản ứng. Giải : Gọi n là hóa trị của M M + n AgNO3 → M(NO3)n + nAg↓ (1) 0,2 0,2 2M + nCu(NO3)2 → 2 M(NO3)2 + nCu ↓ (2) 0,2 0,2 Ta có n Cu(NO3)2 = nAgNO3 = 0,2 mol Do chất rắn chứa 3 kim loại chứng tỏ dư kim loại M và các phản ứng (1), (2) xảy ra hoàn toàn. Ta có: Giải phương trình trên ta nhận được: M =12n Lập bảng: n = 2 và M=24 vậy kim loại đó là Mg C.Bài tập tự luận Dạng 1: Tính khối lượng và nồng độ dd Bài tập 1: Ngâm một đinh sắt có khối lượng 5,6 gam vào dd bằng CuSO4 sau phản ứng, lấy đinh sắt ra rửa nhẹ, sấy khô, cân nặng 5,76 gam. Tính khối lượng sắt đã dùng. Đáp số: mFe =1,12gam Bài tập 2: Ngâm một thanh nhôm vào dd chứa 10,2 gam AgNO3, sau khi tất cả Ag bị đẩy ra bám hết vào thanh nhôm thì thanh nhôm tăng 9,9%. Hỏi khối lượng thanh Nhôm ban đầu là bao nhiêu? Đáp số: mAl(bđ)=60g Bài tập 3: Cho thanh kẽm vào 100ml dd FeSO4 có nồng độ a M, sau khi kết thúc phản ứng, lấy thanh kẽm rửa nhẹ, sấy khô và cân thì thanh kẽm giảm 2,25gam. Tính nồng độ mol FeSO4 đem dùng. Đáp số: CMFeSO4 = 2,5M Bài tập 4: Ngâm một lá sắt có khối lượng 5 gam trong 50 ml dd CuSO4 15% (D=1,12g/ml). Sau một thời gian lấy lá sắt ra rửa nhẹ, làm khô cân được 5,16 gam. Tính C% cuả chất còn lại sau phản ứng? Đáp số: C%CuSO4= 9,31%; C%FeSO4= 5,44% Bài tập 5: Ngâm một vật bằng đồng có khối lượng 10 gam trong 250 gam dd AgNO3 4%. Khi lấy vật ra thì khối lượng AgNO3 trong dd giảm 17%. Xác định khối lượng của vật sau phản ứng. Đáp số: m(vật sau PƯ) = 10,76 gam Bài tập 6: Nhúng thanh kim loại kẽm vào một dd chứa hồn hợp gồm 3,2gam CuSO4 và 6,24gam CdSO4. Hỏi sau khi Cu, Cd bị đẩy hoàn toàn khỏi dd thì khối lượng Zn tăng hay giảm? Đáp số: mZn(tăng) = 1,39 gam Bài tập 7: Cho 0,387gam hỗn hợp A gồm Zn và Cu vào dd Ag2SO4 có số mol là 0,005 mol, khuấy đều tới phản ứng hoàn toàn thu được 1,144 gam chất rắn. Tính khối lượng mỗi kim loại? Đáp số: mZn = 0,195gam mCu = 0,192 gam Bài tập 8: Cho a gam bột sắt vào 200ml dd X gồm hỗn hợp 2 muối AgNO3 và Cu(NO3)2 khi phản ứng xong thu được 3,34 gam chất rắn B và dd C. Tách B rồi cho dd C tác dụng với NaOH dư được 3,68 gam kết tủa của 2 hiđrôxit kim loại. Nung kết tủa trong không khí đến khối lượng không đổi cân được 3,2 gam chất rắn. Xác định a Tính nồng độ mol của các chất có trong dd X Đáp số: 1.a=1,68 g Dạng 2: Tính thành phần % các chất có trong hỗn hợp Bài tập 1: Cho 0,744gam hỗn hợp Zn và Cu vào 500ml dd AgNO3 0,04M. Sau phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn X nặng 2,2915 gam. Tính khối lượng Zn trong hỗn hợp ban đầu. Đáp số: mZn = 0,6155 gam Bài tập 2: Hỗn hợp A gồm 2 kim loại Al và Mg, cho 1,29 gam A vào 200ml dd CuSO4, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,47 gam chất rắn B và dd C, lọc dd C rồi thêm dd BaCl2 dư vào thì thu được 11,65 gam kết tủa. Tính nồng độ mol của CuSO4 Tính khối lượng mỗi kim loại có trong hốn hợp A. Đáp số: 1. CMCuSO4 = 0,25M 2.mMg = 0,48 gam; mAl = 0,81 gam Bài tập 3: Cho 19,3 gam hỗn hợp A gồm bột nhôm và bột sắt vào cốc đựng 500 ml dd CuCl2 1M, khuấy đều sau một thời gian đem lọc thu được chất rắn B nặng 33,9 gam gồm 3 kim loại và dd C. Nung B trong không khí tới phản ứng hoàn toàn thu được 45,1 gam hỗn hợp 2 ôxit. Thêm 750 ml dd NaOH 2M dư vào dd C, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, lọc thu được kết tủa B và dd E. Nung B trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 16 gam chất rắn. Viết phương trình phản ứng xảy ra Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp A Đáp số: 2. %Al = 41,97% %Fe = 58,03% Bài tập 4: Cho 1,36 gam hỗn hợp A gồm Fe, Mg vào 400 ml dd CuSO4 có nồng độ a mol/l. Sau khi phản ứng xong thu được 1,84 gam chất rắn B và dd C. Thêm NaOH dư vào dd C được kết tủa, sấy, nungv kết tủa trong không khí đến khối lượng không đổi cân được 1,2 gam chất rắn D. Tính thành phần % theo khối lượng của hai kim loại trong hỗn hợp A Tính a Dạng 3:Xác định công thức hóa học của chất Bài tập 1:Cho thanh kim loại X có cùng khối lượng và hóa trị bằng (II).Thanh thứ nhất nhúng vào dung dịch Cu(NO3)2.Thanh thứ 2 nhúng vào dung dịch Pb(NO3)2.Sau thời gian thứ nhất giảm 0,2 % và thanh thứ hai tăng 28,4%.Số mol của 2 muối nitrat trong 2 dung dịch ban đầu giảm băng nhau.Xác định kim loại X Đáp số:X là Zn Bài tập 2: Một thanh graphit phản ứng 1 kim loại M có hỏa trị (II) được nhúng vào dung dịch CuSO4 dư .Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thanh graphit giảm 0,04 g .Tiếp tục nhúng thanh graphit này vào dung dịch AgNO3 dư,khi phản ứng kết thúc khối lượng graphit tăng 6,08 g.(so với thanh graphit sau khi nhúng vào CuSO4 .Tìm kim loại M và khối lượng của M đã phản ứng lên thanh graphit (coi như toàn bộ kim loại tạo thành bám vào thanh graphit). Đáp số:MA:Zn; mZn =2,6 g Bài tập 3 :Lấy 2 thanh kim loại X ,Y có cùng khối lượng và đứng trước Pb trong dãy hoạt động hóa học.Nhúng thanh X vào dung dịch Cu(NO3)2 và thanh Y vào dung dịch Pb(NO3)2.Sau 1 thời gian lấy các thanh kim loại ra khỏi dung dịch còn lại thây thanh X giảm 1 % và thanh Y tăng 1,52% so với khôi lượng ban đầu.Biết số mol X,Y tham gia phản ứng bằng nhau và tất cả Cu,Pb thoát ra đều bám lên thanh X,Y.Mặt khác để hòa tan 3,9 g kim loại X cần dùng V ml dung dịch HCl.Thu được 1,344 lít khí H2(đktc).Còn để hòa tan 4,26 g oxit của kim loại Y cũng cần V ml dung dịch HCl như trên.Hãy so sánh hóa trị của kim loại X,Y. Đáp số:X và Y có cùng hóa trị Bài tập 4:Nhúng 1 thanh kim loại M có hóa trị (II) vào 0,5 lít dung dịch CuSO4 0,2 M.Sau khi phản ứng khối lượng thanh M tăng 0,4 g.Trong khi đó nồng độ CuSO4 còn lại 0,1 M.Xác định kim loại M Đáp số :M là Fe Bài tập 5:Cho 80 g bột Cu vào 200 ml dung dịch AgNO3.Sau 1 thời gian phản ứng lọc được dd A và 95,2 gam chất rắn B.Cho tiếp 80 gam bột chì vào dd A phản ứng xong lọc B tách được dd D chỉ chứa 1 muối duy nhất là 67,05 g chất rắn T.Cho 40 gam bột kim loại R(II) vào 1/10 dd D ,sau phản ứng hoàn toàn lọc tách được 44,575 gam chất rắn E.Tính nồng độ mol/lít của dd AgNO3 và xác định kim loại R Đáp số:CM(AgNO3)=,5 M R là Mg Phần III.Kết luận. -Chuyên đề bài toán tăng giảm khối lượng giúp HS chủ động lĩnh hội kiến thức hơn.HS biết vân dụng linh hoạt với các kiểu ,dạng bài toán trong quá trình BD HSG -Trong thực tế giảng dạy BD HSG còn gặp rất nhiều khó khăn song chúng tôi vẫn cố gắng hết sức ,đầu tư hết sức ,với mong muốn có 1 kết quả ngày càng cao hơn. -Trong quá trình viết chuyên đề ,chúng tôi hết sức cố gắng nghiên cứu .Tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót.Mong được sự đóng góp của các đồng nghiệp để chuyên đề đạt được kết quả cao hơn. Xin chân trọng cảm ơn! Yên Đồng ngày 3 tháng 12 năm 2012 GV viết CĐ Nguyễn Thị Hải Xét duyệt Hiệu Trưởng Hoàng Hòa Tổ trưởng CM Phạm Hồng Sơn

File đính kèm:

  • docChuyen de HSG hoa 9.doc
Giáo án liên quan