1)Kiến thức:
- Giúp học sinh nắm vững kiến thức về lực và khối lượng.
2)Kỹ năng:
- Biết vận dụng kiến thức để giải bài tập, giải thích hiện tượng vật lý.
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích hiện tượng, giải bài tập.
3)Thái độ:
-Có ý thức tự dựa vào vốn sống thực tế để suy luận và so sánh, rút ra kết luận từ những hiện tượng quan sát được và từ trong thí nghiệm.
II/ Phương pháp:
5 trang |
Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1818 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề : Khối lượng và lực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ:
KHỐI LƯỢNG VÀ LỰC
(Thời lượng: 04 tiết )
I/ Mục tiêu:
1)Kiến thức:
- Giúp học sinh nắm vững kiến thức về lực và khối lượng.
2)Kỹ năng:
- Biết vận dụng kiến thức để giải bài tập, giải thích hiện tượng vật lý.
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích hiện tượng, giải bài tập.
3)Thái độ:
-Có ý thức tự dựa vào vốn sống thực tế để suy luận và so sánh, rút ra kết luận từ những hiện tượng quan sát được và từ trong thí nghiệm.
II/ Phương pháp:
-Sử dụng các phương pháp đàm thoại, gợi mở, phân tích, so sánh và khái quát hoá.
III/ Kiến thức bổ trợ:
-Các kiến thức về:
1. Khối lượng:
-Khối lượng của một vật chỉ lượng chất chứa trong vật.
-Đơn vị khối lượng là kilôgam (kg)
-Đo khối lượng bằng cân.
2.Khối lượng riêng:
-Khối lượng riêng của một chất được xác định bằng khối lượng của một đơn vị thể tích (m3) chất đó.
-Đơn vị khối lượng riêng là kilôgam trên mét khối (kg/m3).
-Công thức tính khối lượng riêng là: D = m/D.
3.Lực:
-Tác dụng đẩy, kéo của vật nầy lên vật khác được gọi là lực.
-Mỗi lực đều có một phương và một chiều tác dụng và một cường độ nhất định.
-Lực tác dụng lên một vật có thể làm biến đổi chuyển động của vật đó hoặc làm nó biến dạng.
-Đơn vị cường độ lực là Niutơn (N).
-Hai lực cân bằng là hai lực cùng tác dụng lên một vật, có cường độ bằng nhau, có cùng phương, nhưng có chiều ngược nhau. Nếu hai lực cân bằng tác dụng vào một vật đang đứng yên thì nó tiếp tục đứng yên.
-Đo lực bằng lực kế.
4.Trọng lực:
-Trọng lực của một vật là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật đó.
-Trọng lượng là cường độ của trọng lực.
-Hệ thức giữa trọng lượng và khối lượng của cùng một vật là:
P (N) = 10. m (kg)
Hệ số 10 trong công thức nầy có đơn vị là N/kg.
5.Trọng lượng riêng:
-Trọng lượng riêng của một chất được xác định bằng trọng lượng của một đơn vị (1m3) chất đó.
-Đơn vị trọng lượng riêng là Niutơn trên mét khối (N/m3)
-Công thức tính trọng lượng là: d = P/V
-Hệ thức giữa trọng lượng riêng và khối lượng riêng của cùng một chất là:
d (N/m3) = 10. D (kg/m3)
Hệ số 10 có đơn vị là N/kg
6.Lực đàn hồi:
-Vật có tính chất đàn hồi (như một chiếc lò xo, một sợi dây cao su … ) Khi chịu tác dụng của một lực thì sẽ bị biến dạng, khi lực ngừng tác dụng thì vật sẽ lấy lại hình dạng ban đầu.
-Khi ta dùng tay kéo dãn hay nén một lò xo (hay miếng cao su) thì lò xo hay miếng cao su đó sẽ tác dụng vào tay ta một lực. Lực đó là lực đàn hồi
IV/ Nội dung cơ bản:
A. Nhận biết ý nghĩa các số liệu:
1.Nhận biết ý nghĩa các số liệu ghi khối lượng trên các nhãn hàng hoá:
a)Ví dụ:
Trong các số liệu sau đây, số liệu nào chỉ khối lượng của hàng hoá ?
A. Trên nhãn của một chai nước khoáng có ghi: 330ml.
B. Trên vỏ của hộp Vitamin B1 có ghi 100 viên nén.
C. Ở một số cửa hàng vàng bạc có ghi: Vàng 99,99.
D. Trên vỏ chai nước rửa chén, bát có ghi: Khối lượng tịnh 1 kg.
(Số liệu ở câu D chỉ khối lượng của hàng hoá; khoanh tròn chữ D)
2.Biết 2 trong 3 đại lượng là khối lượng, thể tích, khối lượng riêng. Tìm đại lượng còn lại:
Ví dụ: Một chai nước mắm có thể tích 540ml và có khối lượng 600g. Tính khối lượng riêng của nước mắm. Chọn đáp số đúng:
A. 0,9 kg/m3. ; C. 900 kg/m3.
B. 1,11 kg/m3 ; D. 1111 kg/m3.
Đáp số câu D là đúng. Khoanh tròn chữ D.
3. Nhận biết sự xuất hiện của lực đẩy, lực kéo:
Ví dụ:
Gió đã thổi căng phồng một cánh buồm. Gió đã tác dụng lên cánh buồm một lực gì?
A. Lực căng. ; C. Lực đẩy.
B. Lực hút. ; D. Lực kéo.
Câu trả lời C là đúng. Khoanh tròn chữ C.
4. Nhận biết trọng lực, phân biệt trọng lượng và khối lượng. Tính trọng lượng của một vật khi biết khối lượng của nó hoặc ngược lại:
Ví dụ:
Trong các số liệu sau đây, số liệu nào sẽ ứng với trọng lượng của một học sinh THCS ?
A. 4N. ; C. 400N.
B. 40N. ; D. 4000N.
Số liệu C là phù hợp. Khoanh tròn chữ C.
5.Tính trọng lượng riêng của một vật theo trọng lượng và thể tích của vật hoặc theo khối lượng riêng và ngược lại:
Ví dụ:
Một chai dầu ăn có thể tích 1 lít và khối lượng 860g. Tính trọng lượng riêng của dầu ăn. Hãy chọn đáp số đúng.
A. 860 kg/m3. ; C. 8600 N/m3.
B. 1162 kg/m3. ; D. 11620 N/m3
Đáp số C là đúng.
6. Nhận biết biến dạng đàn hồi và lực đàn hồi:
Ví dụ:
Biến dạng nào sau đây là biến dạng đàn hồi ?
A. Một cục sáp nặn bị bóp bẹp. ; C. Một cành cây bị gãy.
B. Một tờ giấy bị gập đôi. ; D. Một sợi dây chun bị kéo dãn.
Câu D là đúng. Khoanh tròn chữ D.
B.Câu hỏi và bài tập:
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.
1. Trong trường hợp nào sau đây, ta muốn nói về khối lượng của vật ?
A. Khi lên máy bay, hành khách không được mang theo hàng hoá cồng kềnh.
B. Ô tô có trọng tải lớn không được qua chiếc cầu bắc tạm.
C. Chiếc thước mét dài không để trong cặp sách được.
D. Một lít nước nguyên chất nặng 1 kg.
2. Tính khối lượng của một cái sập đá có thể tích 600dm3, biết khối lượng riêng của đá là 2800kg/m3. Chọn đáp số đúng.
A. 168000 kg. ; C. 1680 kg.
B. 16800 kg ; D. 168 kg.
3. Tại sao người ta thường nói chì nặng hơn sắt ?
A. Vì trọng lượng của chì lớn hơn trọng lượng của sắt.
B. Vì trọng lượng của chì lớn hơn khối lượng của sắt.
C. Vì trọng lượng riêng của chì lớn hơn trọng lượng riêng của sắt.
D. Vì thể tích của chì nhỏ hơn thể tích của sắt.
Chọn từ thích hợp cho chỗ trống trong các câu sau.
4. Một túi bột ngọt có ……………… 500g sẽ chưa lượng bột ngọt nhiều gấp 5 lần túi có ……………. 100g.
5. Thể tích của 1kg dầu sẽ ………… hơn thể tích của 1kg nước vì …………. của dầu nhỏ hơn của nước.
6. Một hòn bi sắt lăn lại gần một nam châm, lập tức bị nam châm …………. Lực hút của nam châm đã làm ………….. chuyển động của hòn bi.
7. Dùng hai tay uốn cong một thanh tre. Lực uốn của tay đã làm cho thanh tre bị ………….
8. Một chiếc tàu thuỷ lớn nổi được ở trên mặt nước vì …………. Của tàu đã được cân bằng bởi lực đẩy lên của nước.
9. Dùng tay bóp bẹp một quả bóng bay. Khi buông tay ra, quả bóng lại phồng lên như cũ. Biến dạng của quả bóng cvó tính chất ……………….
Hướng dẫn, trả lời.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Đáp án
D
C
C
-Khối lượng
-Khối lượng
-Lớn hơn
-Khối lượng riêng
-Hút
-Biến đổi
Biến dạng
Trọng lượng
Đàn hồi
V.Bài tập tham khảo:
Bài 1:
Bỏ một khối kim loại hình trụ vào một bình chia độ đựng nước. Nước trong bình dâng lên thêm 10ml. Tính trọng lượng riêng của kim loại, biết khối lượng của khối đó là 80g.
ĐS: 80 000N/m3.
Bài 2:
Tính trọng lượng riêng của một hộp sữa, biết sữa trong hộp có khối lượng tịnh 397g và có thể tích 314ml.
ĐS: 12 650 N/m3.
Bài 3:
Hãy so sánh lực hút của Trái Đất tác dụng lên một hòn gạch có khối lượng 1,5kg với lực hút của Trái Đất tác dụng lên một quả tạ có khối lượng 6 kg.
Hướng dẫn:
(lần)
VI.Tài liệu tham khảo:
-Sách giáo khoa Vật lý lớp 6 – Nhà xuất bản Giáo dục năm 2008.
-Sách Bài tập Vật lý lớp 6 – Nhà xuất bản Giáo dục năm 2008.
-Sách Hướng dẫn làm bài tập và ôn tập vật lý 6 – NXB Giáo dục năm 2002.
File đính kèm:
- CHUYEN DE TU CHON LY 6A.doc