Chuyên đề Ngữ văn để nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn THCS

- Môn Ngữ văn THCS là một trong những môn học quan trọng giúp HS có vốn

hiểu biết phong phú hơn trong cuộc sống, linh hoạt trong giao tiếp. giúp các em biết hình thành tốt các văn bản nói và viết để vận dụng trong thực tiễn, cuộc sống, công việc

- Nhưng thực trạng hiện nay, nhiều HS không có xu hướng học văn, không yêu

thích môn văn. Phụ huynh ít quan tâm đến những môn học xã hội, chỉ đầu tư cho con em mình học những môn tự nhiên như: Toán, Lí, Hoá .

- Một số HS thích môn Ngữ văn thì lại còn túng túng chưa biết phương pháp học

như thế nào cho tốt, chỉ biết học thuộc và làm theo hướng dẫn của giáo viên, học qua loa, đại khái nên hiệu quả chưa cao.

 Vì vậy, để nâng cao chất lượng bộ môn Ngữ văn trong nhà trường, đặc biệt là chất lượng bồi dưỡng học sinh năng khiếu bộ môn Ngữ văn, nhóm giáo viên dạy Ngữ văn chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài “ Để nâng cao hiệu quả việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn THCS”

 

doc9 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1621 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Ngữ văn để nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề ngữ văn để nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn THCS A. Đặt vấn đề *Lí do chọn đề tài: Môn Ngữ văn THCS là một trong những môn học quan trọng giúp HS có vốn hiểu biết phong phú hơn trong cuộc sống, linh hoạt trong giao tiếp. giúp các em biết hình thành tốt các văn bản nói và viết để vận dụng trong thực tiễn, cuộc sống, công việc… Nhưng thực trạng hiện nay, nhiều HS không có xu hướng học văn, không yêu thích môn văn. Phụ huynh ít quan tâm đến những môn học xã hội, chỉ đầu tư cho con em mình học những môn tự nhiên như: Toán, Lí, Hoá…. Một số HS thích môn Ngữ văn thì lại còn túng túng chưa biết phương pháp học như thế nào cho tốt, chỉ biết học thuộc và làm theo hướng dẫn của giáo viên, học qua loa, đại khái nên hiệu quả chưa cao. Vì vậy, để nâng cao chất lượng bộ môn Ngữ văn trong nhà trường, đặc biệt là chất lượng bồi dưỡng học sinh năng khiếu bộ môn Ngữ văn, nhóm giáo viên dạy Ngữ văn chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài “ Để nâng cao hiệu quả việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn THCS” Tiến hành đề tài I.Tìm hiểu việc học của học sinh: - Qua tìm hiểu thực tế một số học sinh, nắm bắt được tâm tư nguyện vọng và hiểu được thực tế khó khăn hiện nay của các em là: - Các em còn lúng túng trong phân môn Tập làm văn,đặc biệt trong văn nghị luận, chưa biết cách mở bài như thế nào để vừa nêu được vấn đề và khái quát được nội dung. Khi phân tích tác phẩm, các em chỉ phân tích qua loa, chưa biết hướng để khai thác từng ý của nội dung, phần mở rộng thêm hầu như không có. Một vấn đề quan trọng nữa là các em không có vốn kiến thức về văn học, hiểu biết về các dòng văn học, các giai đoạn phát triển của văn học, dẫn chứng thơ ca còn rất ít. Chính vì vậy khi viết văn thường khó khăn, không có dẫn chứng cụ thể để minh hoạ làm sáng tỏ vấn đề. II. Phát hiện học sinh có năng khiếu: Qua quá trình giảng dạy trên lớp, Giáo viên theo dõi tìm ra đối tượng HS có năng khiếu bộ môn ngay ở các lớp đầu cấp. Ví dụ ở lớp 6: Giáo viên tìm đối tượng HS có năng khiếu, hướng dẫn cho các em cách học, cách tích luỹ tri thức, cách sử dụng vốn từ, cách nhận biết và thực hiện các kiểu văn bản… Trên cơ sở đó ở lớp 6, 7. lớp 8 và lớp 9, giáo viên bộ môn tiếp tục bồi dưỡng, nâng cao, mở rộng kiến thức cho các em. III. Quá trình giảng dạy và bồi dưỡng: GV ra đề sát hợp với nội dung kiến thức đã học, chấm chữa kĩ lưỡng cho các em, đặc biệt chú ý hành văn, từ ngữ, nội dung để uốn nắn cho HS. Sau đó ra đề nâng cao để phát hiện tài năng để chọn đối tượng bồi dưỡng. - Ôn lại các kiến thức cơ bản cho HS về các phân môn: Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn. 1.Phần Văn học: Học sinh phải nắm được chương trình văn học qua các lớp,qua các văn bản văn học, yêu cầu HS phải nắm được thể loại, tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, nội dung chính, ý nghĩa của tác phẩm. Phần văn học quan trọng vì nó liên quan nhiều đến văn bản nghị luận văn học. Vì vậy, Giáo viên phải dạy khái quát lại chương trình cơ bản cho các em qua từng thời kì, từng giai đoạn văn học: Văn học trung đại, văn học hiện đại(truyện hiện đại, thơ hiện đại…)về các tác giả tiêu biểu để các em hình dung ra các giai đoạn văn học, từ đó dễ nhớ và dễ học. Vdụ: Khi tiếp xúc với đề : Tình thương yêu mẹ của bé Hồng qua văn bản “ Trong lòng mẹ ’’- Nguyên Hồng . Khi tiếp xúc với dạng đề bài này, nếu HS không có kiến thức về văn học không đọc kĩ văn bản, không nắm nội dung, không hiểu được những rung động tình cảm của bé Hồng đối với mẹ và diễn biến tâm trạng, tâm lí nhân vật …thì các em không thể thực hiện được bài viết theo yêu cầu. Hoặc khi tiếp xúc với đề: Nhà phê bình Hoài Thanh nhận xét: “ Thơ Bác đầy trăng”. Bằng những bài thơ do Bác Hồ viết em hãy chứng minh lời nhận xét trên. Để làm tốt đề này yêu cầu HS lại phải có kiến thức về văn học. Phải hiểu biết về Bác, về con người, cuộc sống, tình cảm, quan điểm sáng tác, nội dung thơ Bác, đặc biệt phải có kiến thức về thơ của Bác, thuộc những bài thơ viết về trăng của Bác…. 2. Phần Tiếng Việt: GV cho HS ôn lại các biện pháp tu từ đã học, đây là phần quan trọng trong Tiếng Việt. Phần này yêu cầu HS phải nắm được khái niệm, nhận biết được các biện pháp tu từ , cách sử dụng, làm một số bài tập vận dụng…để các em biết cách phân tích biện pháp tư từ và tác dụng của nó, cảm nhận được cái hay của đoạn thơ, đoạn văn khi sử dụng biện pháp tu từ… Ví dụ cho HS tiếp xúc với dạng đề sau: Hãy phân tích cái hay trong các câu thơ sau: Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ… Quê hương - Tế Hanh Đối với dạng đề này chắc chắn trước hết HS phải tìm được biện pháp tu từ nhân hoá được sử dụng trong hai câu thơ . Sau đó các em sẽ phân tích giá trị, tác dụng của biện pháp tu từ để tạo nên cái hay trong hai câu thơ. Với nghệ thuật nhân hoá trên, HS cảm nhận được trạng thái tâm lí và cảm giác của sự vật gần gủi giống như con người sau một chuyến lao động vất vả ngoài biển cả trở về đồng thời thấy được tài năng nghệ thuật mà tác giả thể hiện, hiểu được tình cảm yêu quê hương tha thiết của nhà thơ… Ngoài các biện pháp tu từ giáo viên cần cho HS ôn lại các kiến thức cơ bản về Tiếng Việt như: Các từ loại, cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ, các dạng câu, mối quan hệ giữa các vế trong câu ghép… 3. Phần Tập làm văn: Trong chương trình Ngữ văn THCS, phần Tập làm văn đóng vai trò quan trọng. Nó có vị trí đặc biệt trong việc đánh giá kết quả học tập của bộ môn thông qua hệ thống các bài tập tạo lập văn bản cũng như thực hành sử dụng Tiếng Việt. Dạy phần này, GV phải hình thành cho HS cách viết một văn bản tập làm văn,hướng cho HS biết cách tích hợp kiến thức trong bài viết của mình. Trong cấu trúc của chương trìnhTập làm văn, xây dựng nội dung theo cấu trúc đồng tâm, có lặp lại, có nâng cao ở các lớp khác nhau. Vì vậy các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt ở lớp 6,7 đã học: văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, điều hành. Trong chương trình Ngữ văn lớp 8,9 được nâng cao và mở rộng thêm, đây là điều kiện thuận lợi cho HS trong quá trình rèn kĩ năng tạo lập văn bản. Nhưng để dạy tốt Phần Tập làm văn cho HS năng khiếu, GV cần tìm hiểu nắm được những ưu, nhược của HS thể hiện qua bài viết. GV có kế hoạch rèn kĩ năng viết văn. ở lớp 6,7 kiến thức và yêu cầu một bài tập làm văn còn đơn giản, GV chỉ cần quan tâm hướng dẫn phương pháp,cách trình bày nội dung và hành văn cho HS. Riêng ở lớp 8 và lớp 9 đặc biệt phải quan tâm nhiều hơn bởi vì chương trình, kiến thức, yêu cầu nội dung bài viết cao hơn . GV cần rèn cho HS nhiều về các kiểu văn bản thuyết minh, văn bản nghị luận. Trong văn nghị luận GV giúp cho HS hiểu rõ hai loại nghị luận đó là nghị luận văn học và nghị luận chính trị xã hội. Trong quá trình giảng dạy GV phải hướng dẫn cho HS các nội dung sau: a.Cách vào đề :(đặt vấn đề) Có hai cách đặt vấn đề: Đặt vấn đề trực tiếp (trực khởi): Là đi thẳng vào vấn đề, giới thiệu ngay vấn đề không cần dẫn dắt. Đặt vấn đề lung khởi( gián tiếp): Là dẫn dắt mở rộng ý, mượn một số câu dẫn dắt có liên quan đến vấn đề hoặc dùng lí lẽ của mình lấy từ nhận xét trong thực tế cuộc sống để dẫn dắt vấn đề, từ đó giới thiệu nội dung và nêu bật vấn đề cần thiết. Ví dụ: đề: Bình luận câu tục ngữ “ Có công mài sắt có ngày nên kim”. *. Đặt vấn đề trực tiếp: Để khuyên nhủ mọi người bài học kiên trì nhẫn nại ông cha ta đã dạy: “ Có công mài sắt, có ngày nên kim”. Chúng ta hiểu lời dạy ấy như thế nào và thực hiện ra sao cho đúng? *.Đặt vấn đề gián tiếp: - Dẫn dắt: Người xưa thường bảo: “ Nước chảy đá mòn”. Hòn đá to, giọt nước nhỏ… thế mà nước chảy mãi đá cũng phải mòn. Chúng ta làm việc gì dù khó đến đâu, nếu ta biết kiên trì nhẫn nại thì ắt sẽ thành công. - Giới thiệu vấn đề: Cho nên ông bà xưa thường khuyên bảo: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”. -Chuyển ý: chúng ta hiểu lời dạy ấy thế nào và thực hiện ra sao cho đúng? Hoặc một số cách vào đề sau: Đề: Phân tích bài thơ: “Sang thu” của Hữu Thỉnh. Đặt vấn đề 1: Mùa thu là mùa của thi nhân. Từ xưa, bao thi nhân đã gửi gắm lòng mìmh vào những bài thơ thu đem đến cho ta những cảm xúc tinh tế. Với từng cách nhìn, cách nghĩ khác nhau, mỗi nhà thơ tạo nên những ấn tượng riêng về mùa thu. Hữu Thỉnh cũng là một trong số những nhà thơ như thế. Với con mắt nghệ sĩ, tâm hồn nhạy cảm và ngòi bút tài ba, Hữu Thỉnh đã có những cảm nhận mới mẽ trước sự biến chuyển của thiên nhiên lúc giao mùa. Đọc “ Sang thu” ta thấy rất rõ điều đó. Đặt vấn đề 2: Mùa thu là mùa hội tụ của những bàn tay nghệ sĩ tài hoa. Mùa thu bước vào thơ ca vô cùng tự nhiên, gần gủi và trong sáng. Nếu trước đây Nguyễn Khuyến nỗi tiếng với ba bài thơ thu : Thu điếu, Thu vịnh, Thu ẩm. Xuân Diệu sau này cũng có: “ Đây mùa thu tới”. Nhỏ nhẹ khiêm nhường, Hữu Thỉnh cũng góp vào cho mùa thu đất nước một góc quê hương sang thu rất mới mẽ và tinh tế. GV cho các em so sánh hai cách vào đề để học tập, vận dụng cho bài viết của mình và ra một số đề cho HS thực hành… b.Cách phân tích một đoạn thơ, bài thơ: Đề: Phân tích bài thơ: "Bạn đến chơi nhà" của Nguyễn Khuyến. Khi đi vào phân tích bài thơ, GV phải hướng dẫn cho HS tìm bố cục của bài thơ. Tuy bài thơ làm theo thể thất ngôn bát cú Đường luật, nhưng khi phân tích có nên phân tích theo bố cục bốn phần của thơ thất ngôn bát cú Đường luật không? phân tích theo bố cục nào là hợp lí nhất. HS phải hiểu đây là bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật nhưng biến cách theo sáng tạo của nhà thơ . Vì vậy, khi phân tích bài thơ này nên phân tích theo bố cục sau: Phân tích bài thơ theo ba phần: - 1 câu đầu - 6 câu giữa - 1 câu cuối a. Câu thơ mở đầu: “ Đã bấy lâu nay Bác tới nhà” ? Từ ngữ nào đáng chú ý? “ đã bấy lâu”,“ bác tới nhà”: Lâu lắm rồi bác mới tới nhà chơi… ?Câu thơ thể hiên điều gì?- Nỗi vui mừng khôn xiết khi bạn đến nhà chơi. ? Còn điều gì ẩn chứa trong câu thơ này? GV khơi gợi cho HS: ẩn chứa trong câu thơ là sự trách móc nhẹ nhàng nhưng đầy hóm hỉnh của tác giả.(tính chất trào phúng kín đáo sâu sắc của Nguyễn Khuyến) làm tăng tình bạn chân thật, đáng quí ở hai con người này. GV mở rộng thêm : Nguyễn Khuyến nhà thơ trào phúng kín đáo,sâu sắc, tế nhị…Tú Xương nhà thơ trào phúng bốp chát, mạnh mẽ…Hai nhà trào phúng xuất sắc với hai cách thể hiện khác nhau. b. 6 câu tiếp: Tác giả nêu lí do không thể tiếp đãi bạn như mong muốn. - Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa : Lí do đầu tiên không có trẻ để sai bảo Ao sâu nước cả khôn chài cá Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà Cải chửa ra cây, cà mới nụ Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa Đầu trò tiếp khách trầu không có… Trong vườn tác giả cái gì cũng có, rất phong phú nhưng chưa dùng được, thậm chí cái tối thiểu nhất là miếng trầu cũng không có nốt. Cái tài của tác giả ở đây là dùng từ phủ định “ Khôn, khó, chửa, mới, vừa, đương” nhưng khác nhau để nói hoàn cảnh tiếp đãi bạn của tác giả. ? Qua đây ,em hiểu em hiểu được điều gì ở tác giả? Thực chất tác giả nói quá lên cho vui thôi, chứ làm gì mà trong một lúc lại có đầy đủ các loại rau quả của bốn mùa như vậy. cách nói đùa thể hiện nụ cười hóm hỉnh, dí dỏm của tác giả. Nụ cười thật cởi mở, chân thành của tác giả đối với bạn, thật là một tình bạn đáng quí, đáng trân trọng…. ? Em hiểu gì thêm qua cách giới thiệu của tác giả? Bức tranh làng quê bình dị, ấm áp tình người. Nhà thơ Xuân Diệu sau khi đọc bài thơ có nhận xét: “ Đây là một bức tranh làng cảnh của Việt Nam” . HS thảo luận ý kiến này nói lên suy nghĩ của mình để nâng cao vấn đề. Như vậy, GV không chỉ hướng dẫn HS dừng lại ở tìm từ, lãy từ, phân tích từ, phân tích hình ảnh mà từ những từ ngữ, hình ảnh phân tích GV cho các em tìm ý ẩn trong đó, từ đó mà mở rộng nâng cao cho các em đánh giá(bình) để các em tự phát huy trí tưởng tượng, óc sáng tạo của mình, cảm thụ một cách tự nhiên và có cảm xúc riêng của mình khi phân tích tác phẩm. c. Câu cuối: Bác đến chơi đây ta với ta. ? Hiểu như thế nào về câu thơ? “ Ta với ta”: tuy hai mà một, hai con người nhưng chung một tình cảm : tình bạn chân thật, cởi mở, và rất hiểu nhau. Tình bạn vượt lên trên hết, vật chất không quan trọng, quan trọng là tình bạn đẹp đẽ, trong sáng, chân thành… c.Cách làm một văn bản thuyết minh: Như chúng ta đã biết, thuyết minh là kiểu văn bản mới đưa vào trong chương trình Ngữ văn THCS. Đây là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức về các hiện tượng và sự vật trong thiên nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích. Vì kiểu văn bản mới học, vốn tri thức của HS còn ít nên các em thường lúng túng trong làm bài. Muốn làm tốt bài văn thuyết minh người viết phải nghiên cứu tìm hiểu sự vật, hiện tượng cần thuyết minh, nắm được bản chất, đặc trưng của chúng,để tránh sa vào trình bày các biểu hiện không tiêu biểu, không quan trọng. Người viết phải nắm được các phương pháp thuyết minh, có vốn tri thức phong phú về đối tượng thuyết minh. GV cho HS tiếp xúc với một số dạng đề , hướng dẫn các em cách lập dàn bài thuyết minh. Tiếp xúc một số ví dụ cụ thể sau: *Thuyết minh một thứ đồ dùng: 1. Mở bài: Giới thiệu được đồ vật …(thường bằng một câu định nghĩa: qui sự vật được định nghĩa vào loại của nó, chỉ ra đặc điểm hoặc công dụng riêng) VD: Phích nước là một thứ đồ dùng không thể thiếu của mọi gia đình… áo dài là một trang phục của người phụ nữ Việt Nam… 2.Thân bài: Nêu cấu tạo (các bộ phận) của đồ vật… Nêu tác dụng của đồ vật… Nêu cách sử dụng, bảo quản… 3. Kết bài: Vai trò,ý nghĩa của đồ vật trong đời sống hiện tại…. * Thuyết minh về một động vật: 2. Mở bài: Giới thiệu con vật. 3. Thân bài: Giới thiệu hình dáng, đặc điểm chung của con vật… - Nêu các giống vật… - Cách nuôi, cách phòng dịch… - Nêu giá trị kinh tế của con vật… 3. Kết bài: Vai trò,ý nghĩa của con vật trong đời sống hiện nay… * Thuyết minh một thể loại văn học: 1. Mở bài: Giới thiệu về thể loại văn học… 2. Thân bài: Nêu các đặc điểm của thể loại văn học. - Đặc điểm 1… - Đặc điểm 2… - Đặc điểm 3… 3.Kết bài:. Những thành tựu của thể loại văn học Ví dụ: Đề: Thuyết minh đặc điểm của thơ thất ngôn bát cú 1.Mở bài: Nêu định nghĩa về thơ thất ngôn bát cú. 2.Thân bài: Nêu đặc điểm thể thơ Đặc điểm 1: Số câu số chữ trong mỗi bài. Đặc điểm 2: Qui luật bằng trắc của thể thơ. Đặc điểm 3: Qui luật đối, niêm … Đặc điểm 4: Cách gieo vần của thể thơ. Đặc điểm 5: Cách ngắt nhịp phổ biến của mỗi dòng thơ. .3.Kết bài: Những thành tựu của thể loại văn học. *Thuyết minh về một di tích lịch sử hoặc danh lam thắng cảnh, một sản phẩm, một trò chơi….GV cho HS tìm hiểu kĩ đối tượng rồi cho HS thực hiện theo các bước trên. Riêng thuyết minh về một di tích lịch sử hoặc một danh lam thắng cảnh GV cho HS tìm hiểu về nguồn gốc, quá trình tồn tại, phát triễn để trở thành di tích lịch sử… HS phải sưu tầm có số liệu, dẫn chứng, ngày tháng năm cụ thể để bài viết có độ tin cậy và có tính thuyết phục cao… *Dàn bài: Giới thiệu danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử 1.Mở bài: Giới thiệu được về đối tượng . 2.Thân bài: nêu vị trí địa lí Nêu lịch sử hình thành… Quá trình lịch sử quan trọng để trở thành di tích (Nêu các phần của danh lam) Miêu tả về di tích, danh lam… Đặc điểm, ý nghĩa của di tích, danh lam.. 3.Kết bài: Lời nhận xét đánh giá về đối tượng. Dạng văn bản thuyết minh các em được học kĩ ở chương trình lớp 8 và nó thường được đưa vào trong chương trình thi HS giỏi 8 nhiều năm. GV bồi dưỡng cần cho các em tập làm nhiều dạng đề để khi vào thi các em khỏi lúng túng. d.Cách làm một đề bài tổng hợp: GV cho HS tiếp xúc với một số dạng đề thi HS giỏi qua các năm, hiểu cấu trúc của một đề thi thường có hai phần chính: Trắc nghiệm và tự luận. Trong phần tự luận lại có một số câu hỏi cảm thụ văn học. Vì vậy, GV cần sưu tầm nhiều bộ đề thi , cho HS tiếp xúc nhiều đề thi qua các năm, hướng dẫn cho HS làm các dạng đề tổng hợp như: Đề: Ngoài phần trắc nghiệm khách quan(3 điểm), trong đề thi phần tự luận có những dạng sau: Tiếng Việt:(2điểm) Ví dụ: Phân tích giá trị biểu cảm của những từ láy và nét độc đáo trong cách so sánh của nhà thơ Tố Hữu trong khổ thơ sau: “ Chú bé loắt choắt Cái xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh Ca lô đội lệch Mồm huýt sáo vang Như con chim chích Nhảy ttrên đường vàng” Phần văn: Ví dụ: 1. Viết một đoạn văn ngắn nêu giá trị nhân đạo trong Truyện Kiều - Nguyễn Du qua đoạn trích “ Kiều ở lầu Ngưng Bích” (2 điểm) 3. Phần tập làm văn: Ví dụ: 2. Phân tích bài thơ “ ánh trăng” của Nguyễn Duy. (5 điểm) * Phần gợi ý cho HS: 1. Tiếng Việt: Tìm các từ láy và phân tích giá trị biểu cảm của từ láy Loắt choắt: nhỏ nhắn, nhanh nhẹn Xinh xinh: Nhỏ, phù hợp với dáng Lượm đáng yêu Thoăn thoắt: rất nhanh nhẹ, thể hiện sự linh hoạt Nghênh nghênh: nghiêng nghiêng, dễ thương, đáng yêu(nhí nhảnh) ở trong đoạn thơ tác giả sử dụng tỉ lệ từ láy khá cao. những từ láy đó làm rõ được tính cách của Lượm.Qua đó thể hiện thái độ của nhà thơ mến yêu, trân trọng đối tượng miêu tả. Nhờ sử dụng từ láy đúng lúc, đúng chỗ, đúng mức làm cho nhân vật Lượm trở thành một chú bé linh hoạt, hồn nhiên, đáng yêu. b. Nét độc đáo trong cách so sánh: So sánh Lượm với chim chích(nhỏ, nhanh, có ích) Con đường Cách mạng với con đường vàng, đây là cách so sánh ví ngầm. Nhờ sự so sánh chính xác và độc đáo ấy, ta thấy Lượm càng trở nên đáng yêu, đáng trân trọng hơn… GV còn gợi ý thêm để HS phát hiên, khai thác giá trị nghệ thuật, cảm thụ tốt đoạn thơ…. 2.Phần văn : :HS phải xác định được:Giá trị nhân đạo trong đoạn trích là: Ca ngợi vẻ đẹp của chị em Thuý Kiều( bên ngoài-hình thức, bên trong(tâm hồn, trí tuệ, tài năng…), trân trọng tài năng của chị em Thuý Kiều. Qua đó mà đề cao giá trị con người(đặc biệt là phụ nữ) 3.Phần tập làm văn: Phân tích bài thơ “ánh trăng” : Tuỳ theo từng HS có khả năng cảm thụ và cách phân tích khác nhau miễn sao làm nổi bật được nội dung cơ bản sau đây: - Bài thơ mang dáng dấp một câu chuyện nhỏ được kể theo trình tự thời gian. Dòng cảm xúc của tác giả có sự biến đổi, một sự thực đáng chú ý: Hồi nhỏ, chiến tranh sống với thiên nhiên với vầng trăng đã trở thành kỉ niệm không bao giờ quên. Thế mà từ khi trở về thành phố, con người đã dững dưng với vầng trăng. - Vầng trăng trong bài thơ mang nhiều tầng ý nghĩa: + Vầng trăng là hình ảnh của thiên nhiên hồn nhiên tươi mát(gắn với kỉ niệm tuổi thơ và những ngày chiến tranh sống trong rừng) gắn với quá khứ đẹp đẽ.(phân tích, dẫn chứng) Cảm nhận của HS khi đọc những câu thơ: “ Ngửa mặt lên nhìn mặt Có cái gì rưng rưng Như là đồng là bể Như là sông là rừng” Đột ngột xuất hiện vầng trăng làm cho kĩ niệm sống lại, hiện hình trong nỗi nhớ, trong cảm xúc của một con người sống trong thành phố hiện đại. Lời thơ có một cái gì đó nó tha thiết vừa thành kính… + Vầng trăng có ý nghĩa biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, chung thuỷ, hơn thế trăng còn là vẻ đẹp bình dị, vĩnh hằng của đời sống. Khổ thơ cuối cùng: Trăng cứ tròn vành vạnh Kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình. “Trăng cứ tròn vành vạnh”tượng trưng cho quá khứ đẹp đẽ, vẹn nguyên, chẳng phai mờ. “ánh trăng im phăng phắc” không trách cứ con người, lặng lẽ nhưng đủ làm cho tác giả phải “giật mình”… Trăng là bạn, là nhân chứng tình nghĩa mà nghiêm khắc đang nhắc nhở tác giả, nhắc nhở chúng ta không lãng quên quá khứ. Con người có thể quên nhưng thiên nhiên, vầng trăng không thể quên quá khứ. Cái “ giật mình” như thức tỉnh tác giả, thức tỉnh chúng ta, đánh thức con người đừng lãng quên quá khứ tình nghĩa… + Kết cấu bài thơ năm chữ thật đặc biệt . Tác giả khéo kết hợp hài hoà giữa tự sự và trữ tình. Giọng điệu tâm tình, nhịp thơ trôi chảy nhịp nhàng, đọc lên nghe tha thiết(khổ 5), trầm lắng(khổ 6), đưa người đọc đến một tâm trạng vừa tha thiết vừa thành kính mà có sức truyền cảm mạnh mẽ, lạ thường. Chính vì vậy mà ánh trăng không chỉ là chuyện riêng của nhà thơ mà có ý nghĩa cho cả một thế hệ (trong quá khứ). Hơn nữa với nhiều người, nhiều thời với quá khứ và những người đã khuất. Nhắc nhở thực hiện đạo lí uống nước nhớ nguồn, gợi đạo lí sống chung thuỷ, tình nghĩa…chính là mạch cảm xúc của tác giả. Như vậy, để HS biết cách cảm thụ, phân tích GV phải hướng dẫn cụ thể, gợi cảm xúc cho các em để các em có những cảm nhận tinh tế về nội dung, nghệ thuật khi phân tích… Đó là một số ví dụ cụ thể GV đã hướng dẫn cho HS trong quá trình phân tích để các em nắm được phương pháp phân tích tác phẩm, vận dụng trong phần tự luận. Kết luận: Tóm lại, để nâng cao hiệu quả việc bồi dưỡng HS giỏi, trước hết GV dạy phải chọn được đối tượng là những HS có năng khiếu, hướng dẫn, ôn tập cho các em những kiến thức cơ bản, hướng dẫn phương pháp thực hiện các kiểu văn bản cụ thể, cung cấp các kiến thức cần thiết cho HS để các em có kiến thức vận dụng tốt vào các kiểu văn bản như: Thuyết minh, nghị luận…. Sau đó, bồi dưỡng nâng cao nhận thức, cảm thụ các tác phẩm văn học, đặc biệt là cho HS tiếp xúc và làm các dạng đề đòi hỏi GV phải sưu tầm và ra nhiều dạng đề cho HS luyện tập… Bằng những kinh nghiệm nhiều năm dạy và bồi dưỡng HG giỏi, cùng với sự tìm tòi sáng tạo của từng giáo viên, chúng tôi đã cố gắng đổi mới, cải tiến phương pháp dạy học, tránh sự nhàm chán, gây hứng thú cho HS, làm cho các em nắm được nội dung, phương pháp để yêu thích bộ môn. Chính vì vậy mà nhiều năm học số HS giỏi bộ môn Ngữ văn đạt kết quả tốt. Cụ thể tính từ năm 2000 đến nay, học sinh giỏi đạt giải lớp 8:khoảng18 em đạt giải HSG huyện. Lớp 9: 20 giải huyện, 13 em đạt giải tỉnh, trong đó có 1 em đạt giải nhất huyện , 3 em đạt giải nhì tỉnh. Trên đây là một số kinh nghiệm của GV dạy bồi dưỡng HS giỏi môn Ngữ văn của tổ Xã hội , xin đưa ra để các bạn đồng nghiệp tham khảo, mong rằng các đồng nghiệp góp ý thêm để cho kinh nghiệm bồi dưỡng HSG càng đầy đủ, phong phú và có kết quả cao hơn. T Tổ

File đính kèm:

  • docChuyen de ngu van.doc