Chuyên đề Nghiên cứu việc dạy tính chất của phi kim qua dạy tiết 31 – hóa học lớp 9: bài clo

Trong chương trình hóa học THCS có một phần kiến thức tương đối khó dạy đối với GV và cũng tương đối khó học đối với HS. Đó là vấn đề tính chất hóa học của clo. Mặc dù đây chỉ là phần kiến thức nhỏ trong toàn bộ chương trình nhưng lại khá quan trọngvì tính chất hóa học của nó khá rộng liên quan đến nhiều đơn chất, hợp chất khác nên xuất hiện trong khá nhiều dạng bài tập.

 

doc8 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2094 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Nghiên cứu việc dạy tính chất của phi kim qua dạy tiết 31 – hóa học lớp 9: bài clo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng giáo dục ----------------ỹ---------------- & chuyên đề nghiên cứu việc dạy tính chất của phi kim qua dạy tiết 31 – hóa học lớp 9: bài clo -------------------›-------------------------- người viết: Vĩnh phúc năm 2008 A.lời nói đầu I.Lý do chọn đề tài. Trong chương trình hóa học THCS có một phần kiến thức tương đối khó dạy đối với GV và cũng tương đối khó học đối với HS. Đó là vấn đề tính chất hóa học của clo. Mặc dù đây chỉ là phần kiến thức nhỏ trong toàn bộ chương trình nhưng lại khá quan trọngvì tính chất hóa học của nó khá rộng liên quan đến nhiều đơn chất, hợp chất khác nên xuất hiện trong khá nhiều dạng bài tập. Mặt khác, theo sự đổi mới về phương pháp dạy học tăng cường sử dụng các thiết bị thí nghiệm , hóa chất, hình ảnh trực quan, sinh động để tạo hứng thú học tập cho học sinh, học sinh hiểu bài và nắm vững kiến thức ngay tại lớp. Với những lý do trên, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài này với mong muốn nêu một vấn đề để đồng nghiệp tham khảo và trao đổi. II. Phạm vi chọn đề tài Nghiên cứu về việc dạy tính chất hóa học của phi kim trong chương trình hóa học THCS với bài dạy cụ thể tiết 31: Clo – tiết 1. III. Nội dung chọn đề tài gồm. Mạch kiến thức về đơn chất phi kim trong chương trình hóa học. Những vấn đề khó dạy và một số phương án cần giải quyết. Phương án dạy bài cụ thể: Tiết 38: Clo – tiết 1. B. nội dung cụ thể I.Mạch kiến thực về đơn chất phi kim trong chương trình Hóa học THCS. Ơ lớp 8, học sinh được học : + Tính chất của oxi: tác dụng với đơn chất (Kim loại và phi kim)và hợp chất. + Tính chất của hiđro: tác dụng với oxi và oxit kim loại. + Biết viết các phương trình phản ứng minh họa cho các tính chất hóa học của oxit và hiđro. + Giải được một số bài tập liên quan đến tính chất hóa học của oxi, hiđro thông qua các phương trình hóa học. II. Những vấn đề khó khi dạy đơn chất phi kim trong chương trình Hóa học THCS. Khi dạy các vấn đề về đơn chất phi kim trong chương trình hóa học của cấp THCS, chúng tôi đề xuất ra một vấn đề cơ bản và khó, cụ thể: Khi giảng dạy về tính chất vật lý hoặc hóa học của một chất nào đó gắn liền với việc làm thí nghiệm để minh họa việc chất đó có phản có phản ứng hay không phản ứng, nếu có thì phản ứng như thế nào nhanh hay chậm và hiện tượng của phản ứng có kết tủa, bay hơi hay thay đổi màu sắc không? Một câu hỏi khác được đặt ra thiết bị thí nghiệm có đủ và đảm bảo để làm thí nghiệm hay không và nếu làm được có thành công và chính xác không? Hóa chất dùng làm thí nghiệm và các chất mới tạo thành trong thí nghiệm có độc hại, có ảnh hưởng đến sức khỏe của học sinh và giáo viên không? Như trong bài oxi(Hóa8) trong phần tính chất hóa học của oxi có yêu cầu làm thí nghiệm oxi tác dụng với phi kim lưu huỳnh. Cách tiến hành thí nghiệm không quá phức tạp nhưng sản phẩm tạo thành là khí sunfurơ có mùi xốc có thể làm học sinh khó chịu, gây ho nếu bình phản ứng không kín và khí bay ra ngoài hoặc khi đốt photpho khói trắng bay ra mù mịt nếu không cẩn thận. Còn trong bài hiđro(Hóa 8) các chất tham gia và tạo thành trong các thí nghiệm của bài thì không độc hại nhưng phản ứng của hiđro với oxi có thể gây nổ, chấn động không khí, không kịp quan sát hiện tượng của phản ứng(H2 cháy trong oxi với ngọn lửa màu gì, sự xuất hiện của những giọt nước). Thời gian đốt ngắn, hóa chất ít hơi nước ngưng tụ. Sang chương trình hóa 9, trên cơ sở của hai bài O2 và H2 đã học ở lớp 8, học sinh sẽ được học tính chất của phi kim trước(phương pháp qui nạp), sau đó lại học một số phi kim cụ thể như: Clo, Cácbon, Silic(phương pháp diễn dịch). Do vậy sẽ có điểm thuận lợi là các em sẽ dự đoán được và kiểm chứng lại các tính chất của clo thông qua việc tiến hành thí nghiệm. Nhưng Clo lại là một chất khí mùi hắc khó chịu, một lượng nhỏ khí Clo cũng gây ra viêm đường hô hấp. Hít phải nhiều khí Clo thì bị ngạt và có thể gây tử vong... Hơn nữa khí Clo được điều chế khá phức tạp bằng cách đun nóng KMnO4 với HCl đặc, khí Clo bay ra có thể lẫn hơi nước, Hơi Hiđro clorua phải qua dụng cụ làm khô cuối cùng thu vào bình và phải đậy kín. Để tiến hành các thí nghiệm có liên quan đến Clo người ta phải thực hiện trong tủ hốt, phải có mặt lạ phòng độc và lúc nào cũng có chậu nước vôi bên cạnh. Trong điều kiện của trường THCS hiện nay chưa có tủ hốt hay mặt nạ phòng độc lên mặc dù có đủ KMnO4, HCl, bình cầu, đèn cồn ... không nên tiến hành các thí nghiệm này. Khi không tiến hành được các thí nghiệm, giáo viên chỉ còn cách mô tả cách tiến hành thí nghiệm và hiện tượng của phản ứng. Như vậy học sinh sẽ không hứng thú không khắc sâu kíên thức. Giáo viên gặp khó khăn khi “giảng chay” nhất là khi sang phần tính chất hóa học chỉ có Clo mới có: tác dụng với nước và với dung dịch kiềm. Một điểm khó nữa khi dạy bài Clo là phản ứng giữa Clo và nước là phản ứng hai chiều, thuận nghịch và có tính oxi hóa của HClO và NaClO. Học sinh chưa gặp bất kỳ một phản ứng nào có thể xảy ra theo hai chiều, đây là lần đầu tiên. Giáo viên cũng phải giới thiệu sơ qua về phản ứng hai chiều. Về tính làm mất màu Clo, trước đây SGK 9 cũ đã giải thích là axit HClO bị phân hủy: HClO = HCl + O Và oxi nguyên tử tạo ra có tính oxi hóa mạnh các chất bẩn, chất màu và phá hủy chúng nên dd Clo có tính tẩy màu. Nhưng sự phân hủy của HClO như trên chỉ xảy ra khi có chiếu sáng nên SGK Hóa 9 theo chương trình mới đã giải thích đúng về bản chất là do axi HClO có tính oxi hóa mạnh nhưng lại gây trìu tượng và khó hiểu đối với học sinh: Cl2 + H2O = HCl + HClO HCl có tính axit mạnh, còn HClO có tính axit yếu nhưng tính oxi hóa mạnh nên lúc đầu quì tím vẫn chuyển sang màu đỏ rồi sau đó mất màu nhanh chóng. Tương tự như Clo phản ứng với dd kiềm NaOH: Cl2 + NaOH = NaCl + NaClO + H2O Dung dịch tạo thành cũng có tính chất làm mất màu quì. Và thí nghiệm này cũng không tiến hành được. III. Phương án dạy tiết 31: Clo – tiết 1. 1.Mục tiêu của bài. a.Về kiến thức: - Học sinh biết được tính chất vật lý của Clo: khí, màu vàng lục, mùi hắc, rất độc; tan được trong nước, hơi nặng hơn không khí. - Học sinh biết được tính chất hóa học của Clo: + Clo có một số tính chất hóa học của phi kim: tác dụng với hiđro tạo thành chất khí, tác dụng với kim loại tạo thành muối Clorua. + Clo tác dụng với nước tạo thành dd axit, có tính tẩy màu, tác dụng với dung dịch kiềm tạo thành muối. b. Về kỹ năng: - Biết dự đoán tính chất hóa học của Clo và kiểm tra dự đoán bằng các kiến thức có liên quan và thí nghiệm hóa học. - Biết viết được các phương trình hóa học mimh họa cho tính chất hóa học của Clo. 2. Phương án thực hiện mục tiêu. - Sau khi học song tiết 30, học sinh đã nắm được tính chất hóa học chung của phi kim nên yêu cầu học sinh nhắc lại tính chất chung của phi kim và dự đoán tính chất của Clo: tác dụng với kim loại và hiđro. - Do không tiến hành được các thí nghiệm nên cần phóng to ảnh như SGK rồi diễn giải cho học sinh. - Còn với tính chất tác dụng với nước và với dung dịch kiềm của Clo thì giáo viên sẽ nêu vấn đề, mô tả thí nghiệm, hiện tượng, giải thích và liên hệ với tính chất ứng dụng tẩy trùng nước sinh hoạt của Clo.Nếu cho quá nhiều thì sẽ có mùi và gây hại đến sức khỏe của người sử dụng. - Có thể lấy nước Javen để xem xét tính chất cuối cùng: tác dụng với NaOH và quì tím. C. lời kết Trên đây là một số ý kiến của tôi xung quanh việc dạy tính chất hóa học của phi kim nói chung và của Clo nói riêng. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng chưa thể thấu đáo được vấn đề, tôi rất mong các đồng chí, đồng nghiệp góp ý cho chuyên đề của tôi được hoàn chỉnh hơn, góp phần vào công tác giảng dạy nâng cao chất lượng học tập bộ môn. Bài soạn hóa 9 Tiết 31: Clo (tiết 1) Người soạn: Nguyễn Thị Tâm Giáo viên Trường THCS Hợp Thịnh – Tam Dương – Vĩnh Phúc ơơơơơơơơơơ A.mục tiêu. 1.Kiến thức: - Học sinh biết được tính chất vật lý của Clo: Là chất khí, màu vàng lục, mùi hắc, rất độc, tan trong nước hơi nặng hơn không khí. - Học sinh biết được tính chất hóa học của Clo: + Clo có một số tính chất hóa học của phi kim: Tác dụng với Hiđro tạo thành chất khí, tác dụng với kim loại tạo thành muối Clorua. + Clo tác dụng với nước tạo thành dd axit, có tính tẩy màu, tác dụng với dd kiềm tạo thành muối. 2.Kỹ năng: - Biết dự đoán tính chất hóa học của Clo. - Viết các Phương trình phản ứng hóa học để minh họa cho tính chất hóa học của Clo. - Biết quan sát sơ đồ, đọc nội dung SGK để rút ra các kiến thức về tính chất của Clo. B.chuẩn bị. 1.Giáo viên: Phiếu học tập; Sơ đồ minh họa các phản ứng. 2.Học sinh: Kiến thức về phi kim. C.Tiến trình bài dạy: I.Kiểm tra bài cũ: (10’) HS1: Nêu các tính chất hóa học của phi kim? Viết phương trình phản ứng minh họa? HS2: Chữa bài tập số 2,4 – SGK trang 76. GV: - Nhận xét bài làm của học sinh trên bảng. Nhận xét về sự chuẩn bị ở nhà của học sinh. II.Bài mới: CLO. ưVào bài: Ơ bài trước các em đã biết một số tính chất của phi kim. Clo là một nguyên tố phi kim. Vậy Clo có đầy đủ tính chất của Phi kim hay không? Hay nó còn có tính chất nào khác? Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1 1) Tính chất vật lý(5 phút) GV: Do PTN chưa đủ điều kiện điều chế Clo HS: Đọc SGK Các em tìm hiểu thông tin này từ SGK GV: Gọi HS đọc SGK HS: Nêu các tính chất vật lý của Clo: Em hãy nêu tính chất vật lý của Clo - Clo là chất khí, màu vàng lục, mùi hắc - Clo nặng gấp 2,5 lần không khí. - Tan được trong nước. - Clo là khí độc. Hoạt động 2 2) Tính chất hóa học (22 phút) GV: Đặt vấn đề , liệu Clo có những tính chất HS: - Clo tác dụng với phi kim tạo thành hóa học của phi kim không? muối. (HS: Xem lại tính chất hóa học của phi kim) - Clo tác dụng với hiđro tạo thành chất khí hiđroclorua. GV: Yêu cầu HS viết PTPƯ và ghi rõ trạng HS: Viết PTPƯ thái, màu sắc. a. Clo có những tính chất hóa học của phi kim không? + Tác dụng với kim loại. 2Fe + 3Cl2 t 2FeCl3 (r) (k) (r) (vàng lục) (nâu đỏ) GV: Treo sơ đồ minh họa: Đồng phản ứng Cu + Cl2 CuCl2 với Clo. (r) (k) (r) Gọi HS mô tả phản ứng. GV: Nhìn vào sơ đồ em hãy nêu hiện tượng + Tác dụng với hđro: Của thí nghiệm? Giải thích và viết PTHH? H2 + Cl2 2HCl (k) (k) (k) Khí hiđroclorua tan nhiều trong nước tạo ra Dd axit. GV: Qua những phản ứng trên em có nhận * Nhận xét: Clo có những tính chất hóa học Xét gì về tính chất hóa học của Clo? của phi kim như tác dụng với hầu hết các kim loại tạo thành muối và tác dụng mạnh với hđro tạo khí. GV: Lưu ý Clo không phản ứng trực tiếp với oxi để tạo thành oxit axit. GV: Vì Clo là phi kim hoạt động mạnh do KL: Clo là phi kim hoạt động mạnh. đó trong tự nhiên Clo không tồn tại ở dạng đơn chất mà chủ yếu ở dạng hợp chất. GV: Đặt vấn đề: ngoài một số tính chất hóa b. Clo còn có tính chất hóa học nào khác? học của phi kim, Clo còn có những tính chất + Tác dụng với nước: hóa học nào khác? GV: Clo tác dụng với nước. Treo tranh vẽ HS: Quan sát sơ đồ hình vẽ. SGK phóng to. Mô tả thí nghiệm. (Dẫn khí Clo vào 1 cốc nước...) - Em có nhận xét gì về màu sắc giấy quì HS: Nhận xét hiện tượng: trước và sau khi tiếp xúc với Clo? Giải thích? - Nhúng giấy quì tím vào dd thu được, giấy chuyển sang màu đỏ, sau đó mất màu ngay. GV: Vậy em có thể dự đoán sản phẩm của Phản ứng giữa Clo với nước? GV: Phản ứng tạo ra 2 chất mới HCl và HClO Cl2 + H2O HCl + HClO Gọi là nước Clo. (k) (l) (dd) (dd) GV: Viết phương trình PƯ. - Sản phẩm của phản ứng có axit Clohiđric có tính axit mạnh, làm quì tím hóa đỏ. Và Axit hipoclorơ HClO là axit yếu nhưng có tính oxi hóa mạnh, đã làm mất màu đỏ của giấy quì tím. -Nhưng bản chất của phản ứng xảy ra theo 2 chiều ngược nhau. Các sản phẩm HCl, HClO vừa tạo thành lại kết hợp với nhau 1 phần để tái lại Cl2 và H2O do vậy nước Clo luôn bốc mùi (hắc). GV: Nêu câu hỏi: HS: Thảo luận nhóm. Vậy khi dẫn khí Clo vào nước xảy ra hiện tượng vật lý hay hiện tượng hóa học. GV: Cho học sinh thảo luận nhóm. Đại diện nhóm phát biểu ý kiến. GV: Thống nhất ý kiến HS: Khi dẫn khí Clo vào nước xảy ra cả hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học. - Khí Clo tan vào nước (hiện tượng vật lý) - Khí Clo phản ứng với nước tạo thành chất mới HCl, HClO (hiện tượng hóa học) GV: Đặt vấn đề: Clo có phản ứng với chất nào nữa không ? Cụ thể: Clo có phản ứng với dd NaOH không. GV: Dựa vào tính chất của NaOH đã học và HS: Có hoặc không xảy ra phản ứng. các tính chất của Clo đã biết em thử suy luận: Clo có phản ứng với dd NaOH không? GV: mô tả thí nghiệm. Cho HS quan sát lọ đựng sản phẩm và hướng dẫn HS làm thí nghiệm: Dùng đũa thủy tinh chấm vào dd thu được, nhấc lên và nhỏ vào giấy quì tím. GV: Gọi HS nêu hiện tượng. HS: Giấy quì mất màu. GV: Giải thích: dd nước giaven có tính tẩy Sản phẩm: màu vì có NaClO có tính oxi hóa mạnh NaCl; Natri Clorua tương tự Clo NaClO: Natrihipoclorit Dung dịch hỗn hợp hai muối NaCl và NaClO được gọi là nước giaven. GV: hướng dẫn HS viết PTPƯ, đọc tên sản Cl2 + 2NaOH NaCl + NaClO + H2O Phẩm? (k) (dd) (dd) (dd) (l) GV: Clo tác dụng với dd kiềm tạo thành muối. GV: Vậy là các em đã tìm hiểu hết các tính HS: Tóm tắt tính chất hóa học của Clo. chất hóa học của Clo. Một em nhắc lại tính chất hóa học của Clo. GV: Kết luận về tính chất hóa học của Clo Hoạt động 3 Luyện tập – củng cố (8 phút) GV: Phát phiếu học tập cho các nhóm: Bài tập1:Viết các PTPƯ và ghi đầy đủ khi cho HS: Làm bài tập1: Clo tác dụng với: Nhôm a. 2Al + 3Cl2 à 2AlCl3 Đồng b. Cu + Cl2 à CuCl2 Hiđro c. H2 + Cl2 à HCl Nước d. Cl2 + H2O à HCl + HClO Dd KOH e. Cl2 + 2KOH à KCl + KClO + H2O Bài tập2: Cho 4,8 gam kim loại M (Hóa trị II) HS: Làm bài tập 2 vào vở Tác dụng vừa đủ với 4,48 lit khí Cl2 (đktc). Sau Phản ứng thu được m (g) muối. Xác định kim loại M. Tính m? GV:- Gọi HS lên làm bài tập 1 - Nhận xét kết quả - cho điểm Hoạt động 4 BTVN: 3, 4, 5, 6..... SGK – trng 80.

File đính kèm:

  • docchuyen deday tc phi kim qua bai Clo.doc