Khi hướng dẫn sửa lỗi nêu trên, giáo viên cần chuẩn bị các dẫn chứng cụ thể lấy từ bài làm của học sinh. Tránh nói chung chung thiếu tính cụ thể sẽ không có tác dụng sửa lỗi cho học sinh.
Có thể tổ chức hoạt động nhóm nhỏ để học sinh cùng thảo luận, phát hiện và nêu hướng giải quyết.
Sau khi giáo viên hướng dẫn sửa bài chung, cho học sinh trao đổi bài làm trong nhóm để cùng đọc và rút kinh nghiệm. Có thể cho các em chấm bài nhau, cùng chỉ ra các sai sót trong bài làm và ghi vào phiếu học tập hoặc vở bài tập.
Giáo viên cũng nên dành thời gian cho học sinh nêu lên những thắc mắc về bài làm của mình, của các bạn trong nhóm, kể cả những thắc mắc về điểm số.
Giáo viên có thể chủ động đến với một vài em mà mình biết rằng những em đó có những vấn đề cần thắc mắc hay thất vọng.
12 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3089 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Ngữ văn tổ chức thực hiện tiết trả bài viết môn Ngữ văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ NGỮ VĂN TỔ CHỨC THỰC HIỆN TIẾT TRẢ BÀI VIẾT MÔN NGỮ VĂNI. ĐẶT VẤN ĐỀ :Công việc chấm bài và trả bài là một việc làm thường xuyên của người giáo viên nói chung. Đặc biệt với người giáo viên dạy môn Ngữ văn, đây là một công việc mà người dạy học có thể đánh giá mức độ thành thạo về kĩ năng, mức độ tiếp thu kiến thức của học sinh, qua đó mà giáo viên có thể phần nào tự đánh giá công việc dạy học của mình và có biện pháp điều chỉnh sao cho hợp lí, phù hợp với tình hình học tập của học sinh.Tuy nhiên không phải lúc nào công việc chấm bài và trả bài cũng được giáo viên quan tâm đúng mức. Trong thời gian tham gia hoạt động chuyên môn nghiệp vụ cũng như trong thực tế giảng dạy, tôi thấy nhiều thầy cô giáo chưa quan tâm đến vấn đề này; thực ra việc chấm bài và trả bài chu đáo sẽ đem lại nhiều hiệu quả tích cực cho công việc dạy học môn ngữ văn.Trước đây trong các tài liệu chuyên môn cũng có nói đến vấn đề này nhưng mỗi tài liệu lại có những ý kiến khác nhau, ở các mức độ khác nhau :- Tài liệu “Những vấn đề cơ bản về chương trình và sách giáo khoa mới” (Đỗ Ngọc Thống) nêu ra qui trình trả bài là bước đầu tiên trong giờ trả bài. Điều này là khó thực hiện bởi vì về mặt tâm lí nó có ảnh hưởng đến các bước khác trong tiết trả bài. Thực tế cũng không có giáo viên nào thực hiện như thé vì hiệu quả tiết trả bài chưa cao.- Tài liệu “Phương pháp dạy học tập làm văn” (Giáo trình ĐHSP- chương trình cũ) lại nêu lên bước trả bài là bước cuối cùng trong tiến trình một tiết trả bài viết môn Tập làm văn.- Gần đây nhất là tài liệu BDTX “Một số vấn đề đổi mới PPDH môn NV THCS” (Nguyễn Thuý Hồng và Nguyễn Quang Ninh chủ biên) ở phần “D. Kiểu bài trả bài tập làm văn” chỉ nêu ra một giáo án minh hoạ, không có những qui định cụ thể về qui trình tiết trả bài.Trong thực tế dạy học, nhiều thầy cô giáo cũng đã chọn cho mình giải pháp riêng nhưng nhìn chung, các giải pháp là không thống nhất.Chuyên đề này là sự quan tâm của bản than tôi cũng như của nhiều đồng nghiệp về vấn đề nói trên nhằm đúc rút kinh nghiệm, đưa ra một giải pháp tối ưu trong việc thực hiện một tiết trả bài viết.Thực ra đây không phải là vấn đề mới, tuy nhiên xuất phát từ tình hình thực tế mỗi gv có những quan điểm khác nhau, có cách tổ chức khác nhau trong tiết trả bài nên việc đúc rút ra một qui trình chung TỔ CHỨC THỰC HIỆN TIẾT TRẢ BÀI VIẾT MÔN NGỮ VĂN là điều cần thiết.II. CƠ SỞ LÝ LUẬN :Trong hệ thống chương trình giáo dục phổ thông, chỉ có môn NV mới được bố trí tiết trả bài, trong một năm số tiết trả bài ở môn NV là từ 8 đến 9 tiết- kể cả tiết trả bài ở phân môn Văn và Tiếng Việt – đó là một thời lượng rất đáng kể đủ để nói lên tầm quan trọng của việc chấm và trả bài cho học sinh, nhất là ở các tiết trả bài viết thuộc phân môn Tập Làm Văn.Có thể nêu ra đây nhiều ý nghĩa của việc chấm bài và giờ trả bài:
Về phía người giáo viên :
- Đây là công việc lao động mà người dạy có thể đánh giá tình hình học tập của học sinh, sự tiến bộ của học sinh trong học môn Ngữ văn .- Thông qua chấm bài giáo viên có thể đánh giá kĩ năng của học sinh , mà đặc biệt là kĩ năng làm văn , kĩ năng viết văn- Thông qua việc chấm bài và trả bài giáo viên có thể giúp học sinh nhận ra những sai sót, những hạn chế của các em và giúp các em khắc phục trong những bài viết tiếp theo .- Qua việc chấm bài và trả bài, giáo viên có thể tự đánh giá quá trình dạy học của mình và có biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy bộ môn Ngữ văn. - Lao động chấm bài là một việc làm có thể hiện nhiệt tình, trách nhiệm và tâm huyết của người thầy giáo đối với nghề nghiệp cũng như đối với học sinh.- Có thể thấy cả tình cảm và cách ứng xử của thầy giáo đối với học sinh trong việc chấm baì và trả bài. Thậm chí có người đặt vấn đề nếu đó là bài làm của con em chúng ta thì liệu chúng ta có ghi những lời phê nặng nề hoặc phê phán những lỗi sai một cách gay gắt hay không !- Theo tôi tính sư phạm và tính nhân văn của người dạy học môn Ngữ văn thể hiện rất rõ trong việc chấm bài và trả bài cho học sinh.2. Về phía học sinh :- Bài làm là thành quả lao động sáng tạo của học sinh. Các em mong đến giờ trả bài để được biết thầy cô giáo đã đánh giá bài làm của mình như thế nào. Cho nên cũng dễ hiểu khi giờ trả bài là một trong những giờ học được các em trông đợi nhất, kể cả các em thường có mức điểm không cao cũng có tâm lí như thế.- Qua việc phân tích lỗi sai trong bài làm, học sinh có thể tự điều chỉnh và rút ra nhiều kinh nghiệm trong học tập nhằm đạt đến sự tiến bộ trong học tập bộ môn Ngữ Văn.- Điểm số cũng là điều quan trọng đối với các em. Học sinh mong đến giờ trả bài để biết mình được bao nhiêu điểm, mà đối với học sinh thì điểm số là điều rất có ý nghĩa trong việc học tập. Đôi khi việc cho điểm của thầy cô giáo cũng làm thay đổi tinh thần và thái độ học tập của hoc sinh.III. CƠ SỞ THỰC TIỄN :Tuy nhiên trong thực tế, nhiều giáo viên chưa ý thức được sâu sắc vai trò của giờ trả bài làm văn với ý nghĩa cần và vốn có của nó. Nhiều giờ trả bài chưa đạt hiệu quả về nhiều mặt cả về chuyên môn, về qui trình, về tâm lí …cụ thể như sau :- Việc chuẩn bị cho giờ trả bài chưa chu đáo. Sự thiếu chu đáo đó bắt đầu từ khâu chấm bài đến việc tổ chức tiết trả bài trên lớp.- Nhiều thầy cô giáo chấm bài chỉ ghi điểm số bài làm mà không có những nhận xét, sửa chữa cần thiết. Đồng thời cũng có những thầy cô chấm bài viết của học sinh với thái độ bực dọc, thiếu trân trọng. Theo tôi, cả hai khuynh hướng ấy đều nên tránh.- Nhiều khi chúng ta không coi tiết trả bài là một tiết học thực sự nên việc thực hiện các qui trình vẫn còn nhiều hạn chế thậm chí là không có một qui trình mang tính khoa học và sư phạm.- Giờ trả bài nhiều khi thu gọn vào việc làm dàn bài mẫu. Có khi giáo viên dành hết thời gian của tiết trả bài vào việc hướng dẫn dàn bài mà quên đi các yêu cầu khác quan trọng hơn.- Về qui trình tổ chức hoạt động trong tiết trả bài cũng có nhiều vấn đề cần bàn. Tìm ra tiếng nói chung đôi khi cũng rất khó, thậm chí là những tranh cãi không có hồi kết.- Có khi giờ trả bài chỉ là những giây phút căng thẳng chờ đợi để biết điểm số bài làm để rồi sau đó là một không khí ồn ào, phân tán trong lớp học.- Những giờ học như thế học sinh không thu hoạch được bao nhiêu kiến thức và những điều bổ ích cho những bài viết tiếp theo.Từ thực tế đó, chúng tôi đã đúc rút kinh nghiệm và nêu lên qui trình “Tổ chức thực hiện tiết trả bài viết môn Ngữ Văn” sao cho có hiệu quả.Phạm vi đề tài này chỉ nói đến Tổ chức thực hiện tiết trả bài viết ở môn Tập làm văn.Tuy nhiên, nói đến trả bài là phải nói đến chấm bài và ghi điểm, thiết nghĩ đó cũng không phải là các nội dung ngoài đề tài này.Cũng cần nói thêm rằng tiết trả bài là một tiết học nên nó cũng phải đảm bảo các yêu cầu của một tiết học theo hướng đổi mới, tích cực. Cụ thể là phải đảm bảo các nguyên tắc :- Phát huy tính tích cực học tập của học sinh.- Tổ chức các hoạt động nhóm.- Giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn.- Thể hiện tính tích hợp giữa các phân môn.IV. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU :Mỗi thầy cô giáo dạy học môn Ngữ Văn cần ý thức được rằng giờ trả bài là một giờ học sinh động và có tác dụng nhiều mặt.Đây là giờ học được xây dựng thực sự từ lao động trực tiếp của học sinh, từ vốn liếng nhiều mặt của các em : vốn ngôn ngữ, vốn tri thức, vốn sống kết hợp với kĩ năng diễn đạt ở dạng văn bản viết.Qua giờ học này, các em dễ nhận ra mặt mạnh và yếu; mà nhất là mặt yếu, mặt hạn chế của mình để rút kinh nghiệm trong học tập và rèn luyện kĩ năng làm văn ngày một tiến bộ hơn.Như đã trình bày trên, muốn thực hiện tiết trả bài nghiêm túc, có hiệu quả về mặt chuyên môn, chúng ta phải bắt đầu từ bước chấm bài.1. Việc chấm bài của giáo viên :1.1. Ý nghĩa của việc chấm bài :Chấm bài vừa là một nghệ thuật vừa là kĩ thuật :a. Nói đến nghệ thuật là nói đến cách chấm bài. Có người chấm nhanh nhưng vẫn chính xác, có người chấm chậm, đọc kĩ mà vẫn đánh giá không đúng về bài làm của học sinh. Ngoài ra, còn là quan điểm, thái độ của nguời chấm đối với bài làm.b. Nói đến kĩ thuật là nói đến chuyên môn nghiệp vụ, tính khoa học trong việc chấm bài thể hiện qua đáp án, biểu điểm cụ thể, vì vậy đòi hỏi phải công bằng và chính xác không có sự sai lệch lớn trong cùng một lớp cũng như giữa các thầy cô giáo trong cùng tổ chuyên môn.Hiện tượng đánh giá không đúng bài làm của học sinh không phải là hiếm. Có khi chênh nhau trong cùng một thang điểm, có khi độ chênh lại vượt ra ngoài thang điểm. Thậm chí nhiều thầy cô giáo cho rằng độ chênh giữa các bài làm tương đương về chất lượng có thể lên đến 1 hoặc 2 điểm là điều có thể cho phép! Quan niệm dễ giải ấy dẫn đến việc tùy tiện trong chấm bài TLV của học sinh.Theo tôi chúng ta phải dần dần thay đổi cách nghĩ như trên bởi vì thực chất đó là sự không công bằng, thiếu chính xác, thiếu khoa học và không tôn trọng thành quả lao động của học sinh.Nhân đây, tôi cũng xin đúc rút một số việc cần làm sau đây để việc chấm bài được nghiêm túc hơn :1.2. Các yêu cầu khi chấm bài :a. Trước hết cần phải xác định các tiêu chí đánh giá bài làm của học sinh. Tiêu chí này được xây dựng trên cơ sở yêu cầu của đề bài về nội dung kiến thức và rèn luyện kĩ năng viết văn bản, phương pháp làm bài.Sở dĩ phải xây dựng tiêu chí đánh giá cho từng bài TLV vì mỗi bài văn là một bước thể hiện yêu cầu giáo dục rèn luyện được chương trình hóa theo từng kiểu bài nhất định.Thực ra các tiêu chí này cũng đã được mỗi giáo viên xây dựng khi chấm bài nhưng có thể cách xây dựng từng tiêu chí, từng thang điểm ở mỗi thầy cô giáo là không thống nhất dẫn đến việc đánh giá học sinh có thể là không đồng đều ở cùng một trình độ.Việc thống nhất tiêu chí chấm bài (hướng dẫn chấm) có thể tránh được tình trạng chấm bài theo cảm tính.b. Khi chấm bài giáo viên cũng cần căn cứ vào những yếu tố phổ biến nhất của học sinh trong cùng một lớp để tiếp tục rèn luyện cho các em. Những yếu tố này được giáo viên bộ môn đúc kết qua các bài làm trước, nhờ đó mà giáo viên có thể thấy được sai sót phổ biến để tiếp tục sửa chữa không chỉ trong một bài làm mà cả trong quá trình dạy học.Bên cạnh đó, mỗi bài làm cũng tập trung vào một số trọng điểm rèn luyện nhất định. Như vậy là bên cạnh việc chú ý lỗi phổ biến, ta cũng phải tập trung vào viẹc rèn luyện các yêu cầu kiến thức, kĩ năng cụ thể.c. Đối với từng bài làm cụ thể của học sinh, gv lại phải theo dõi những chỗ yếu nhất để tiếp tục uốn nắn, rèn luyện.Chấm một bài văn vừa là chấm theo yêu cầu chung cho cả lớp, đồng thời lại còn chú ý đến yêu cầu riêng ở từng học sinh.d. Về thái độ của giáo viên khi chấm bài :- Chấm bài văn không nên chấm theo kiểu thủ - vĩ nghĩa là chỉ đọc phần mở bài và kết bài để đánh giá và cho điểm.- Không nên chấm theo định kiến và ấn tượng với học sinh. Điều này dễ dẫn đến việc không thấy được sự tiến bộ của học sinh yếu, cái hay của học sinh trung bình- khá, sự chủ quan của học sinh khá - giỏi.- Không nên tỏ rõ sự chê bai trên bài làm học sinh. Thay vào đó là những lời nhận xét đánh giá, chỉ ra chỗ sai cụ thể. Có thể dung kí hiệu đã được qui ước để nhắc nhở, những kí hiệu này cũng giúp cho giáo viên dễ dàng tổng hợp những sai sót để nhận xét, đánh giá chung về bài làm của cả lớp trong một lượt làm bài.e. Về lời phê :- Chấm bài xong phải ghi lời nhận xét cụ thể. Lời nhận xét phải thể hiện hai phần : khen và chê. Phải thấy được sai sót tiêu biểu nhất, phải thấy được các em có tiến bộ hay chưa để có hướng phấn đấu ở bài làm sau.- Lời phê trong bài làm phải ân cần, chu đáo.- Tránh những lời nhận xét chung chung, ít bổ ích, chỉ mang tính xếp loại như: còn yếu, khá, thường, giỏi …- Tránh những lời phê thiếu trân trọng, thiếu tính khích lệ.* Có ý kiến cho rằng xem lời phê trên bài văn học sinh có thể thấy được người thầy dạy văn đó như thế nào- nói như vậy thiết nghĩ rằng không phải là quá lời.g. Về ghi điểm :Thường thì gíao viên có thể ghi điểm sau khi đã đọc, nhận xét tổng hợp về bài làm, có đối chiếu với những bài làm trước.Điểm số là kết quả cuối cùng của bài làm, của việc chấm bài. Điểm số tất nhiên phải tuân theo những tiêu chí đánh giá được đặt ra nhưng cũng cần xem xét theo tình hình chung của cả lớp và đặc thù của một số học sinh cần được quan tâm đúng mức.
Tổ chức thực hiện tiết trả bài :
Đây là phần trọng tâm của chuyên đề.Một giờ trả bài cũng cần được chuẩn bị chu đáo trên giáo án theo một tiến trình sư phạm cần thiết. Qua thực tế dạy học bộ môn, chúng tôi đúc rút qui trình tối ưu sau đây để tiết trả bài có thể đạt được hiệu quả cao nhất :a. Hoạt động 1 : Nêu những yêu cầu chính của bài làm :- Căn cứ vào những dữ kiện về đề bài, về tình hình làm bài của học sinh, giáo viên xác định các yêu cầu cụ thể về kiến thức, tư tưởng, kĩ năng, phương pháp - Những yêu cầu đó phải được giáo viên công bố để định hướng cho học sinh đánh giá kết quả làm bài của cả lớp và của bản thân học sinh.b. Hoạt động 2 : Xây dựng dàn bài mẫu :- Mục đích của việc xây dựng dàn bài mẫu là để cả lớp rút kinh nghiệm về nội dung và phương pháp làm bài.- Từng học sinh qua đó có thể tự mình rút kinh nghiệm chỗ được, chỗ chưa được của mình qua bài làm.- Nên dành thời gian cho học sinh thắc mắc về dàn bài mẫu.- Có thể cho học sinh chép dàn bài mẫu để học tập và tự sửa bài ở nhà.c. Hoạt động 3 : Tổng kết tình hình làm bài của học sinh :Khi tổng kết về tình hình làm bài của học sinh cần nêu được :
Tinh thần, thái độ của học sinh khi làm bài.
Những ưu điểm và nhược điểm chính.
Những cá nhân đáng biểu dương.
Những hiện tượng đáng chú ý.
Kết quả chung của cả lớp và của cá nhân tiêu biểu.
Khi tổ chức hoạt động này giáo viên nên có thái độ khen nhiều hơn chê. Nếu là chê cũng nên ân cần, nhẹ nhàng để các em học sinh yếu khỏi có mặc cảm về sự yếu kém của bản thân trong học tập bộ môn Ngữ Văn.d. Hoạt động 4 : Trả bài cho học sinh :- Sau khi học sinh đã nắm được yêu cầu bài làm và sơ bộ đánh giá bài làm của mình, giáo viên mới trả bài cho học sinh.- Trước khi trả bài, giáo viên cũng cần chuẩn bị tư tưởng chung cho cả lớp.- Đây là bước mà học sinh nôn nóng nhất bởi tâm lí học sinh bao giờ cũng mong muốn biết điểm số của bài làm.- Sau khi trả bài, giáo viên nên dành thời gian cho học sinh đọc lại bài làm của mình cũng như của các bạn trong nhóm : xem lại những chỗ thầy cô giáo phê hoặc lưu ý bằng mực đỏ. Đây là công việc cần thiết để học sinh chuyển sang một hoạt động khác quan trọng hơn là sửa lỗi trong bài làm của mình, của bạn.e. Hoạt động 5 : Sửa lỗi điển hình :Đây là một trong những hoạt động quan trọng của tiết trả bài bởi mục đích cao nhất của giờ sửa bài là phát hiện và khắc phục tồn tại của bản thân học sinh trong làm văn và rút kinh nghiệm để sửa chữa trong các bài làm sau.Như trên chúng tôi đã trình bày, muốn sửa bài chu đáo thì ở khâu chấm bài, giáo viên phải chuẩn bị thật chu đáo, phải ghi chép thật cụ thể các lỗi tiêu biểu để việc định hướng sửa bài có hiệu quả hơn.Việc sửa lỗi nên tập trung vào các mặt sau đây :
Sai sót về nội dung và phương pháp làm bài :
Lỗi lạc đề : chưa hiểu đề nên sai lạc về nội dung và phương pháp.
Lỗi lệch đề : chưa xác định đúng trọng tâm yêu cầu bài làm.
Lỗi lậu đề : bỏ sót một số yêu cầu cần thực hiện trong đề bài.
Sai sót về hình thức bài làm :
Nhóm lỗi về dung từ, lỗi chính tả.
Nhóm lỗi về viết câu văn, diễn đạt ý.
Nhóm lỗi về đoạn văn, bố cục.
Nhóm lỗi về trình bày bài làm ...
Khi hướng dẫn sửa lỗi nêu trên, giáo viên cần chuẩn bị các dẫn chứng cụ thể lấy từ bài làm của học sinh. Tránh nói chung chung thiếu tính cụ thể sẽ không có tác dụng sửa lỗi cho học sinh.Có thể tổ chức hoạt động nhóm nhỏ để học sinh cùng thảo luận, phát hiện và nêu hướng giải quyết.Sau khi giáo viên hướng dẫn sửa bài chung, cho học sinh trao đổi bài làm trong nhóm để cùng đọc và rút kinh nghiệm. Có thể cho các em chấm bài nhau, cùng chỉ ra các sai sót trong bài làm và ghi vào phiếu học tập hoặc vở bài tập.Giáo viên cũng nên dành thời gian cho học sinh nêu lên những thắc mắc về bài làm của mình, của các bạn trong nhóm, kể cả những thắc mắc về điểm số.Giáo viên có thể chủ động đến với một vài em mà mình biết rằng những em đó có những vấn đề cần thắc mắc hay thất vọng.g. Hoạt động 6 : Đọc bài văn tiêu biểu :Có thể đọc một vài đoạn văn hay, nêu một vài ý hay hoặc đọc cả bài văn tiêu biểu tùy theo tình hình lớp học.Sau khi đọc, có thể cho học sinh nhận xét, đánh giá về bài văn, đoạn văn ấy để các em cùng học tập.Khi thực hiện hoạt động này, không nên tập trung vào một số học sinh giỏi của lớp mà còn chú ý vào cả những em trung bình, khá nhưng có tiến bộ trong làm bài để khuyến khích, động viên học sinh.h. Hoạt động 7 : Củng cố, dặn dò :- Củng cố cho học sinh về phương pháp thực hiện kiểu bài.- Nhấn mạnh những yêu cầu quan trọng trong việc tạo lập văn bản.- Tổng kết các lỗi sai phổ biến, cơ bản để rút kinh nghiệm.V. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHUYÊN ĐỀ :Sau nhiều năm nghiên cứu thực hiện đề tài, qui trình Tổ chức thực hiện tiết trả bài viết môn Ngữ Văn đã được áp dụng vào thực tế dạy học của bản thân cũng như của các đồng nghiệp trong tổ chuyên môn. Tôi thấy đề tài đã phát huy tính hiệu quả về nhiều mặt, cụ thể như sau :
Học sinh có hứng thú hơn trong giờ học.
Hiệu quả sửa bài cao hơn.
Chất lượng bài làm được nâng lên. Cụ thể như sau :
NHÓM LỖI( Khảo sát ở lớp học có đầu vào môn NV chất lượng Tr. bình)TRƯỚC KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀISAU KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀIChính tảNhóm hs tr.b- yếu : 90%Nhóm hs khá- giỏi : 50%Nhóm hs tr.b- yếu : 40%Nhóm hs khá- giỏi : 20%Dùng từ, đặt câuNhóm hs tr.b- yếu : 90%Nhóm hs khá- giỏi : 40%Nhóm hs tr.b- yếu : 40%Nhóm hs khá- giỏi : 20%Viết đoạn vănNhóm hs tr.b- yếu : 100%Nhóm hs khá- giỏi : 60%Nhóm hs tr.b- yếu : 50%Nhóm hs khá- giỏi : 30%Xây dựng bố cục bài làmNhóm hs tr.b- yếu : 70%Nhóm hs khá- giỏi : 40%Nhóm hs tr.b- yếu : 30%Nhóm hs khá- giỏi : 10%Chất lượng chungDưới 50 %Trên 75%( Bảng đánh giá hiệu quả đề tài trên đây dựa vào thực tế dạy học của cùng một giáo viên dạy ở một lớp có chất lượng đầu vào mức trung bình trong 2 năm liên tục - Kết quả trên là sự ước tính để tham khảo)Tất nhiên chất lượng dạy học bộ môn ngữ văn phụ thuộc vào nhiều yếu tố và việc chấm trả bài một cách khoa học và sư phạm cũng góp phần nâng cao chất lượng bộ môn.VI. KẾT LUẬN :Qui trình chấm bài, trả bài là qui trình kĩ thuật, tỉ mỉ, công phu gắn liền với tinh thần trách nhiệm, lương tâm nghề nghiệp, tình yêu thương quí trọng thành quả lao động sang tạo của giáo viên đối với học sinh.Việc thực hiện tiết trả bài trong tổ bộ môn thống nhất theo qui trình trên có thể xem là tiêu chuẩn xếp loại tiết dạy - đối với tiết trả bài.Đề tài đã và đang thực hiện thống nhất tại tổ bộ môn ngữ văn trường THCS Nguyễn Trãi không gặp khó khăn trở ngại gì, được sự đồng thuận của tập thể giáo viên trong đơn vị.Đề tài cũng góp phần tháo gỡ những tranh cãi của đa số giáo viên bộ môn Ngữ văn khi thực hiện dạy học loại bài này.Đề tài “Tổ chức thực hiện tiết trả bài viết môn Ngữ văn” đã góp phần giải quyết một trong nhiều yêu cầu chuyên môn còn để ngõ, chính vì vậy khi dạy học loại bài này, đội ngũ vẫn còn nhiều chỗ chưa thống nhất.Nhân đây, tôi đề nghị tổ nghiệp vụ bộ môn NV nghiên cứu, triển khai để tạo tính thống nhất tòan đội ngũ trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn đồng thời phát huy hiệu qủa của đề tài.GIÁO ÁN MINH HỌANgữ văn 9 - Tiết 115TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5A. Mục tiêu cần đạt :1. Giúp hs nhận rõ những ưu khuyết diỉem trong bài làm của mình, biết cách sửa chữa những lỗi diễn đạt cơ bản.2. Đáng giá được những thành công và hạn chế của cá nhân trong việc viết bài văn nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống.B. Chuẩn bị :1. Giáo viên :- Chấm bài, ghi lại các lỗi sai của học sinh theo nhóm lỗi cụ thể.- Thiết kế phần trình chiếu trên P.Point để tăng hiệu quả sửa bài.2. Học sinh :- Ôn lại phương pháp làm bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống.C. Tiến trình tiết dạy :Hoạt động của thầyNội dung hoạt độngHoạt động của trò1. Hoạt động 1 : Nêu yêu cầu của bài làm.- Xác định kiểu bài ?- Xác định nội dung nghị luận ?Đề bài : Bàn về tinh thần tự học.- Kiểu bài : nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.- Nội dung nghị luận: tinh thần tự học.Đọc lại đề bài.Tìm hiểu các yêu cầu của đề bài.(Thảo luận nhóm)2. Hoạt động 2 : Xây dựng dàn bài .- Gv yêu cầu học sinh đọc lại đề bài và nêu lại những luận điểm chính để giải quyết vấn đề.- Hướng dẫn hs lập dàn ý.(Trình chiếu dàn bài mẫu trên màn hình)Dàn bài khái quát:I.Mở bài : Giới thiệu ý nghĩa của tinh thần tự học.II. Thân bài :- Luận điểm 1 : Giải thích thế nào là tinh thần tự học ?- Luận điểm 2 : Nêu lợi ích của tinh thần tự học ?- Luận điểm 3 : Cách rèn luyện tinh thần tự học ?III. Kết bài : Khẳng định ý nghĩa của tinh thần tự học.-Thảo luận nhóm để xây dựng dàn bài.- Tìm các luận điểm và luận cứ chính.- Ghi lại dàn bài vào vở.3. Hoạt động 3 : Đánh giá bài làm của học sinh.- Nêu cụ thể các ưu điểm và khuyết điểm.- Đánh giá tình hình làm bài của học sinh.- Nhận xét về chất lượng bài viết.Nhận xét chung :a. Ưu điểm :- Tinh thần và thái độ làm bài: nghiêm túc, có cố gắng hơn so với bài trước.- Biết vận dụng phương pháp vào làm bài, các luận điểm được thể hiện rõ…b. Tồn tại :- Nhiều bài làm chưa đạt chất lượng, luận điểm thiếu sức thuyết phục, luận cứ sơ sài …- Còn nhiều lỗi phổ biến như: dùng từ, đặt câu, viết đoạn văn …- Nhiều bài làm giống nhau, có tham khảo tài liệu nhiều.c. Kết quả chung : 75% trên Tr.bìnhtrong đó có 5% đạt loại giỏi (> 8 điểm)4. Hoạt động 4 :Trả bài .- Sau khi trả bài, dành cho học sinh khỏang 5- 10 phút để đọc lại bài làm của mình và của bạn trong nhóm.- Đối chiếu các định hướng đã nêu, chú ý chỗ gạch đỏ.5. Hoạt động 5 : Sửa lỗi điển hình.Phần này thực hiện trên P.Point :- Gv lần lượt trình chiếu các lỗi cơ bản.- Thảo luận nhóm để nêu cách sửa chữa.Trình chiếu kết quả sửa lỗi.Các nhóm lỗi điển hình :- Lỗi chính tả.- Lỗi dung từ và dặt câu.- Lỗi diễn đạt ý.- Trình tự sắp xếp ý trong bài.- Cách chuyển ý, chuyển đoạn.Gv cần phân tích nguyên nhân và cách khắc phục các lỗi trên.Hoạt động nhóm :Thảo luận về cách sửa các lỗi được nêu.6. Hoạt động 6 : Đọc bài văn hoặc đoạn văn hay.- Phân tích cái hay của các đoạn, bài mẫu.- Chọn đoạn văn tiêu biểu có cách diễn đạt hay.- Chọn bài văn để đọc mẫu.- Đọc bài mẫu.- Nhận xét bài mẫu.7. Hoạt động 7 :Củng cố:- Củng cố về nội dung và phương pháp làm bài.Trình chiếu nội dung củng cố trên P.Point.Nội dung củng cố chính :- Khi làm bài nghị luận xã hội phải đánh giá vấn đề trên nhiều phương diện, chỉ ra nguyên nhân, bày tỏ thái độ, nêu lên giải pháp ...- Củng cố lại các kiến thức và năng cơ bản khi làm bài.D. Dặn dò : 1. Về nhà ghi lại các lỗi của bài làm vào sổ tự học.2. Đọc them một số bài văn mẫu ở các sách tham khảo.3. Soạn bài “Mùa xuân nho nhỏ” (Thanh Hải) - Tiết 116.TÀI LIỆU THAM KHẢO :1. Nguyễn Thúy Hồng - Nguyễn Quang Ninh“Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ Văn THCS”Nhà xuất bản Giáo Dục – 20082. Nguyễn Huy Quát – Hoàng Hữu Bội“Một số vắn đề về phương pháp dạy học văn trong nhà trường”Nhà xuất bản Giáo Dục – 20013. Bộ GD ĐT - Vụ giáo dục Trung học“Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kì III”( 2004- 2007) – Môn Ngữ văn - Quyển 1Nhà xuất bản Giáo Dục – 2005nguồn:
File đính kèm:
- CHUYEN DE NGU VAN thuc hien tiet tra bai.doc