1: Để bảo quản kim loại Na trong phòng thí nghiệm, người ta dùng cách nào sau đây:
A. Ngâm trong rượu. B. Ngâm trong nước lạnh. C. Ngâm trong dầu hoả. D. Để trong bình kín.
2: Trong tự nhiên kim loại kiềm và kiềm thổ không tồn tại ở dạng tự do vì:
A.Thành phần của chúng trong tự nhiên là rất nhỏ. B. Đây là những kim loại hoạt động rất mạnh.
C. Đây là các kim loại chỉ điều chế được bằng phương pháp điện phân. D. Đây là những kim loại dễ tan trong nước
4 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1669 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề : các Phân nhóm chính nhóm I, nhóm II và nhôm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ : Phân nhóm chính nhóm I, nhóm II và nhôm
1: Để bảo quản kim loại Na trong phòng thí nghiệm, người ta dùng cách nào sau đây:
A. Ngâm trong rượu. B. Ngâm trong nước lạnh. C. Ngâm trong dầu hoả. D. Để trong bình kín.
2: Trong tự nhiên kim loại kiềm và kiềm thổ không tồn tại ở dạng tự do vì:
A.Thành phần của chúng trong tự nhiên là rất nhỏ. B. Đây là những kim loại hoạt động rất mạnh.
C. Đây là các kim loại chỉ điều chế được bằng phương pháp điện phân. D. Đây là những kim loại dễ tan trong nước.
3: Cấu hình electron của nguyên tố X là: 1s22s22p63s23p64s1. Vậy X có đặc điểm:
A. Là nguyên tố thuộc chu kỳ 4, phân nhóm chính nhóm I. B. Là nguyên tố đầu tiên của chu kỳ 4.
C. Là một kim loại kiềm có tính khử mạnh. D. Tất cả các đặc điểm trên đều đúng.
4: Để loại trừ độ cứng vĩnh cửu của nước có thể sử dụng phương pháp:
A. Cho axit HCl vào nước. B. Đun sôi nước.
C. Cho Na2CO3 hoặc Na3PO4 vào nước. D. Cho Ca(OH)2 dư vào nước.
5: Bằng cách nào sau đây có thể thu được kết tủa Al(OH)3:
A. Cho Al2O3 vào nước, đun nóng và khuấy đều. B. Cho từ từ dd NaOH vào dd AlCl3 dư.
C. Cho nhanh dd AlCl3 vào dd NaOH dư. D. Cho từ từ dd AlCl3 vào dd NaOH dư.
6: Trường hợp nào sau đây xảy ra phản ứng và có khí thoát ra khi trộn các chất với nhau:
A. Dung dịch Na2CO3 và dung dịch AlCl3. B. Bột rắn CuS và dung dịch HCl.
C. Dung dịch NaHCO3 và dung dịch Ba(OH)2. D. Dung dịch NaHSO4 và dung dịch MgCl2.
7: Phản ứng nào sau đây dùng để giải thích hiện tượng tạo thành thạch nhũ ở các hang động tự nhiên:
A. CaCO3 + CO2 + H2O Ca(HCO3)2. B. CaO + CO2 CaCO3.
C. CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O. D. Ca(HCO3)2 t0 CaCO3 + CO2 + H2O.
8: Để tách Al(OH)3 ra khỏi hỗn hợp Al(OH)3 và Cu(OH)2 mà không làm thay đổi khối lượng, ta dùng:
A. dung dịch NaOH. B. Nước nóng. C. dung dịch Amoniac. D. axit HCl và khí CO2.
9: Thạch cao nung được điều chế bằng cách nung thạch cao sống CaSO4.2H2O ở 1800C. Công thức của thạch cao nung là:
A. 4CaSO4.H2O. B. 2CaSO4.H2O. C. 3CaSO4.2H2O. D. CaSO4.
10: Từ quặng boxit sản xuất nhôm, sử dụng phương pháp:
A. Nhiệt luyện. B. Thuỷ luyện. C. Điện phân dung dịch. D. Điện phân nóng chảy.
11: Để phân biệt 3 chất rắn đựng trong 3 lọ mất nhãn gồm: Al2O3, CaO, MgO. Có thể sử dụng hoá chất nào sau đây:
A. H2O. B. dung dịch KOH. C. dung dịch HNO3 loãng. D. dung dịch HCl.
12: 1. Để làm mềm nước cứng tạm thời có thể dùng hoá chất nào sau đây:
A. HCl. B. Na2CO3. C. K2SO4. D. Khí CO2.
2. Nhiệt phân NaNO3 sẽ thu được các sản phẩm là:
A. Na2O, NO2. B. Na, NO2, O2. C. NaNO2, O2. D. Na2O, NO2, O2.
13: Một dung dịch có chứa đồng thời các ion: Mg2+, Ba2+, Na+, Al3+ và một Anion. Anion đó là:
A. SO42-. B. Cl-. C. PO43-. D. OH-.
14: Đặc điểm nào sau đây là đúng khi nói về các hiđroxit của kim loại kiềm thổ:
A. Là các bazơ mạnh. B. Tác dụng với axit.
C. Dễ tan trong nước. D. Có thể điều chế bằng cách cho oxit tác dụng với nước.
15: Khi cho từ từ dung dịch HCl đến dư vào dung dịch NaAlO2 có hiện tượng gì xảy ra:
A. Tạo thành kết tủa không tan. B. Tạo kết tủa không tan và có khí thoát ra.
C. Lúc đầu có kết tủa sau đó tan hết. D. Có kết tủa sau đó tan một phần.
16: Khi cho một hỗn hợp Na và Al vào nước thấy hỗn hợp tan hết. Chứng tỏ:
A. Nước dư và nAl > nNa. B. Na dư và nNa ≥ nAl. C. Nước dư và nNa ≥ nAl. D. Nước dư và nNa = nAl.
17: Khi điều chế CO2 từ phản ứng CaCO3 với dung dịch HCl thì trong sản phẩm có lẫn hơi nước và khí hiđroclorua. Để thu được CO2 tinh khiết, ta cho sản phẩm khí lần lượt đi qua các bình nào sau đây:
A. KOH và H2SO4 đặc. B. NaHCO3 và H2SO4 đặc. C. H2SO4 đặc và KOH. D. CuSO4 khan và NaHCO3.
18: Có thể đun sôi nước để làm mền nước cứng tạm thời là vì:
A. Nước sẽ sôi ở 1000C. B. Ion Ca2+ và Mg2+ kết tủa dưới dạng hợp chất không tan.
C. Khi đun sôi sẽ thoát hết khí CO2. D. Nước sôi sẽ làm giảm hàm lượng ion HCO3- .
19: Để tránh hiện tượng thuỷ phân trong quá trình bảo quản dung dịch Al2(SO4)3 ta thường cho vào một lượng nhỏ:
A. Dung dịch KOH. B. Dung dịch H2SO4. C. Dung dịch Ba(NO3)2. D. Dung dịch CaCl2.
20: Phát biểu nào sau đây là không đúng, khi nói về các hiđroxit của các kim loại kiềm:
A. Đều là các bazơ mạnh. B. Có một hiđroxit có tính lưỡng tính.
C. Tan tốt trong nước. D. Đều có thể điều chế bằng cách cho oxit tương ứng tác dụng với nước.
21: Trong một chất thải ở dạng dung dịch có chứa các ion: Fe3+, Pb2+, Fe2+, Cu2+, Mg2+. Có thể dùng chất nào sau đây để loại bỏ các ion trên:
A. Nước muối. B. Kim loại Nhôm. C. Axit sunfuric. D. Nước vôi dư.
22: Hiện tượng gì xảy ra khi cho từ từ dung dịch NH4Cl loãng vào dung dịch NaAlO2:
A. Lúc đầu có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan dần. B. Không có hiện tượng gì xảy ra.
C. Chỉ có hiện tượng xuất hiện kết tủa. D. Có hiện tượng tạo kết tủa và thoát ra khí.
23: Nhỏ từ từ dung dịch KOH vào dung dịch X thấy hiện tượng vẩn đục. Tiếp tục nhỏ dung dịch KOH vào thì dung dịch trong trở lại. Sau đó nhỏ từ từ dung dịch HCl vào lại thấy dung dịch vẩn đục, nhỏ tiếp dung dịch HCl vào thấy dung dịch trở nên trong suốt. X là dung dịch nào sau đây:
A. FeCl3. B. KAlO2. C. CuCl2. D. AlCl3.
24: Trong một cốc nước có chứa 0,1 mol Na+; 0,2 mol Ca2+; 0,05 mol Mg2+ và 0,6 mol HCO3-. Nước trong cốc là:
A. Nước mềm. B. Nước cứng tạm thời. C. Nước cứng vĩnh cửu. D. Nước cứng toàn phần.
25: Các kim loại nào sau đây có thể tác dụng được với nước ở điệu kiện thường:
A. K, Ba, Mg, Fe. B. Na, Ca, Al, Cu. C. Na, Ba, Mg, Al. D. Na, Ba, Be, Mg.
26: Bột thạch cao 2CaSO4.H2O không sử dụng trong trường hợp nào sau đây:
A. Dùng trong đúc tượng. B. Làm chất kết dính trong xi măng.
C. Dùng thay thế vôi trong xây dựng. D. Dùng làm phấn viết bảng.
27: Dãy các chất nào sau đây có thể được điều chế từ đá vôi, muối ăn và nước cất (giả sử các dụng cụ và thiết bị thí nghiệm có đủ):
A. CaC2, dung dịch HClO, clorua vôi, xô đa. B. CaCl2, nước Javen, clorua vôi, xô đa, NaOH.
C. CaC2, nước Javen, clorua vôi, CO2. D. Nước Javen, clorua vôi, xô đa, NaOH, Ca(NO3)2.
28: Mạng tinh thể của các kim loại kiềm là mạng lập phương tâm khối, tương đối rỗng, trong đó liên kết kim loại kém bền, đồng thời nguyên tử có bán kính lớn hơn so với các kim loại khác trong cùng chu kì. Do đó kim loại kiềm có:
A. to nóng chảy, to sôi, độ cứng thấp, khối lượng riêng nhỏ. B. to nóng chảy, to sôi, độ cứng thấp, khối lượng riêng lớn
C. to nóng chảy, to sôi, độ cứng cao, khối lượng riêng nhỏ. D. to nóngchảy, to sôi cao, độ cứng thấp, khối lượng riêng lớn
29: Khi cho Ba(OH)2 dư vào dung dịch chứa NaHCO3, NH4+, Al3+ và SO42-. Số phản ứng hoá học xảy ra là:
A. 6. B. 3. C. 4. D. 5.
30: Các đơn chất kim loại kiềm có tính khử mạnh nhất trong số các kim loại, đó là do chúng có:
A. Năng lượng cần dùng để phá vỡ mạng tinh thể tương đối nhỏ, năng lượng cần dùng để tách electron tương đối lớn.
B. Năng lượng cần dùng để phá vỡ mạng tinh thể tương đối nhỏ, năng lượng cần dùng để tách electron tương đối nhỏ.
C. Năng lượng cần dùng để phá vỡ mạng tinh thể tương đối lớn, năng lượng cần dùng để tách electron tương đối lớn.
D. Năng lượng cần dùng để phá vỡ mạng tinh thể tương đối lớn, năng lượng cần dùng để tách electron tương đối nhỏ.
31: Khi cho một miếng kim loại Li vào dung dịch Cu(NO3)2 hiện tượng quan sát được là:
A. Sủi bọt khí không màu. B. Sủi bọt khí không màu và có kết tủa mầu xanh. C. Xuất hiện khí mầu nâu đỏ. D. Xuất hiện kết tủa màu xanh, sau đó kết tủa tan.
32: Nguyên tử của các nguyên tố nhóm IA có chung:
A. Số electron. B. Số phân lớp electron. C. Số lớp electron. D. Số electron lớp ngoài cùng.
33: Criolit Na3AlF6 (3NaF.AlF3) được đưa vào trong quá trình điện phân Al2O3 nóng chảy, để sản xuất Nhôm vì:
A. Criolit làm giảm nhiệt độ nóng chảy của Al2O3, làm tăng độ dẫn điện của pha nóng chảy và làm tỉ trọng của pha nóng chảy thấp hơn của nhôm kim loại nóng chảy.
B. Criolit làm tăng nhiệt độ nóng chảy của Al2O3, làm tăng độ dẫn điện của pha nóng chảy và làm tỉ trọng của pha nóng chảy thấp hơn của nhôm kim loại nóng chảy.
C. Criolit làm giảm nhiệt độ nóng chảy của Al2O3, làm giảm độ dẫn điện của pha nóng chảy và làm tỉ trọng của pha nóng chảy thấp hơn của nhôm kim loại nóng chảy.
D. Criolit làm tăng nhiệt độ nóng chảy của Al2O3, làm giảm độ dẫn điện của pha nóng chảy và làm tỉ trọng của pha nóng chảy thấp hơn của nhôm kim loại nóng chảy.
34: Kim loại kiềm được điều chế bằng phương pháp:
A. Điện phân oxit nóng chảy. B. Nhiệt luyện và điện phân nóng chảy.
C. Thủy luyện và điện phân dung dịch. D. Điện phân nóng chảy muối Halogenua và Hiđroxit.
35: Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây luôn nhường đi một electron trong các phản ứng hoá học:
A. Na (Z= 11). B. Mg (Z= 12). C. Al (Z= 13). D. Fe (Z= 26).
36: So với các Cation của các kim loại khác thuộc cùng một chu kì, các Cation kim loại kiềm có điện tích dương nhỏ hơn và kích thước lớn hơn. Do đó các Cation kim loại kiềm:
A. Rất khó nhận electron để thực hiện quá trình khử về kim loại.
B. Rất khó nhận electron để thực hiện quá trình oxi hóa về kim loại.
C. Rất dễ nhận electron để thực hiện quá trình khử về kim loại.
D. Rất dễ nhận electron để thực hiện quá trình oxi hóa về kim loại.
37: Chất nào sau đây được sử dụng trong y học, làm chất bó bột khi xương bị gãy:
A. CaSO4.2H2O. B. CaCl2 khan. C. 2CaSO4.H2O. D. CaO khan.
38: Hãy chỉ ra nước cứng vĩnh cửu trong số các loại nước sau:
A. Nước có chứa: Ca2+, Mg2+, HCO3-. B. Nước có chứa: Ca2+, Mg2+, CO32-.
C. Nước có chứa: Ca2+, Mg2+, SO42-, Cl-. D. Nước có chứa: Ca2+, Mg2+, HCO3- ,Cl- , SO42-.
39: Nung nóng hỗn hợp Fe2O3 và Al thu được hỗn hợp X, X phản ứng với dung dịch NaOH không thoát khí. Cho X phản ứng với CO dư ở nhiệt độ cao (H%=100%) thì thu được chất rắn F. Chất rắn F là:
A. Al, Fe. B. Al2O3, Fe. C. Al2O3, FeO. D. Al, Fe2O3.
40: Hỗn hợp gồm: BaO, Al2O3, Fe2O3 cho vào một lượng dư nước thì thu được dung dịch X và chất rắn Y. Chất rắn Y cho tác dụng với dung dịch NaOH dư, thấy Y tan một phần thu được chất rắn Z và dung dịch E.
1. Dung dịch X là:
A. Ba(OH)2 B. Ba(OH)2 và Ba(AlO2)2. C. Ba(AlO2)2. D. Không xác định được.
2. Chất rắn Y là:
A. BaO và Fe2O3. B. Fe2O3. C. Fe2O3 và Al2O3. D. BaO và Al2O3.
3. Chất rắn Z là:
A. Fe B. Fe2O3. C. Fe2O3 và Al2O3. D. Al2O3.
4. Dung dịch E là:
A. NaOH B. NaOH và NaAlO2. C. Ba(AlO2)2 và NaAlO2. D. NaAlO2.
41: Hòa tan hỗn hợp BaO và Al2O3 vào nước, được một dung dịch duy nhất rồi cho tác dụng với dung dịch Na2CO3 thu được kết tủa X. X là:
A. Al(OH)3 B. Al2O3 C. BaCO3 D. Cả 2 đáp án A và C.
42: (ĐH, CĐ khối A-2007). Trộn dung dịch chứa a mol AlCl3 với dung dịch chứa b mol NaOH. Để thu được kết tủa thì cần có tỉ lệ:
A. a : b = 1 : 5. B. a : b > 1 : 4. C. a : b = 1 : 4. D. a : b < 1 : 4.
43: Trong muối sunfit của một kim loại nhóm IIA, Oxi chiếm 40% về khối lượng. Kim loại đó là:
A. Ba B. Sr C. Ca D. Mg
44: Dung dịch X có chứa các ion: Mg2+, Ca2+ và 0,02 mol Cl-. Thêm dần V lít dung dịch K2CO3 0,1M vào X đến khi được lượng kết tủa lớn nhất. V có giá trị là:
A. 150 ml. B. 100 ml. C. 200 ml. D. 50 ml.
45: Hòa tan hoàn toàn 10 gam muối cacbonat XCO3 bằng dung dịch HCl dư, thu được dung dịch Y và 0,224 lít khí bay ra (ở đktc). Cô cạn dung dịch Y thì thu được m gam muối khan. m có giá trị là:
A. 10,11 gam. B. 8,9 gam. C. 11,1 gam. D. 12,9 gam.
46: Nhúng một thanh Nhôm nặng 10 gam vào 100ml dung dịch CuSO4 0,2M. Sau một thời gian, lấy thanh Nhôm ra cân nặng 10,69 gam. Khối lượng Đồng tạo thành là:
A. 0,64 gam. B. 1,28 gam. C. 0,69 gam. D. 0,96 gam.
47: Hỗn hợp X gồm hai kim loại kiềm M, N thuộc hai chu kì liên tiếp. Lấy 0,095 gam X hoà tan hoàn toàn vào nước thu được 0,112 lít hiđro (đktc). M, N lần lượt là:
A. Li và Na. B. Na và K. C. K và Rb. D. Li và K.
48: Cho 2,1 gam hỗn hợp 2 kim loại Mg và Zn tác dụng hết với dung dịch HCl, thấy tạo ra 1,12 lít H2 (đktc). Khối lượng muối tạo thành sau phản ứng là:
A. 5,65 gam. B. 6,55 gam. C. 4,65 gam. D. 7,65 gam.
49: Cho 3,2 gam hỗn hợp 2 kim loại kế tiếp, thuộc nhóm IIA, tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 2,24 lít khí hiđro (đktc). Hai kim loại đó là:
A. Ca và Sr. B. Be và Mg. C. Mg và Ca. D. Sr và Ba.
50: Dẫn 224 cm3 CO2 vào 50ml dung dịch NaOH 0,25M. Sau khi kết thúc phản ứng, đun cạn dung dịch sẽ thu được muối nào, khối lượng là bao nhiêu?
A. NaHCO3; 0,63 gam và Na2CO3; 2,65 gam. B. NaHCO3; 0,63 gam và Na2CO3; 0,265 gam.
C. NaHCO3; 0,63 gam và Na2CO3; 0,0265 gam. D. Na2CO3; 0,265 gam.
51: Một dung dịch chứa 31,08 gam muối halogenua của 1 kim loại hoá trị II. Chia dung dịch làm 2 phần bằng nhau.
Phần 1: Cho tác dụng với dung dịch AgNO3 dư, thu được 40,18 gam kết tủa.
Phần 2: Cho tác dụng với dung dịch Na2CO3 dư, thu được 14 gam kết tủa.
Muối halogenua đó là:
A. BaCl2. B. MgBr2. C. SrI2. D. CaCl2.
52: Cho 1,35 gam hỗn hợp X gồm: Cu, Mg và Al, tác dụng với dung dịch HNO3 dư, thu được 1,12 lít (đktc) hỗn hợp Y (gồm NO và NO2) có tỉ khối đối với hiđro là 21,4. Tổng khối lượng muối nitrat sinh ra là:
A. 6,59gam. B. 5,96gam. C. 5,69gam. D. 9,65gam.
53: Dung dịch X gồm: Na2CO3, K2CO3 và NaHCO3. Chia X thành 2 phần bằng nhau:
Phần 1: Cho tác dụng với nước vôi trong lấy dư, thu được 20 gam kết tủa.
Phần 2: Cho tác dụng với dung dịch HCl dư thu được V lít khí CO2 (đktc). Giá trị của V là:
A. 2,24 lít. B. 4,48 lít. C. 6,72 lít. D. 3,36 lít.
54: Cho hỗn hợp X gồm hai kim loại Al và Zn (có tỉ lệ số mol là 2:1) vào dung dịch HNO3 loãng dư, sinh ra 0,4 mol NO và 0,1 mol N2O. Tổng số mol Al và Zn trong X là:
A. 1,6 mol. B. 0,4 mol. C. 0,75 mol. D. 0,6 mol.
55: Cho m gam Al tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng, thu được 0,224 lít(đktc) hỗn hợp khí X gồm N2O và NO. Tỉ khối của X so với hiđro bằng 18,5. Giá trị của m là :
A. 0,27 gam. B. 0,495 gam. C. 0,6075 gam. D. 0,405 gam.
56: Hoà tan hoàn toàn m gam bột Al vào dung dịch HNO3 rất loãng, thu được hỗn hợp khí gồm 0,009 mol N2O và 0,006 mol NO. Giá trị của m là:
A. 0,405 gam. B. 0,486 gam. C. 0,81 gam. D. 0,243 gam.
57: Hoà tan 7,8 gam hỗn hợp Al và Mg bằng dung dịch HCl dư. Sau phản ứng, khối lượng dung dịch axit tăng thêm 7 gam. Khối lượng Al và Mg trong hỗn hợp ban đầu là:
A. 5,4 gam và 2,4 gam. B. 2,7 gam và 1,2 gam. C. 5,8 gam và 3,6 gam. D. 1,2 gam và 2,4 gam.
58: Một cốc đựng 200ml dung dịch AlCl3 2M. Cho vào cốc V lít dung dịch NaOH nồng độ a mol/l, thu được một kết tủa, sấy khô và nung kết tủa đến khối lượng không đổi thu được 5,1 gam chất rắn. Nếu V= 200ml thì giá trị của a là: A. 1,5M. B. 1,5M hoặc 3M. C. 1M hoặc 1,5M. D. 1,5M hoặc 7,5M.
59: Cho 100ml dung dịch KOH vào 100ml dung dịch AlCl3 1M thu được 3,9 gam kết tủa keo. Nồng độ mol/l của dung dịch KOH là:
A. 1,5M. B. 3,5M. C. 1,5M hoặc 3,5M. D. 2M hoặc 3M.
60: Hoà tan 87 gam hỗn hợp gồm 2 muối cacbonat và sunfit của cùng một kim loại kiềm vào dung dịch HCl dư. Toàn bộ khí thoát ra được hấp thụ tối thiểu bởi 500 ml dung dịch KOH 1,5M. Kim loại kiềm đó là:
A. Li. B. K. C. Na. D. Rb.
61: (ĐH, CĐ khối A-2007). Hấp thụ hoàn toàn 2,688 lít khí CO2 (ở đktc) vào 2,5 lít dung dịch Ba(OH)2 nồng độ a mol/l, thu được 15,76 gam kết tủa. Giá trị của a là:
A. 0,06. B. 0,032. C. 0,048. D. 0,04.
62: (ĐH, CĐ khối A-2007). Điện phân dung dịch CuCl2 với điện cực trơ, sau một thời gian thu được 0,32 gam Cu ở catôt và một lượng khí X ở anôt. Hấp thụ hoàn toàn lượng khí X trên vào 200ml dung dịch NaOH (ở nhiệt độ thường). Sau phản ứng, nồng độ NaOH còn lại là 0,05M (giả thiết thể tích dung dịch không thay đổi). Nồng độ ban đầu của dung dịch NaOH là:
A. 0,2M. B. 0,15M. C. 0,05M. D. 0,1M.
63: (ĐH, CĐ khối B-2007). Cho 200ml dung dịch AlCl3 1,5M tác dụng với V lít dung dịch NaOH 0,5M, lượng kết tủa thu được là 15,6 gam. Giá trị lớn nhất của V là:
A. 1,2. B. 1,8. C. 2,4. D. 2.
64: (ĐH, CĐ khối B-2007). Hỗn hợp X gồm Na và Al. Cho m gam X vào một lượng dư nước thì thoát ra V lít khí. Nếu cũng cho m gam X vào dung dịch NaOH (dư) thì thu được 1,75V lít khí. Thành phần phần trăm theo khối lượng của Na trong X là (biết thể tích các khí đo trong cùng điều kiện)
A. 39,87%. B. 77,31%. C. 49,87%. D. 29,87%.
62: (ĐH, CĐ khối B-2007). Nung hỗn hợp bột gồm 15,2 gam Cr2O3 và m gam Al ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được 23,3 gam hỗn hợp rắn X. Cho toàn bộ hỗn hợp X phản ứng với axít HCl (dư) thoát ra V lít khí H2 (ở đktc). Giá trị của V là:
A. 4,48. B. 7,48. C. 10,08. D. 3,36.
File đính kèm:
- NHOM IA-IIA VA NHOM.doc